Marketing Thiết kế sản phẩm mới

16 635 6
Marketing  Thiết kế sản phẩm mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

STT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 NHTM Ngân hàng thương mại 2 POS Point of Sale 3 DVNH Dịch vụ ngân hàng 4 SPDV Sản phẩm dịch vụ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, các ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng được đa dạng hóa về sản phẩm dịch vụ. Do các ngân hàng cùng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực và bán các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau, do đó để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh đầy khóc liệt buộc các ngân hàng không ngừng đổi mới mẫu mã sản phẩm của mình, nghiên cứu, sáng tạo để tìm ra được phân khúc thị trường mới cho ngân hàng mình không ngừng tồn tại, phát triển. Biết được những khó khăn trước mắt, các ngân hàng đã không ngừng cập nhật các biến động của thị trường, xu hướng cũng như là nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Qua đó, họ sẽ biết được khách hàng đang cần những gì để vạch ra kế hoạch, thiết kế, tìm tòi, sáng tạo ra các sản phẩm mới để thu hút khách hàng. Dẫn đầu trong việc đổi mới đó, là xu hướng đồng thương hiệu, với ý tưởng là các ngân hàng sẽ liên kết với doanh nghiệp để tạo ra một sản phẩm chung của họ, các sản phẩm thẻ đồng thương hiệu lần lượt được ra đời: thẻ đồng thương hiệu Vietcombank Big C Visa, thẻ trả trước nội địa đồng thương hiệu Sacombank-Vinamilk. Qua ý tưởng đó, sẽ giúp cho ngân hàng hướng tới một phân khúc thị trường mới, đầy tìm năng, đó là các khách hàng của doanh nghiệp mà mình liên kết. Ngoài ra, còn có các ngân hàng hướng tới phân khúc thị trường mới là các sinh viên, các du học sinh, đặc biệt là đối tượng sinh viên ở xa quê. Với thị trường mới mẻ và rất nhiều tiềm năng, buộc các ngân hàng không ngừng nghiên cứu để có thể phát huy được tối đa thị phần đó, cũng như là khắc phục các khó khăn tiềm tàng mà bản thân thị phần đó mang lại. Đó cũng là những cơ hội cũng như là thách thức mà các ngân hàng của nước ta không ngừng cải tiến để có thể đem lại lợi ích tối đa đối với người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ đó. Do nắm được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề về xu hướng mới trong việc thiết kế sản phẩm mới của các NHTM Việt Nam hiện nay, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài này cho bài tiểu luận. Trong quá trình nghiên cứu đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được tiếp nhận những ý kiến đóng góp, đánh giá của Giảng viên phụ trách và các bạn để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Trang 3 / 16 1. Tìm hiểu về xu hướng ngân hàng bán lẻ: 1.1 Khái quát về xu hướng ngân hàng bán lẻ: Được xem là một xu hướng tất yếu, hầu hết các ngân hàng Việt Nam trong mấy năm thực hiện tái cơ cấu trở lại đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đều xác định phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù đi sau, phát triển muộn, nhưng các tín hiệu từ phía khách hàng trên thị trường ngân hàng Việt, lại gần như khá tương đồng với thị trường quốc tế. Theo bà Nguyễn Tú Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ Thẻ Smartlink: Ngân hàng bán lẻ đang chứng tỏ vai trò của mình trong những năm trở lại đây. Với các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, huy động vốn từ bán lẻ chiếm hơn 50% tổng huy động; thu từ dịch vụ bán lẻ chiếm 12 - 15%; ở các ngân hàng nhỏ hơn, con số này lần lượt là 80% và 20% 1 . Hiện nay, ngoài ATM và POS, các ngân hàng cũng quan tâm đến Mobilebanking, Internetbanking Với sự phát triển này, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt đang giảm mạnh, hiện chỉ còn 12% trên tổng phương tiện thanh toán. Theo ước tính, 70% trên tổng số 33 triệu người sử dụng Internet đang thực hiện các giao dịch điện tử và xu hướng thị trường thanh toán trong tương lai sẽ đi theo hướng tăng số lượng thanh toán điện tử thay cho các giao dịch truyền thống. 1.2 Khái niệm, đặc điểm xu hướng ngân hàng bán lẻ: Thị trường bán lẻ là một cách nhìn hoàn toàn mới về thị trường tài chính, qua đó, phần đông những người lao động nhỏ lẻ sẽ được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (DVNH), tạo ra một thị trường tiềm năng đa dạng và năng động. Xuất phát từ cách hiểu truyền thống trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bán lẻ sản phẩm dịch vụ ngân hàng được hiểu là những hình thức bán trực tiếp đến các cá nhân, gia đình, doanh ngiệp vừa và nhỏ, và một số gói sản phẩm nhỏ lẻ đối với công ty, tổ chức kinh tế lớn. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dịch vụ ngân hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp thông qua mạng lưới chi nhánh, hoặc việc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua phương tiện thông tin, điện tử viễn thông. 2. Một số xu hướng mới trong việc thiết kế sản phẩm mới của các NHTM Việt Nam hiện nay: Các dịch vụ bán lẻ của NHTM Việt Nam ngày càng đa dạng, trở nên đồng đều hơn với việc triển khai của hầu hết các NHTM, tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn. Các sản phẩm của ngân hàng điện tử ngày càng trở nên rộng rãi và phổ biến, dịch vụ thẻ ngày càng trở nên phổ biến trong các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp với nhiều tiện ích, nhiều loại thẻ tín dụng. Các dịch vụ tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh cả về danh mục và doanh số, tất cả NHTM của Việt Nam đều có sản phẩm cho vay tiêu dùng, các sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính, được triển khai ngày càng nhiều. Dịch vụ bán lẻ của NHTM phát triển 1 http://www.bankers.org.vn/2013/index.php?option=com_content&view=article&id=146&Itemid=276&lang=vi Trang 4 / 16 dựa nhiều vào ứng dụng hệ thống công nghệ. Ngày càng nhiều NHTM Việt Nam ứng dụng công nghệ hiện đại với chi phí lớn và diện phủ sóng rộng. 2.1 Xu hướng đồng thương hiệu – liên kết giữa ngân hàng và các doanh nghiệp: 2.1.1 Nguyên nhân ra đời: Trong khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam lại đang dần bão hòa. Các ngân hàng cố gắng gia tăng chất lượng các dịch vụ sản phẩm để thu hút khách hàng và tạo một dấu ấn mới trong lòng khách hàng. Với những yêu cầu đặt ra như trên, vào năm 2013 thì các thẻ đồng thương hiệu ồ ạt xuất hiện trên thị trường như một làn sóng làm tươi mới lại thị trường thẻ tín dụng đang ảm đạm. Thẻ đồng thương hiệu như kênh dịch vụ mới là một cầu nối liên kết giữa ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp những lợi ích và ưu đãi đến các khách hàng. “Thẻ đồng thương hiệu – co-branded card” đã xuất hiện và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Sự thân thiện, đa tiện ích của loại thẻ này đã chứng minh chiến lược đúng đắn của các thương hiệu lớn, góp phần quan trọng vào việc đem lại lợi ích cho khách hàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Thẻ đồng thương hiệu được các ngân hàng lựa chọn phát hành nhiều thời gian qua có thể kể đến các loại thẻ liên kết với các siêu thị: Eximbank với thẻ đồng thương hiệu với hệ thống siêu thị Citimart, hệ thống siêu thị Thuận Thành, nhà phân phối Viễn thông A; Vietcombank với hệ thống siêu thị Co.op mart, thẻ đồng thương hiệu giữa Co.op mart với BIDV và Dong A Bank; Bac A Bank - TH True Mart; BIDV - Lingo Card; Sacombank - Sony Visa… 2.1.2 Các dòng sản phẩm đồng thương hiệu: 2.1.2.1 Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank Big C Visa: Cùng với xu hướng đồng thương hiệu, ngày 08/03/2014, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cùng công ty TNHH Dịch vụ EB (Big C) và công ty thẻ Visa International chính thức ra mắt sản phẩm thẻ đồng thương hiệu Vietcombank Big C Visa – Chi tiêu nhiều, tích lũy lớn. 2 Sản phẩm thẻ này ra đời với sự kết hợp của ba thương hiệu uy tín: Vietcombank - Ngân hàng hàng đầu về dịch vụ thẻ tại Việt Nam, Big C – hệ thống bán lẻ hàng đầu khu vực và Visa – thương hiệu thẻ toàn cầu. 2 http://www.vietcombank.com.vn/news/Vcb_News.aspx?ID=5209 Trang 5 / 16 Nó đánh dấu cho một sự hợp tác toàn diện và bền vững nhằm phát triển dòng sản phẩm thẻ với tính năng thanh toán ưu việt được cung cấp bởi Vietcombank và Visa, tích hợp thêm thật nhiều ưu đãi và quyền lợi thiết thực tại hệ thống siêu thị Big C trên toàn quốc dành cho nhóm khách hàng có nhu cầu chi tiêu, mua sắm hàng ngày. - Những lợi ích thẻ đồng thương hiệu mang lại: • Khi liên kết phát hành thẻ với siêu thị, Vietcombank sẽ có cơ hội chung chia miếng bánh thị phần là lượng khách hàng thân thiết đông đảo của Big C. Đồng thời, Big C có cơ hội tiếp cận cơ sở dữ liệu của khách và phát triển thanh toán qua thẻ với Vietcombank. Từ đó, siêu thị sẽ được ngân hàng hỗ trợ công tác quản lý thông tin, giao dịch, nguồn tiền, đồng thời, tiết kiệm các chi phí khác khi thanh toán không dùng tiền mặt. • Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank Big C Visa tích hợp đầy đủ tính năng của thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank Visa và thẻ Ưu đãi Big C 3 . Khách hàng chỉ cần mang thẻ đến thanh toán tại quầy thu ngân mà không cần tốn nhiều thời gian đi rút tiền ở các trụ ATM. Hạn chế việc mang theo nhiều tiền mặt, tránh được các rủi ro. • Ngoài ra còn được hưởng các chương trình ưu đãi của Big C và ngân hàng Vietcombank: giá trị tích lũy có thể lên tới 3% giá trị mua sắm tại Big C, ưu đãi giảm tới 20% tại một số cửa hàng hợp tác, bên cạnh đó khách hàng được tham gia các chương trình khuyến mãi và ưu đãi về dịch vụ thẻ dành riêng cho chủ thẻ Vietcombank Visa được cập nhật thường xuyên, liên tục. 2.1.2.2 Thẻ trả trước nội địa đồng thương hiệu Sacombank-Vinamilk: Thẻ Sacombank-Vinamilk là thẻ trả trước nội địa giúp bạn dễ dàng trong các giao dịch ngân hàng với công ty Vinamilk an toàn, nhanh chóng. Không những thế bạn còn có thể thực hiện các giao dịch khác như nạp tiền, rút tiền, thanh toán dễ dàng trong hệ thống ngân hàng Sacombank cũng như hệ thống ngân hàng trong liên minh thẻ Banknetvn và Smartlink trên toàn quốc. Đặc điểm cơ bản của thẻ trả trước nội địa đồng thương hiệu Sacombank - Vinamilk là chỉ dành riêng cho khách hàng của Vinamilk, chính vì đặc điểm đó mà đã tạo cơ sở cho ngân hàng Sacombank tiếp cận được với mạng lưới khách hàng của Vinamilk dễ dàng, giảm bớt chi phí phát hành thẻ, chi phí quản lý, gia tăng thị phần của mình. Ngoài ra, thẻ Sacombank-Vinamilk kết nối với tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Sacombank, cho phép khách hàng sử dụng tiền trong tài khoản để giao dịch mọi lúc mọi nơi thông qua dịch vụ Sacombank M-Plus, Internet Banking, tại ATM Sacombank, ATM có logo 3 http://www.vietcombank.com.vn/Personal/Card/InternationalDebitCard.aspx Trang 6 / 16 Banknetvn/Smartlink/VNBC trên toàn quốc như: Rút tiền mặt, tra cứu số dư tài khoản, tra cứu 5 giao dịch gần nhất, chuyển khoản đến tài khoản/thẻ Sacombank, thanh toán dư nợ thẻ tín dụng Sacombank, thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ (POS) của Sacombank, POS có logo Banknetvn/Smartlink/VNBC rút tiền mặt, tra cứu số dư tại ATM/POS của Sacombank, ATM có logo Banknetvn/Smartlink/VNBC,… 4 2.1.2.3 Thẻ sinh viên tích hợp với thẻ ATM: Xuất phát từ nhu cầu chủ yếu của sinh viên đi học xa nhà và thường xuyên nhận trợ cấp từ gia đình, các thẻ sinh viên tích hợp với thẻ ATM bắt đầu ra đời. Thẻ sinh viên tích hợp với thẻ ATM đã trở nên khá quen thuộc đối với sinh viên của hầu hết các trường Đại học. Đây là sự kết hợp giữa một thẻ ATM thông thường và thẻ quản lí sinh viên của các trường. Ngoài tính năng rút tiền, nộp tiền, chuyển khoản, thanh toán, thẻ còn đóng vai trò của thẻ thư viện và thẻ ra vào trường. Việc tích hợp thẻ ATM với thẻ sinh viên đã tạo ra nhiều lợi ích cho sinh viên: • Rút ngắn khoảng cách giữa các ngân hàng và khách hàng tiềm năng (sinh viên). • Dễ dàng tiếp cận với khách hàng một cách sâu rộng. • Góp phần quản lí thông tin sinh viên. • Rất thuận lợi vì chỉ cần một thẻ nhưng lại có thể thực hiện nhiều chức năng tiện ích khác nhau. 2.1.3 Ưu điểm của xu hướng đồng hóa thương hiệu: - Đối với ngân hàng: • Ngân hàng được phép tiếp cận cơ sở khách hàng sẵn có của doanh nghiệp đó, giảm đáng kể chi phí phát hành lẫn chi phí quản lý thẻ, và tăng thị phần một cách đáng kể. • Khi xu hướng hạn chế thanh toán bằng tiền mặt đang được khuyến khích, việc phát triển sản phẩm thẻ đồng thương hiệu sẽ mang lại triển vọng tích cực cho ngân hàng trong tương lai. • Giúp ngân hàng quảng bá và định vị thương hiệu một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. - Đối với doanh nghiệp: • Thông qua hợp tác chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng và phát triển thanh toán qua thẻ với ngân hàng, doanh nghiệp cũng sẽ được ngân hàng hỗ trợ trong công tác quản lý thông tin khách hàng, quản lý các giao dịch, quản lý nguồn tiền, đồng thời tiết kiệm các chi phí nhờ thanh toán không dùng tiền mặt. • Hiện nay, các ngân hàng đều có những chương trình khuyến mại, giảm giá cho các khách hàng sử dụng thẻ thanh toán các sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp đối tác. Điều này, hiển nhiên mang lại lợi ích lớn nhất cho các khách hàng, đồng thời kích thích tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu • Tăng sức quảng bá, nâng tầm và tăng giá trị thương hiệu của mình khi liên kết với ngân hàng lớn. - Đối với khách hàng: • Cùng với các ưu đãi về tích điểm, giảm giá khi thanh toán tại các đơn vị đồng thương hiệu, chủ thẻ còn có thể thanh toán tại các nhà bán lẻ khác, đồng thời sử dụng đầy đủ các tính năng của một chiếc thẻ tín dụng như nạp tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán trực tuyến,… 4 http://www.thetindung24h.com.vn/news/detail_new/36 Trang 7 / 16 • Cùng với việc phát triển thẻ đồng thương hiệu, các ngân hàng và đối tác cũng đẩy mạnh các loại hình dịch vụ thanh toán qua thẻ với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho chủ thẻ. Qua đó, khách hàng dần hình thành thói quen sử dụng thẻ để thanh toán nhờ những tiện ích vượt trội mà thanh toán thẻ mang lại như nhanh chóng, tiện dụng, an toàn và tiết kiệm. • Khách hàng không cần duy trì số dư tối thiểu trong thẻ, có thể nạp tiền vào thẻ nhiều lần, an toàn hơn giao dịch bằng tiền. Giúp khách hàng thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của các ngân hàng. 2.1.4 Nhược điểm của xu hướng đồng hóa thương hiệu: Đồng thương hiệu là khi ít nhất là hai thương hiệu khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, kinh doanh theo những cách thức khác nhau cùng liên kết với nhau để hợp tác cùng phát triển. Song chính sự khác nhau đó mà những thương hiệu khi liên kết với nhau cũng chính là đồng ý chấp nhận rủi ro, đối mặt với nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn: • Khi một thương hiệu gặp phải vấn đề thì nó sẽ gây ảnh hưởng tới thương hiệu mà nó liên kết cùng, trong thời buổi truyền thông phát triển như hiện nay việc ranh giới của sự sụp đổ của một thương hiệu là rất mong manh. Với tâm lý thích đánh đồng của người Việt thì khi hình ảnh thương hiệu cùng liên kết bị xấu đi thì thương hiệu còn lại cũng sẽ bị xấu theo, và sản phẩm đồng thương hiệu đó sẽ dễ bị chết trên thị trường. • Không có sự tương đồng về giá cả và “tính cách” của thương hiệu tham gia liên kết: Nếu không có sự lựa chọn cẩn thận và kỹ lưỡng, rất có thể chúng ta sẽ chọn sai đối tượng để hợp tác đồng thương hiệu, việc liên kết giữa hai thương hiệu quá khác nhau về giá cả và tính cách có thể sẽ phản tác dụng. • Khách hàng không hiểu được chiến lược của nhà sản xuất: Việc liên kết nhằm giúp dễ dàng hơn trong việc triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng, … nhưng khách hàng lại không hiểu được chiến lược của nhà sản xuất nên việc liên kết coi như là vô nghĩa nên cả ngân hàng và doanh nghiệp đều không thu hút được khách hàng. 2.2 Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế sản phẩm mới- xu hướng số hóa của các Ngân hàng: 2.2.1 Nguyên nhân ra đời: Hòa cùng với dòng chảy của xu hướng toàn cầu hóa thế giới, nắm bắt được tâm lý khách hàng, các ngân hàng đang ngày càng phát triển những sản phẩm dịch vụ phù hợp sao cho rút ngắn thời gian giao dịch, thủ tục nhanh chóng, gọn lẹ, có thể thực hiện ở bất cứ đâu và phải đảm bảo an toàn, mới mẻ. Hơn thế nữa, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải cải tiến hơn nữa mới có thể vươn rộng hơn. Do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế các sản phẩm mới của các ngân hàng là tất yếu, chính công nghệ thông tin mới có thể đem lại kết quả làm việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và mở rộng tương tác với khách hàng. 2.2.2 Các dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ minh họa: 2.3.2.1 Các dòng dịch vụ ngân hàng kết nối trực tuyến:  Internet Banking: • Khái niệm: Internet Banking là dịch vụ Ngân hàng điện tử được sử dụng nhằm mục đích truy vấn thông tin tài khoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua mạng Trang 8 / 16 Internet với một chiếc máy vi tính (hoặc điện thoại di động có kết nối Internet) và mã truy cập do Ngân hàng cung cấp 5 . • Ví dụ: - VietinBank vừa chính thức triển khai dịch vụ VietinBank eFAST 6 là phiên bản mới đột phá của Internet Banking dành cho khách hàng doanh nghiệp từ ngày 19/9/2014 với các tính năng: Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống tự động, thanh toán lương, quản lý dòng tiền; tài trợ thương mại… - Ngoài ra, VietinBank iPay là dịch vụ Internet Banking của VietinBank cung cấp cho khách hàng cá nhân thực hiện các giao dịch thông qua Internet. 7 - BIDV Online 8 là dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV giúp khách hàng cá nhân quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch với BIDV thông qua Internet với các tiện ích vượt trội: hệ thống xác thực hai yếu tố giúp bảo mật thông tin, thanh toán hóa đơn liên kết với nhiều nhà cung cấp dịch vụ uy tín…  Mobile Banking: Để thích ứng với sự phát triển của mạng thông tin di động, các ngân hàng Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra thị trường sản phẩm Mobile Banking – sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại di dộng. Không chỉ thực hiện chức năng truy cập thông tin hay thực hiện các giao dịch thông thường, khách hàng còn có thể thực hiện chức năng thanh toán khi vào các siêu thị, cửa hàng hay khi đi du lịch trong nước. Bên cạnh đó, một loại hình của Mobile Banking là dịch vụ BankPlus: dịch vụ hợp tác giữa Viettel và các ngân hàng, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển tiền qua điện thoại di động một cách nhanh chóng, an toàn, đơn giản, mọi lúc mọi nơi trên điện thoại di động của khách hàng. • Ví dụ: - Tính đến tháng 8/2013, BankPlus 9 đã liên kết với 10 ngân hàng thương mại: MB Bank, Vietcombank, Vietinbank, ABBank, BIDV, HD Bank, VIB, Agribank, Lien Viet Post Bank, Maritime Bank. - Vietinbank ra mắt 5 sản phẩm dịch vụ thẻ công nghệ mới vào ngày 25/11/2013 gồm 10 : 5 http://dantri.com.vn/thi-truong/internet-banking-dich-vu-ngan-hang-truc-tuyen-497655.htm 6 http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/san-pham-moi/14/vietinbank-efast-phien-ban-internet-banking-moi-cho- doanh-nghiep.html 7 http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/product/ebank/leftblock/ip/ 8 http://www.bidv.com.vn/Sanphamdichvu/khachhangcanhan/Ngan-hang-dien-tu/BIDV-Online.aspx 9 http://ictnews.vn/vien-thong/goc-viettel/cac-ngan-hang-lien-ket-voi-bankplus-cua-viettel-113610.ict 10 http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/san-pham-moi/13/ra-mat-5-san-pham-dich-vu-the-cong-nghe-moi.html Trang 9 / 16 + MPOS ra đời trên cơ sở kết hợp triển khai giữa VietinBank, NHNN và Visa. Dịch vụ này sẽ khởi đầu cho một bước đột phá mới, biến những thiết bị di động thông dụng hàng ngày thành thiết bị thanh toán thẻ gọn nhẹ và tiện lợi, tích hợp công nghệ bảo mật cao. + Merchant online cho phép các đơn vị kinh doanh trực tuyến chấp nhận thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ của khách hàng bằng các loại thẻ ngân hàng thông qua cổng thanh toán thẻ do VietinBank cung cấp. + Thẻ E-Fast On là dòng sản phẩm thẻ phi vật lý, được sử dụng để mua sắm hàng hóa tại các website chấp nhận thanh toán online trên toàn thế giới. + Dịch vụ rút tiền tại ATM không cần thẻ giúp chủ thẻ ATM-Epartner VietinBank hoặc người được chủ thẻ ủy quyền có thể rút tiền tại tất cả máy ATM của VietinBank trên toàn quốc mà không cần phải có thẻ ATM. + ATM Deposit bổ sung chức năng tự động nhận tiền gửi vào tài khoản thẻ của chủ thẻ ATM- Epartner trên máy ATM VietinBank. 2.3.2.2 Xu hướng số hóa của các ngân hàng (Digital Banking): Khái niệm số hóa (digital) bao gồm công nghệ, thiết bị, nội dung ngoài tầm kiểm soát; phương tiện truyền thông xã hội, dữ liệu phi cấu trúc và các nội dung đa phương tiện; các công nghệ nhúng trong những sản phẩm (như xe hơi); sự tích hợp của công nghệ thông tin và công nghệ vận hành (như mạng viễn thông, mạng lưới nhà máy…) 11 , vì vậy nó bao hàm phạm vi rộng hơn khái niệm công nghệ thông tin. Như vậy, xu hướng số hóa của các ngân hàng là các dịch vụ ngân hàng sẽ không còn gói gọn trong không gian truyền thống ở các chi nhánh, với ATM, POS (Point of sale), mô hình giao dịch trực tuyến không chỉ thông qua Internet Banking và Mobile Banking mà sẽ mở rộng phạm vi qua nhiều kênh khác.  Ví dụ: Tại thị trường Việt Nam, Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) với cổ đông sáng lập là các tập đoàn công nghệ hàng đầu như FPT, Mobifone, SoftBank… đã tung ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới: + Ứng dụng HTML5: cho phép nhất thể hoá các phiên bản Internet Banking, Mobile Banking, khách hàng giờ đây không còn phải chấp nhận nhiều tính năng bị thiếu hay bị rút gọn khi chạy trên các thiết bị di động. + Hệ thống eCounter (đi kèm là thẻ tiêu dùng đa tiện ích eCounter kết hợp thẻ khách hàng thân thiết) là hệ thống được tích hợp bởi: QR code, công nghệ nhận dạng vân tay, công nghệ nhận dạng không dây RFID cùng hệ thống phân luồng giao dịch thông minh, kết hợp với việc xử lý giao dịch trong core banking. Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh TPBank đặt lịch hẹn trước. Khi giao dịch, hệ thống sẽ được tự động nhận diện khách hàng và hỗ trợ tư vấn, giao dịch, và họ có thể tự làm các giao dịch với các quầy self-service đặt ngay tại đây 12 . + Tính năng eGold – mua bán vàng vật chất mọi nơi, bảo mật tuyệt đối: TienPhong Bank đã phát triển thêm tính năng mua bán vàng vật chất và qua các kênh thanh toán điện tử, qua kênh Internet Banking hoặc Mobile Banking, hỗ trợ khách hàng có thể mua bán vàng từ bất cứ đâu với sự an toàn và bảo mật tuyệt đối. 11 http://news.skydoor.net/link/874275 12 http://vneconomy.vn/tin-doanh-nghiep/digital-banking-xu-huong-moi-cua-ngan-hang-viet-20140909024110811.htm Trang 10 / 16 [...]... Đóng gói sản phẩm trong ngành ngân hàng nghĩa là ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ trong một gói chung; bán hai hay nhiều sản phẩm như một gói duy nhất, với giá ưu đãi 2.3.2 Mục tiêu xu hướng đóng gói sản phẩm: • Giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, cung ứng nhiều gói sản phẩm cho khách hàng chọn lựa, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng • Giữ chân khách hàng hiện có, thu hút khách hàng mới: ... hàng mới: Các ngân hàng xem việc đóng gói sản phẩm như một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng cường sự chia sẻ chi phí tài chính, gia tăng sự thuận tiện cho khách hàng15 • Một công cụ phục vụ chiến lược: đối với các sản phẩm chưa phổ biến do mới xuất hiện hay chưa đủ sức cạnh tranh khi ngân hàng đóng gói một sản phẩm họ muốn quảng bá với thị trường với một sản phẩm đã được ưa chuộng • Giúp doanh nghiệp... kết với nhau và hợp tác cùng phát triển, tạo bước tiến mới trong tư duy và nhận thức của những người tham gia, và từ chính cơ quan quản lý thị trường bán lẻ, cũng như tạo sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ để tạo nên thương hiệu của ngân hàng thì doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ dễ bị cô lập và chịu sự cạnh tranh gay gắt Trong quá trình tìm hiểu, phân tích về xu hướng mới trong việc thiết kế sản phẩm. .. chứng minh tài chính có giá trị tối thiểu 300 triệu đồng và thời hạn vay ít nhất từ 1 tháng trở lên Việc thiết kế gói du học là cơ hội để các khách hàng được hưởng các chi phí thấp nhất, tiết kiệm thời gian khi sử dụng các sản phẩm đơn lẻ17 2.3.4 Ưu điểm của xu hướng đóng gói sản phẩm: Đóng gói giúp sản phẩm có sức sống hơn và có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhanh hơn nhờ sự thuận tiện và giá trị gia... thời gian dài cần được xem xét thật cẩn thận Sử dụng đóng gói như một công cụ phục vụ chiến lược: Một ngân hàng có thể đóng gói một sản phẩm họ muốn quảng bá với thị trường với một sản phẩm đã được ưa chuộng 2.3.5 Nhược điểm của xu hướng đóng gói sản phẩm: Đóng gói sản phẩm cần có những mô hình phức tạp để định giá, đánh giá rủi ro cũng như liên tục giám sát để sửa đổi, tăng cường giá trị, duy trì độ... gói sản phẩm nào thích hợp cho mọi phân khúc khách hàng Các gói sản phẩm dịch vụ thường làm tăng độ phức tạp của việc xử lý từ các hệ thống, từ đó gây ra tốn kém chi phí lắp đặt công nghệ hiện đại Khi một sản phẩm trong gói sản không làm cho khách hàng tín nhiệm sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng về hình ảnh của ngân hàng cũng như gói sản phẩm Kinh nghiệm bán chéo sản phẩm. .. ngân hàng… 2.3 Xu hướng đóng gói sản phẩm trong Ngân Hàng: Trên khắp thế giới các tổ chức tài chính đang hướng đến mô hình ngân hàng đa năng (universal banking) Triết lý của xu hướng này là mở rộng danh mục khách hàng bằng cách bán nhiều sản phẩm, dịch vụ (SPDV) hơn cho mỗi khách hàng Từ những sản phẩm đơn lẻ ban đầu: huy động tiết kiệm, cho vay theo thời gian, các sản phẩm này đã được trau chuốt, được... trung vào sản xuất kinh doanh do việc đóng gói sản phẩm dựa trên nhu cầu sử dụng, đặc thù hoạt động của từng doanh nghiệp • Đem lại lợi ích cho cả người mua và người bán Người bán có thể bán được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn còn người mua được giảm giá, nhận thêm lợi ích Khi tiến hành giao dịch, người mua hiểu kỹ về gói sản phẩm, dịch vụ và đồng ý các điều kiện gắn với nó 2.3.3 Ví dụ thực tế: • Sản phẩm du... ra một loạt các sản phẩm, dịch vụ cho người đi du học nước ngoài Nhu cầu vay tiền du học đang tăng cao hiện nay, nhất là khi khách hàng phải quyết định vay tiền đi du học đồng thời phải gánh trên vai món nợ lớn với kế hoạch trả nợ cụ thể và khả thi Sản phẩm du học trọn gói, “Chắp cánh ước mơ” của Vietinbank ra đời, với nhiều ưu đãi chào đón các bạn trẻ • Nhóm sản vay chứng (mở thẻ phẩm cốt lõi gồm:... phức tạp của khách hàng 2.3.1 Khái niệm xu hướng đóng gói sản phẩm: Đóng gói sản phẩm là một chiến lược thông minh và đang trở nên ngày càng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng Nó thường được xem là phương tiện thích hợp để cạnh tranh, giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng khả năng bán chéo và là một phương pháp tốt để tăng doanh số của các sản phẩm có ít khách hàng 13 http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-han-che-rui-ro-giao-dich-nham-phat-trien-dich-vu-internet-banking-trong-cacngan-hang-thuong-mai-viet-nam-25380/ . như gói sản phẩm. • Kinh nghiệm bán chéo sản phẩm còn ít: Khả năng nắm bắt danh mục sản phẩm, dịch vụ, đặc tính của từng sản phẩm còn chưa rõ nét. Bên cạnh đó, kỹ năng bán chéo sản phẩm của. tối đa đối với người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ đó. Do nắm được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề về xu hướng mới trong việc thiết kế sản phẩm mới của các NHTM Việt Nam hiện nay,. hơn nữa mới có thể vươn rộng hơn. Do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế các sản phẩm mới của các ngân hàng là tất yếu, chính công nghệ thông tin mới có thể đem lại kết quả

Ngày đăng: 01/12/2014, 20:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Tìm hiểu về xu hướng ngân hàng bán lẻ:

    • 1.1 Khái quát về xu hướng ngân hàng bán lẻ:

    • 1.2 Khái niệm, đặc điểm xu hướng ngân hàng bán lẻ:

    • 2. Một số xu hướng mới trong việc thiết kế sản phẩm mới của các NHTM Việt Nam hiện nay:

      • 2.1 Xu hướng đồng thương hiệu – liên kết giữa ngân hàng và các doanh nghiệp:

        • 2.1.1 Nguyên nhân ra đời:

        • 2.1.2 Các dòng sản phẩm đồng thương hiệu:

          • 2.1.2.1 Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank Big C Visa:

          • 2.1.2.2 Thẻ trả trước nội địa đồng thương hiệu Sacombank-Vinamilk:

          • 2.1.2.3 Thẻ sinh viên tích hợp với thẻ ATM:

          • 2.1.3 Ưu điểm của xu hướng đồng hóa thương hiệu:

          • 2.1.4 Nhược điểm của xu hướng đồng hóa thương hiệu:

          • 2.2 Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế sản phẩm mới- xu hướng số hóa của các Ngân hàng:

            • 2.2.1 Nguyên nhân ra đời:

            • 2.2.2 Các dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ minh họa:

              • 2.3.2.1 Các dòng dịch vụ ngân hàng kết nối trực tuyến:

              • 2.3.2.2 Xu hướng số hóa của các ngân hàng (Digital Banking):

              • 2.2.3 Ưu điểm của xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin:

              • 2.2.4 Nhược điểm của xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin:

              • 2.2.5 Giải pháp cho xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin:

              • 2.3 Xu hướng đóng gói sản phẩm trong Ngân Hàng:

                • 2.3.1 Khái niệm xu hướng đóng gói sản phẩm:

                • 2.3.2 Mục tiêu xu hướng đóng gói sản phẩm:

                • 2.3.3 Ví dụ thực tế:

                • 2.3.4 Ưu điểm của xu hướng đóng gói sản phẩm:

                • 2.3.5 Nhược điểm của xu hướng đóng gói sản phẩm:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan