ĐỀ TÀI: Phân tích TOWS chiến lược cạnh tranh sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội

32 767 2
ĐỀ TÀI: Phân tích TOWS chiến lược cạnh tranh sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề không thể tránh khỏi đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Cho dù doanh nghiệp đó đang tiến hành kinh doanh ở bất kì một lĩnh vực nào thì vấn đề cạnh tranh luôn luôn song hành với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Đặc biệt trong những năm gần đây khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và tổ chức thành công Hội nghị hợp tác các nước Châu Á Thái Bình Dương (APEC) đã đưa Việt Nam sang một thời kì mới - thời kì hội nhập. Hội nhập với nền kinh tế thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Viêt Nam , nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Các doanh nghiệp Việt Nam không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cạnh tranh giữa những mặt hàng trong nước với những mặt hàng nhập khẩu.Vì vậy, hiện nay các doanh ngiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt. Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy , các doanh nghiệp cần phải làm gì để tồn tại và chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh của mình? Làm sao để doanh nghiệp có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp? Để làm được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể , đúng đắn và hiệu quả. Một trong những chiến lược không thể thiếu đó chính là chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm của mình.Nếu chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp trở ngại, khả năng xoay vòng vốn chậm dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả, trong tình trạng xấu nhất doanh nghiệp có thể bị dẫn đến phá sản.Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng mang tính cấp thiết đối với các doanh nghiệp đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp cần định rõ những điểm mạnh , điểm yếu của mình từ đó xác định vị thế cạnh tranh, sẵn sàng tìm ra những kẽ hở của đối thủ cạnh tranh để tấn công. Đó chính là các công việc cần thiết để thiết lập chiến lược cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp. Công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội tiền thân là chi nhánh của công ty CP Thương Mại Thái Hưng tại Hà Nội chuyên kinh doanh các mặt hàng thép cho các dự án xây dựng. Hiện nay, tình hình cạnh tranh trên thị trường thép ngày càng khốc liệt, giá thép trong nước sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động từ chi phí đầu vào như xăng, điện , than, tỷ giá ngoại tệ… SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 1 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Ngoài ra thép trong nước vẫn còn phải cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ các nước ASEAN được nhập khẩu miễn thuế.Vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép hiện nay là vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp. 1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội, theo kết quả điều tra sơ bộ thông qua phỏng vấn trực tiếp cũng như sử dụng phiếu điều tra,đồng thời tìm hiểu về công ty qua các tài liệu báo cáo có được ,em nhận thấy công ty còn một số điểm vướng mắc trong chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm thép. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạnh cạnh tranh của công ty em xin được chon đề tài : “Phân tích TOWS chiến lược cạnh tranh sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội.” Để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu. Trong thời gian thực tập em có cái nhìn cụ thể hơn về công ty, bằng những kiến thức đã học cùng với việc nghiên cứu tài liệu em đã có thể có đủ cơ sở để phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm thép của công ty trên thị trường. Trong quá trình nghiên cứu em có một số mục tiêu dặt ra như sau: + Một là, Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược cạnh tranh , mô thức TOWS trong chiến lược cạnh tranh sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội. + Hai là, Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội. + Ba là, Đề xuất những giải pháp phù hợp nhất với nguồn lực của công ty nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép trên thị trường hiện nay. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Không gian: Thị trường sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình cạnh tranh của công ty từ năm 2008 – 2010. Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược cạnh tranh của công ty được cấu thành từ nhiều yếu tố . Trong phạm vi chuyên đề này chỉ nghiên cứu các yếu tố trong mô thức TOWS chiến SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 2 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại lược cạnh tranh cho sản phẩm thép của công ty , gồm: Nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực cơ sở vật chất. 1.5. Một số khái niệm và phân định nôi dung nghiên cứu của đề tài. 1.5.1. Một số khái niệm về cạnh tranh a, Quan niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Họat động sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là mong muốn đạt được một mục tiêu nào đó mà còn là tham vọng trở thành người đứng đầu. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh bị chi phối rất nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình. Ông tổ của lý luận kinh tế phương Tây, Adam Smith cho rằng cạnh tranh có thể làm giảm chi phí và giá cả sản phẩm, từ đó khiến cho toàn bộ xã hội được lợi do năng suất của các doanh nghiệp tăng lên tạo ra. Hơn 200 năm sau thời Adam Smith, quan điểm cho rằng cạnh tranh có thể nâng cao năng suất làm cho xã hội được lợi ăn sâu vào toàn bộ lý luận kinh tế phương Tây. Cạnh tranh được coi là động lực giảm giá sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm và sáng tạo ra sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng của cạnh tranh không thay đổi, hơn nữa còn quan trọng hơn rất nhiều. Tóm lại, cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. b,Vai trò cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Cạnh tranh không những có mặt tác động tích cực mà còn có những tác động tiêu cực. SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 3 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại * Về mặt tích cực: Ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại: Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế, giúp đất nước hội nhập tốt kinh tế toàn cầu. Ở tầm vi mô, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh được xem như công cụ hữu dụng để: Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng được hưởng những sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn với giá thành hợp lý. * Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội cũng như kinh tế. Làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo.Dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên, cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước.“Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi. ’’ 1.5.2. Khái niệm về chiến lược cạnh tranh a. Chiến lược: Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa “ khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự” . Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa về chiến lược : Alfred Chandler ( đại học Harvard ) định nghĩa : chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn các cách thức và tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó . b. Chiến lược cạnh tranh: Chiến lược cạnh tranh phản ánh cách thức cơ bản mà một doanh nghiệp cạnh tranh trên những thị trường khác nhau dựa trên hai đặc điểm của lợi thế cạnh tranh là chi phí thấp và khác biệt hóa. c. Đặc điểm các loại hình chiến lược cạnh tranh tổng quát Chiến lược cạnh tranh dẫn đạo về chi phí: bao gồm các chiến lược cho phép doanh nghiệp có thể kiểm soát được chi phí tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa: bao gồm các chiến lược cho phép doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm – dịch vụ khác biệt theo đánh giá của khách hàng Chiến lược cạnh tranh tập trung hóa: là chiến lược cho phép doanh nghiệp tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu của một nhóm khách hàng, của một đoạn thị trường xác định. Hình 1: Ma trận chiến lược cạnh tranh M. porter 1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu 1.5.2.1 Mô thức TOWS: a Mục tiêu: Sử dụng để phân tích vị thế chiến lược dựa trên việc nhận dạng một cách đầy đủ các yếu tố thuộc môi trường chiến lược của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các phương án chiến lược thay thế phù hợp với tình thế chiến lược. b. Quy trình: 8 bước Bước 1: Tiến hành liệt kê các cơ hội của môi trường bên ngoài Bước 2: Liệt kê đe dọa thuộc môi trường bên ngoài Bước 3: Liệt kê điểm mạnh bên trong Bước 4: Liệt kê điểm yếu SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 5 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Bước 5: Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (S – O): Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài. Bước 6: Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (W – O): Cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài. Bước 7: Các chiến lược điểm mạnh – đe dọa (S – T): Sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài. Bước 8: Các chiến lược điểm yếu – nguy cơ (W – T): Cải thiện điểm yếu bên trong để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài. STRENGTHS Các điểm mạnh WEAKNESSES Các điểm yếu OPPORTUNITIES Các cơ hội SO Strategies CL phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội WO Strategies CL hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội THREATS Các thứch thức ST Strategies CL phát huy điểm mạnh để hạn chế thách thức WT Strategies CL vượt qua (hạn chế) điểm yếu của DN và né tránh các thách thức Hình 2: Ma trận TOWS 1.5.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp Môi trường bên ngoài doanh nghiệp là một tập phức hợp và liên tục các yếu tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vận hành và hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường, gồm: a. Môi trường vĩ mô: môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 6 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại doanh. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố chủ yếu sau: - Môi trường kinh tế: Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến DN. Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế có tác động trực tiếp đến kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của DN. Mức độ ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế sẽ kéo theo sự tăng, giảm số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường, các doanh nghiệp tìm mọi cách để giữ chân khách hàng, khi mà cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt thì mỗi công ty phải xây dựng cho mình những chiến lược cạnh tranh mang tính chất đặc thù và mang lại hiệu quả cao. - Môi trường chính trị - pháp luật: Các yếu tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định về thuế, cho vay, thuê mướn, quảng cáo, nơi đặt nhà máy, bảo vệ môi trường luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định và môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả, ổn định về chính trị đem lại sự lành mạnh hóa cho xã hội, tạo hành lang thông thoáng cho cạnh tranh của các DN. Nhà nước đưa ra các quy định mang tính pháp lý có thể tạo ra cơ hội và nguy cơ - Môi trường văn hóa, xã hội Tất cả các DN cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy đến. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi, chúng có thể tác động đến DN như sở thích, thị hiếu, chuẩn mực đạo đức, quan điểm về mức sống,cộng đồng kinh doanh và lao động nữ các nhân tố trên tác động gián tiếp đến các chiến lược cạnh tranh của DN thông qua khách hàng và cơ cấu của thị trường. - Môi trường khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo sức ảnh hưởng đến các chiến lược cạnh tranh cũng không nhỏ bởi công nghệ tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như tác động đến chi phí cá biệt của từng công ty, từ đó tạo ra sức cạnh tranh cho công ty trên thị trường. Ngoài ra, khoa học công nghệ còn có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến quá trình quản lý công ty, thu nhập, lưu trữ và truyền đạt thông tin. b. Môi trường ngành. SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 7 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Ngành là một nhóm các công ty cùng cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế chặt chẽ với nhau. Hình 3: Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter (1): Đe doạ gia nhập mới: Đe doạ gia nhập mới đến từ các công ty đã và đang có chiến lược thâm nhập vào một ngành kinh doanh mới sẽ dẫn tới giảm thị phần của các công ty hiện tại trong ngành và đồng thời tăng cường độ cạnh tranh trong ngành. Các rào cản gia nhập: - Tính kinh tế của quy mô - Chuyên biệt hóa sản phẩm - Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu - Chi phí - Gia nhập vào các hệ thống phân phối - Chính sách của chính phủ (2): Đe doạ từ sản phẩm và dịch vụ thay thế: Sản phẩm thỏa mãn cùng nhu cầu sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm hiện tại. Sản phẩm dịch vụ thay thế là những sản SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 8 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành 6. Cạnh tranh giữa các DN hiện tại Các bên liên quan khác Sự thay thế Người mua Gia nhập tiềm năng Người cung ứng (2). Đe doạ của các sản phẩm / dịch vụ thay thế (4). Quyền lực thương lượng của người mua (3). Quyền lực thương lượng của người cung ứng (1). Đe doạ gia nhập mới (5). Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại phẩm, dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Đặc biệt, nó cải thiện mối quan hệ chất lượng và giá thành. (3): Quyền lực thương lượng của các nhà cung ứng: Người cung cấp có thể coi là một đe doạ khi họ có thể thúc ép nâng giá hoặc phải giảm yêu cầu về chất lượng đầu vào mà họ cung cấp cho công ty do đó làm giảm khả năng sinh lợi của công ty.Là cơ hội khi có thể thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lượng cao. Các nhà cung ứng có quyền lực nhất khi: - Sản phẩm của nhà cung ứng bán ít có khả năng thay thế và quan trọng đối với công ty - Sản phẩm của các nhà cung ứng khác biệt đến mức có thể gây tốn kém cho công ty khi chuyển đổi - Công ty không phải là một khách hàng quan trọng với các nhà cung ứng. - Đe dọa hội nhập xuôi chiều về phía ngành và cạnh tranh trực tiếp với công ty. (4):Quyền lực thương lượng của khách hàng: Khách hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngành và của công ty. Giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua các quyết định mua hàng. Vì vậy khách hàng có thể gây sức ép về giá cả, chất lượng sản phẩm, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán… Khách hàng có quyền lực nhất trong các trường hợp sau: - Ngành nhiều công ty nhỏ và khách hàng là một số ít - Khách hàng có thể chuyển đổi cung cấp với chi phí thấp - Khách hàng đặt tính kinh tế khi mua từ một vài công ty cùng lúc - Khách hàng có khả năng hội nhập dọc. (5):Quyền lực thương lượng các bên liên quan khác: Như là các cổ đông; công đoàn; chính phủ; các tổ chức tín dụng; các hiệp hội thương mại…cũng có tác động tới ngành. (6): Cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong ngành: Các công ty đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành làm cho cường độ cạnh tranh tăng 1.5.2.3 Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 9 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Hình 4: Quy trình phân tích môi trường bên trong a. Nguồn lực : Nguồn lực bao gồm các đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: Nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Nguồn lực hữu hình: Gồm có các nguồn lực về vật o, tài chính, vốn, con người và tổ chức. Nguồn lực về vật chất là nền tảng cho doanh nghiệp hoạt động, nguồn lực tài chính được xem là phương pháp đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư. Nguồn lực về vốn là tiền đề vật chất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn lực con người luôn luôn là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào. - Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối cới sự thành công hay thất bại của DN. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra chiến lược kinh doanh của DN. Cho dù các quan điểm của hệ thống chiến lược tổng quát có đúng đắn đến mức độ nào đi chăng nữa thì cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc có hiệu quả. - Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính… trong doanh SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 10 7/25/2012 Nguồn lực Năng lực Năng lực Cốt lõi Đánh giá Năng lực Cạnh tranh tổng thể của DN Lợi thế cạnh tranh Qui trình phát triển lợi thế cạnh tranh qua phân tích MTBT của DN GĐ1: Phân tích nguồn lực và năng lực của DN GĐ2: Xây dựng năng lực cốt lõi GĐ3: Đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể [...]... động sản xuất kinh doanh từ 2008 – 2010 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới phân tích TOWS chiến lược cạnh tranh sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội 2.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty * Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội Công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội Địa chỉ: 136 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. .. thiện công tác phân tích TOWS chiến lược cạnh tranh sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội 3.2.1 Hoàn thiện công tác phân tích các yếu tố môi trường Qua tìm hiểu và phân tích mô thức TOWS chiến lược cạnh tranh của công ty em nhận thấy để có một mô thức TOWS hiệu quả đòi hỏi công ty phải có những phân tích đúng đắn, phù hợp với nguồn lực của mình bằng việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng của. .. hiện về công tác phân tích TOWS chiến lược cạnh tranh của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội 3.1.1 Thành công đạt được Cán bộ công nhân viên được làm việc trong môi trường văn hóa tốt vì vậy họ có điều kiện thuận lợi để phát huy khả năng của bản thân Là một công ty bán lẻ của tổng công ty cổ phần thương mại Thái Hưng, nên công ty có nguồn lực tài chính ổn định do ngoài nguồn vốn tự có công ty còn được hỗ... trong của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội, em thấy rằng: - Công ty đã có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm kinh doanh, am hiểu thị trường của sản phẩm Ban lãnh đạo công ty đã không ngừng phát triển công ty Ngoài ra công ty còn được hỗ trợ từ công ty cổ phần thương mại Thái Hưng nên có nguồn lực tài chính tương đối ổn định cho chiến lược kinh doanh của mình Không những thế công ty đã... khách hàng 5 Cường độ cạnh tranh trong ngành bán lẻ 5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm thép cao 6 Tính chuyên nghiệp của nhân viên SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 22 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH MTV THÁI HƯNG HÀ NỘI 3.1 Những kết luận và phát hiện về công. .. quan đến ngành thép và công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội trên internet, báo chí… trong những năm gần đây Từ đó tiến hành phân tích và đưa ra những kết luận về tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010 Thu thập thông tin sơ cấp: Phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin sơ cấp là tiến hành điều tra phỏng vấn chuyên sâu các lãnh đạo cấp cao của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội Ngoài ra... chiến lược cạnh tranh của công ty, giúp công ty xác định rõ nhu cầu của khách hàng, kết hợp với các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác chỉ ra những xu hướng mới nhanh chóng trở thành đòn bẩy biến chúng thành những cơ hội kinh doanh Một số hoạt động marketing cần chú trọng như: - Chính sách sản phẩm: Sản phẩm kinh doanh chủ yếu hiện nay của công ty là các sản phẩm về thép xây dựng: thép thanh vằn, thép. .. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU TOWS CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH MTV THÁI HƯNG HÀ NỘI 2.1 Phương pháp nghiên cứu vấn đề 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu SVTH: Trần Ngọc Linh GVHD: Phan Đình Quyết 12 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập dựa trên kết quả báo cáo tài chính của công ty từ... chuyển…làm tăng lợi thế cạnh tranh – lợi thế nhờ quy mô Tuy nhiên, hiện nay hệ thống kho bãi của công ty còn nhỏ chưa có khả năng nhập một lượng hàng lớn, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty +Dịch vụ khách hàng: Hiện nay cường độ cạnh tranh trong ngành bán lẻ các sản phẩm thép cao, để chiến thắng đối thủ cạnh tranh không chỉ bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng như: Hỗ trợ vận chuyển,... 2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phân tích TOWS chiến lược cạnh tranh sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội 2.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài * Môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho nhu cầu về thép tại hầu hết các thị trường trên thế giới giảm mạnh, tiêu thụ chậm Do đó, xảy ra tình trạng các doanh nghiệp thép nước ngoài . về chiến lược cạnh tranh , mô thức TOWS trong chiến lược cạnh tranh sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội. + Hai là, Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV. tới phân tích TOWS chiến lược cạnh tranh sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội. 2.2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty * Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Thái. cứu. Không gian: Thị trường sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình cạnh tranh của công ty từ năm 2008 – 2010. Đối

Ngày đăng: 03/12/2014, 09:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan