TIểu luận Lịch Sử Đảng Quan điểm về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của đảng qua các thời kì

32 2.4K 33
TIểu luận Lịch Sử Đảng Quan điểm về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của đảng qua các thời kì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Lịch sử đảng: Đề tài: Quan điểm về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Đảng qua các thời kì.Phần I: Những vấn đề chung về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩaPhần II: Quan điểm về công nghiệp hóaPhần III: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thônPhần IV: Kết luậnPhần phụ lục tham khảo

Tiểu luận Lịch Sử Đảng TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG Đề tài : Quan điểm về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa của đảng ta qua các thời kì. ____________________________________________________________________________________ _ 1 Tiểu luận Lịch Sử Đảng PH N IẦ NH NG V N Đ CHUNG V CÔNG NGHI P HOÁ XÃ H I CH NGHĨAỮ Ấ Ề Ề Ệ Ộ Ủ 1. Khái ni m công nghi p hoá ệ ệ ► Cuối thế kỷ 18 cách mạng công nghiệp được tiến hành ở khu vực Tây Âu, công nghiệp hoá chính là quá trình trang bị máy móc cho nền kinh tế quốc dân, thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. ► Theo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp, công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. ► Công nghiệp hoá ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ dựa vào nông nghiệp và thủ công sang máy móc công nghiệp là chính dựa trên sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ cao. Công nghiệp hoá chính là ngưỡng cửa mà bất kỳ quốc gia muốn phát triển đều phải trải qua. Công nghiệp hoá nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng hay một nền kinh tế. Đó chính là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, …công nghiệp hoá là một phần của quá trình hiện đại hoá, nó còn gắn liền với các hình thái triết học,hoặc sự thay đổi thái độ con người trong nhận thức về tự nhiên,xã hội. 2. Th c ti n ự ễ ► Mỗi nước, mỗi quốc gia khác nhau với những đặc điểm riêng (điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên,…) của mình và có thời kỳ lịch sử phát triển đất nước khác nhau sẽ có cách thức tiến hành công nghiệp hoá khác nhau. Do tính chất rất đa dạng của công nghiệp hoá, nó bao hàm cả về các hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ quản lý kinh tế-xã hội,…nên có rất nhiều các phương thức khác nhau để tiến đến công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. ► Sơ lược về công nghiệp hoá Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam - Trước kia : Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời phát triển công nghiệp và công nghiệp nhẹ. Trong khi các nước tư bản lại phát triển công nghiệp nhẹ. - Hiện nay : Nền công nghiệp cơ khí đã trở lên quá lạc hậu, nó nhường chỗ cho các ngành khác đa dạng hơn, hiệu quả hơn như công nghiệp nhẹ (sản xuất hàng tiêu dùng,…), các ngành dịch vụ,… Do yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão cùng với sự thay đổi về nhận thức thế giới quan, công nghiệp hóa chính là trang bị cho nền kinh tế bằng ngoại tệ, đồng nghĩa với việc bằng mọi cách kiếm được càng nhiều ngoại tệ càng tốt, máy móc, dây chuyền công nghệ sẽ được mua bằng ngoại tệ để tập trung vào ngành mũi nhọn nhất. ____________________________________________________________________________________ _ 2 Tiểu luận Lịch Sử Đảng 3. Đ c đi m công nghi p hóa xã h i ch nghĩa.ặ ể ệ ộ ủ ► Chủ nghĩa xã hội tồn tại và phát triển được thì cần phải có một nền kinh tế tăng trưởng cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, cơ sở vật chất phải được xây dựng dựa trên những thành tựu mới nhất và tiên tiến nhất của khoa học công nghệ để tạo ra năng suất lao động hiệu quả nhất. ► Trước kia công nghiệp hóa gắn liền với mục tiêu độc lập dân tộc và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. ► Ngày nay công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa đồng nghĩa với việc ứng dụng những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học công nghệ để đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi tình trạng là một nước kém phát triển. Mục tiêu cơ bản của đảng và chính phủ đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Lúc đó sẽ có sự chuyển dịch cơ bản về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành và cơ cấu lao động. ► Công nghiệp hóa đang trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và thương mại do đó mở cửa và gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực hay là phát triển kinh tế đối ngoại là một điều tất yếu. ► Công nghiệp hóa đất nước cũng có nghĩa là tạo dựng được nền chính trị ổn định, giữ vững định hướng chủ nghĩa xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. ____________________________________________________________________________________ _ 3 Tiểu luận Lịch Sử Đảng PH N IIẦ QUAN ĐI M V CÔNG NGHI P HÓA C A Đ NG QUA CÁC KỲ Đ I H IỂ Ề Ệ Ủ Ả Ạ Ộ Qua các kỳ đại hội quan điểm về công nghiệp hóa của đảng ta có những thay đổi theo tình hình đất nước và tình hình chung của thế giới, đảng đã đặt ra một số vấn đề về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa như sau: 1. Đ i h i ạ ộ III ( t ngày 5-12/9/1960 – t i Hà N i)ừ ạ ộ ► Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền, thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau: Miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục đấu tranh để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. ► Nội dung xuyên suốt đại hội III là xây dựng Chủ Nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III diễn ra giữa lúc công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế ở miền Bắc đang giành được những kết quả to lớn và Cách mạng ở miền Nam đã tiến lên một bước nhảy vọt. ► Ở miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế, coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. ► Con đường công nghiệp hóa mà đại hội III đưa ra là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời phát triển công nghiệp và công nghiệp nhẹ. Cho tới năm 1973 đảng ta đã nhận thức lại điều này và thay chữ ‘’ đồng thời ‘’ bằng từ ‘’ trên cơ sở ‘’. Quan tâm và phát triển công nghiệp nặng đúng mức, một số nhà máy, xí nghiệp được thành lập như nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo là một trong những xí nghiệp được thành lập sớm nhất so với các đơn vị của ngành Công nghiệp. Ngay những năm đầu thành lập,từ xưởng sản xuất này, đã có không biết bao nhiêu các loại vỏ mìn, vỏ lựu đạn, máy khoan, máy tiện nhỏ, máy xay xát lúa gạo, máy in, dao phát rừng… được làm ra và toả đi 4 phương phục vụ kháng chiến. Sau ngày thống nhất Bắc -Nam, Cơ khí Trần Hưng Đạo phát triển mạnh mẽ với những dòng sản phẩm chủ lực phục vụ cho công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Những sản phẩm máy bơm nước, máy tuốt lúa, máy cày 2 lưỡi, hộp số thuỷ D12… mang nhãn hiệu “Nhà máy Trần Hưng Đạo” đã chiếm lĩnh và có mặt trên đồng ruộng cả nước, trên hàng vạn tàu thuyền vận tải sông, rạch và tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ,… 2. Đ i h i IV ( t ngày 14-20/12/1976 –t i Hà N i)ạ ộ ừ ạ ộ ► Đất nước vừa thống nhất, đại hội đã thông qua báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976-1980. ► ĐH xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc trong thời gian tới: Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ; tiến hành dồng thời 3 cuộc cách mạng : cách mạng khoa học kỹ thuật (then chốt), cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng tư tưởng - văn hóa; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn chủ , xây ____________________________________________________________________________________ _ 4 Tiểu luận Lịch Sử Đảng dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên cuảng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng thành công đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất ; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Đại hội xác định đường lối xây dựng kinh tế là đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đưa Việt Nam trở thành một nước công – nông nghiệp hiện đại, văn hoá và Khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc.  Như vậy đại hội IV đã nhắc lại và nhấn mạnh quan điểm về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xác định đường lối đưa cả nước lên xã hội chủ nghĩa. 3. Đ i h i V (t ngày 27-31/3/1982 – t iạ ộ ừ ạ Hà N i )ộ ► Đại hội V đã đưa ra những sách lược cụ thể đường lối công nghiệp hóa từ đại hội IV và đã rất thành công trong tìm hiểu và xây dựng lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đó dẫn đến việc thay đổi một loạt những nhận thức. Đại hội V là đại hội của thời kỳ ‘’ những chặng đường đầu tiên ‘’ . ►Sách lược công nghiệp hóa : có 6 nội dung cơ bản : - Tập trung phát triển nông nghiệp. - Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu . - Đưa nông nghiệp bước lên thành ngành sản xuất lớn. - Ra sức phát triển hàng tiêu dùng hay chính là phát triển ngành công nghiệp nhẹ. - Phát triển một số ngành công nghiệp nặng để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp. - Chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa giai đoạn sau. 4. Đ i h i VI ( t ngày 15-18/12/1986 t i Hà N i)ạ ộ ừ ạ ộ ( Đại hội VI hay còn gọi là đại hội ‘’ đổi mới ‘’ do các quan điểm đổi mới, mục tiêu đổi mới,…) ► Tình hình khủng hoảng kinh tế-xã hội diễn ra theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng và có phần rất gay gắt. Khủng hoảng biểu hiện rõ nét nhất ở sự mất cân đối giữa sản xuất – tiêu dùng ; sản xuất – tích lũy; thu-chi; xuất- nhập; …khủng hoảng về kinh tế dẫn đến đời sống xã hội xuống dốc, đạo đức xã hội, truyền thống đạo đức của dân tộc bị xói mòn. Các bậc ông cha ta đã có câu :’’ đói ăn vụng, túng làm càn ‘’ quả là không sai.Lương thực thiếu, nạn đói xảy ra ở nhiều tỉnh, lạm phát cao, các tệ nạn xã hội tăng nhanh chóng, trên lĩnh vực tư tưởng chính trị đã xuất hiện sự dao động về con đường xã hội chủ nghĩa chính vì vậy mà một vấn đề cấp bách được đặt ra trong đại hội VI là phải đổi mới đất nước, đổi mới chính là cuộc cách mạng ‘’ phá cũ, xây mới ’’,để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị,… ► Như vậy vấn đề được đặt ra là :’ đổi mới cái gì trước ? ‘. Trước hết, quan trọng hơn hết là đổi mới về tư duy, đúng ! Đó là tư duy, cách nhìn nhận lại vấn đề, thực chất Chủ nghĩa xã hội thì vẫn chính là nó, cái mà chúng ta muốn nói ở đây đó là ‘’ nhận thức lại ‘’ chủ nghĩa xã hội mà thôi. Sự vật, hiện tượng vẫn chỉ có một, điều cốt yếu là ta nhìn nhận nó từ góc độ nào, nghĩ về nó như thế nào thì nó như thế đó,… ► Mục tiêu cụ thể về kinh tế và xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là : ____________________________________________________________________________________ _ 5 Tiểu luận Lịch Sử Đảng - Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ. - Bước đầu tạo một cơ cấu kinh tế hợp lý, chú trọng 3 chương trình kinh tế lớn đó là : Lương thực Thực phẩm Hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu (*)  Đây cũng được coi là sự cụ thể hoá nội dung công nghiệp hoá trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ. Làm cho thành phần kinh tế - xã hội chủ nghĩa giữ vai trò chi phối, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo của các thành phần kinh tế xã chủ nghĩa. Tiến hành cải tạo xã hội theo nguyên tắc phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động. ► Năm phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội : - Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư [ phải thực hiện cho được 3 chương trình mục tiêu (*) ] ; - Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế ; - Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ; - Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học - kỹ thuật ; - Mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại . 5. Đ i h i VII ( t ngày 17-22/6/1991 - t i Hà N i )ạ ộ ừ ạ ộ ► Đại hội thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2000,… ► Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 : Mục tiêu phát triển là phát triển kinh tế xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái , có văn hoá, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc. ► Mục tiêu tổng quát của chiến lược đến năm 2000 là ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng đói nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào thế kỷ XXI. 6. Đ i h i VIII ( t ngày 22/6 ạ ộ ừ  1/7/1996 t i Hà N i )ạ ộ ► Đại hội VIII đánh dấu bước ngoặt của đất nước ta sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước Việt Nam độc lập dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh định hướng xã hội chủ nghĩa. ► Về cơ bản nước ta đã bước ra khỏi tình trạng khủng hoảng, công nghiệp hoá bước sang chặng đường mới. Các định hướng cơ bản phát triển các lĩnh vực chủ yếu: - Tiếp tục phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Đổi mới cơ cấu quản lý kinh tế. - Phát triển khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo. [ coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu …bởi vì giáo dục và đào tạo góp phần rất lớn trong việc đào tạo các nguồn nhân lực cho quốc gia. ____________________________________________________________________________________ _ 6 Tiểu luận Lịch Sử Đảng Một trong những nước rất chú trọng đến giáo dục đào tạo đó chính là Nhật Bản ( phần phụ lục ‘’ Giáo d c d y ngh Nh t B n:Chìa khóa đi vào hi n đ i hóa- H ng Lụ ạ ề ở ậ ả ệ ạ ồ ê Thọ)] 7. Đ i h i IX ( tháng 4/2001 t i Hà N i)ạ ộ ạ ộ ► Đất nước bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học công nghệ và kỹ thuật.Nội dung xuyên suốt đại hội vẫn là : Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. ► Chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài, chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững. Phát triển kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu thủ, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, ► Đường lối đại hội IX : - Đưa ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010; - Năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; - chuyển dịch các cơ cấu kinh tế, đại hội IX đưa ra 3 ngành : Dịch vụ, nông nghiệp , công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu lao động sao cho cơ cấu lao động trong nông nghiệp còn ≈ 50%. - mở rộng quan hệ quốc tế : chủ trương quan hệ với tất cả các nước, các tổ chức, hiệp hội ,…nhưng phải đảm bảo độc lập chủ quyền. 8. Đ i h i X và đánh giá quá trình 20 năm đ i m i.ạ ộ ổ ớ [ di n ra 18-25/4/2006 t i Hà N i ]ễ ạ ộ ► Chủ đề của Đại hội là: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển". Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp ► Đại hội X của Đảng họp vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và đã trải qua 20 năm đổi mới. a) Đánh giá khái quát quá trình 20 năm đ i m iổ ớ ► Đất nước đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế ra khỏi khủng hoảng và có sự tăng trưởng nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá , phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. ► Từ thực tiễn đổi mới đảng và nhà nước rút ra một số bài học kinh nghiệm xương máu : - Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn để đi tới thắng lợi. Đổi mới không phải là xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo ____________________________________________________________________________________ _ 7 Tiểu luận Lịch Sử Đảng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. - Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. Đổi mới tất cả các mặt của đời sống xã hội nhưng không làm đồng loạt, dàn đều, mà phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ : phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội. - Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trò quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn phong phú của nhân dân, thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luật các mặt của cuộc sống để đi lên - đó là chìa khoá của thành công. - Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Phát huy nội lực, xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển; đồng thời coi trọng huy động các nguồn ngoại lực, thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát huy nội lực mạnh hơn, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Hội nhập và hợp tác quốc tế phải dựa trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển nền văn hoá dân tộc. - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là khâu then chốt, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội; Nhà nước phải thể chế hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền công dân, quyền con người. Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới. b) M c tiêu và phụ ươ ng h ư ng phát tri n đ t nớ ể ấ ư cớ ► Phát triển mạnh các thành phần kinh tế [ như đại hội IX đã nêu ra] ► Chủ trương xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp, xây dựng một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh cao, chủ lực là một số tập đoàn kinh tế và công ty lớn dựa trên hình thức cổ phần. Theo đó, cần tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá; đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể; phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân, đồng thời thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài. ____________________________________________________________________________________ _ 8 Tiểu luận Lịch Sử Đảng ► Phát triển kinh tế tri thức, tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức. ► Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; chủ trương phát triển kinh tế vùng thông qua các chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các vùng trong cả nước cùng phát triển, đồng thời tạo sự liên kết giữa các vùng và nội vùng; phát triển kinh tế biển theo một chiến lược toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. ► Trong việc phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế và các công ty xuyên quốc gia. Khẩn trương thu hút vốn trong và ngoài nước đầu tư thực hiện một số dự án quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu và hoá dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng, xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; đưa tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP. PH N IIIẦ CÔNG NGHI P HOÁ & HI N Đ I HOÁ NÔNG NGHI P – NÔNG THÔN Ệ Ệ Ạ Ệ 1. Quan đi m và phể ươ ng h ư ng hành đ ng đ y m nh CNH-HĐH nông nghi p- nông thônớ ộ ẩ ạ ệ ► Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn,chuyển mạng sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; phát triển mạnh chăn nuôi với tốc độ & chất lượng cao hơn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất; bảo quản; chế biến và khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo 2 hướng : + phát huy lợi thế từng loại cây trồng, con gia súc, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. ____________________________________________________________________________________ _ 9 Tiểu luận Lịch Sử Đảng + hình thành vùng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả bền vững và an ninh lương thực quốc gia,… ► Phát triển và mở rộng thị trường, coi trọng phát triển thị trường trong nước, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông lâm sản, thuỷ sản cho nông dân. ► Đưa nhanh khoa học công nghệ vô sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật canh tác và môi trường, công nghệ sau thu hoạch, ứng dụng mạnh công nghệ sinh học và xây dựng các khu công nghiệp cao; nâng cao khả năng phòng ngừa khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi…khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản chế biến nông, lâm thuỷ sản,… ► Tăng đầu tư ngân sách nhà nước, đa dạng hoá các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Ưu tiên nâng cấp xây dựng mới các hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để đảm bảo an toàn về nước. Củng cố hệ thống hồ, kè, đập, kè ven sông, ven biển, …nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường nước. Đầu tư phát triển giao thông nông thôn, đảm bảo các xã đều có đường ôtô tới khu trung tâm, từng bước phát triển đường ôtô tới thôn bản, bêtông hoá , đảm bảo hơn 90% số dân cư nông thôn có điện sinh hoạt, hơn 75% sử dụng H 2 O sạch. ► Điều chỉnh, bổ sung các chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, đầu tư,…hỗ trợ, tạo điều kiện cho hình thành các khu công nghiệp, cụm làng nghề ở nông thôn để thu hút các cs sản xuất công nghiệp kinh doanh dịch vụ sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu từ nông, lâm thuỷ sản,… ► Giải quyết việc làm đào tạo nghề cho nông dân và lao động ở nông thôn, đặc biệt quan tâm đến giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân có đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn. Có chính sách trợ giúp thiết thực và đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân và lao động ở nông thôn, tìm việc làm ngoài khu vực nông thôn kể cả đi lao động nước ngoài. ► Đầu tư nhiều hơn cho chương trình xoá đói giảm nghèo trợ giúp thiết thực cho các vùng và cộng đồng dân cư còn nhiều khó khăn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống khuyến nông, nâng cao dân trí và có chính sách tín dụng cho người nghèo từng bước vượt qua khó khăn thoát nghèo nâng cao mức sống một cách bền vững… ► Tập trung đầu tư để hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hoá trường học thực hiện tốt hơn chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, thực hiện ngày càng có nền nếp và chất lượng về quy chế dân chủ ở nông thôn; đẩy mạnh phong trào xây dựng làng xã văn hoá, nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hoá ở cơ sở giữ gìn và phát triển truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta…. 2. V n đ c a Vi t Nam – rút lao đ ng ra kh i nông nghi pấ ề ủ ệ ộ ỏ ệ ► Có thể nói đây là một vấn đề lớn trong chiến dịch chuyển dịch cơ cấu lao động. Đối với một nước như Việt Nam, quá trình cơ bản là công nghiệp hoá để chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Trong tiến trình này, vai trò, tương tác giữa khu vực nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp đóng vai trò cơ bản. Sau 20 năm đổi mới, thách thức quan trọng nhất của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã chuyển từ an ninh lương thực, thiếu đói sang dư thừa lao động, chia cắt và tụt hậu với khu vực công nghiệp và bộ toàn nền kinh tế. Đây là nguy cơ của một nền kinh tế có hai bộ mặt - “dualism”, ____________________________________________________________________________________ _ 10 [...]... kinh tế quốc dân nên đảng và nhà nước rất chú trọng đến vấn đề này Cụ thể qua các kỳ đại hội ta đều nhận thấy được các định hướng và chủ trương của đảng ta đối với công nghiệp hoá và hiện đại hoá Trước mắt là chặng đường còn chông gai đối với Việt Nam , vẫn còn ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội công nghiệp hoá chủ nghĩa xã hội mục đích là đưa đất nước thành một nước công nghiệp, cơ sở vật chất... nghĩa theo đúng nghĩa của nó _ 14 Tiểu luận Lịch Sử Đảng PHỤ LỤC I Tài liệu tham khảo 1 2 3 4 5 6 Giáo trình lịch sử Đảng - Chính trị Quốc Gia - 2004 Giáo trình kinh tế chính trị - Chính trị Quốc Gia - 2005 Văn kiện đại hội đảng lần thứ X Tạp chí THời Đại Mới [ nghiên cứu + thảo luận ] Các đại hội Đảng ta (1930-1986)– Lê Mậu Hãn - 1991 N ông nghiệp, nông thôn... _ 22 Tiểu luận Lịch Sử Đảng pháp giảng dạy Để sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách của nhà nước, các trung tâm đào tạo các tỉnh được trang bị các trang thíêt bị đắt tiền như các hệ thống máy vi tính quy mô lớn và các trung tâm cơ khí hiện đại Duyệt sách và những trợ cấp cho sách giáo khoa bắt buộc Các loại sách giáo khoa sử dụng trong các trường giáo dục bắt buộc và các trường phổ thông... vi cách trung tâm ước chừng 100 đến 200 km, tuỳ theo mức độ lan toả của các hoạt động công nghiệp và tiến trình đô thị hoá Đối với Việt Nam mức độ công nghiệp _ 12 Tiểu luận Lịch Sử Đảng hoá và đô thị hoá còn chưa cao thì vùng ngoại vi không thể có khoảng cách xa như các nước khác Trong một vài năm gần đây, những khu vực vành đai của hai trung tâm kinh tế của. .. Komei (Mutsuhito) thâu tóm quyền lực nội trị về một mối Với tư duy mới để cải cách toàn diện chính trị, xã hội, giáo dục… chính quyền Minh Trị ra _ 16 Tiểu luận Lịch Sử Đảng sức “hiện đại hóa đất nước theo tư tưởng “thoát á nhập âu”—cách hội nhập vào trào lưu của giới thống trị trong đó tổ chức lại xã hội, cải cách nền giáo dục khoa bảng từ chương theo lối... nhanh hàng năm để duy trì sự ổn định xã hội và môi trường cho đất nước trong một thời gian khá dài ► Trong khi các nước đã qua thời điểm lao động trong nông nghiệp ngừng tăng về số lượng tuyệt đối thì ở Việt Nam, lao động trong nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng lên Thời điểm mà lao động trong nông nghiệp giảm về mặt tuyệt đối được gọi là "điểm ngoặt"[5], lúc đó khu vực nông nghiệp, nông thôn bắt đầu giảm được... ngại cho tiến trình công nghiệp hoá ► Vấn đề rút lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp là vấn đề cơ bản đối với công cuộc công nghiệp hoá, chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp Kịch bản tương lai cho tăng trưởng nông nghiệp và tiến trình công nghiệp hoá đất nước sẽ phụ thuộc vào việc triển khai một chiến lược công nghiệp hoá như thế nào để vừa đẩy mạnh công nghiệp tăng trưởng, thúc... cho các nhà đầu tư _ 13 Tiểu luận Lịch Sử Đảng ► Một điểm quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá ngoại vi là việc thu hút vốn đầu tư chỉ là phương tiện Vấn đề chính nằm ở chỗ làm sao để "địa phương" có thể thụ hưởng tiến trình này để tạo ra được thay đổi về cơ cấu kinh tế và lao động Một số nơi của Thái Lan đã diễn ra tình trạng nguy cơ "ốc đảo", đó là các. .. ra quá trình chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và đô thị hoá làm phá vỡ những "cấu trúc" cũ của địa phương và phát sinh những thách thức mới về môi trường, và các vấn đề xã hội Cho nên Chính quyền địa phương không chỉ quan tâm đến những khía cạnh kinh tế mà phải chú ý cả các vấn đề xã hội và có định hướng đối phó với thách thức mới nảy sinh ► Về chiến lược đầu tư, cần tránh chỉ chú... 7.562 Nguồn: Sách Trắng về Giáo Dục 1963, Bộ Giáo Dục Nhật bản _ 27 Tiểu luận Lịch Sử Đảng Những điểm quan trọng có thể nhận thấy qua bảng thông kê nầy: (1) Ngay từ những năm đầu, chính quyền Minh Trị đã tích cực phổ cập hóa nền giáo dục học qua số trương tiểu học ngày càng tăng cao, và Nhật Bản luôn duy trì trên dưới 30.000 trường thuộc hệ công lập (2) Từ năm . để xây dựng cho mình một chế độ giáo dục hiện đại là điều không thể chối cãi (Wataru Hasegawa tl d). Tuy nhiên cũng phải khách quan thừa nhận rằng Nhật bản đã dần dà hình thành một nền giáo

Ngày đăng: 03/12/2014, 07:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan