Một số biện pháp hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi câu trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5.

19 1.8K 4
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi câu trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi câu trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5. Dài 17 trang rất hay. I. Lí do chọn đề tài Trong Tiếng Việt, từ và câu là một bình diện quan trọng của ngôn ngữ, bên cạnh bình diện về phong cách giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những quy tắc: cấu tạo từ; biến đổi từ; kết hợp thành cụm từ, câu (đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp) cả quy tắc liên kết câu để tạo thành đơn vị lớn hơn là đoạn văn và văn bản. Từ và câu có chức năng chi phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện được chức năng của mình là “công cụ giao tiếp” trong đời sống xã hội......

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Trong Tiếng Việt, từ và câu là một bình diện quan trọng của ngôn ngữ, bên cạnh bình diện về phong cách giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những quy tắc: cấu tạo từ; biến đổi từ; kết hợp thành cụm từ, câu (đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp) cả quy tắc liên kết câu để tạo thành đơn vị lớn hơn là đoạn văn và văn bản. Từ và câu có chức năng chi phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện được chức năng của mình là “công cụ giao tiếp” trong đời sống xã hội. Từ và câu có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản và hướng dẫn học sinh thực hiện các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Nó còn là yếu tố quan trọng để phát triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất tốt đẹp của người học sinh. Vì vậy, vai trò của phân môn Luyện từ và câu đã quy định tầm quan trọng của việc dạy – học Tiếng Việt trong trường Tiểu học đặc biệt là giúp học sinh biết cách sử dụng các từ ngữ chính xác. Nói, viết phải thành câu thì người nghe, người đọc mới hiểu hết nội dung cần thông báo, đảm bảo tính thẩm mĩ trong khi giao tiếp. Ngay từ những ngày đầu đến trường, học sinh đã được làm quen với việc học từ và câu một cách có hệ thống. Dạy tiếng Việt cũng là dạy tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, trước khi đến trường các em đã có sẵn một vốn từ ngữ (lời nói) của học sinh, điều đó cũng giúp cho các em nắm bắt được những kiến thức cơ bản, cần thiết, vừa sức; dần dần trang bị cho các em hệ thống những khái niệm, sự hiểu biết về ngôn ngữ, quy luật của nó. Trên cơ sở đó, các em nắm được: Quy tắc chính tả, dấu câu, nắm chuẩn văn hoá lời nói. Đồng thời rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ trong giao tiếp cho học sinh thông qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Tuy nhiên việc dùng sai từ hoặc đặt câu không đúng là một hiện 1 tượng khá phổ biến đối với học sinh Tiểu học. Dùng từ sai làm cho câu văn tối nghĩa, nhạt nhẽo, sai ý, khiến người đọc, người nghe hiểu lầm, hiểu không hết ý trình bày. Nhìn lại thực trạng vấn đề dạy và học phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 5A tôi đang dạy nói riêng. Bản thân tôi cũng như đồng nghiệp của mình gặp nhiều khó khăn trong vấn đề dạy của giáo viên và học của học sinh, nhất là dạng bài tập Phát hiện và chữa lỗi trong câu cho học sinh lớp 5. Nhiều khi tôi và các đồng nghiệp của mình tranh cãi về vấn đề: Xác định đáp án cho một đề thi hay đưa ra một lời giải đáp cho một bài tập dạng: Xác định chỗ sai và chữa lại cho đúng những câu đã cho sẵn, rồi còn nhiều vấn đề băn khoăn, thắc mắc ở học sinh lớp tôi, khiến bản thân tôi cứ day dứt vì chưa tìm ra biện pháp giải quyết những thắc mắc của các em xoay quanh vấn đề Chữa lỗi dùng từ sai trong câu. Những câu hỏi mà lúc nào tôi cũng băn khoăn: Dạy như thế nào cho các em nắm được kiến thức cơ bản của dạng bài tập này? Làm thế nào để giúp học sinh dễ hiểu bài và có hứng thú học tập? Dạy thế nào để các em có những hiểu biết thiết thực trong nghe, nói, đọc, viết? Luôn là những trăn trở trong tôi. Là giáo viên dạy Tiểu học, đã nhiều năm dạy lớp 5, bản thân tôi đã tự giác học hỏi, tìm tòi để rồi chính mình đúc rút được kinh nghiệm, có được những biện pháp cụ thể giúp học sinh của mình tiếp nhận được kiến thức đầy đủ và chính xác về nội dung dạng bài tập Phát hiện và chữa lỗi trong câu phân môn Luyện từ và câu Tiếng Việt 5. Nhân dịp này tôi xin được trình bày những vấn đề mà bản thân đã làm được với đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi câu trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 2 Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công dạy lớp 5A. Số học sinh của lớp là 27 em, trong đó có 13 em nữ và 14 em nam. Chất lượng học tập của các em tương đối đồng đều ở tất cả các môn học. Phần lớn các em đều là những học sinh chăm ngoan, ham học, biết vâng lời thầy cô. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm tới việc học của con em mình. Đầu năm học, sau những lần trò chuyện, tâm sự, hay những câu chuyện vui giữa tôi và các em, qua thực hành giao tiếp, qua hỏi đáp….tôi nhận thấy ở các em có một nhược điểm gần giống nhau đó là: Khi trò chuyện với thầy cô và các bạn dù các em rất lễ phép, thưa gửi đầy đủ nhưng nói năng chưa gọn, có thể dùng chưa đúng một vài từ ngữ hay nói câu thiếu chủ ngữ. Qua việc giảng dạy, tôi cũng nhận thấy không chỉ khi nói các em mới mắc các lỗi trên mà khi viết các em cũng mắc các lỗi tương tự. Để năm bắt thực trạng một cách khách quan và khoa học tôi tiến hành khảo sát chất lượng sử dụng từ ngữ trong câu của học sinh do lớp tôi phụ trách. * Thời gian khảo sát: Tuần 4 của tháng 9 năm 2012 (trong giờ học tăng buổi). * Đối tượng khảo sát: Bài làm của 27 em học sinh lớp 5A * Nội dung khảo sát: Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra với đề bài khảo sát như sau: Các dạng đề bài khảo sát (lần đầu) như sau: Đề 1: (Thời gian làm bài 35 phút). Đề bài gồm 4 dạng câu hỏi khác nhau. Câu 1: Hãy viết một câu đơn bình thường nói về việc học tập của em. Câu 2: Em của em đang học trường mầm non. Em hãy nói 2 câu văn tập cho em của em khi đi học về biết chào bố, mẹ, ông, bà… 3 Câu 3: Viết một đoạn hội thoại gồm 4 – 5 câu có nội dung: em đang trao đổi với thầy giáo về một bài toán. Câu 4: Viết 2 câu: + Một câu có vị ngữ là động từ. + Một câu có vị ngữ là tính từ. Đề 2 (Thời gian làm bài 35 phút). Câu 1: Theo em từ dùng sai trong các câu sau là từ nào? Vì sao sai? Hãy chữa lại cho đúng: + Dòng sông quê em bốn mùa nước chảy hiền từ. + Con chó nhà em có bộ lông đen đủi rất mượt. + Sau một ngày làm việc tất bật, tối về dưới ánh trăng vàng, bà con làng tôi cùng nhau yên nghỉ tâm sự. Câu 2: Hãy chỉ ra các chỗ sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng: + Sáng mai, khoảng 7 giờ 30 phút. Lớp 5A làm lao động quét sân trường. + Chiều nay lớp em đi lao động. Sáng mai đi học ngoại ngữ. + Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy chỉ có mười người may mắn sống sót được nhờ ba phi công Mĩ có lương tâm tiếp cứu ba phi công ấy là Tôm – xơn Côn – bơn và An - đrê – ốt – ta. Kết quả thu được như sau: Xếp loại Đề 1 Đề 2 SL TL SL TL Điểm 9 – 10 3 11,2 % 4 14,8% Điểm 7 – 8 7 26 % 8 29,6% Điểm 5 – 6 11 40,8% 12 44,4% Điểm dưới 5 6 22 % 3 11,2% 4 Kết quả khảo sát đã phản ánh đúng như nhận định ban đầu. Các em mắc lỗi chủ yếu ở 3 dạng sau: + Dạng 1: Lỗi dùng từ sai do không hiểu nghĩa. + Dạng 2: Lỗi về cấu tạo ngữ pháp trong câu. + Dạng 3: Lỗi về sử dụng dấu câu. Tôi nhận thấy việc dùng từ sai trong câu (dẫn đến câu sai) của học sinh là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân cơ bản như: không nắm được nghĩa của từ, nguyên tắc kết hợp từ, phong cách ngôn ngữ văn bản do vốn từ nghèo, khả năng huy động và lựa chọn từ còn hạn chế, học từ theo kiểu truyền khẩu, bắt chước nên không nắm chắc, hiểu kĩ. Điều này là một vấn đề khiến tôi phải trăn trở nhiều. Để giúp học sinh khắc phục được những lỗi trên không phải là dễ dàng ngày một ngày hai mà là cả một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng biện pháp riêng của mình. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện Tôi tự đề ra cho mình một quyết tâm lớn: Mình phải có trách nhiệm giúp các em khắc phục được các lỗi trên thì việc học phân môn Luyện từ và câu mới đạt kết quả tốt. Bản thân tôi nhận thấy để giúp được các em biết cách phát hiện và chữa một số lỗi sai trong câu, giáo viên phải hiểu và nắm vấn đề để giúp các em hiểu, nắm các nguyên tắc sử dụng từ ngữ, luyện viết câu, tạo lập văn bản. Một là: Áp dụng nguyên tắc giao tiếp. 5 Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: 1. Trao đổi thông tin tiếp xúc tâm lý 2. Hiểu biết lẫn nhau 3. Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng thái độ hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp của cá nhân. Nó được hình thành từ thói quen, từ vốn sống kinh nghiệm cá nhân và được rèn luyện trong thực tế. Nguyên tắc giao tiếp còn gọi là nguyên tắc phát triển lời nói hay nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành. Dạy cho các em biết sử dụng tiếng mẹ đẻ coi như nó là một công cụ giao tiếp. Dùng ngôn ngữ để trao đổi tư duy tình cảm, vận hành giao tiếp để sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện nghe, nói, đọc, viết kể cả học sinh tiếp nhận kiến thức trong giờ học. Đảm bảo sự thống nhất giữa lí thuyết và thực hành với mục đích hình thành khả năng và năng lực giao tiếp. Vì thế, đối với việc giúp học sinh nắm nguyên tắc này: Từng giờ, từng phút trong tiết Luyện từ và câu bản thân tôi luôn luôn phải tự đặt ra cho mình các câu hỏi: Mình phải làm gì để giúp học sinh nghe, nói, đọc viết được? Sử dụng nó như thế nào trong giao tiếp? Tôi chọn đơn vị câu là trục chính vì: Câu là đơn vị giao tiếp tự nhiên nhỏ nhất (đơn vị nhỏ nhất có thể hành động trong đơn vị lớn hơn). Tôi còn giúp các em nắm nguyên tắc ngữ pháp bên cạnh hệ thống khái niệm. Sử dụng quy tắc chính tả, quy tắc sử dụng dấu câu, viết hoa, ngữ điệu khi nói, đọc hết câu phải nghỉ hơi, đọc đúng ngữ điệu câu chia theo mục đích nói. 6 Hai là: Áp dụng nguyên tắc trực quan. Để nâng cao hiệu quả giờ dạy, người dạy nên sử dụng trực quan trong dạy từ và câu. Trực quan không phải chỉ là những đồ vật thật, biểu bảng… mà là tất cả các yếu tố trực quan có khả năng tác động lên giác quan. Ngay cả lời nói của giáo viên, cách dùng từ cũng cần lựa chọn chính xác và xúc tích vì đó cũng là một mẫu đối với học sinh. Ba là: Áp dụng nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức trong khi dạy Luyện từ và câu. Chương trình bao giờ cũng có cấu trúc đồng tâm, một khái niệm phải đưa ra nhiều lần. Lần đầu tiên đưa ra khái niệm hướng đến làm quen khái niệm chứ không hướng mở ra toàn bộ nội dung khái niệm. Đầu tiên chỉ để cho học sinh nhận ra những dấu hiệu dễ tác động vào trực quan của các em, lần sau sẽ hướng vào dấu hiệu mới, dần dần mở ra toàn bộ nội dung khái niệm. Khi tạo lập văn bản, không phải học sinh nào cũng phát hiện ra lỗi và chữa lỗi về dùng từ trong các bài văn của mình cũng như của người khác. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách nhận diện lỗi dùng từ, tìm nguyên nhân mắc lỗi và biết cách chữa lỗi. Từ đó học sinh mới biết cách tránh lỗi về từ trong khi tạo lập văn bản. II. Những biện pháp cụ thể. Để vận dụng tốt các nguyên tắc trên, tôi thường xuyên quan tâm hướng dẫn các em tự phát hiện các lỗi trong câu của mình cũng như của bạn và đưa ra cách chữa lại các lỗi đó. Tôi cũng cho các em thực hành nhiều các bài tập xoay quanh 3 dạng bài trên với quy trình chủ yếu như sau: 1. Giáo viên sưu tầm đưa ra các lỗi (các lỗi có thể là trong một câu do giáo viên đưa ra hoặc các lỗi trong các câu của học sinh viết, nói) 7 2. Hướng dẫn học sinh phát hiện ra lỗi. 3. Hướng dẫn học sinh cách chữa lỗi. 1. Hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi khi dạy phân môn Luyện từ và câu. Trong các tiết dạy Luyện từ và câu là phân môn mà có nhiều điều kiện để thực hiện quyết tâm của mình, tôi luôn quan tâm hướng dẫn các em phát hiện ra lỗi và chữa lỗi.  Ví dụ 1: Khi hướng dẫn bài tập 3 (Viết một đoạn văn tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở) trong bài: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên – Tiếng Việt 5 Tuần 9. Có học sinh đã viết: “Quê em là một vùng đồng bằng. Nơi đây có cánh đồng rộng thênh thang….” Tôi đã yêu cầu các em tìm ra lỗi trong câu trên. Học sinh phát hiện được đó là lỗi dùng từ “thênh thang” sai. Sở dĩ có lỗi này là do học sinh không hiểu hết nghĩa của từ “thênh thang”. Tôi yêu cầu một số học sinh nêu cách hiểu của mình về từ này. “Thênh thang” có nghĩa là rộng rãi, thoáng đãng, gây cảm giác không có gì làm cho các hoạt động bị vướng và nó cũng chỉ các nơi cao ráo. Qua đó giáo viên chốt cho học sinh, người ta có thể nói: Con đường rộng thênh thang. Ngôi nhà rộng thênh thang. Chứ không nói: Cánh đồng rộng thênh thang.  Ví dụ 2: Khi tả về người mẹ đang cấy lúa giữa trưa tháng sáu nóng bức (ở BT2 - Ôn tập về từ loại – Tuần 14) có em đã viết: “… Khi nước ở các thửa ruộng nóng như có ai nấu lên….” Thường thì học sinh không để ý từ “khi” nên cho là câu đã hoàn chỉnh. Tôi đã hướng dẫn: Có từ “khi” đứng dầu hoặc từ “ấy” đứng sau thì đó mới chỉ là bộ phận trạng ngữ chứ chưa phải là câu. Hướng dẫn cách chữa lại là: + Cách 1: Bỏ từ “khi” 8 + Cách 2: Thêm cụm chủ – vị vào sau trạng ngữ trên. Ngoài ra khi tạo lập một văn bản thì việc dùng dấu câu chính xác để người đọc không hiểu lệch lạc, thiếu hay sai nội dung văn bản cần truyền tải cũng là một vấn đề cần phải chú ý cho các em. Trong một câu nếu ngắt câu theo cách này thì hiểu thế này còn nếu ngắt câu theo một cách khác lại có thể hiểu khác.  Ví dụ 3: Em có thể hiểu câu sau đây theo những cách nào? Công việc nhà chồng chị lo liệu tất cả. Học sinh đã nêu được các cách hiểu như sau: + Cách1: Công việc nhà chồng, chị lo liệu tất cả. + Cách 2: Công việc nhà, chồng chị lo liệu tất cả. + Cách 3: Công việc, nhà chồng chị lo liệu tất cả. Giáo viên chốt các cách hiểu của các em là đúng và giải thích thêm: + Cách1: Công việc nhà chồng, chị lo liệu tất cả. Người đọc sẽ nghĩ đến một người phụ nữ đảm đang gánh vác mọi công việc nhà chồng. + Cách 2: Công việc nhà, chồng chị lo liệu tất cả. Người đọc sẽ nghĩ đến một người nam giới biết chăm lo cho gia đình mình. + Cách 3: Công việc, nhà chồng chị lo liệu tất cả. Người đọc nghĩ đến một công việc lớn nào đó mà cả gia đình nhà người con trai lo liệu. 2. Hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi khi dạy các phân môn khác. Khi dạy các phân môn khác tôi cũng luôn chú ý để sửa lỗi cho các em, nhất là ở phân môn Tập làm văn và phân môn Tập đọc. Khi dạy Tập làm văn (Trả bài viết), tôi thường đưa ra các câu chứa lỗi, yêu cầu học sinh tìm lỗi trong câu đó và tìm ra đáp án thay thế. 9  Ví dụ: Khi làm bài văn về tả một con vật mà em yêu thích. Do thiếu hiểu biết về kiến thức thực tế có học sinh đã viết: “Con lợn nhà em mới to hơn trái dưa hấu mà đã nặng đến tám mươi ki-lô-gam.” Trên thực tế không ai so sánh con lợn to hơn trái dưa hấu mà lại nặng tới tám mươi ki-lô-gam. Đây là những câu chứa đựng nội dung không phù hợp với hiện thực khách quan, phản ánh sai hiện thực do dùng từ sai. Tôi đưa ra và hướng cho các em 2 cách sửa: + Cách 1: Nếu thực sự con lợn nhà em chỉ to hơn quả dưa hấu thì không thể nặng tới tám mươi ki-lô-gam được. Em phải sửa trọng lượng của con lợn khoảng 20 – 25 ki-lô-gam. + Cách 2: Nếu thực sự con lợn nhà em nặng tám mươi ki-lô-gam (theo sự phán đoán của người lớn) thì em không thể so sánh với quả dưa hấu. Em có thể sửa lại câu: “Em nghe bố nói: Con lợn nhà em nặng tới tám mươi ki-lô-gam”. Khi dạy Tập đọc, nhiều học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài nói thiếu chủ ngữ.  Ví dụ: Trong bài: Người gác rừng tí hon, thầy giáo hỏi: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì? Học sinh trả lời: Thưa thầy, phát hiện được những dấu chân người lớn hằn trên đất. Câu trả lời của học sinh thiếu hẳn bộ phận chủ ngữ. Tôi yêu cầu học sinh đó trả lời lại và nói đầy đủ câu: “Thưa thầy, theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện được những dấu chân người lớn hằn trên đất.” Khi dạy Chính tả, một số học sinh dùng dấu câu không đúng.  Ví dụ: Trong bài Chính tả Tuần 23 (Nhớ - Viết) bài: Cao Bằng có HS đã viết: Cao Bằng, rõ thật cao. Tôi hướng dẫn các em: Đây là câu thể hiện cảm xúc nên cuối câu phải dùng dấu chấm cảm. Vì vậy chúng ta cần sửa lại: Cao Bằng, rõ thật cao ! 10 [...]... vậy, trong thời gian qua, bằng lòng nhiệt tình say mê với công việc của mình, bản thân tôi đã tìm tòi học hỏi đồng nghiệp Phần nào tôi cũng đã yên tâm hơn về vấn đề dạy học phân môn Luyện từ và câu dạng bài Phát hiện và sửa lỗi sai trong câu Thời gian trôi đi, học sinh lớp tôi phụ trách đã có tiến bộ nhiều Trong đó có sự tiến bộ về kiến thức phân môn Luyện từ và câu ở dạng bài tập Phát hiện và chữa lỗi. .. của mình Coi đó cũng là 18 một biện pháp góp phần giúp cho việc dạy – học phân môn Luyện từ và câu ở dạng bài tập Phát hiện và chữa lỗi trong câu đạt hiệu quả cao Những ý kiến đề nghị và đề xuất 1 Đề xuất với Ban giám hiệu Nhà trường chỉ đạo các đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4; 5 dạy tăng thêm dạng bài Phát hiện và chữa lỗi trong câu cho học sinh vào các tiết học tăng buổi 2 Đề xuất với... Nam lớp 5B Không những thế, việc giao tiếp giữa học sinh với học sinh, nhất là khi thảo luận nhóm cũng được tôi quan tâm chữa lỗi Qua cách hướng dẫn trên, phần nào học sinh đã giải quyết được những thắc mắc, giáo viên cũng bớt phần trăn trở khi dạy các dạng bài Phát hiện và chữa lỗi sai trong câu Mục đích của việc Phát hiện và chữa lỗi sai trong câu là giúp học sinh sử dụng kiến thức của mình để phát. .. các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh Đảm bảo “lấy học sinh làm trung tâm”, người thầy chỉ gợi mở hướng dẫn các hoạt động giúp học sinh tự tìm ra tri thức mới Thứ tư: Trong khi dạy nội dung Phát hiện và chữa lỗi trong câu, giáo viên cần đặt các hình thức, nội dung khác nhau mà học sinh dễ bị nhầm lẫn bên cạnh nhau để dự phòng các lỗi ngữ pháp trong câu nhằm giúp học sinh biết nhận... được: Qua nhiều năm được giảng dạy lớp 5 đặc biệt là năm học 2011- 2012 tôi đã vận dụng một số biện pháp nêu trên vào giảng dạy và thấy chất lượng môn Luyện từ và câu được nâng lên đáng kể Hiện tại lớp tôi vào thời điểm này còn rất ít học sinh viết câu rườm và dùng sai từ, chưa nói rành mạch đã giảm nhiều so với đầu năm Nhiều học sinh đã viết được các đoạn văn hay, dùng từ chính xác 15  Ví dụ: Khi viết... sai trong câu của các em học sinh lớp 5A của tôi Tôi thật vui mừng khi kết quả các bài tập tôi đưa ra gần hết các em trong lớp đều đạt điểm khá và giỏi, một vài em kiến thức kém hơn cũng làm được trên một nửa số bài có kết quả đúng Nhìn vào kết quả đạt được, tôi tin rằng chất lượng học phân môn Luyện từ và câu ở lớp tôi sẽ càng ngày càng có kết quả cao Ngoài ra còn góp phần làm cho các em yêu thích môn. ..3 Hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi khi giao tiếp Để thực hiện quyết tâm của mình là khắc phục được những lỗi trên cho học sinh, khi giao tiếp, trò chuyện với học sinh tôi cũng thường xuyên sửa lỗi cho các em Nhiều khi các em cũng đưa ra những câu như: + Hôm qua em kết bạn Hay: + Hôm qua Lan đi chơi (Thêm ví dụ tương tự) Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp thì hai câu trên mỗi câu đã có đủ... có sẵn Câu 3: Câu này thừa từ “đó” + Chữa lại: Bỏ từ “đó” Câu 4: Câu này sắp xếp sai vị trí các thành phần và cũng thiếu thành phần + Chữa lại: Nhìn mái tóc bạc trắng như cước của bà, em tưởng tượng như đó là một bà tiên trong các câu chuyện cổ tích Câu 5: Câu này có một bộ phận cùng giữ hai chức năng “Em rất kính yêu mẹ” vừa là bổ ngữ, vừa là chủ ngữ trong câu Chữa lại: Có thể tách thành 2 câu: +... thích giao tiếp hơn và cũng góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác trong chương trình lớp 5 nói riêng và trong chương trình Tiểu học nói chung C KẾT LUẬN Qua việc khảo sát thực trạng dạy – học môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5A, tìm hiểu chương trình sách giáo khoa mới trên các bình diện khác nhau của quá trình dạy – học Tiếng Việt, nghiên cứu các tài liệu dạy – học, bản thân tôi... ra những kiểu câu này còn thiếu các thành phần bổ trợ cho danh từ và động từ nên nghĩa không được thể hiện đầy đủ, gây sự hụt hẫng cho người nghe Nguyên nhân: Do các em không hiểu hết có những câu trong đó động từ phải có bổ ngữ đi kèm thì nghĩa mới xác định được Hướng dẫn chữa lại: thêm từ bổ sung nghĩa cho danh từ và động từ trong câu + Hôm qua em kết bạn với Lan Anh lớp 5C trường Tiểu học Bắc Lương . Nói, viết phải thành câu thì người nghe, người đọc mới hiểu hết nội dung cần thông báo, đảm bảo tính thẩm mĩ trong khi giao tiếp. Ngay từ những ngày đầu đến trường, học sinh đã được làm quen với. toàn bộ nội dung khái niệm. Đầu tiên chỉ để cho học sinh nhận ra những dấu hiệu dễ tác động vào trực quan của các em, lần sau sẽ hướng vào dấu hiệu mới, dần dần mở ra toàn bộ nội dung khái niệm. Khi. học sinh tự tìm ra tri thức mới. Thứ tư: Trong khi dạy nội dung Phát hiện và chữa lỗi trong câu, giáo viên cần đặt các hình thức, nội dung khác nhau mà học sinh dễ bị nhầm lẫn bên cạnh nhau để

Ngày đăng: 03/12/2014, 20:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan