Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty BigC

24 2.2K 17
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty BigC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp. Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. 1.2. Nhân tố ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp 1.2.1. Chủ doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp hay các doanh nhân là những người sáng lập ra doanh nghiệp, làm người trực tiếp bỏ vốn ra để kinh doanh, là người cung cấp vốn cho việc kinh doanh, đầu tư và là người đạt ra mục đích tồn tại, sứ mạng của doanh nghiệp. Chính vì thế, mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp phải tuân theo những giá trị mà họ theo đuổi, đạt ra khi thành lập doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp là những người tạo nên dấu ấn cho đậm nét nhất lên văn hóa doanh nghiệp, tạo ra nét đặc thù cho doanh nghiệp, phản ánh cá tính, nét riêng của bản than người lãnh đạo. 1.2.2. Lịch sử, truyền thống Đây là yếu tố tuy không mang vai trò quyết định nhưng cần phải kể đến trước tiên. Bởi vì, trên thực tế, mỗi DN đều có lịch sử phát triển của mình. Qua mỗi thời kỳ tồn tại, mỗi DN đều có những đặc điểm mang tính đặc thù cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và đặc trưng văn hóa. Nếu một DN có một nền văn hóa truyền thống với những bản sắc 1 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh riêng đã hình thành trong tâm trí của mọi thành viên trong doanh nghiệp thì VHDN càng có khả năng, có cơ hội phát triển đạt mức cao hơn và ngược lại. Như với truyền thuyết, câu chuyện về sự phát triển của DN, của thành viên điển hình sẽ tiếp thêm sứ mạnh và sự gắn bó có tính cam kết vô hình giữa các thành viên với tổ chức, xây dựng lòng tự hào trong mỗi thành viên. 1.2.3. Ngành nghề kinh doanh Giữa các công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau. Văn hóa ngành nghề cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các công ty thương mại có văn hóa khác với công ty sản xuất và chế biến. Văn hóa ngành nghề cũng thể hiện rõ trong việc xác định mối quan hệ giữa các phòng ban và các bộ phận khác nhau trong công ty. Chính vì vậy để thu được thành công trong quản lý, các nhà quản lý của DN cần phải hieur biết sâu sắc và chính xác về văn hóa và các giá trị của phía đôi tác từ đó mới có các hành vi phù hợp tránh các mâu thuẫn và bất đồng không cần thiết. 1.2.4. Loại hình doanh nghiệp Loại hình sở hữu hay các loài hình doanh nghiệp khác nhau cũng tạo ra sự cũng tạo ra sự khác nhau trong văn hóa của các doanh nghiệp. Các công ty cổ phần sẽ có những giá trị văn hóa khác với giá trị văn hóa của các công ty trách nhiệm hữu hạn và càng khác với giá trị văn hóa của các công ty nhà nước. Sở dĩ như vậy vì bản chất hoạt động và điều hành cũng như ra quyết định của các công ty này là khác nhau. Trong các công ty nhà nước, khi giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nguồn vốn 100% của nhà nước, lại hoạt đông chủ yếu trong các môi trường độc quyền và điều hành hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước thông qua thì tính chủ động và tự giác sẽ thấp hơn các công ty tư nhân. Theo các nhà nghiên cứu thì các công ty nhà nước thường có giá trị văn hóa theo sự tuân thủ, ít chú ý đến hoạt động chăm sóc khách hàng, trong khi các công ty tư nhân lại có giá trị văn hóa hướng tới khách hàng và ưa thích sự linh hoạt hơn. 2 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh 1.2.5. Văn hóa quốc gia Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên văn hóa doanh nghiệp là một điều tất yếu. Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc vì mục tiêu lợi nhuận – một doanh nghiệp – những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phần nhân cách doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hóa dân tộc không thể phủ nhận được. Việc xác định những giá trị văn hóa dân tộc phản ánh trong một nền văn hóa doanh nghiệp là điều hết sức khó khăn vì văn hóa dân tộc là một phạm trù hết sức rộng lớn và trừu tượng. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tác động của văn hóa doanh nghiệp đến đời sống doanh nghiệp, song được biết đến nhiều nhất là công trình của Geert Hofstede, chuyên gia tâm lý học người Hà Lan, đề cập đến những tác động của văn hóa đến các tổ chức thông qua một mô hình gọi là “mô hình Hofstede”, trong đó tác giả đưa ra năm “biến số” chính tồn tại trong tất cả các nền văn hóa dân tộc cũng như các nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau đó là: Tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, sự phân cấp quyền lực, tính cẩn trọng, chiều hướng nam quyền đối lập với nữ quyền, hướng tương lai.  Tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể Hofstede phân mức độ biểu hiện tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể ra thành hai nhóm: Nhóm mức độ cao, mức độ thấp, trong đó các tiêu chí đánh giá là: Mức độ thấp Mức độ cao 3 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh (Venezuela, Côlômbia, Đài Loan, Mêxicô, Hy Lạp…) o Công ty giống như gia đình. o Công ty bảo vệ lợi ích của nhân viên. o Các thông lệ được xây dựng dựa trên lòng trung thành, ý thức nghĩa vụ và sự tham gia theo nhóm. (Mỹ. Australia, Anh, Canada, Hà Lan…) o Công ty ít mang tính gia đình. o Nhân viên bảo vệ lợi ích riêng của họ. o Các thông lệ được xây dựng để khuyến khích sáng tạo cá nhân. Trong nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người thân trong gia đình rất phổ biến. Nền văn hóa coi trọng chủ nghĩa tập thể, ngược lại, quan niệm con người theo huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo cho lợi ích của các cá nhân, còn các cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức.  Sự phân cấp quyền lực Nền văn hóa nào cũng có sự phân cấp quyền lưc bởi thực tế các cá nhân trong xã hội không thể giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ và năng lực. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận sự phân chia không cân bằng về quyền lực của các thành viên trong những nền văn hóa khác nhau lại không giống nhau. Hofstede cũng chia ra hai mức độ: thấp và cao, mà được đánh giá qua các tiêu chí: Mức độ thấp Mức độ cao (Úc, Israel, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy…) o Tập trung hóa thấp o Mức độ phân cấp quyền lực ít hơn o Sự khác biệt trong hệ thống lương bổng ít hơn o Lao đông chân tay được đánh giá ngang bằng với lao động trí óc (Philipine, Mêxicô, Vênêzuela, Ấn Độ, Brazil…) o Tập trung hóa cao hơn o Mức độ phân cấp quyền lực nhiều hơn o Có nhiều cấp lãnh đạo cao hơn o Lao động trí óc được đánh giá cao hơn lao động chân tay Trong một quốc gia, biểu hiện dễ thấy nhất của sự phân cấp quyền lực là chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên và mối quan hệ độc lập hay phụ thuộc giữa cha mẹ - con cái, thầy – trò, thủ trưởng – nhân viên… Trong một công ty, ngoài các yếu tố trên, sự 4 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh phân cấp quyền lực còn có thể nhận biết thông qua các biểu tượng của địa vị (tiêu chuẩn dùng xe công ty, có tài xế riêng…), việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dễ hay khó… Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân. Tại nhóm nước mức độ thấp, mọi người có xu hướng “bình quân chủ nghĩa”, trách nhiệm không được phân bổ rõ ràng. Ngược lại, các công ty thuộc nhóm nước mức độ cao, phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụ được quy định rất rõ ràng.  Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền Biến số này phản ánh mối quan hệ giữa giới tính và vai trò của từng giới trong công việc. Trong môi trường nam quyền, vai trò của giới tính rất được coi trọng (đông nghĩa với sự phân biệt giữa nam và nữ). Nên văn hóa chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thống như: sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đoán,… sẽ có những biểu hiện: Với thiên nhiên thì muốn chinh phục, với mọi người thì thiên về bạo lực, với môi trường xã hội thì ưa độc tôn… Điều này có xu hướng ngược lại với nền văn hóa bị chi phối bởi các giá trị nữ quyền. Nam quyền không chi phối Nam quyền chi phối (Thụy Điển, Đan Mạch, Thái Lan, Phần Lan, Yugoslavia) o Sự phân biệt giới tính không đáng kể. o Công ty không can thiệp vào cuộc sống riêng tư của nhân viên. o Số phụ nữ tham gia vào công việc chuyên môn nhiều hơn. o Các kỹ năng trong giao tiếp được chú trọng. o Không chỉ những phần thưởng vật chất mà những khích lệ về mặt tinh thần – xã hội cũng được chú trọng. (Nhật Bản, Úc, Vênêzuela, Mêhicô) o Sự khác biệt giới tính rất rõ nét. o Vì lợi ích của công ty, cuộc sống riêng tư của cá nhân có thể bị can thiệp. o Số phụ nữ làm công việc chuyên môn ít hơn. o Sự quyết thắng, cạnh tranh và công bằng được chú trọng. o Công việc được coi là mối quan tâm chính của cuộc sống.  Tính cẩn trọng Biến số này đề cập đến mức độ mà ở đó con người cảm thấy không thoải mái với những điều không chắc chắn hay mơ hồ. Vấn đề cơ bản đặt ra với mỗi quốc gia là liệu nên kiểm soát tương lai của mình hay cứ để nó diễn ra tự nhiên. Các quốc gia có điểm số 5 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh cao ở khía cạnh này thường duy trì niềm tin và hành vi mang tính cố chấp, ngại thay đổi. Trong khi các quốc gia có điểm số thấp thường có thái độ dễ chịu hơn và họ coi những gì xảy ra trong thực tế có ý nghĩa hơn là các nguyên tắc cứng nhắc. Mức độ thấp Mức độ cao (Đan Mạch, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Ấn Độ) o Ít các nguyên tắc thành văn o Ít chủ động xây dựng cơ cấu hoạt động o Chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động o Chú trọng tính tổng thể hơn o Tính biến đổi cao o Mức độ chấp nhận rủi ro cao o Cách thức cư xử ít tính quan liêu (Hy lạp, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Pêru, Pháp) o Nhiều nguyên tắc bất thành văn o Chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động hơn o Chú trọng tính cụ thể hóa o Tính chuẩn hóa cao – ít biến đổi o Không muốn chấp nhận rủi ro o Cách thức cư xử quan liêu hơn Một trong những biểu hiện của biến số này là cách suy xét để đưa ra quyết định. Tư duy của người phương Tây thường mang tính phân tích hơn, trừu tượng hơn, giàu tính tưởng tượng hơn, trong khi cách nghĩ của người Châu Á lại tổng hợp hơn, cụ thể hơn, thực tế hơn. Tính cẩn trọng thể hiện khá rõ nét trong phong cách làm việc của các công ty. Tại những nước có nền văn hóa “cẩn trọng”, các công việc phải được tiến hành theo đúng quy trình của nó. Tại các nước có “ít cẩn trọng”, phong cách làm việc của các công ty thường linh hoạt hơn.  Hướng tương lai (Long-term orientation) Xã hội theo hướng tương lai (hướng dài hạn) thường tìm kiếm kết quả cuối cùng. Người dân tin rằng sự thật phục thuộc nhiều vào tình huống, ngữ cảnh và thời gian. Họ cho thấy khả năng điều chỉnh truyền thống để phù hợp với những điều kiện thay đổi, và thường có xu hướng tiết kiệm cho tương lai, sống tằn tiện và kiên trì phấn đấu để đạt được kết quả. Trong khi đó xã hội với các định hướng ngắn hạn thường quan tâm nhiều đến sự thật trong hiện tại. Họ thường thể hiện sự tôn trọng truyền thống, ít có xu hướng tiết kiệm cho tương lai, và thường chỉ quan tâm đến kết quả tức thời. 6 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh Định hướng dài hạn Định hướng ngắn hạn 7 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh - Hầu hết các sự kiện quan trọng trong đời đều xảy ra trong tương lai - Quan niệm người giỏi là người có thể thích nghi với mọi tình huống - Cái gì tốt hay xấu đều tùy thuộc vào hoàn cảnh - Các giá trị truyền thống có thể được điều chỉnh để thích nghi với điều kiện thực tế - Giao nhiệm vụ trong công việc được dẫn dắt bằng cách chia sẻ nhiệm vụ - Tiết kiệm và kiên nhẫn là những mục tiêu quan trọng - Tiết kiệm quy mô lớn để phục vụ đầu tư - Thường quan niệm thành công là do nỗ lực và thất bại là do thiếu nỗ lực - Hầu hết các sự kiện quan trọng trong đời đều diễn ra trong quá khứ hoặc hiện tại - Quan niệm người giỏi là người luôn thể hiện được sự kiên quyết và ổn định - Có những nguyên tắc hay chỉ dẫn chung về cái gì tốt hoặc xấu - Giá trị truyền thống là bất khả xâm phạm - Giao nhiệm vụ trong công việc được dẫn dắt bằng các mệnh lệnh - Có xu hướng tự hào về quốc gia của mình - Tiêu dùng và chi tiêu xã hội được khuyến khích - Mọi người cho rằng thành công hay thất bại là do may mắn 1.2.6. Mối quan hệ các thành viên Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn hóa doanh nghiệp cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có những giá trị phù hợp để mọi thành viên cùng chia sẻ, quan tâm: có một hệ thống định chế bao gồm những vấn đề liên quan đến tính chuyên nghiệp như sự hoàn hảo của công việc. sự hài hòa giữa quyền hạn và trách nhiệm. quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; có quy trình kiểm soát, đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của người lao động,… thì sẽ tạo thành được một thể thống nhất, tạo được sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát huy được cao nhất nguồn lực con người như năng lực quản lý, năng lực khám phá thị trường,… Với ý nghĩa như vậy, 8 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh nguồn lực con người luôn có tính quyết định, đồng thời giúp cho doanh nghiệp vượt qua được những rủi ro lớn. 1.3. Cấp độ của văn hóa doanh nghiệp Theo Edgar H.Schein, văn hóa doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ khác nhau. Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn hóa đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hóa, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những cấu thành nên nền văn hóa đó. 1.3.1. Cấp độ 1 Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hóa xa lạ như:  Kiến trúc; cách bài trí; công nghệ, sản phẩm  Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp  Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp  Lễ nghi và lễ hội hàng năm  Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp 9 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh  Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng sử thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp  Những câu chuyện và huyền thoại về tổ chức  Hình thức mẫu mã của sản phẩm  Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là những yếu tố vật chất như: Kiến trúc, bài trí, đồng phục,… Cấp độ văn hóa này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo,… Tuy nhiên, cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa của doanh nghiệp. 1.3.2. Cấp độ 2 Doanh nghiệp nào cũng có những quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng. Đây cũng chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp. “Những giá trị được tuyên bố” cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp. 1.3.3. Cấp độ 3 Trong bất cứ cấp độ văn hóa nào (văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp,…) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận. Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa (ở bất kỳ cấp độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn. chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan niệm chung sẽ rất khó bị thay đổi. 10 [...]... khách hàng của Big C vào từng sản phẩm → Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua các mặt hàng, sản phẩm kinh doanh của mình là một trong những cách thức mà BigC áp dụng và đã rất thành công c Trang phục Văn hóa doanh nghiệp còn thể hiện qua đồng phục nhân viên của công ty Với màu chủ đạo là màu xanh lá cây in trên nên logo của công ty, BigC đã thể hiện được sự nhất quán trong văn hóa doanh nghiệp của mình... lãnh đạo công ty với toàn bộ công nhân viên, đồng thời nắm được tình hình của công ty một cách sát sao, kịp thời đưa ra các quyết định 2.3 Cấp độ của văn hóa công ty 2.3.1 Cấp độ 1 a Logo - Logo của thương hiệu Big C thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng kinh doanh và chiến lược để thành công của công ty Với logo của mình, Big C đã thể hiện được cấp độ 1 của văn hóa của doanh nghiệp. .. họ thực sự có tài Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Châu Á, trong đó có Việt Nam, lại chia sẻ chung quan niệm: Trả theo thâm niên cống hiến cho doanh nghiệp Một người lao động trẻ rất khó có thể nhận được mức lương cao ngay từ đầu 11 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY BIG C 2.1 Giới thiệu về công ty Có mặt tại Việt Nam từ năm 1998, Big C là chi nhánh của. .. các nhân viên trong hệ thống siêu thị BigC đều có đồng phục Mỗi vị trí công việc sẽ có kiểu đồng phụ khác nhau nhưng đều có màu và logo đặc trưng của BigC Đây là một trong những yếu tố giúp khách hàng phân biệt và nhân biết được thương hiệu của công ty Đây là một trong những yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiêp cho công ty BigC d Hoạt động thường niên của doanh nghiệp • Trao quà cho trẻ em nhân ngày... “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của chúng tôi, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thị Big C Công ty luôn coi trọng những khách hàng thân thiết của mình Siêu thị luôn xem khách hàng của mình là quan trọng nhất Đó là chìa khóa dẫn đến thành công của công ty BigC. Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể hơn 8.000 thành viên, siêu thị Big C tự hào giới thiệu đến... thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung và các nhân viên nữ đang làm việc tại Big C nói riêng trong tà áo dài truyền thống - giá trị văn hóa trường tồn của dân tộc Các người đẹp trong tà áo dài màu xanh lá cây đặc trưng của Big C góp phần giúp thương hiệu và văn hóa của BigC được nhiều người biết đến Đây cũng là cơ hội tôn vinh các giá trị văn hóa của doanh nghiệp, tạo sự gắn kết... trong công ty, động viên, khích lệ các nhân viên nữ vươn tới cái đẹp hoàn thiện, hài hòa giữa công việc và cuộc sống 22 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh f Phong cách phục vụ khách hàng Đội ngũ nhân viên của hệ thống siêu thị của BigC được đào tạo bài bản, có phong cách phục vụ chuyên nghiệp Với phong cách phục vụ khách hàng nhiệt tình, niềm nở và thân thiện cũng là một trong những nết văn hóa đặc trưng của công. .. của công ty, giúp dấu ấn về văn hóa của công ty được nhiều khách hàng biết đến Với đội ngũ nhân viên thân thiện cởi mở, luôn giúp khách hàng thoải mái khi đến công ty mua sắm 2.3.2 Cấp độ 2 a Mục tiêu của DN:“Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý khách hàng” - Tầm nhìn: “Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng” b Chiến lược của doanh nghiệp Với sự nỗ lực không ngừng của tập... Big C 2.2.5 Văn hóa quốc gia: Văn hóa quốc gia có tầm ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là một quốc gia phương đông, có những phong tục tập quán cũng như xu hướng và yêu cầu mua sắm của khách hàng theo hướng riêng không trùng lặp với bất cứ quốc gia nào Big C tại Việt Nam với đội ngũ nhân viên lớn là người Việt, mặt khác, để phù hợp với thị trường Việt, Văn hóa doanh nghiệp tại Big... cho nhân viên của mình đi học: sự cống hiến của nhân viên Đây là chiến lược quản trị về nhân lực mà rất ít doanh nghiệp làm được và đạt được thành công như Big C Đội ngũ nhân viên tại Big c chuyên nghiệp, vừa biết kinh doanh vừa yêu truyền thống văn hóa, có tính đoàn kết vượt khó khăn Tổng giám đốc trực tiếp quản lý bộ phận marketing, quản lý các hệ thống cửa hàng chi nhánh và đại lý của mình Big . Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng. đầu. 11 Nhóm 2 – Văn hóa kinh doanh CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY BIG C 2.1. Giới thiệu về công ty Có mặt tại Việt Nam từ năm 1998, Big C là chi nhánh của Tập đoàn Casino,. một điều tất yếu. Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một

Ngày đăng: 01/12/2014, 19:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ông Laurent Zécri - Tổng giám đốc Big C Việt Nam đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Big C và dựa vào đó để xây dựng các chính sách chiến lược phù hợp. điều này đã giúp cho Big C có được một vị trí quan trọng trên thị trường.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan