Chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh phần Muối và phân bón hóa học

27 7.6K 21
Chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh phần Muối và phân bón hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong day học hóa học 9. Tên chuyên đề Tính chất hóa học của muối và phân bón hóa học ,BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHO CHỦ ĐỀ, BÀI SOẠN, CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Tên chủ đề: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI, MUỐI NATRICLORUA, PHÂN BÓN HÓA HỌC BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHO CHỦ ĐỀ Kiến thức Biết được: - Tính chất hoá học của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao. - Một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl) và kali nitrat (KNO 3 ). - Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. - Tên, thành phần hoá học và ứng dụng của một số phân bón hoá học thông dụng. Kĩ năng - Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối. - Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học thông dụng. - Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của muối. - Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng. - Phát triển năng lực: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học + Năng lực thực hành hóa học + Năng lực tính toán hóa học + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống + Năng lực giải quyết vấn đề. Trang 1 BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO CHỦ ĐỀ Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (mô tả mức độ cần đạt) Thông hiểu (mô tả mức độ cần đạt) Vận dụng thấp (mô tả mức độ cần đạt) Vận dụng cao (mô tả mức độ cần đạt) - Tính tan của muối - Muối natriclorua . - Tính chất hóa học của muối - Phản ứng trao đổi trong dung dịch - Những phân bón hóa học thường dùng Câu hỏi/bài tập định tính - Biết được tính tan của một số muối thường gặp - Muối tác dụng với kim loại, axit, muối, bazơ, muối bị nhiệt phân hủy - Biết khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch - Biết một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl) và kali nitrat (KNO 3 ). - Biết được phân bón đơn, phân bón kép, phân bón vi lượng - Viết được PTHH minh họa cho mỗi tính chất hóa học của muối - Xác định phản ứng xảy ra dựa vào điều kiện của phản ứng trao đổi trong dung dịch - Phân biệt được một số dung dịch muối hoặc một số muối ở thể rắn (không giới hạn thuốc thử) - Viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa hoặc chọn các chất thích hợp điền vào chỗ trống rồi hoàn thành PTHH - Phân biệt được một số dung dịch muối hoặc một số muối ở thể rắn - Lập dãy chuyển hóa và viết PTHH theo một số chất cho trước, hoặc xác định các chất A, B, C, D… rồi hoàn thành dãy chuyển hóa Câu hỏi/bài tập định lượng - Làm được các bài tập về tính theo PTHH thông thường: tính khối lượng chất, khối lượng dung dịch, nồng độ của chất … tham gia và tạo - Làm được các bài toán về hỗn hợp, bài tập về chất dư Trang 2 thành sau phản ứng từ một chất đã cho ban đầu - Tính được thành phần phần trăm của các nguyên tố N, P, K trong công thức hóa học của một số muối Câu hỏi/bài tập gắn với thực hành thí nghiệm, hiện tượng thực tế Mô tả được TN, nhận biết được các hiện tượng TN. - Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm. Giải thích và phân tích được kết quả TN để rút ra kết luận. Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích; đề xuất được phương án thí nghiệm để giải quyết các tình huống thực tiễn. Trang 3 Tên chủ đề: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI, MUỐI NATRICLORUA, PHÂN BÓN HÓA HỌC STT Tuần Nội dung Số tiết Ghi chú 1 7 Tính chất hóa học của muối 1 2 7 Một số muối quan trọng: Muối natri clorua 1 3 8 Phân bón hóa học 1 Tuần: 7 Ngày soạn: 22/09/2014 Tiết: 14 Ngày dạy : Bài 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI A. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức Biết được - Tính chất hóa học của muối: tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối, nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao. - Khái niệm pứ trao đổi, điều kiện để pứ trao đổi thực hiện được. 2. Kĩ năng - Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về TCHH của muối. - Nhận biết một số muối cụ thể - Viết được PTHH minh họa TCHH của muối. - Tính khối lượng hoặc thể tích dd muối trong phản ứng. 3. Phát triển năng lực: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học + Năng lực thực hành hóa học + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống + Nang lực giải quyết vấn đề. B. TRỌNG TÂM - Tính chất hóa học của muối. Phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra p/ư trao đổi C. CHUẨN BỊ: Gv: - Dụng cụ: (Cho 6 nhóm) Khai, giá ống nghiệm, 7 ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọtphễu, giấy lọc. - Hóa chất : dd AgNO 3 , dd H 2 SO 4 , dd BaCl 2 , dd NaCl , dd CuSO 4 , dd Na 2 CO 3 , dd Ba(OH) 2 , dd NaOH, CaCO 3 , Cu , Fe hoặc Al * Phương pháp: Thí nghiiệm nghiên cứu, tìm hiểu, giải thích, đàm thoại Hs: Xem trước bài học D. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định 2.Kiểm tra bài: Câu 1: Nêu t/c hóa học của canxi hidroxit? a. Làm đổi màu chất chỉ thị: 3,0đ - Dung dịch Ca(OH) 2 làm quỳ tím → xanh Trang 4 - Làm phenolphtalein không màu → đỏ b. Tác dụng với axit 3,0đ - Dung dịch Ca(OH) 2 + axit →Muối +nước Ca(OH) 2 + 2HCl→ CaCl 2 + H 2 O c. Tácdụng với oxit axit: - Dung dịch Ca(OH) 2 + oxit axit →Muối +nước 3,0đ Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 + H 2 O Ngoài ra Ca(OH) 2 cón tác dụng với dd muối 1,0đ Câu 2:Viết các PTHH thực hiện những chuyển đổi sau: (1) (2) (3) CaCO 3 → CaO → Ca(OH) 2 → CaCO 3 (4) ↓ (5) ↓ CaCl 2 Ca(NO 3 ) 2 1. CaCO 3 → CaO + CO 2 2đ 2. CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 2đ 3. Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 + H 2 O 2đ 4. CaO + 2HCl → CaCl 2 + H 2 O 2đ 5. Ca(OH) 2 +2HNO 3 → Ca(NO 3 ) 2 +2H 2 O 2đ 3. Các hoạt động dạy và học: Giới thiệu bài mới: Muối có những tính chất hóa học nào ?Thế nào là phản ứng trao đổi ? Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi là gì? HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu tính chất hóa học của muối HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG BÀI GHI Gv: hướng dẫn HS làm TN theo nhóm. - Ngâm 1 đoạn dây Cu vào ống nghiệm (1) có chứa 2-3ml dd AgNO 3 - Ngâm 1 đoạn dây Fe vào ống nghiệm (2) có chứa 1-2ml dd CuSO 4 - Quan sát hiện tượng nhận xét viết PTPƯ, rồi kết luận về TCHH giữa muối với kim loại ? Hs: Làm thí nghiệm và ghi kết quả - Ống nghiệm 1: Có kim loại màu xám bám ngoài dây Cu. Dd không màu chuyển dần sang màu xanh - Ống nghiệm 2: Có kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt. - ống nghiệm 1 kim loại Cu đẩy Ag ra khỏi dd muối Ag dd không màu chuyển sang màu xanh, ống nghiệm 2 kim loại Fe đẩy Cu ra khỏi dd muối Cu, 1phần Fe bị hòa tan tạo dd FeSO 4 dd ban đầu có màu xanh lam nhạt dần. Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu Cu + 2AgNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag * Dd muối tác dụng với kim loại tạo thành muối mới I- Tính chất hóa học của muối: 1- Muối tác dụng với kim loại: Ddmuối + kim loại→Muối mới +kim loại mới Ví dụ Cu + 2AgNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2AgCl Đồng II nitrat Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu Sắt II sunfat 2- Muối tác dụng với axit: Trang 5 t o và kim loại mới. Gv: P/Ư cũng xảy ra tương tự khi cho các kim loại Al, Zn tác dụng với dd CuSO 4 , AgNO 3 Gv: hướng dẫn Hs làm TN. Nhỏ 1-2 giọt dd H 2 SO 4 loãng vào - ống nghiệm 1có sẵn 1ml dd BaCl 2 - ống nghiệm 2có sẵn CaCO 3 - Quan sát hiện tượng trong 2 ống nghiệm. Nhận xét viết ptpư. Kết luận về TCHH này của muối. Hs: Các nhóm tiến hành thí nghiệm - ống nghiệm 1: Có kết tủa trắng xuất hiện - ống nghiệm 2: Có hiện tượng sũi bọt, có khí sinh ra Gv: Sản phẩm trong ống nghiệm 2 là CaSO 4 và H 2 CO 3 nhưng H 2 CO 3 là axit không bền bị phân hủy tạo ra CO 2 và H 2 O Hs: Viết PTHH: BaCl 2(dd) + H 2 SO 4(dd) → BaSO 4 + 2HCl(dd) CaCO 3(r) + H 2 SO 4(dd) → CaSO 4(r) + CO 2(k) + H 2 O (l) - Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới. Gv: giới thiệu nhiều muối khác cũng t/d với axit → muối mới và axit mới. Gv: hướng dẫn Hs làm TN: - Nhỏ 1-2 giọt dd AgNO 3 vào ống nghiệm 1có sẵn 1ml dd NaCl. - Nhỏ 1-2 giọt dd NaCl vào ống nghiệm2 có sẵn 1ml dd K 2 CO 3 . - Quan sát hiện tượng trong 2ống nghiệm và viết PTHH, kết luận về TCHH này của muối. Hs: Các nhóm tiến hành thí nghiệm - ống nghiệm 1 có hiện tượng kết tủa - ống gnhiệm 2 không có hiện tượng gì, phản ứng không xảy ra. Gv: hướng dẫn HS viết pứ trao đổi bằng cách thay thế thành phần của gốc axit - dùng bộ bìa màu để Hs dễ nhận ra sự thay đổi về thành phần cấu tạo. PTHH: AgNO 3(dd) + NaCl (dd) → AgCl (r) + NaNO 3(dd) NaCl (dd) + K 2 CO 3(dd) không xảy ra p/ư - Hai dd muối tác dụng với nhau tạo ra 2 muối mới. Gv:Trong ống nghiệm 2 ,2dd muối không xảy rap/ư. Vậy nó cần có đk gì khác ta sẽ tìm hiểu ở mục II. Gv: Gợi ý để Hs nhớ lại TCHH này đã học trong bài học trước nên chỉ viết PTHH CuSO 4(dd) + 2NaOH (dd) → Cu(OH) 2(r) + Na 2 SO 4(dd) Muối + Axit → muối mới + axit mới Ví dụ: BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 + 2HCl Bari sunfat CaCO 3 + H 2 SO 4 → CaSO 4 + CO 2 + H 2 O 3- Muối tác dụng với muối: DD muối + dd muối → 2 muối mới Ví dụ: AgNO 3 + NaCl → AgCl + NaNO 3 4- Tác dụng với bazơ: DDmuối + ddbazơ→Muối mới + bazơ mới Ví dụ: CuSO 4 + 2NaOH → Cu(OH) 2 + Na 2 SO 4 Trang 6 Na 2 SO 4(dd) + Ba(OH) 2(dd) → BaSO 4(r) + 2NaOH (dd) - dd muối tác dụng được với dd bazơ → muối mới và bazơ mới Gv: nhiều dd muối khác cũng tác dụng được với dd bazơ → muối mới và bazơ mới Gv: giới thiệu: nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như : KClO 3 , KMnO 4 , CaCO 3 HS viết PTHH phân hủy KMnO 4 , MgCO 3 2KMnO 4 K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 CaCO 3 CaO + CO 2 Na 2 SO 4 + Ba(OH) 2 → BaSO 4 + 2NaOH 5- Phản ứng phân hủy: Một số muối như: KMnO 4 , CaCO 3 , KClO 3 … bị phân hủy ở nhiệt độ cao Thí dụ: 2KClO 3 2KCl + 3O 2 CaCO 3 CaO + CO 2 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về phản ứng trao đổi trong dung dịch HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG BÀI GHI Chuyển ý: Hỏi Hs p/ư trong TCHH 1,5 thuộc loại p/ư gì ? Hs: p/ư trong TCHH 1 là p/ư thế, p/ư trong TCHH 5 là p/ư phân hủy. Vậy những PƯHH trong TCHH 2,3,4. thuộc loại P/Ư nào  II Gv: Hãy nhận xét về thành phần của các chất sau pứ với thành phần của các chất ban đầu trong các giữa dd muối với bazơ , với dd axit , dd muối Hs: Phản ứng trong dd của muối với axit , với bazơ , với muối xảy ra có sự trao đổi các thành phần cấu tạo với nhau để tạo ra hợp chất mới. Gv: Các p/ư của dd muối với axit , với bazơ , với muối là p/ư trao đổi. - Vậy thế nào là pứ trao đổi ? Hs: Phản ứng trao đổi là pứ hóa học trong đó 2 hợp chất tham gia pứ trao đổi với nhau về thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hc mới . Gv: : Hãy hoàn thành các PTHH sau và cho biết pứ nào là pứ trao đổi ? 1/ BaCl 2 + Na 2 SO 4 → ? + ? 2/ Al + AgNO 3 → ? + ? 3/ CuSO 4 + NaOH → ? + ? 4/ Na 2 CO 3 + H 2 SO 4 → ? + ? 5/ NaCl (dd) + K 2 CO 3(dd) → ? + ? Hs lên làm bài tập trên , Hs khác nhận xét trạng thái , sửa chữa các pứ Gv: kết luận nếu sản phẩm không có chất rắn (kết tủa) , hay chất khí sinh ra thì pứ hóa học không xảy ra II- Phản ứng trao đổi trong dung dịch: 1- Nhận xét về các pứ của muối: Phản ứng trong dd của muối với axit, với bazơ, với muối xảy ra có sự trao đổi các thành phần cấu tạo với nhau để tạo ra hợp chất mới. BaCl 2 + Na 2 SO 4 → BaSO 4 +2NaCl CuSO 4 +NaOH → Na 2 SO 4 + Cu(OH) 2 Na 2 CO 3 + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + H 2 O +CO 2 2- Phản ứng trao đổi: Phản ứng trao đổi là pứ hóa học trong đó 2 hợp chất tham gia pứ trao đổi với nhau về thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hc mới . 3- Điều kiện xảy ra pứ trao đổi: Phản ứng trao đổi trong dd của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí * Chú ý: Phản ứng trung hòa cũng là pứ trao đổi. Trang 7 t 0 t 0 t 0 t 0 ? Vậy điều kiện nào để pứ hóa học xảy ra ? ở đây Hs có thể sẽ viết PƯHH 5 nhưng sau khi dựa vào đk p/ư sẽ hiểu là nó không xảy ra p/ư. Đây là thí nghiệm trong TCHH 3 ở ống nghiệm 2 khi nảy ta làm mà không xảy ra p/ư. Hs: Phản ứng trao đổi trong dd của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí Gv: lưu ý pứ trung hòa cũng là pứ trao đổi. 4. Luyện tập – Củng cố: 1- Nêu t/c hóa học của muối ? 2- Thế nào là pứ trao đổi ? nêu đk để pứ trao đổi xảy ra ? 3- Bổ túc các PTHH để pứ xảy ra: a/ ? + NaOH → Cu(OH) 2 + ? b/ H 2 SO 4 + ? → Na 2 SO 4 + ? + CO 2 c/ NaCl + ? → AgCl + ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Gv hướng dẫn Hs làm bài 2sgk/33. Dùng dd NaCl nhận biết dd AgNO 3 , dd NaOH nhận biết dd CuSO 4 có kết tủa màu xanh, còn lại là dd NaCl. - Học bài, làm bài tập 1,3,4,5 sgk/33 E. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 8 Ngày soạn: 23/09/2014 Tiết: 15 Ngày dạy : Bài 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức Biết được - Một số tính chất, ứng dụng của muối: NaCl , KNO 3 , muối KNO 3 bị phân hủy ở nhiệt độ cao. 2. Kĩ năng : - Viết PTHH, tính khối lượng hoặc thể tích dd muối trong p/ư. 3. Phát triển năng lực: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học + Năng lực tính toán hóa học + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống + Năng lực giải quyết vấn đề. B. TRỌNG TÂM Trang 8 - Tính chất, ứng dụng của muối NaCl , KNO 3 C. CHUẨN BỊ: Gv: Tranh ảnh cách khai thác muối NaCl (nếu có), không có yêu cầu thí nghiệm. * Phương pháp: Tìm hiểu vấn đề, giải thích, đàm thoại Hs: tìm hiểu trước các ứng dụng của NaCl và KNO 3 D. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định 2.Kiểm tra bài: Câu 1: Nêu t/c hóa học của muối , viết các PTHH minh họa ? Dd muối + kim loại→M mới + kim loại mới Ví dụ Cu + 2AgNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2AgCl Đồng II nitrat Muối + Axit → muối mới + axit mới Ví dụ: BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 + 2HCl Bari sunfat CaCO 3 + H 2 SO 4 → CaSO 4 + CO 2 + H 2 O DD muối + dd muối → 2 muối mới Ví dụ: AgNO 3 + NaCl→ AgCl + NaNO 3 DDmuối+ddbazơ→M/mới +bazơ mới Ví dụ: CuSO 4 + 2NaOH → Cu(OH) 2 + Na 2 SO 4 Muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao: t 0 Một số muối như: KMnO 4 , CaCO 3 , KClO 3 … bị phân hủy ở nhiệt độ cao Thí dụ 2KClO 3 2KCl + 3O 2 Câu 2: Định nghĩa pứ trao đổi ? đk để pứ trao đổi xảy ra ? Viết 2PTHH minh họa ? * Phản ứng trao đổi: (3đ) Phản ứng trao đổi là pứ hóa học trong đó 2 hợp chất tham gia pứ trao đổi với nhau về thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hc mới . * Điều kiện xảy ra pứ trao đổi: (3đ) Phản ứng trao đổi trong dd của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí Ví dụ: Hs viết đúng 2PTHH đạt (4đ) 3. Các hoạt động dạy và học: Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã biết những tính chất hóa học của muối. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu muối quan trọng là natri clorua HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về muối natri clorua HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG BÀI GHI Muối Natri clorua - Muối Natri clorua ( NaCl): Trang 9 Gv: trong tự nhiên các em thấy muối ăn ( NaCl) có ở đâu ? Hs: Trong tự nhiên muối ăn ( NaCl) có trong nước biển dưới dạng hòa tan và dạng kết tinh trong lòng đất ( mỏ muối) Gv: giới thiệu trong 1m 3 nước biển có hòa tan chừng 27kg muối natri clorua, 5kg muối Magiê clorua (MgCl 2 ), 1kg muối canxi sunfat và một khối lượng nhỏ những muối khác. - gọi Hs đọc sgk phần 1 trạng thái tự nhiên trang 34 và xem tranh ruộng muối. ? Em hãy trình bày cách khai thác NaCl từ nước biển ? Hs: Người ta khai thác NaCl từ nước mặn ở trên, cho nước mặn bay hơi từ từ. Gv: Muốn khai thác NaCl từ những muối có trong lòng đất , người ta làm ntn ? Hs: Đào hầm hay giếng sâu qua lớp đất đá đến mỏ muối. Gv: xem sơ đồ ứng dụng và cho biết những ứng dụng quan trọng của muối natri clorua ? Hs: Làm gia vị và bảo quản thực phẩm. Dùng để sản xuất:Na ,Cl 2 , H 2 , NaOH, Na 2 CO 3 , NaHCO 3 Gv: Nếu trong khẩu phần ăn thiếu muối NaCl thì ảnh hưởng gì đến cơ thể? Hs: mệt mỏi, khó hấp thụ chất dinh dưỡng, Gv: Ngoài dùng làm gia vị và bảo quản thực phẩm, muối ăn dùng làm vào những việc nào trong đời sống sinh hoạt hằng ngày? Hs: 1. Chữa mệt mỏi: Làm việc nặng ra nhiều mồ hôi pha nước chanh đường, thêm muối, uống sẽ hết mệt. 2. Chữa chân đau nhức sưng tấy: Đun nước nóng già bỏ muối vào, ngâm chân tay hàng ngày 15-20 phút sẽ mau khỏi. 3. Viêm ngứa: Lấy nước nóng pha muối đặc ngâm hoặc lấy bông tẩm vào chỗ ngứa sẽ hết ngứa. 4. Chảy nước mắt, dử mắt: Pha nước muối đun sôi để nguội, lọc trong, rửa mắt hàng ngày. 5. Chữa răng lung lay, lở lợi: Pha nước muối loãng để ngậm. 6. Chữa ho, cảm: Cho muối vào múi chanh ngậm cho tan dần. 7. Chữa đau bụng: Lấy muối rang cho nóng, bọc vào miếng vải chườm vào rốn và lưng. 8. Cổ họng sưng đỏ, đau: Dùng muối cả hạt để ngậm, tan hết lại lấy hạt khác ngậm cho đến khi khỏi đau. 1- Trạng thái tự nhiên: Trong tự nhiên muối ăn ( NaCl) có trong nước biển dưới dạng hòa tan và dạng kết tinh trong lòng đất ( mỏ muối) 2- Cách khai thác :( sgk) - Từ nước biển - Từ mỏ muối 3- Ứng dụng: - Làm gia vị và bảo quản thực phẩm - Dùng để sản xuất:Na, Cl 2 , H 2 , NaOH, Na 2 CO 3 , NaHCO 3 Trang 10 [...]... phõn Clo-rua Ka-li tht 8 i vi cỏc loi phõn hn hp NPK: gm rt nhiu loi do t l thnh phn cỏc loi dinh dng khỏc nhau, nhng theo phng phỏp sn xut thỡ c chia ra lm 2 nhúm: 8.1 Nhúm phõn khoỏng trn: c sn xut bng cỏch phi trn cỏc loi phõn nguyờn liu cha m, Lõn v Ka-li vi nhau theo mt t l nht nh theo tiờu chun ó cụng b, to thnh mt hn hp phõn bún vi thnh phn l cỏc ht cha riờng r tng loi dinh dng Nhúm ny cú cụng... thớch: t chua l t cú pH . SINH NỘI DUNG BÀI GHI Chuyển ý: Hỏi Hs p/ư trong TCHH 1,5 thuộc loại p/ư gì ? Hs: p/ư trong TCHH 1 là p/ư thế, p/ư trong TCHH 5 là p/ư phân hủy. Vậy những PƯHH trong TCHH 2,3,4. thuộc loại. câu hỏi liên hệ thực tế Tại sao không bón phân đạm cho đất chua? * Giải thích: Đất chua là đất có độ pH<7 (do dư thừa ion H + ), đất chua gây ra nhiều bất lợi cho việc giữ gìn và cung cấp thức. viết PTPƯ, rồi kết luận về TCHH giữa muối với kim loại ? Hs: Làm thí nghiệm và ghi kết quả - Ống nghiệm 1: Có kim loại màu xám bám ngoài dây Cu. Dd không màu chuyển dần sang màu xanh -

Ngày đăng: 02/12/2014, 04:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan