Lịch sử hình thành của Ngân Hàng Công thương tỉnh Thanh Hóa.doc

29 1.6K 9
Lịch sử hình thành của Ngân Hàng Công thương tỉnh Thanh Hóa.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lịch sử hình thành của Ngân Hàng Công thương tỉnh Thanh Hóa.

Trang 1

BÁO CÁO TỔNG HỢP

I/ Lịch sử hình thành của Ngân Hàng Công thương tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện Nghị quyểt Đại hội lần thứ 3 của BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VI và Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ ) về việc chuyển hoạt động Ngân Hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN,hình thành hệ thống Ngân hàng hai cấp :

Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động Ngân hàng và các Ngân hàng Thương Mại (NHTM)thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ Ngân Hàng

Đây là mốc son lịch sử của hệ thống ngân hàng được tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh.Đánh dấu sự ra đời của các NHTM với sự vươn lên và phát triển mạnh mẽ,góp phần xứng đáng vào quá trình hội nhập và công cuộc đổi mới đất nước.

Trong xu thế thời đại đó ngày 1/7/1988 Ngân hàng Công Thương (NHCT) Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động.Hai tháng sau,ngày 01/9/1988 chi nhánh NHTC tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở NH Nhà nước thị xã Thanh Hóa cùng với các phòng tín dụng công nghiệp,tín dụng thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước tỉnh để hợp thành chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hóa ,đơn vị thành viên nằm trong đội hình của NHTC Việt Nam.

Cùng thời gian đó các chi nhánh NHNN thị xã Bỉm Sơn,thị xã Sầm Sơn chuyển thành chi nhánh NHTC cấp II thuộc chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với quá trình đổi mới đất nước và toàn ngành,từ ngày thành lập đến nay chi nhánh NHCT Thanh Hóa luôn khẳng định được vai trò vị trí của một đơn vị luôn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới,góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà.

*Những giai đoạn phát triển :

Quá trình hình thành và tổ chức bộ máy hoạt động NHCT Việt Nam nói chung và chinh nhánh NHCT Thanh Hóa có thể chia ra làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất:Từ ngày thành lập đến hết năm 1990,hệ thống NHCT Việt Nam có 32 chi nhánh,tỉnh thành phố với 63 đơn vị trực thuộc được tổ chức hoạt

Trang 2

động theo cơ chế NHCT_TW chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý chỉ đạo như một liên hiệp xí nghiệp đặc biệt-các chi nhánh thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập.

Giai đoạn này chi nhánh NHCT Thanh Hóa có 2 chi nhánh trưcj thuộc là chi nhánh NHCT Bỉm Sơn và chi nhánh NHCT Sầm Sơn,chi nhánh tỉnh có 6 phòng ban,chưa có phòng giao dịch.Nguồn vốn huy động khi mới thành lập(1988)là 13.400 triệu đồng,dư nợ cho vay nền kinh tế 10.326,chưa có cho vay ngoại tệ và huy động tiết kiệm ngoại tệ,các sản phẩm dịch vụ còn đơn giản,tin học chưa được áp dụng,tổng số CBCNV có 325 người.

Giai đoạn hai:Từ tháng 1/1991 đến hết năm 1995,là giai đoạn hệ thống NHCT Việt Nam được thành lập lại theo Quyết định 420/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,từ đây hệ thống các ngân hàng chuyên doanh đã được thực sự trở thành NHTM hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực từ tháng 10/1990 NHCT Việt Nam là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc.Đây cũng là giai đoạn bung ra của nền kinh tế nhiều thành phần,là giai đoạn mà hệ thống NHCT mở rộng cho vay,đối mặt trực tiếp nhất với cơ chế thị trường nên chứa đựng mầm mống của sự mất an toàn và khủng hoảng.

Chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hóa cũng bắt đầu mở rộng hoạt động,hàng loạt các phòng giao dịch được thành lập mới như NHCT Bỉm Sơn phát triển thêm 3 phòng giao dịch,hội sở NHCT tỉnh 7 phòng giao dịch,chi nhánh NHCT Sầm Sơn 1 phòng giao dịch.

Đến hết năm 1995 chi nhánh NHCT Thanh Hóa có nguồn vốn huy động đạt 190.420 triệu đồng,trong đó ngoại tệ(quy VNĐ)đạt 18.030 triệu đồng,(huy động vốn ngoại tệ được bắt đầu thực hiện từ năm 1994).

Đầu tư ứng dụng đạt 262.976 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay DNNN 127.592,dư nợ cho vay ngoài quốc doanh 135.384 triệu.

Kết quả kinh doanh có lãi 10.053 triệu,là năm đỉnh cao của chi nhánh NHCT Thanh Hóa.Song thời điểm này cũng đã bắt đầu bộc lộ những tồn tại,yếu kém như:Hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch thấp,đội ngũ CBCNV không theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế,chất lượng tín dụng bộc lộ nhiều tồn tại.nợ quá hạn(NQH) bắt đâu dâng lên.

Giai đoạn ba:Từ năm 1996 đến nay.Theo ủy quyền của thủ tướng chính phủ,Thống đốc NHNN Việt Nam đã kí quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 thành lập lại NHCT Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước.Quy định tại

Trang 3

Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của thủ tướng chính phủ,theo mô hình này NHCT Việt Nam được quản lý bởi Hội đồng quản trị,điều hành bởi Tổng giám đốc có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc(các CN cấp 1,cấp 2)có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập(các công ty)

Đối với chi nhánh NHCT Thanh Hóa hai năm đầu của thời kì này(1996 và 1997)là giai đoạn bộc lộ rõ nét nhất những khó khăn tồn tại,đó là:

- Nguồn vốn có tăng nhưng rất chậm,đến cuối 1997 đạt 296.403 triệu đồng - Dư nợ giảm dần,cuối năm 1997 chỉ còn 182.482 triệu đồng.

- Tỉ lệ NQH chiếm đến 24%(chưa kể các khoản nợ đã được khoanh,các khoản nợ trong hạn biết sẽ quá hạn nhưng vì cho vay trung,dài hạn nên chưa đến hạn trả)

- Kết quả kinh doanh năm 1997 chuyển sang lỗ 539triệu đồng.

- Trong những năm 1996-1997 cũng là giai đoạn chuyển giao CB lãnh đạo ở chi nhánh tỉnh và cả ở các chi nhánh cấp 2.Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có mặt từ ngày đầu thành lập nay phần đông đến tuổi nghỉ chế độ,tuy đã có sự chuẩn bị trước cho đội ngũ CB của thời kỳ sau đó nhưng vẫn có sự hẫng hụt do lớp CB lãnh đạo có uy tín,giàu kinh nghiệm là những trụ cột của toàn chi nhánh lần lượt nghỉ hưu giữa lúc chi nhánh đang rơi vào thời kỳ khó khăn nhất,tư tưởng của đội ngũ CBCNV đã có sự dao động.Một số CB tìm cách chuyển ngành hoặc chuyển đi nơi khác.Chi nhánh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Từ những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua ấy,trách nhiệm,bản lĩnh của đội ngũ CB lãnh đạo mới và tập thể CBCNV trong toàn chi nhánh lại được thể hiện,tạo ra cho toàn chi nhánh một sức sống mới để nhanh chóng vượt qua khó khăn.

Từ năm 1998,với các biện pháp chấn chỉnh lại hoạt động trong toàn chi nhánh một cách mạnh mẽ,rút kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động của toàn chi nhánh đã từng bước lấy lại vị thế.

Đầu tư tín dụng đã bắt đầu tăng trưởng trở lại và đến cuối năm 2002 tổng dư nợ đạt 846.185 triệu đồng.Huy động vốn đến 31/12/2002 đạt 841 tỷ đồng.NQH ở mức 2%

Trang 4

II.Chức năng nhiệm vụ các phòng,ban của chi nhánh NHCT Thanh Hóa:1.Phòng khách hàng doanh nghiệp:

* Chức năng :

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hangd là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ;thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ,thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN.Trực tiếp quảng cáo,tiếp thik,giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

*Nhiệm vụ:

-Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp.

- Thực hiện tiếp thị,hỗ trợ,chăm sóc khách hàng,tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN:tín dụng,đầu tư,chuyển tiền,mua bán ngoại tệ,thanh toán xuất nhập khẩu,thẻ,dịch vụ ngân hàng điện tử…;làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN đến các khách hàng là doanh nghiệp.Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có,cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là các doanh nghiệp.

- Thẩm định,xác định,quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại,trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN.

- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:

+Nhận và xử lý đề nghị vay vốn,bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; +Thẩm định khách hàng,dự án,phương án vay vốn,bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT VN;

+ Đưa ra các đề xuất chấp thuận/từ chối đề nghị cấp tín dụng.cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định;

+Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc,thu lãi,thu phí đầy đủ,kịp thời đúng hạn,đúng hợp đồng đã ký;

+ Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc.Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này.

- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp,quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCT VN.

Trang 5

- Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng,hội đồng miễn giảm lãi,hội đồng xủ lý rủi ro.

- Cung cấp hồ sơ,tài liệu,thông tin của khách hàng cho Phòng Quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh NHCT VN.

- Cập nhật,phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế,khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.

- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.

- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế,chính sách,quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh,đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét,giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.

- Lưu trữ hồ sơ số liệu,làm báo cáo theo quy định hiện hành.

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng - Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.

2.Phòng khách hàng cá nhân:

*Chức năng :

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ;thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ,thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN.Trực tiếp quảng cáo,tiếp thị,giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

*Nhiệm vụ:

- Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo quy định của ngân hàng Nhàn nước và NHCT VN.

- Thực hiện tiếp thị,hỗ trợ,chăm sóc khách hàng,tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN.Tín dụng,đầu tư,chuyển tiền,mua bán ngoại tệ,thanh toán xuất nhập khẩu,thẻ,dịch vụ ngân hàng điện tử…Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN đến các khách hàng cá nhân.Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có,cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là cá nhân.

- Thẩm định,xác định,quản lý cá giới hạn tín dụng cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại,trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN.

Trang 6

- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:

+ Nhận và xử lý đề nghị vay vốn,bảo lãnh và các hành thức cấp tín dụng khác + Thẩm định khách hàng,dự án,phương án vay vốn,bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT VN.

+ Đưa ra các quyết định chấp thuận/từ chối đề nghị cấp tín dụng,cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.

+ Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc,thu lãi,thu phí đầy đủ,kịp thời đúng

- Cung cấp hồ sơ,tài liệu,thông tin của khách hàng cho Phòng Quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT VN.

- Cập nhật,phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế,khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.

- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.

- Điều hành và quản lý lao động,tài sản,tiền vay vốn huy động tại các Quỹ tiết kiệm,điểm giao dịch,hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các dịch vụ ngân hàng cho các Quỹ tiết kiệm,điểm giao dịch,kiểm tra giám sát các hoạt động của Quỹ tiết kiệm,điểm giao dịch theo quy chế tổ chức hoạt động của điểm giao dịch,quỹ tiết kiệm.

- Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCT VN.

- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong cơ chế nghiệp vụ và những vấn đề mới nẩy sinh,đề xuất biện pháp giải quyết trình Giám đốc chi nhanh xem xét,giải quyết.

- Lưu trữ hồ sơ số liệu,làm báo cáo theo quy định hiện hành.

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.

Trang 7

- Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.

3.Phòng quản lý rủi ro:

*Chức năng:

Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh.Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay,đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng,dự án,phương án đề nghị cấp tín dụng.Thực hiện chức năng đánh giá,quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN.

Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề(bao gồm các khoản nợ;cơ cấu lại thời hạn trả nợ,nợ quá hạn,nợ xấu);Quản lý,khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay.Quản lý,theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

*Nhiệm vụ:

-Nghiên cứu chủ trương,chính sách luật pháp,các văn bản pháp quy của Nhà nước của các ngành và NHCT VN có liên quan đến hoạt động ngân hàng;Kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế,ngành kinh tế tại địa phương,các văn bản về hoạt động ngân hàng…chiến lược kinh doanh,chính sách quản lý rủi ro của NHCT VN và thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kỳ để:

+ Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng,ngành nghề,khu vực kinh tế…phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương.

+ Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng.

+ Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề,các khoản nợ quá hạn(gốc lãi),thực hiện các biện pháp,chế tài tín dụng và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này.

+ Đề xuất các biện pháp xử lý đối với các loại tài sản bảo đảm nợ vay có vấn đề,các khoản nợ đã được xử lý rủi ro phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

- Thực hiện thẩm định độc lập(theo cấp độ quy định của NHCT Vn hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh,Hội đồng tín dụng chi nhánh)hoặc tái thẩm định:

Trang 8

+ Thẩm định,xác định giới hạn tín dụng,các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền quyết định.

+ Thẩm định các khoản vay,dự án vay vốn,các khoản bảo lãnh,cấp tín dụng khác có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các quy định của NHCT VN trong từng thời kỳ hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc HĐTD chi nhánh.

+ Tái thẩm định đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh,khoản cấp tín dụng khác hoặc thẩm định,tái thẩm định đánh giá rủi ro đối với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc HĐTD chi nhánh.

- Đề xuất phương án trình các cấp,các ngành có liên quan hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi khả năng xử lý của chi nhánh.Hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của NHCT VN trình cấp có thẩm quyền cho xử lý các khoản nợ tồn đọng(nếu có)theo yêu cầu của NHCT VN.

- Thực hiện phân loại nợ và tính toán dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo quy định hiện hành.Phân tích thực trạng chất lượng dư nợ của chi nhánh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của NHCT VN.

- Chấm điểm,xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh.

- Kiểm tra,giám sát việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh (đối với những khoản vay/dự án/khách hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro tham gia quản lý theo các quy định của NHCT VN)sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

+ Kiểm tra việc hoàn tất hồ sơ,thủ tục tín dụng do các phòng liên quan lập,đảm bảo tuân thủ theo đúng điều kiện của khoản tín dụng đã được duyệt.

+ Theo dõi,giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng và giám sát,kiểm tra việc nhập dữ liệu khoản tín dụng vào hệ thống máy tính của phòng có liên quan sau khi cấp tín dụng,đảm bảo sự chính xác,phù hợp về hồ sơ tín dụng trên máy tính và trên giấy.

- Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại,chuyển tiền ngoại tệ,mua bán nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc NHCT VN.

- Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay,cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản đảm bảo.

Trang 9

- Tham gia HĐTD,HĐ miễn giảm lãi,HĐ xủ lý rủi ro theo quy định của NHCT VN hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh/Chủ tịch HĐ.

- Triển khai thực hiện các chính sách,quy trình,quy định về quản lý rủi ro tín dụng,rủi ro tác nghiệp,rủi ro thị trường,rủi ro thanh toán của NHCT VN nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro.

- Làm đầu mối liên hệ với trung tâm thông tin tín dụng NHNN trên địa bàn trong việc cung cấp và khai thách sử dụng thông tin tín dụng theo quy định của NHNN.Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng có liên quan tại chi nhánh và trụ sở chính NHCT VN khi có yêu cầu.

- Đầu mối kiểm tra,tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro,miễn giảm lãi của chi nhánh theo quy định của NHCT VN.

- Tổng hợp,thống kê,lưu trữ hồ sơ tài liệu,số liệu liên quan đến các khoản nợ có vấn đề và tài sản bảo đảm tồn đọng.Làm các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh và NHCT VN.

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

4.Phòng kế toán:

*Chức năng:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng;các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính,chi tiêu nội bộ tại chi nhánh;Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,xử lý hạch toán các giao dịch.Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy,quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT VN.Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hang về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.

*Nhiệm vụ:

- Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy:thực hiện mở,đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày;nhận các dữ liệu/tham số mới nhất từ NHCT VN;thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.

- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng:

Trang 10

+ Mở/đóng các tài khoản(ngoại tệ và VNĐ)

+ Thực hiện các giao dịch gửi/rút tiền từ tài khoản;

+ Bán séc,ấn chỉ thường…cho khách hàng theo quy định;

+ Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt,thanh toán và chuyển tiền ngoại tệ;

+ Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt,các giao dịch về thẻ,séc du lịch,séc bảo chi,séc chuyển khoản,nhờ thu phí thương mại…;

+Thực hiện các giao dịch giải ngân,thu nợ,thu lãi,xóa nợ…;

+ Thực hiện nghiệp vụ thấu chi(theo hạn mức được cấp)chiết khấu chứng từ có giá theo quy định…

+ Kiểm tra tính và thu phí cuả khách hàng khi thực hiện các dịch vụ Ngân hàng;kiểm tra tính lãi(lãi cho vay,lãi huy động);

+ Cung ứng các dịch vụ Ngân hàng khác(bảo quản giấy tờ có giá,cho thuê tủ két…)

+ Hạch toán các khoản mua,bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ,hợp pháp theo quy định của NHNN,NHCT VN,do bộ phận kinh doanh ngoại tệ chuyển sang(có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền).

- Thực hiện kiểm soát sau:

+ Kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh(bao gồm các bút toán tạo tự động trong các Module nghiệp vụ thuộc hệ thống INCAS và tạo tay trực tiếp trong BDS của GL);

+Thực hiện việc tra soát tài khoản điều chuyển vốn(ngoại tệ và VNĐ)với trụ sở chính;tra soát với ngân hàng ngoài hệ thống,điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân;

+ Kiểm tra đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán;

+ Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền,kiểm soát lưu trữ chứng từ,tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày,đối chiếu,lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định;

+ Kiểm soát sau tất cả các bút toán giao dịch,điều chỉnh của phòng giao dịch,quỹ tiết kiệm,điểm giao dịch theo quy định.

- Quản lý thông tin:

+ Duy trì,quản lý hồ sơ thông tin khách hàng;

+ Quản lý mẫu dấu chữ ký của khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân.

Trang 11

- Quản lý séc và giấy tờ có giá,các ấn chỉ quan trọng,các chứng từ gốc…của các giao dịch viên và toàn chi nhánh.

- Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày(quỹ tiền mặt của các Giao dịch viên);thực hiện việc kiểm soát,đối chiếu tiền mặt hàng ngày với phòng Tiền tệ kho quỹ theo quy định của NHNN và NHCT VN.

- Lưu trữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ,số liệu theo quy định hiện hành của NHCT VN.

- Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ,chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng.

- Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCT VN.

- Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định,công cụ lao động,kho ấn chỉ,chỉ tiêu nội bộ của chi nhánh.Phối kết hợp với Phòng Tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định,…xây dựng nội quy quản lý,sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.

- Lập kế hoạch tài chính,báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.

- Lập kế hoạch mua sắm tài sản,trang thiêt bị làm việc,kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình Giám đốc chi nhánh quyết định.

- Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý,năm,chi các quỹ theo quy định của Nhà nước và NHCT VN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh.

- Tính và trích nộp thuế,bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định.Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế,tài chính - Làm báo cáo định lỳ hoặc đột xuất theo quy định của NHNN và NHCT VN - Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng.

- Làm công tác khác do Giám đốc giao.

5.Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:

*Chức năng:

Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN.

Trang 12

*Nhiệm vụ:

- Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp: + Thực hiện các nghiệp vụ phát hành,sửa đổi,thanh toán L/C nhập khẩu;thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu.

+ Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến XNK(nhờ thu kèm bộ chứng từ,nhờ thu không kèm bộ chứng từ,nhờ thu séc thương mại)

+ Phối hợp với các phòng Khách hàng doanh nghiệp để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ,nghiệp vụ biên lai tín thác,bao thanh toán,bao thanh toán tuyệt đối.

+ Phát hành,thông báo(bao gồm cả sửa đổi bảo lãnh)bão lãnh trong nước và nước ngoài trong phạm vi được ủy quyền.

+ Phối hợp với các phòng Khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt buộc + Thực hiện các nghiệp vụ khác theo hướng dẫn và ủy quyền của NHCT VN trong từng thời kỳ.

- Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ:

+ Xây dựng giá mua,bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt theo thẩm quyền để thực hiện trong toàn chi nhánh

+ Thực hiện nghiệp vụ liên quan để ký hợp đồng mua,bán ngoại tệ(chuyển khoản)với các tổ chức kinh tế,cá nhân,chuyển Phòng kế toán để hạch toán kế toán theo quy định của NHCT VN.

+ Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý.

- Hỗ trợ phòng Kế toán thực hiện chuyển tiền nước ngoài(nếu cần)

Kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục cuả các khoản chuyển tiền khác theo quy định của NHCT VN.

- Phối hợp với bộ phận kiểm soát sau thuộc phòng kế toán kiểm soát,đối chiếu các bút toán phát sinh trên các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng và xử lý các khoản sai sót,chênh lệch theo quy trình nghiệp vụ và chế độ kế toán hiện hành.

- Phối hợp với các phòng khách hàng thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh;tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Trang 13

- Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại,thanh toán xuất nhập khẩu.

- Tham gia hội đồng tín dụng,hội đồng MGL,hội đồng xử lý rủi ro(khi có yêu cầu)

- Tổng hợp báo cáo,lưu trữ chứng từ,tài liệu theo quy định.

- Đảm bảo an toàn bí mật các số liêuj có liên quan theo quy định - Tổ chức học tập nâng cao trình độ,nghiệp vụ cho cán bộ.

- Làm công tác khác do Giám đốc giao.

6.Phòng tiền tệ kho quỹ:

* Chức năng:

Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ,quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN.Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm,các điểm giao dịch trong và ngoài quầy,thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu,chi tiền mặt lớn.

*Nhiệm vụ:

- Quản lý an toàn kho quỹ(an toàn về tiền VNĐ và ngoại tệ,thẻ tiết kiệm,giấy tờ có giá,hồ sơ tài sản thế chấp…)theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN.

- Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm,các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác,đúng chế độ quy định.

- Thu,chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn,thu chi lưu động tại các doanh nghiệp,khách hàng.

- Phối hợp với phòng kế toán,tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN,các NHCT VN trên địa bàn,các quỹ tiết kiệm,điểm giao dịch,phòng giao dịch,máy rút tiền tự động(ATM)an toàn,đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ,kịp thời nhu cầu tại chi nhánh.

- Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ,báo cáo ban giám đốc kịp thời xử lý.Lập kế hoạch sửa chữa,cải tạo,tu bổ,nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi,xuất nhập kho quỹ đầy đủ,kịp thời.Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT VN.

- Thực hiện việc đóng gói,lập bảng kê chuyển séc du lịch,hóa đơn thanh toán thẻ VISA,MASTER về trụ sở chính NHCT VN hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu.

Trang 14

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ,nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ công tác của phòng.

- Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao.

7.Phòng tổ chức hành chính

* Chức năng :

Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHCT VN.Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh,thực hiện công tác bảo vệ,an ninh an toàn chi nhánh.

* Nhiệm vụ:

- Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT VN có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương,bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế…

- Thực hiện quản lý lao động,tuyển dụng lao động,điều động,sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực,trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh.

- Thực hiện bồi dưỡng,quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ,nhân viên chi nhánh.

- Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động,trang thiết bị và phương tiện làm việc,văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.Thực hiện theo dõi bảo dưỡng,sửa chữa tài sản,công cụ lao động theo ủy quyền.

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản,nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc,quỹ tiết kiệm,điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước và NHCT VN.

- Quản lý và sử dụng xe ô tô theo quy định,đảm bảo lái xe an toàn.Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý,sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.

- Tổ chức công tác văn thư,lưu trữ,quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT VN.Đánh máy,in ấn tài liệu của cơ quan khi đã được ban giám đốc và các phòng ban khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật,quản lý an toàn hồ sơ cán bộ.

- Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh.

- Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp,hội thảo sơ kết,tổng kết…và ban giám đốc tiếp khách.

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan