KINH NGHIỆM CHỈ đạo HOẠT ĐỘNG GIÁO dục môi TRƯỜNG XANH SẠCH đẹp góp PHẦN “xây DỰNG TRƯỜNG học THÂN THIỆN, học SINH TÍCH cực”

25 910 5
KINH NGHIỆM CHỈ đạo HOẠT ĐỘNG GIÁO dục môi TRƯỜNG  XANH   SẠCH   đẹp góp PHẦN “xây DỰNG TRƯỜNG học THÂN THIỆN, học SINH TÍCH cực”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG XANH - SẠCH - ĐẸP GÓP PHẦN “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” A - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 - Nhận thức : - Bảo vệ môi trường sống là thông điệp mà nhân loại toàn cầu phải hành động, vì cuộc sống hôm nay và vì cuộc sống mai sau. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia đã ký nghị định thư Ki-ô- tô về bảo vệ môi trường. Muốn bảo vệ môi trường sống tốt thì phải coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường cho mọi người và nhất là giáo viên và học sinh. - Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch đẹp là một trong những mục tiêu cơ bản ở tất cả các nhà trường nhằm góp phần thực hiện chỉ thị số 40 ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo về phát động phong trào thi đua ''Xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực'' và được coi là một tiêu chí thi đua đánh giá việc giáo dục môi trường của mỗi nhà trường mang lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người. - Trong các tiêu chí xây dựng trường THCS-THPT đạt chuẩn quốc gia, thì vấn đề bảo vệ môi trường và xây dựng khuôn viên xanh sạch đẹp là một trong những vấn đề quan trọng để giáo dục và bảo vệ sức khoẻ cho giáo viên, học sinh. Nếu môi trường nhà trường không xanh, sạch đẹp, mất vệ sinh thì chắc chắn nó sẽ phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến dạy và học của thày và trò. - Giáo dục môi trường giúp cho học sinh hình thành một nền tảng đạo lý trong nhận thức, thái độ và hành động vì môi trường. Đạo lý ấy chính là niềm tin vào môi trường vào từng cá thể sinh vật tồn tại ngay bên cạnh chúng ta. Sinh vật sống song hành cùng với đời sống con người và làm nên sự sống của chính con người. Nếu không bảo vệ môi trường thì môi trường sẽ huỷ diệt cuộc sống của 4 chính con người. Đó cũng là tinh thần triệt để nhất trong quan điểm giáo dục vì môi trường. Từ những nhận thức lý luận và thực tiễn trên về giáo dục môi trường nên tôi đã tổ chức chỉ đạo giáo dục môi trường cộng đồng và môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục môi trường nhà trường được tiến hành lồng ghép vào việc giảng dạy các môn Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Hoá học sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoại khoá. 2 - Thực trạng : a - Thực trạng chung : Vấn đề môi trường, sự ô nhiễm môi trường và ý thức bảo vệ môi trường là vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia, rộng hơn là của toàn cầu. Nóng bỏng vì con người với kỹ thuật hiện đại và với tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt đã đua nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên khoáng sản để phát triển kinh tế, gây lên thảm hoạ, làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, rừng cây bị tàn phá, lá phổi trái đất bị thu hẹp, tầng ozone bị thủng , chất thải công nghiệp độc hại ngày càng nhiều làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. b - Thực trạng nhà trường: Nhiều trường học phổ thông số học sinh đông, diện tích khuôn viên hẹp, công tác vệ sinh môi trường không đảm bảo, cây xanh ít, nước thải, chất thải không hợp vệ sinh nên ảnh hưởng tới sức khoẻ của thày và trò, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học. Nhận thức của giáo viên và học sinh về bảo vệ môi trường còn hạn chế, thiếu tự giác, chưa thường xuyên B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ( NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH) I - NỘI DUNG 1. Khái niệm: Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được một sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị ,tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. 2. Mục đích: 5 Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn bảo tồn sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại lẫn tương lai. Giáo dục môi trường trong nhà trường cho học sinh được thể hiện theo ba khía cạnh: Kiến thức a - Giáo dục môi trường nhằm cung cấp : Kĩ năng + Hình thành ở học sinh những kiến thức, hiểu biết và kỹ năng cơ bản, sẽ hữu ích khi các em cần tiếp xúc với các vấn đề môi trường. + Chú trọng đến thông tin, sự kiện, những hoạt động thực tế nhằm thu hoạch tri thức và rèn kỹ năng. + Cung cấp lý thuyết về các quá trình tự nhiên, xã hội có liên quan đến môi trường. Có kỹ năng phán xét b - Giáo dục môi trường giúp học sinh: Có hành vi, thái độ đúng Nhận thức giá trị + Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe, nói, đọc, viết có phán xét. Nhân tố này hỗ trợ cho quá trình hình thành hành vi tốt, thái độ đúng đối với môi trường. + Hình thành thái độ quan tâm đến môi trường, khuyến khích việc sử dụng hợp lý các giá trị môi trường hôm nay và mai sau. + Hình thành khả năng đánh giá, ra quyết định trước những vấn đề môi trường, khả năng lựa chọn giải pháp có tính bền vững. Tiềm năng phát triển c - Giáo dục trong môi trường nhằm giúp học sinh: Tham gia hoạt động Đúc kết kinh nghiệm + Đề cao các cơ hội giúp học sinh gặt hái những kinh nghiệm hoặc được giáo dục trực tiếp trong môi trường (gần gũi như ở trường học, địa phương hoặc ở những địa bàn khác xa hơn. + Đề cao quyền công dân của học sinh đối với cách quan tâm chung về môi trường. Quá trình tham gia trực tiếp các hoạt động môi trường sẽ thúc đẩy, 6 củng cố, phát triển các tri thức kỹ năng đã có, thay đổi hành vi, thái độ và đánh giá. + Đối với việc học : kích thích hứng thú và óc sáng tạo. + Đối với việc dạy : môi trường là một nguồn tư liệu và công cụ sư phạm vô tận, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các em. 3. Hình thức triển khai kế hoạch giáo dục môi trường ( Có 3 kiểu ) * Kiểu 1 : Tuyên truyền vận động học sinh nâng cao nhận thức giữ gìn và bảo vệ môi trường cộng đồng nói chung và môi trường nhà trường nói riêng. * Kiểu 2 : Thông qua giáo dục các bộ môn Địa lý, Sinh học, Hoá học, Công dân, Mĩ thuật khai thác chặt chẽ các nội dung môi trường được người viết sách tích hợp trong từng đơn vị kiến thức từng bài, từng bộ môn liên quan. * Kiểu 3 : Hoạt động độc lập : Như báo cáo chuyên đề, khoa học theo các module và dùng máy chiếu đa năng chiếu hình minh hoạ hoặc sử dụng băng đĩa hình Ví dụ: - Module cây xanh trong nhà trường - Module chất thải, nước thải trong nhà trường - Module xanh, sạch, đẹp trường học II - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1 - Tuyên truyền vận động học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường cộng đồng nói chung và môi trường trong nhà trường nói riêng - Giữ gìn và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia. - Năm 1972 tại XtôcKhôm Hội nghị quốc tế về môi trường được tổ chức từ ngày 05/6 đến 16/6 bàn về vấn đề môi trường và sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Hội nghị đã thống nhất quan điểm: Nhiệm vụ bảo vệ tự nhiên và môi trường là một trong 2 nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh). Vì vậy ngày 05/6 hàng năm đã trở thành ngày môi trường thế giới. Đặc biệt Hội nghị còn kiến nghị cần phải quan tâm đến vấn đề giáo dục môi trường trong nhà trường. Con người đã tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường. Tác động tích cực là khai thác sử dụng tài nguyên môi trường nhằm đẩy nhanh tốc độ phát 7 kinh tế nhất là công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tác động tiêu cực là con người đã đẩy môi trường đến bờ vực của 2 hiểm hoạ: + Cạn kiệt tài nguyên + Ô nhiễm dẫn đến một số động vật bị tiệt chủng mà “Sách đỏ” đã cảnh báo gây hiểm họa về môi trường, con người bị bệnh tật do thiên tai và chất thải ô nhiễm gây nên. Trong nhà trường, trên một khu đất không rộng nhưng số lượng giáo viên và học sinh làm việc, học tập và hoạt động tương đối đông từ 250 người đến 300 người, ở các trường bình quân từ 15m 2 /1 học sinh đến 20m 2 /1 học sinh. Ở thành phố chỉ từ 6 đến 10m 2 /1 học sinh. Do đó nếu môi trường nhà trường không được giữ gìn bảo vệ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và hoạt động dạy, học, vui chơi của giáo viên, học sinh. Bởi những lẽ đó mà mỗi chúng ta phải thường xuyên có ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường trong sạch có nhiều cây xanh bóng mát, chất thải được thu gom, xử lý, cống rãnh được khai thông 2 - Giáo dục môi trường thông qua lồng ghép giảng dạy các bộ môn Địa lý, Sinh học, Công dân, Toán, Hoá, Tiếng Anh, Mĩ thuật Bảng liệt kê các địa chỉ cho việc Giáo dục môi trường trong chương trình giảng dạy ở THCS : TT Vấn đề môi trường Các nội dung cụ thể về GDMT Môn học có cơ hội Dạng I Dạng II 1 Dân số, tài nguyên, môi trường Dân số tăng nhanh làm tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị suy thoái và ô nhiễm, cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Địa (6, 7, 9) Văn (9) Sử (8, 9), Mĩ thuật (8) Hậu quả xã hội của việc tăng dân số. Địa (9) Địa (6, 7), GDCD(8) Sinh (9) Vai trò tự nhiên đối với con người. Địa (7, 8), Sử (9), Kĩ thuật (7, 8) Địa(9),Hoá (9) Mĩ thuật (6), Sử (6,8,9) 2 Những vấn Nạn phá rừng, săn bắt động Địa (7 , 8) Văn (6), 8 đề chung về môi trường toàn cầu vật quý hiếm Sử (6, 7, 8) Đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái Sinh (7,8), Địa (6, 8), Công nghệ (7) C.nghệ (8) Khái niệm “Hiệu ứng nhà kính” Địa (6), Vật lý (8) Hoá (9), Văn (6) Khái niệm tầng Ozone Địa(6),Hoá (8) 3 Các nguồn năng lượng Năng lượng tái tạo và không tái tạo Văn (6), Địa (6, 7, 8), Sinh (6, 7), Lý (8, 9), Đại số (7, 8) Sử dụng và tiêu thụ năng lượng Địa (9), C.nghệ (9) Vật lý (8, 9), Đại số (7, 8). 4 Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm Các loại thiên tai và hậu quả Đại số (6, 7, 8) Văn (6, 8, 9) Các chất độc hại trong cuộc sống và sản xuất Hoá (9), C.nghệ (7) Văn (6), C.nghệ (9) Một số loại tài nguyên phục hồi và không phục hồi. Tài nguyên lịch sử – văn hoá Địa (6, 7, 8), C.nghệ (7) Sinh(7,8), Sử (7),Mĩ thuật (6, 7, 8), Âm nhạc ( 6, 7, 8) Ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người Địa(6),Sinh (9) Tiếng Anh (9) Văn (9), Hoá (8,9). 5 Không khí và ô nhiễm không khí Không khí đối với sinh vật Địa(6),Hoá (8) Sinh (6) Ô nhiễm không khí: Các nguồn gây ô nhiễm và tác hại đối với con người, sinh vật, vật liệu. Địa (6), Hóa (8) Sinh (8), Hoá (9), Vật lý (7), C.nghệ (8), Tiếng Anh (8) 6 Các nguồn nước Các loại và nguồn nước, vòng tuần hoàn và tầm quan trọng của nước Địa (6),Hoá 8 Văn (6),Sinh 6 Việc cấp nước sạch, sử dụng nguồn nước. Các sự cố đối Văn (8, 9), GDCD (8), Sử (9) 9 với nguồn nước. Bảo vệ nguồn nước. Hoá (8) 7 Ô nhiễm nước Nguồn nước và các dạng ô nhiễm nước ngọt ở sông, suối, hồ, đầm. Địa (6) Địa (7, 8), C.nghệ (8), Tiếng Anh (9), Đại số (8), Hình học (7,9) 8 Đất đai và khoáng sản Các dạng thoái hoá đất; Xói mòn, rửa trôi, xâm thực, bạc màu, giảm độ phì Địa (6) Địa (7, 8), C.nghệ (7), Đại số (7, 8) Quan hệ giữa thoái hoá đất với tăng dân số và nghèo đói Địa (9) Văn (6, 7), Đại số (7, 8), Mĩ thuật (8), Sinh (6, 7) Các loại khoáng sản: đặc điểm, quy luật phân bố, những tác động đến môi trường trong khi khai thác Địa (6, 7, 8) Địa (9), Hoá (9) 9 Chất thải độc hại và chất thải rắn Tái sử dụng, tái chế phế thải, tái chế các sản phẩm nhôm, giấy, plastic. Hoá (9) Sinh (7), Sử (9), Đại số (7, 8). Một số chất thải độc hại Hoá (9) Văn(7),Sử (9), KT (7) Nguồn chất thải Hoá (9), Địa (9), C.nghệ (9) Văn (7), Sử (9),Văn (6, 9), C.nghệ (7) 10 Nguồn thực phẩm Các nguồn thực phẩm. Sinh (6,7,8, 9), Kỹ thuật (6, 8) Đại số (8) Bảo vệ sự đa dạng của các nguồn thực phẩm: Phân hoá học, thuốc trừ sâu và quản lý vật nuôi C.nghệ (7, 8), Hoá (9) Sinh (6), Văn (7) 11 Duy trì bền Các hệ sinh thái, các vùng tự Địa(7,8), Văn (6, 9) 10 vững hệ sinh thái nhiên – Rừng Quốc Gia C.nghệ(7), Sinh (6,7, 8, 9) 12 Duy trì bền vững các loài động vật hoang dã Các loài thú hoang dã: nguồn gốc và sự phân bố Sinh (8) Văn (6, 8), C.nghệ (7), Địa (6, 7) 13 Môi trường và xã hội Quan điểm, đạo lý môi trường toàn cầu Sinh (8) Văn (6,7,8, 9), Sử (9), C.nghệ (7), Âm nhạc(7, 8) Kinh tế và môi trường Địa (8), C.nghệ (7) Địa (6, 7, 9), Văn (7) Chính trị và môi trường Văn (8) Nếu một giáo viên Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân chỉ dạy những kiến thức đơn thuần mà chưa chú ý đến việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh thông qua từng tiết dạy thì họ bỏ qua một cơ hội giáo dục môi trường bền vững cho học sinh một cách lãng phí. Nhưng ngoài việc truyền tải các kiến thức, giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua từng bài học cho học sinh hoặc từng mảng kiến thức thì sẽ thu được một hiệu quả to lớn trong việc giáo dục môi trường cho học sinh. Người giáo viên phải nắm được trong chương trình mình dạy có những bài nào, chương nào có thể lồng ghép được kiến thức giáo dục môi trường qua bảng thống kê trên. Để lồng ghép được giáo dục môi trường qua các bài học trong từng nội dung thì người giáo viên sử dụng các phương pháp sau: a - Thuyết trình. b - Đàm thoại gợi mở. c - Phương pháp nghiên cứu. d - Phương pháp giải quyết vấn đề. đ - Phương pháp thảo luận hợp tác nhóm nhỏ. e - Phương pháp tranh luận thông qua các bài, các kiến thức tham khảo khác như: 11 - Hậu quả của ô nhiễm phóng xạ đến sức khoẻ và sự sống của con người và môi trường đất, nước, không khí. - Ô nhiễm xung quanh các khu công nghiệp, chợ. - Bảo vệ tài nguyên môi trường trong hoạt động du lịch. - Ô nhiễm hệ sinh thái ao, hồ, sông, biển. - Vì sao phải trồng cây gây rừng bảo vệ rừng Việt Nam? - Vì sao nhà trường phải trồng nhiều cây xanh? Công trình vệ sinh phải hợp vệ sinh? Thông qua đó học sinh biết được các kiến thức đơn giản về nguyên nhân tác hại, cách khắc phục những yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ : Thông qua tài liệu “Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozone”? Học sinh nắm được: + Thời điểm: Tháng 10/1985 các nhà khoa học Anh đã phát hiện thấy tầng ôzone trên bầu trời Nam cực xuất hiện một lỗ thủng lớn bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987 các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng ôzone ở Bắc cực có hiện tượng nóng dần đe dọa nguy cơ thủng tầng ozone ở đây. + Nguyên nhân: Các nhà khoa học cho rằng con người đã sử dụng các hoá chất dạng Feron lỏng gọi là ga (tủ lạnh, bếp ga, bình cứu hoả ) + Tác hại : gây hại cho sức khoẻ con người, sinh bệnh ung thư ,nhiệt độ trái đất tăng lên làm tan băng ở bắc cực dẫn đến nước biển dâng cao làm ngập lụt nhiều vùng thấp ở ven biển trên Thế giới, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. + Khắc phục : Hiện nay các nhà khoa học mới nghĩ tới khả năng ngừng sản xuất các thiết bị sử dụng hoá chất Feron, vá lỗ thủng tầng ozone. Dùng gương phản lại những tia cực tím chiếu xuống trái đất. * Sách Ngữ văn 8 tập 1 (Tr. 105) có văn bản : Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được ngày 22/4 hàng năm là ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ khởi xướng năm 1970. Đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này. Ngày Trái Đất hàng năm được tổ chức liên quan đến những chủ đề nóng bỏng nhất của từng nước và khu vực. 12 Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. Vì nó gây nguy hại cho môi trường do đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc (là chất dẻo). Nó tồn tại trong đất hàng trăm năm làm cản trở sinh trưởng của thực vật. Bao bì ni lông đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại nặng như chì, ca-di-mi gây hại cho não và gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất khi bao bì ni lông bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin (chất rắn không màu rất độc) có thể gây ngộ độc, ngạt thở, khó ngủ, nôn ra máu, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư và dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Qua đó giáo dục các em thói quen không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng bao bì ni lông Nói không với bao bì ni lông! * Môn Địa lý : Giáo dục học sinh nhận thức về điều kiện tự nhiên, đất đai, sông biển, rừng, tài nguyên, khí hậu, khí quyển Từ đó có ý thức bảo vệ rừng, nguồn nước, đất đai, bảo vệ tầng ozone. Nếu phá rừng thì mưa lũ làm xói lở đất, gây lũ lụt. Nếu tầng 0zone bị thủng do hiệu ứng nhà kính thì tia cực tím chiếu xuống trái đất làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người gây ung thư da * Môn sinh học : Giáo dục học sinh nhận thức về vai trò các loại động thực vật, lợi ích và tác hại của chúng đối với môi trường và con người. Từ đó giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan tự nhiên vốn có, bảo vệ môi trường thực vật xanh. * Trong nhà trường, BGH chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể khuôn viên nhà trường theo từng khu khoa học hợp lý thẩm mỹ, sư phạm. Khu phòng học, phòng chức năng, khu hiệu bộ, khu nhà để xe, khu vệ sinh giáo viên, học sinh, khu công trình nước sạch, sân chơi (sân gạch), bãi tập (thảm cỏ), cổng trường, tường bao, vườn đan xen là những cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát, cây trồng ăn quả cây to quét vôi gốc cây. Hàng tuần nhà trường bố trí luân phiên học sinh lao động vệ sinh trực ban buổi sáng 1tổ/1 lớp, buổi chiều 1tổ/1 lớp quét dọn thu gom rác thải, khai thông cống rãnh. Cho nên khuôn viên nhà trường lúc nào cũng sạch đẹp. 3 - Hoạt động độc lập như : Báo cáo chuyên đề theo các module (từ 1 đến 2 tháng báo cáo 1 module) và hoạt động ngoại khoá (một năm học tổ chức hoạt động ngoại khoá từ 1 đến 2 lần). 3.1 Module cây xanh trong trường 13 [...]... gia và bảo vệ môi trường Mỗi gia đình mỗi khuôn viên đất ở của giáo viên là một môi trường xanh, sẹch, đẹp 6 Xây dựng cảnh quan nhà trường xanh – sạch - đẹp, quy hoạch khoa học hợp lý Trên đây là một số kinh nghiệm chỉ đạo ' 'Hoạt động giáo dục môi trường' ' của tôi đã được trải nghiệm một số năm thông qua các hoạt động giáo dục cho giáo viên, học sinh đạt kết quả tốt và đúc kết thành kinh nghiệm quý báu... thải làm sạch môi trường - Tổ chức ngày hội giải quyết vấn đề nước thải, chất thải trong trường 3.3 - Module Xanh - sạch - đẹp trong trường học a - Mục đích Học sinh nhận thức được rằng trường học là nơi tập trung các em học sinh trong độ tuổi đi học và môi trường rất cần xanh – sạch - đẹp Nhưng thực tế môi trường học rất dễ bị ô nhiễm nếu không biết giữ gìn bảo vệ môi trường b - Phương pháp Hoạt động. .. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1 Luật Giáo dục năm 2005 2 Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, và chỉ thị 40-2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về phát động phong trào ''Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực'' 3 Bộ sách giáo khoa THCS , NXB Giáo dục năm 2009; 2011 4 Tài liệu Tích hợp, lång ghÐp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học 28 ... buổi học tổ chức một tổ học sinh vệ sinh (từ 8 đến 10 em ) mỗi lớp 1 tổ/1 buổi/1 tuần Bố trí lao động vệ sinh như thế thì lúc nào trường cũng sạch đẹp Chu kỳ học sinh đi lao động mỗi tháng chỉ có một lần (vì lớp 4 tổ bằng 4tuần /tháng) - Tổ chức nói chuyện thời sự, chuyên đề về giáo dục môi trường giáo viên cho học sinh - Xây dựng phong trào mỗi gia đình giáo viên là một mô hình xanh – sạch - đẹp để... Lồng ghép việc giáo dục môi trường cho học sinh thông qua các môn học có liên quan và thông qua hoạt động ngoại khoá, thông qua cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực 3 Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong bảo vệ môi trường 4 Chú trọng việc xây dựng các quy ước về bảo vệ môi trường của nhà trường và cả cộng đồng Phân công cụ thể các khối lớp giữ gìn và bảo vệ môi trường theo từng... diện Quốc tế; góp phần thực hiện tốt chỉ thị 40-2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về phát động phong trào ''Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực'' * Về phía trường THCS cơ sở sẽ làm tốt một số việc sau: 1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng Nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường và ở khu... Phát phần thưởng e - Mở rộng - Hãy thành lập một phương án làm xanh – sạch - đẹp thôn xóm, đường làng em ở f - Đánh giá - Tại sao thiếu cây xanh, phá rừng cũng là một nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường? - Làm một phép tính nếu mỗi học sinh mỗi năm trồng một cây xanh sống thì sau hai năm môi trường học sẽ thay đổi như thế nào? 3.4 - Hoạt động ngoại khoá a - Đưa hoạt động giáo dục môi trường vào các hoạt. .. em học sinh Thực tế môi trường trường học có thể bị ô nhiễm do: - Rác thải của học sinh từng lớp, rác thải của các gia đình dân cư sống xung quanh trường - Bụi phấn khi giáo viên viết bảng, bụi của các đường giao thông, xe chạy xung quanh trường - Chất thải từ các nhà vệ sinh không được quét dọn - Thiếu nước - Không đủ cây xanh Mục đích chính của hoạt động này là để học sinh thấy rõ môi trường trường... học sinh hiểu về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nhà trường nói riêng chỉ đạt trên 40% Nhưng đến cuối năm học tỉ lệ đó đã được nâng lên 90% Đó là kết quả đáng khích lệ mà chúng tôi chỉ đạo theo kinh nghiệm này là một đề tài khoa học thu hút 100% CB – GV – NV và HS tham gia - Trường đã xây dựng được hai khu vệ sinh đảm bảo yêu cầu và hợp vệ sinh môi trường - Đa số các em... cấp học, bậc học từ mầm non đến tiểu học và THCS đến THPT Sáng kiến này áp dụng rất dễ và có hiệu quả thiết thực Trường nào cũng áp dụng được + Giáo dục mầm non : Giáo viên cung cấp cho học sinh những hiểu biết đơn giản nhất về môi trường mà trẻ đang sinh sống như ở gia đình, ở lớp học, trường học của trẻ Từ đó tạo cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh ngay từ gia đình đến trường lớp của mình + Giáo dục . KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG XANH - SẠCH - ĐẸP GÓP PHẦN “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” A - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 - Nhận thức : - Bảo vệ môi trường sống. điểm giáo dục vì môi trường. Từ những nhận thức lý luận và thực tiễn trên về giáo dục môi trường nên tôi đã tổ chức chỉ đạo giáo dục môi trường cộng đồng và môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp. trường học a - Mục đích Học sinh nhận thức được rằng trường học là nơi tập trung các em học sinh trong độ tuổi đi học và môi trường rất cần xanh – sạch - đẹp. Nhưng thực tế môi trường học rất

Ngày đăng: 03/12/2014, 20:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan