tiểu thuyết trung trung đỉnh

119 730 3
tiểu thuyết trung trung đỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiểu thuyết là thể loại quan trọng bậc nhất trong văn xuôi hiện đại, có năng lực khám phá cuộc sống ở cả chiều sâu lẫn bề rộng. Nhìn chung trong các thể loại văn học thì tiểu thuyết là một thể loại văn học còn tương đối trẻ, dồi dào sức sống so với nhiều thể loại khác. Văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi nói riêng từ 1986 đến nay có nhiều khởi sắc. Sự khởi sắc của văn xuôi thời kỳ tiền đổi mới và đổi mới có sự đóng góp quan trọng của nhiều thể loại tiểu thuyết khác nhau: tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết triết luận, tiểu thuyết tâm lý xã hội, với hàng loạt các tên tuổi như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Chu Lai, Lê Lựu, Nguyễn Trí Huân, và sau này là Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Xuân Khánh, Trung Trung Đỉnh…Họ với những nỗ lực của riêng mình, đang ngày càng hoàn thiện và có những đóng góp quan trọng, tạo nên một diện mạo mới cho tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Cùng với Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, …Trung Trung Đỉnh được xem như một gương mặt đáng chú ý, đặc biệt là từ sau những năm 1990. Khởi nghiệp bằng truyện ngắn đầu tay Những khấc coong chung (1972) được in trên Tạp chí Văn Nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ. Nhưng Trung Trung Đỉnh được biết đến nhiều hơn phải từ những năm 80 với các truyện ngắn Người trong cuộc (1980) và Đêm nguyệt thực (1982). Trong lĩnh vực tiểu thuyết, mở màn với tác phẩm Những người không chịu thiệt thòi (1982), đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 Trung Trung Đỉnh cho ra đời ba tiểu thuyết: Ngược chiều cái chết (1989), Tiễn biệt những ngày buồn (1990) và Ngõ lỗ thủng (1990). Đó là khi ngọn gió đổi mới vừa thổi lên trong nước, đầu óc con người thoát khỏi vòng bao cấp và thân phận con người hiện lên trần trụi mong manh hơn, đáng trọng mà cũng đáng buồn 1 hơn trong cuộc sống thường ngày. Văn đàn Việt Nam trở nên sôi động, náo nhiệt, đôi lúc quyết liệt trong một cơn chuyển mình lột xác. Với ba tiểu thuyết, Trung Trung Đỉnh đã tạo cho mình một diện mạo mới. Ông cố đi vào cái lõi của sự thật, buộc mình và độc giả của mình phải cật vấn riết róng tại sao bao lâu nay mình sống như vậy. Dường như Trung Trung Đỉnh đang gõ lên một tiếng chuông báo động và cảnh tỉnh những lỗ thủng trong tâm hồn và nhân cách mỗi người. Năm 1999, tiểu thuyết Lạc rừng ra đời. Tác phẩm đã đoạt giải của Bộ Quốc Phòng và giải chính thức của cuộc thi viết tiểu thuyết của Hội nhà văn 1998 - 2000. Trung Trung Đỉnh là người có công rất lớn với Tây Nguyên. Từ sau năm 1975 đến nay, ông là người viết về Tây Nguyên rất thành công với Đêm nguyệt thực, Đêm trắng, Chóp trên đỉnh Kon Từng…và Lạc rừng là những tác phẩm để đời của ông viết về mảnh đất này. Đó là một phần cuộc sống, một phần tuổi trẻ của Trung Trung Đỉnh. Lạc rừng được coi là tác phẩm thành công nhất của ông về đề tài chiến tranh và Tây Nguyên. Gần đây nhất, năm 2008, Trung Trung Đỉnh xuất bản cuốn tiểu thuyết Sống khó hơn là chết. Cuốn tiểu thuyết chưa đầy 200 trang là những ám ảnh quá khứ của nhà văn, là sự trăn trở day dứt và đấu tranh cho những điều tưởng dễ mà thật khó, chết là đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng sống thì sống sao cho ra sống, sống thế nào mới khó lắm thay. Quan sát sự đổi mới của tiểu thuyết sau năm 1986, chúng ta thấy có hai hướng nổi bật: Thứ nhất, đổi mới trên cơ sở tiếp thu kỹ thuật tiểu thuyết của Phương Tây; thứ hai, đổi mới trên cơ sở truyền thống. Trung Trung Đỉnh thuộc hướng thứ hai này. Là một nhà văn đã trải qua chiến tranh và đang sống trong thời kỳ hậu chiến, thành tựu lao động của Trung Trung Đỉnh đã được khẳng định trong quá khứ và hiện tại. Tuy nhiên chúng tôi không có tham vọng lý giải một cách thấu đáo tất cả mọi yếu tố thuộc cấp độ nội dung cũng như hình thức 2 nghệ thuật của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, mà chỉ có thể tập trung quan tâm tới một số yếu tố thành công, đổi mới trên cơ sở kế thừa tiểu thuyết truyền thống. Đây chính là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài: Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh. 2. Lịch sử vấn đề Ngay khi còn là một anh lính huyện đội, Trung Trung Đỉnh đã từng làm rất nhiều nghề: viết văn, đi chiếu bóng lưu động, làm công tác thư viện rồi sau nay làm phóng viên, viết kịch bản phim truyền hình và hiện đang công tác tại nhà xuất bản Hội nhà văn. Trong nghiệp văn của mình, Trung Trung Đỉnh sáng tác ở cả lĩnh vực truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ. Dù là viết văn, làm báo, hay viết kịch bản phim truyền hình Trung Trung Đỉnh luôn trăn trở, day dứt về trạng thái sống và luôn hết mình qua những trang viết. Tác phẩm của ông ngày càng chiếm được nhiều tình cảm của dư luận. Đã có khá nhiều bài viết về Trung Trung Đỉnh và những tác phẩm của ông, song có thể khẳng định cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đi sâu vào nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh một cách có hệ thống. Hầu hết các bài viết chỉ dừng lại ở dạng giới thiệu, nhận xét sơ bộ, trình bày cảm xúc về tiểu thuyết hay truyện ngắn nào đó của ông, trong đó Lạc rừng là tiểu thuyết dành được sự quan tâm nhiều nhất của độc giả và giới nghiên cứu phê bình. Trong số các bài viết về tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh có thể kể đến một số ý kiến về những tác phẩm cụ thể sau: Võ Hồng Ngọc trong bài giới thiệu về Tiễn biệt những ngày buồn trên Báo Văn nghệ số 15 năm 1990 cho rằng: đây là một cuốn sách về bản thân ngày hôm nay mà ở đó “chiến tranh vẫn hắt bóng xuống đời sống tinh thần của các nhân vật, vẫn là một món nợ quá khứ đang day dứt ám ảnh họ khôn nguôi. Các nhân vật trong Tiễn biệt những ngày buồn được khắc họa trong bối cảnh của một cuộc “hành hương” gian lao để đi tìm lại chính mình”. 3 Tác giả bài viết còn cho rằng Tiễn biệt những ngày buồn, xét trong chỉnh thể cấu trúc tác phẩm, là một cuộc thí nghiệm cách tân đáng khích lệ. Xuất hiện gần như cùng thời điểm với Tiễn biệt những ngày buồn, tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng ngay khi ra đời cũng đã nhận được sự chú ý của dư luận, nhưng phải cho đến tận khi hai tiểu thuyết này được chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình Ngõ lỗ thủng của đạo diễn Trần Quốc Trọng thì nó mới thực sự nhận được nhiều sự quan tâm. Tác phẩm là cái nhìn trực diện mổ xẻ vết thương bao cấp, một góc nhìn về quá khứ - thời điểm khó khăn của đất nước khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Những ảnh hưởng sâu sắc về nhận thức xã hội, mối quan hệ giữa người với người. Bản thân nhà văn tâm sự rằng: “Tôi viết Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn là để viết về những con người một thời chỉ tin vào những tình cảm trong sáng. Nói là tiễn biệt những ngày buồn nhưng thực chất là lưu giữ nó, gặm nhấm nó như một vết sẹo trong tâm hồn trong ký ức” [41]. Tuy nhiên do đề cập đến những vấn đề nhạy cảm của thời bao cấp nên khi ra đời tác phẩm chưa được đưa nhiều lên các diễn đàn văn nghệ. Chỉ đến khi được chuyển thể thành phim truyền hình, với một độ lùi nhất định về lịch sử so với thời điểm mà nó ra đời, tác phẩm đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá. Hầu hết những nhận xét đều cho đó là những “ký ức đau buồn, một quãng lùi sòng phẳng”. Tuy nhiên như tác giả nói “tôi viết là để lưu giữ những ngày buồn”, để chúng ta sống tốt hơn ngày hôm nay cho dù quá khứ đó không dễ gì quên được. Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Người báo động ngõ lỗ thủng được in trên báo Văn nghệ năm 1998 đã có sự đánh giá, nhận xét tổng quát về ba tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh: Ngược Chiều cái chết, Tiễn biệt những ngày buồn, Ngõ lỗ thủng. Ông cho rằng “Trung Trung Đỉnh đã rung lên hồi chuông báo động: Lỗ Thủng! những trang sách của anh gợi mở cho chúng ta thấy các lỗ thủng đó như thế nào, tại sao lại sinh ra lỗ thủng trong cuộc 4 sống, trong con người, làm thế nào để bít lỗ thủng ấy lại. Như là tâm sự giãi bày, như là cật vấn tra hỏi anh đã khơi được một độ sâu đáng kể của vấn đề trên một số lượng trang không nhiều”. Năm 1999, Trung Trung Đỉnh cho ra đời cuốn tiểu thuyết Lạc rừng và đoạt liền hai giải của Bộ Quốc Phòng và Hội nhà văn. Tác phẩm đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới phê bình và độc giả. Một tác phẩm đậm nét Tây Nguyên là bài viết của tác giả Phạm Quang Đẩu khi viết về Lạc Rừng. Tác phẩm miêu tả trực diện về người du kích Tây Nguyên thời chống Mỹ. Phạm Quang Đẩu cũng đánh giá cao việc lựa chọn tình tiết, sử dụng ngôn ngữ và kết cấu của tác phẩm. Trên báo Người Hà Nội nguyệt san số 5 tháng 5 năm 2000, Hoàng Hoa với bài viết Lạc Rừng giao thoa không cùng tần số. Tác giả cho rằng Lạc Rừng - sự hội ngộ lạ lùng của văn hóa. Văn hóa của người Ba Nar, văn hóa của người Kinh với văn hóa Phương Tây. Tác phẩm mang phẩm chất của thể loại phiêu lưu. Sự phiêu lưu thể hiện ở sự va đập trong cách ứng xử của người lính trẻ trước hoàn cảnh và bị hoàn cảnh, số phận xô đẩy. Lạc Rừng mà tìm được hướng đi là tiêu đề bài viết của Thanh Thảo về tác phẩm này. Tác giả đánh giá cao cách xây dựng tình huống truyện và giọng điệu của tác phẩm. “Sức mạnh và sức thuyết phục lớn của Lạc Rừng là tác giả đã không hề giấu diếm con người thật của nhân vật chính xưng tôi” [67]. Trung Trung Đỉnh là một trong số ít những nhà văn hầu như chỉ viết về Tây Nguyên, về cuộc chiến đấu ngoan cường của các dân tộc trên vùng đất này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chính vì vậy tác giả Trần Bảo Hưng đã có bài viết Lạc Rừng và hình ảnh những người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. Ông cho rằng với Lạc Rừng Trung Trung Đỉnh đã khắc họa một cách tự nhiên mà dung dị, sâu sắc cuộc chiến đấu toàn dân toàn diện của đồng bào Tây Nguyên. Bằng một giọng văn thô ráp mà chắc nịch, Lạc Rừng đã hấp dẫn người đọc không chỉ ở việc tái hiện cuộc chiến 5 đấu ngoan cường của đồng bào Tây Nguyên một cách sinh động mà còn có những trang mô tả những phong tục tập quán, những sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây như uống rượu cần, nhảy múa… Đọc Lạc Rừng, người đọc có cảm giác như lạc vào một thế giới cổ tích. Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Giống như chuyện cổ tích xa xưa mà hiện đại cũng đánh giá cao cách xây dựng tình huống truyện, giọng điệu cũng như cảm giác chân thật mà tác phẩm đem lại [39]. Trung Trung Đỉnh đã từng tâm sự rằng Lạc rừng chính là cuốn sách mà ông viết về thân phận con người, về một phần tuổi trẻ, về vùng ký ức thường xuyên ám ảnh của ông. Có lẽ vì thế mà đọc tác phẩm của ông, ta luôn cảm nhận được sự chân thật, sức hấp dẫn từ những tình huống, cũng như tâm lý của nhân vật. Qua những truyện ngắn Thung lũng Đá Hoa (1979), Người trong cuộc (1980), Đêm nguyệt thực (1982) cho đến các tiểu thuyết Ngược chiều cái chết, Tiễn biệt những ngày buồn, Ngõ lỗ thủng…nhưng phải đến Lạc rừng người ta mới thấy cái nhìn của tác giả có tầm hơn đồng thời với lúc văn chương của ông có lực hấp dẫn hơn. Năm 2008, Trung Trung Đỉnh cho ra đời tiểu thuyết Sống khó hơn là chết. Có lẽ thời gian xuất hiện còn ngắn nên tác phẩm chưa nhận được nhiều sự chú ý. Sống khó hơn là chết có lai lịch thật đặc biệt. Phần đầu truyện được viết từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, phản ánh cuộc sống mà hôm nay chúng ta nhìn lại như là chuyện cổ tích. Phần sau là cõi thực được viết vào những ngày gần đây, những năm của đời sống hiện đại. Trên tờ Thể thao & Văn hóa, Dương Bình Nguyên cho rằng Sống khó hơn là chết không phải là thành công cỡ Lạc rừng, cũng khác nhiều so với bốn tiểu thuyết còn lại nhưng tác phẩm đi vào sự tinh giản, tưởng nhẹ mà rất buồn, tưởng giản đơn mà không phải vậy. Đó là sự trằn trọc về nhân tình thế thái của nhà văn. Dường như chính ông cũng đang phân vân vào sự lạc chốn thành thị của mình. 6 Sống hơn là chết vẫn là những day dứt, ám ảnh về thân phận con người, vẫn là những ký ức về chiến tranh và Tây Nguyên. Bản thân tên truyện đã mang đầy tính triết lý mà Trung Trung Đỉnh muốn gửi gắm tới bạn đọc. Trong toàn bộ sáng tác của Trung Trung Đỉnh, bên cạnh truyện ngắn, ký, thì thể loại tiểu thuyết đã góp phần rất lớn trong việc khẳng định tên tuổi của nhà văn trên văn đàn Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trong đó Lạc Rừng là sự thành công có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp sáng tạo của ông. Chính vì vậy trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi cố gắng tìm hiểu một cách bao quát toàn bộ tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh, trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 3. Mục đích nghiên cứu - Đề tài muốn phát hiện những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, từ đó khẳng định đóng góp của nhà văn đối với quá trình vận động văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới. - Luận văn là công trình đầu tiên khảo sát nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống toàn bộ sáng tác của Trung Trung Đỉnh, đặc biệt là tiểu thuyết nhằm ghi nhận sự cách tân trên nền truyền thống của nhà văn trong thực tiễn sáng tạo nghệ thuật. 4. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu Trung Trung Đỉnh có một số lượng tác phẩm khá phong phú. Trong khoảng 40 năm vừa làm báo vừa sáng tác văn học, ông cho ra đời 5 tập truyện ngắn, 6 tiểu thuyết và một số tập ký. Vừa viết truyện ngắn, bút ký, vừa sáng tác tiểu thuyết, ở mỗi thể loại ông đều có những thành công nhất định. Do yêu cầu đặt ra của đề tài, chúng tôi chỉ khảo sát sáu tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh. Trong số đó tiểu thuyết Những người không chịu thiệt thòi chúng tôi nhận thấy chưa có đánh giá chung nhất về tác phẩm này. Vì vậy chúng tôi không lấy Những người không 7 chịu thiệt thòi làm đối tượng khảo sát chính, mà xem như một tác phẩm để tham khảo. 5. Đóng góp của luận văn Với luận văn này, lần đầu tiên tiểu thuyết trung Trung Đỉnh được khám phá trong tính chỉnh thể của nó. Từ đó, luận văn góp phần chỉ ra được những đặc trưng riêng, những sáng tạo độc đáo và những đóng góp của nhà văn vào nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ khoa học của đề tài, luận văn vận dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp cấu trúc hệ thống - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tác phẩm - Phương pháp tổng hợp 7. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Quan niệm nghệ thuật mới về con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Chương 2: Các loại nhân vật chính Chương 3: Nghệ thuật tổ chức trần thuật 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT MỚI VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 1.1. Sự thay đổi trong tọa độ soi ngắm con người Trong nghệ thuật nói chung và trong văn học nói riêng, con người là đối tượng nhận thức trung tâm. Là thước đo cho sự tiến bộ nghệ thuật từ xưa đến nay, là cái đích để văn học hướng tới. Con người là “hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật”. Chính con người đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Khi đánh giá thành tựu của một nền văn học hay một xu hướng, một tác giả, một giai đoạn văn học chúng ta không thể không quan tâm đến quan niệm nghệ thuật về con người của nền văn học ấy. Chẳng hạn, khi nói về văn học thời kỳ Phục hưng người ta nói đến Bôcaxiô như một bậc tiên khu, vì ông là một trong những nhà văn đầu tiên bằng tác phẩm của mình (Mười ngày) đã đưa ra một quan niệm mới mẻ, tiến bộ về con người. Đó là con người của cuộc sống trần thế, con người với những hành vi và ý thức bản năng. Trong văn học Việt Nam, thiên tài Nguyễn Du được đánh giá cao, trước hết là sự ghi nhận chủ nghĩa nhân đạo trong quan niệm về con người của ông. Đến thời kỳ hiện đại, nếu được phép dẫn chứng một trường hợp cụ thể không thể không nhắc đến Nam Cao. Tác phẩm của ông là sự nhức nhối về thân phận con người với những ước mơ hoài bão, đấu tranh vật lộn và khao khát vươn lên để sống sao cho người nhất. Nghiên cứu Văn học hiện đại xem toàn bộ sự miêu tả về nhân vật như là một cái biểu đạt, là sự biểu hiện của trình độ cảm nhận về con người, từ đó phân tích nhân vật để tìm hiểu quan niệm về con người trong ý thức sáng tác. Vì vậy quan niệm nghệ thuật về con người là cơ sở chắc chắn nhất khi 9 nghiên cứu tính độc đáo của sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên trong mỗi thời kỳ, con người được tiếp cận ở những góc độ khác nhau. Chính sự khác nhau đó đã làm nên tính sự phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc cho văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung nhằm hướng đến cái đích là khám phá ngày càng sâu sắc hơn về con người như nó tự cảm thấy trong tự nhiên, xã hội và lịch sử với tất cả sự phong phú, tinh tế. 1.1.1. Con người trong văn xuôi trước 1975 Văn học giai đoạn 1945-1975 phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Nó không thể không bị chi phối bởi những quy luật bất thường. Chiến tranh đặt vấn đề sống còn của dân tộc lên trên hết, mọi quyền lợi, mọi ứng xử phải nhìn theo quan điểm “địch - ta”, sự thống nhất muôn người như một trở thành một nguyên tắc tối thượng. Để phục vụ cho những nhiệm vụ chính trị, văn học đã tập trung mọi cố gắng vào việc giáo dục, đào tạo con người mới. Cá nhân tự hòa quyện trong cộng đồng “Con người giải quyết mọi bi kịch, mọi vướng mắc cá nhân là hướng về cách mạng và cộng đồng”. Phát hiện con người cộng đồng trong mỗi cá nhân, con người như sản phẩm hoàn hảo của hiện thực cách mạng là cống hiến của văn học với tư cách là một mặt trận tư tưởng. Nhà văn thông qua con người để biểu hiện lịch sử. Con người trở thành phương tiện để khám phá lịch sử và được nhận thức, đánh giá theo tiêu chí giai cấp. Từ những mối quan hệ cho đến bản ngã của mỗi cá nhân đều được nhìn nhận theo chuẩn mực chung. Nền văn xuôi 1945- 1975 đem lại ấn tượng về con người có thể biết trước. Nhà văn nhìn con người chủ yếu như một ý thức chính trị vận động hợp quy luật lịch sử. Cảm hứng sử thi và khuynh hướng lãng mạn đã tạo dựng lên những con người đẹp đẽ và hoàn hảo. Trên thực tế chúng ta không thể phủ nhận sự trưởng thành của văn học từ chống Pháp đến chống Mỹ. Đó là sự thể hiện con người ngày càng trưởng thành hơn, sâu sắc và đầy đặn hơn. Nhưng do chiến tranh kéo dài, nhiều nguyên tắc nhất thời trở 10 [...]... cứu rỗi của Võ Thị Hảo thể hiện rất rõ điều này Hầu hết những sáng tác của Trung Trung Đỉnh tập trung từ sau đổi mới Khi hoàn cảnh đất nước đã có nhiều thay đổi Thực tiễn ồ ạt và phức tạp tuân theo những quy luật của một nền văn học dân chủ đã làm biến đổi mạnh mẽ những quan niệm cũ Trên cơ sở đó, tư duy sáng tạo của Trung Trung Đỉnh đã có những thay đổi nhất là ở phương diện quan niệm nghệ thuật về... thức và tâm hồn, kể cả bi kịch nỗi đau mất mát cô đơn, tâm linh tiềm thức với tư cách là một con người cá thể là những vùng đất mà Trung Trung Đỉnh tập trung thể hiện Có lẽ xuất thân từ một người lính và trưởng thành trong chiến tranh nên hầu như tác phẩm nào của Trung Trung Đỉnh cũng có nhân vật người lính Chỉ có điều người lính chiến thắng, người anh hùng vẹn toàn của văn 16 học trước đây giờ đã... thực quen biết vốn có ấy sẽ có một giá trị thẩm mĩ mới nhờ thái độ trung thực và vốn sống của nhà văn Trung Trung Đỉnh - nhà văn của vùng đất Tây Nguyên Tây Nguyên mà cụ thể là Gia Lai, đã trở thành phần máu thịt của ông Chiến tranh và Tây Nguyên là một phần cuộc sống của ông Chính vì vậy mà hầu như tất cả những sáng tác của Trung Trung Đỉnh bao giờ cũng nói đến vấn đề này ngay cả khi ông viết những... hoàn cảnh sống và sự hình thành nhân cách của mỗi người, đúng như Trung Trung Đỉnh quan niệm: “Trước hết phải biết mình là ai” Tính đối thoại thường đi kèm với sự hoài nghi và một cấu trúc trần thuật mở Sự hoài nghi và trăn trở về trạng thái sống là điều luôn có trong mỗi tác phẩm của ông Giữa cuộc đời phi lý và nhiều bi kịch, Trung Trung Đỉnh luôn đặt ra những câu hỏi về con người về thời thế Tác... thì Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Trung Trung Đỉnh…đã đem đến cho văn xuôi nước ta cái “mới” lẫn cái “lạ” Hiện thực được nhìn nhận đa dạng, nhiều chiều, nhà văn được tự do thể hiện cái tôi nghệ sĩ của mình, họ đứng lên đấu tranh với những cái ác, cái xấu, cho số phận của con người 26 Trung Trung Đỉnh là nhà văn luôn có ý thức trách nhiệm về nghề nghiệp Ông cho... thể phát huy hết tài năng và sở trường của mình với những thể nghiệm tìm tòi và khám phá đời sống Lúc này những trải nghiệm cá nhân là vô cùng ý nghĩa nhờ thái độ trung thực và vốn sống của nhà văn Chính những trải nghiệm cá nhân đã giúp Trung Trung Đỉnh cho ra đời những sáng tác mang đầy hơi thở của cuộc sống 34 CHƯƠNG 2 CÁC LOẠI NHÂN VẬT CHÍNH 2.1 Vài nét về nhân vật trong tiểu thuyết 2.1.1 Khái niệm... táo, có khi lại bị chi phối của tiếng nói tâm linh, của vô thức bản năng Rất khó để định tính hay định lượng cho con người mà không làm tổn thương đến bản chất người của nó Con người trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh được khám phá ở nhiều bình diện, không chỉ là con người được ý thức ở bình diện xã hội mà còn được ý thức ở bình diện tâm linh Từ cách nhìn con người qua quan hệ một chiều với lịch sử, con... chờn ảo mộng Thể hiện con người tâm linh như vậy, thực sự đem lại bề dày, bề sâu cho cuộc đời mỗi nhân vật Hơn nữa với quan niệm đó – những yếu tố của nghệ thuật tiểu thuyết cũng có nhiều thay đổi Với Trung Trung Đỉnh trước sau ông cũng không thoát nổi cuộc chiến tranh, viết gì rồi cũng quay về cái đó Đó là nỗi ám ảnh lớn nhất trong đời ông Bởi toàn bộ tuổi trẻ của ông đã nằm lại nơi chiến trường Trong... nhìn nhận bằng quá khứ Ngay cả con ma men vênh vang với đời bằng những đồng tiền, nhằm thỏa mãn mối hận thù manh mún anh ta cũng bảo hắn là sản phẩm của cuộc chiến tranh vừa qua” [23;43] Qủa thật với Trung Trung Đỉnh, chiến tranh và ký ức về nó là một phần cuộc sống của ông không thể tách rời Thế giới tâm linh của con người là một vùng bí ẩn, sâu kín nhất, một cái gì đó không thành tên mà người ta cố... trình văn học về nguồn, một cuộc về nguồn đầy hứa hẹn” Sức mạnh tâm linh có khi có tác dụng làm thanh lọc tâm hồn con người, làm cho nó đẹp đẽ hơn, cao quý hơn Chính những nhân vật trong tiểu tuyết Trung Trung Đỉnh mỗi khi bế tắc, hụt hẫng, tuyệt vọng, đều tìm về với ký ức của một thời oanh liệt Ở đó họ thấy nhẹ nhõm, an bình và tĩnh lặng và có dịp để chiêm nghiệm về bản thân và cuộc đời Điều đó giúp . thể là những vùng đất mà Trung Trung Đỉnh tập trung thể hiện. Có lẽ xuất thân từ một người lính và trưởng thành trong chiến tranh nên hầu như tác phẩm nào của Trung Trung Đỉnh cũng có nhân vật. cuộc sống, một phần tuổi trẻ của Trung Trung Đỉnh. Lạc rừng được coi là tác phẩm thành công nhất của ông về đề tài chiến tranh và Tây Nguyên. Gần đây nhất, năm 2008, Trung Trung Đỉnh xuất bản cuốn tiểu. trên cơ sở truyền thống. Trung Trung Đỉnh thuộc hướng thứ hai này. Là một nhà văn đã trải qua chiến tranh và đang sống trong thời kỳ hậu chiến, thành tựu lao động của Trung Trung Đỉnh đã được khẳng

Ngày đăng: 30/11/2014, 22:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử vấn đề

    • 3. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu

    • 7. Cấu trúc của luận văn.

    • CHƯƠNG 1

    • QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT MỚI VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975

      • 1.1. Sự thay đổi trong tọa độ soi ngắm con người

        • 1.1.1. Con người trong văn xuôi trước 1975

        • 1.1.2. Con người trong văn xuôi sau 1975.

        • 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

          • 1.2.1. Con người đa diện

          • 1.3. Một hình dung mới về thể loại

            • 1.3.1. Thiên chức của người cầm bút

            • 1.3.2. Tiểu thuyết là một hình thức đối thoại

            • 1.3.3. Tiểu thuyết như những trải nghiệm

            • CHƯƠNG 2

            • CÁC LOẠI NHÂN VẬT CHÍNH

              • 2.1. Vài nét về nhân vật trong tiểu thuyết.

                • 2.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trước và sau 1975

                • 2.2. Các loại nhân vật chính trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh

                  • 2.2.1. Người lính “lạc rừng”

                  • 2.2.2. Kiểu nhân vật “lạc điệu”

                  • 2.2.3. Nhân vật mang “lỗ thủng” nhân cách và niềm tin

                  • 2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

                  • 2.3.1. Khai thác tình huống tâm lý đặc sắc

                    • 2.3.3. Không gian văn hóa Tây Nguyên

                    • CHƯƠNG 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan