TIỂU LUẬN TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐƯA RA ĐIỂM YẾU, ĐIỂM MẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN

57 2K 0
TIỂU LUẬN TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN  VÀ ĐƯA RA ĐIỂM YẾU, ĐIỂM MẠNH  CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ==================== Khoa: Quản trị kinh doanh Lớp: B212QT2A Môn: Quản trị chiến lược Bài tiểu luận nhóm Đề tài: TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐƯA RA ĐIỂM YẾU, ĐIỂM MẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN THANH LONG Sinh viên thực hiện: Nhóm BDT 1/ Nguyễn Thanh Phượng, MSSV: 1264010042 2/ Nguyễn Ngọc Yến Sơn, MSSV: 1264010047 3/ Đoàn Bắc Việt Trân, MSSV: 1264010064 4/ Nguyễn Thành Vân, MSSV: 1264010072 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 8 NĂM 2013 2 BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA NHÓM BDT STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC NGƯỜI PHỤ TRÁCH GHI CHÚ 1 - Quyết định nhiệm vụ của các thành viên. - Phân tích việc thực hiện chiến lược từng giai đoạn của công ty trong thời kỳ 2008-2013 - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của công ty. - Tổng hợp nội dung. - Làm bản Power Point. Nguyễn Thanh Phượng MSSV: 1264010042 Nhóm trưởng 2 - Tìm hiểu chiến lược công ty. - So sánh báo cáo tài chính của năm 2009 - 2013. - Phân tích tình hình tài chính. - Tổng hợp nguồn nhân lực. Nguyễn Ngọc Yến Sơn MSSV: 1264010047 3 - Tìm hiểu chiến lược công ty. - Phân tích ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến việc xây dựng chiến lược của công ty. - Viết lời mở đầu và kết thúc. - Biên tập, trình bày và hoàn thành bản Word. Đoàn Bắc Việt Trân MSSV: 1264010064 4 - Giới thiệu về Hoa Sen Group - Tìm hiểu chiến lược năm 2008 -2009 - Nhận định chung. Nguyễn Thành Vân MSSV: 1264010072 3 MỤC LỤC TỰ ĐỘNG Lời mở đầu 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY NÀY 10 2.1. Lịch sử hình thành 10 2.2. Cơ cấu tổ chức 11 Văn hóa 10 chữ T: 14 Trung thực, trung thành, tận tụy, trí tuệ, thân thiện 14 Chiến lược kinh doanh: 15 Trong đó, định hướng chiến lược phát triển 2010 – 2015 như sau: 15 Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển từ 2010 – 2015: 16 CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN 16 3.1. Môi trường vĩ mô 17 3.2. Môi trường vi mô 23 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN 26 4.1. Quá trình thực hiện chiến lược 26 4.1.1. Giai đoạn: Bước khởi đầu - bước phát triển vượt trội 26 27 Vào thời điểm giá thép hạ, ban giám đốc Hoa Sen đã mạnh dạn nhập về một lượng lớn phôi thép dự trữ. Và khi tác động của các chính sách hỗ trợ của chính phủ được phát huy thì giá thép cũng như sản lượng tiêu thụ liên tục tăng. Nhờ đó đã mang về cho Hoa Sen một khoảng lợi nhuận lớn. Với sự quyết đoán trong kinh doanh của Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen đã tạo nên một sự thành công vượt quá mong đợi trong năm 2009 28 Đạt được kết quả kinh doanh tốt trong năm 2009 ta phải nói đến chiến lược kinh doanh thành công cũng như sự uyển chuyển, nhạy bén của Ban Giám đốc công ty đã chuyển tình huống khó khăn một 4 cách ngoạn mục như thay đổi kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình lúc bấy giờ quyết định giãn tiến độ đầu tư 2 dự án: Cảng biển quốc tế Hoa Sen – Gemadept và dự án mở rộng hệ thống phân phối; tạm dừng triển khai 3 dự án lớn để thực hiện nhiệm vụ trước mắt là phải tập trung nguồn lực tài chính, nhân sự cho lĩnh vực SXKD các loại sản phẩm: tôn lạnh, tôn lạnh màu, ống thép, xà gồ, ống nhựa,…với phương châm “làm tốt những gì hiện có”. 28 Việc khẩn trương khánh thành đưa vào hoạt động Nhà máy Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm - công nghệ NOF, công suất 150.000 tấn/năm và dây chuyền Tôn mạ màu II, công suất 50.000 tấn/năm vào cuối tháng 3/2008 đã giúp Hoa Sen Group tăng cường năng lực cạnh tranh với các dòng sản phẩm mới có tính năng vượt trội, giá thành hợp lý như: tôn lạnh, tôn lạnh màu,… đã được người tiêu dùng trong cả nước tín nhiệm và đón nhận một cách nồng nhiệt. 29 Trong tình hình giá cả nguyên vật liệu biến động, lãi suất vay ngân hàng gia tăng, sự bất ổn của tỷ giá hối đoái VND/USD Ban Tổng Giám Đốc đã có những dự báo chính xác tình hình gia tăng giá thép nhập khẩu trên thị trường thế giới, biến động của lãi suất và tỷ giá VND/USD trong nước để có những quyết định về dự trữ nguyên liệu, vật liệu hợp lý, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh, về vay trả nợ ngân hàng linh hoạt, điều chỉnh chính sách công nợ với khách hàng cho phù hợp với tình hình thị trường diễn ra hàng tuần. Điều đó đã thật sự phát huy hiệu quả định hướng chiến lược “khép kín quy trình sản xuất kinh doanh, làm chủ chuỗi giá trị gia tăng, tìm kiếm lợi nhuận từ gốc đến ngọn”. 29 Song song đó, các hoạt động PR – Marketing cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của tập đoàn thông qua hàng loạt các chương trình truyền thông, quảng cáo hiệu quả nhằm đưa thương hiệu “Tôn Hoa Sen” đến với người tiêu dùng trên mọi lĩnh vực. 29 4.1.2. Giai đoạn 2009-2010 : Bước tiến hôm nay- Thành công ngày mai 30 Yếu tố vĩ mô: 30 Yếu tố vi mô: 31 Nội vi: 31 Kết quả kinh doanh 32 Đứng đầu trong nước về thị phần tôn mạ, chiếm 33,7% thị phần trong năm 2010, tiếp tục tăng trưởng so với mức 28,6% thị phần trong năm 2009 32 4.1.3. Giai đoạn 2010-2011: Bước tiến đột phá 34 4.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cổ phẩn Tập đoàn Hoa Sen 51 4.2.1. Điểm mạnh 51 4.2.2. Điểm yếu 53 5 4.2.3. Cơ hội 54 4.2.4. Thách thức 55 Lời mở đầu Xây dựng chiến lược là bước quan trọng hàng đầu của nhà quản trị trên con đường đưa doanh nghiệp vươn tới thành công. Một chiến lược tốt với tầm nhìn và sứ mạng rõ ràng, xứng tầm doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị định hướng phát triển cho doanh nghiệp, kiên cường chèo chống đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giữ vững quyết tâm đi đến tận cùng mục tiêu đã chọn. Trong bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập, nền kinh tế thế giới gần như không còn biên giới phân chia thị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Để tìm kiếm khả năng thành công trên thương trường khốc liệt ấy, việc xây dựng một chiến lược phù hợp là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp xác định sự khác biệt để làm nền tảng phát triển và thành công. Trong khuôn khổ thực hiện bài tập nhóm môn Quản trị Chiến lược, nhóm BDT lớp B212QT2A trường Đại học Mở TP.HCM theo đuổi đề tài “Tìm hiểu chiến lược và đưa ra điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen”, với mục tiêu vận dụng được kiến thức đã được giảng viên truyền đạt trong quá trình học tập, từ đó học hỏi, rút ra được bài học từ việc xây dựng chiến lược của một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Xa hơn trong tương lai, các thành viên của nhóm kỳ vọng có thể áp dụng bài học này vào quá trình làm việc sau này. Nhóm BDT xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Long, người thầy đã nhiệt tâm truyền đạt, hướng dẫn chúng em lĩnh hội kiến thức để có thể hoàn thành bài tập này. 6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM 1.1. Tổng quan ngành thép tại Việt Nam Từ năm 1990 đến nay ngành thép Việt Nam có nhiều đổi mới và tăng trưởng mạnh. Sự ra đời của Tổng Công ty thép Việt Nam năm 1990 đã góp phần quan trọng vào sự bình ổn và phát triển của ngành. Thống kê sản lượng của ngành thép thời kỳ 1990-2008 (ĐV nghìn tấn) 7 (Nguồn: Hiệp hội thép) Những năm qua, tuy ngành thép đã được đầu tư đáng kể và có bước phát triển tương đối khá mạnh (cả quốc doanh và tư nhân), đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, có tiềm lực tăng gấp hàng chục lần so với năm 1990 và đạt sản lượng trên 1 triệu tấn/năm, song vẫn còn trong tình trạng kém phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới, thể hiện ở các mặt: • Trang thiết bị có qui mô nhỏ, phổ biến thuộc thế hệ cũ, lạc hậu, trình độ công nghệ và mức độ tự động hóa thấp. Chất lượng sản phẩm còn hạn chế (nhất là khu vực tư nhân), chỉ có hai dây chuyền cán liên tục tương đối hiện đại thuộc khối liên doanh. • Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn điệu (mới cán được các sản phẩm dài, cỡ nhỏ và vừa với mác thép phổ biến là các bon thấp). • Năng lực sản xuất phôi thép quá nhỏ bé, các nhà máy và cơ sở cán thép còn phụ thuộc nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Toàn bộ sản phẩm cán dẹt trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu. • Chi phí sản xuất còn cao, năng suất lao động thấp, số lượng lao động quá đông, giá thành không ổn định (do lệ thuộc phôi thép nhập khẩu) nên tính cạnh tranh chưa cao. Khả năng xuất khẩu sản phẩm thép còn rất hạn chế. 8 Nhìn một cách tổng quát, ngành thép Việt Nam vẫn ở trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, nặng về gia công chế biến từ phôi và bán thành phẩm nhập khẩu. Trình độ công nghệ thấp, chưa có nhiều thiết bị hiện đại tự động hóa cao, cần phải đầu tư cải tạo phát triển, thay thế dần các thiết bị cũ, lạc hậu, mới có thể bảo đản tính cạnh tranh trong thời gian tới. 1.2. Phân tích ngành thép dựa trên mô hình 5 áp lực 1. 2.1 Áp lực từ phía nhà cung cấp ở mức trung bình Các nhà cung cấp thép và nguyên liệu cho ngành thép phân bố ở nhiều nước trên thế giới nên mức độ tập trung của các nhà cung cấp thấp, hơn nữa không có doanh nghiệp nào nắm độc quyền trong lĩnh vực này nên không có tình trạng độc quyền bán. Thép và nguyên liệu cho ngành thép không phải là các hàng hoá đặc biệt nên người mua có thể lựa chọn một hoặc nhiều nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên với 50% phôi phải nhập khẩu thì khả năng đàm phán về giá của các doanh nghiệp Việt Nam cũng thấp, hầu như hoàn toàn chịu biến động của giá thị trường thế giới. Như vậy có thể thấy áp lực từ phía nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam ở mức trung bình. 1.2.2. Áp lực từ khách hàng ở mức trung bình đến cao Khách hàng tiêu thụ thép là các cá nhân, doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp sản xuất máy móc công nghiệp, trong đó áp lực từ khách hàng cá nhân không lớn do họ không có nhiều thông tin về chất lượng sản phẩm và giá cả cũng như khả năng đàm phán giá thấp.Ngược lại, khách hàng doanh nghiệp tạo áp lực lớn do các yếu tố sau: - Thép xây dựng: nguồn cung trên thị trương hiện đã dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ. Thép dẹt hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhưng từ năm 2013 trở đi có khả năng nguồn cung thép dẹt cũng thừa so với nhu cầu. - Khách hàng doanh nghiệp thường có nhiều thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm, do đó khả năng đàm phán giá cao, cũng như việc lựa chọn và thay đổi nhà cung cấp dễ dàng. - Khối lượng đặt mua lớn và việc ký được hợp đồng cung cấp dài hạn với khách hàng mang lại nhiều lợi ích với doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy sức mạnh của nhóm khách hàng này khá cao, điều này tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán để có thể thu hút và giữ chân các khách hàng lớn và truyền thống, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. 9 1.2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn rất cao Khả năng gia nhập ngành thép của các đối thủ tiềm ẩn cao do chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước và những lỏng lẻo về quy định pháp luật của Việt Nam. Việc tiếp nhận các dự án đầu tư do các địa phương thực hiện, không có khả năng thẩm định về năng lực vốn cũng như chưa có các quy định rõ ràng về công nghệ và cam kết về môi trường với các dự án. Điều này làm gia tăng số lượng doanh nghiệp trong ngành, tăng khối lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của ngành. Các doanh nghiệp gia nhập về sau có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ về giá và chất lượng do có lợi thế về vốn lớn và công nghệ. 1.2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế không cao Thép được coi là lương thực của mọi ngành công nghiệp. Hiện nay chưa có nhiều nguồn tài nguyên hay chất liệu khác để thay thế thép trong xây dựng, chế tạo máy móc công nghiệp hay trong quốc phòng. Vì vậy áp lực về sản phẩm thay thế đối với ngành thép rất ít. 1.2.5. Cạnh tranh nội bộ ngành giữa các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng ngày càng gay gắt Cạnh tranh trong ngành thép hiện nay chủ yếu là giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép dài, còn thép dẹt chủ yếu nhập khẩu nên cạnh tranh không rõ nét, tuy nhiên từ 2010 đến 2012 trở đi, một số dự án lớn sản xuất thép dẹt đi vào hoạt động thì mức độ cạnh tranh ở sản phẩm thép dẹt sẽ tăng lên. Nhìn chung cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn thể hiện ở các điểm sau: - Số lượng công ty ngày càng tăng, đặc biệt các công ty có quy mô công suất lớn sắp được thành lập. - Ngành thép là ngành có chi phí cố định cao, do đó các doanh nghiệp có thể tăng lợi thế nhờ quy mô, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ giảm được chi phí cố định/sản phẩm,giảm giá bán, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác - Rào càn ra khỏi ngành cao do việc thanh lý máy móc của các doanh nghiệp ngành không mang lại nhiều giá trị kinh tế. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại ngành mặc dù hoạt động không hiệu quả như trước, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành. Hiện nay về mảng thép dài có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Khả năng cạnh tranh tốt hơn nằm ở các doanh nghiệp có quy mô công suất ở mức tương đối lớn (từ 200.000 tấn/năm) và thành 10 lập, phát triển sau năm 2002 hoặc các doanh nghiệp liên doanh có ưu thế về vốn, công nghệ, cách thức quản lý và quảng bá sản phẩm như Pomina, Vinakyoei, Hoa Sen, Việt Úc, Hoà Phát v.v Ngược lại một số các doanh nghiệp cán thép thành lập từ trước như thép Đà Nẵng (1992), thép Miền Trung (1998), Nasteel (1996) v.v. và các xưởng cán thép mini của tư nhân đang mất dần thị trường và hoạt động không hiệu quả. Nhìn chung, cạnh tranh trong ngành thép đang ngày càng gay gắt giữa các đơn vị sản xuất trong ngành, trong đó chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp mới thành lập trong mấy năm gần đây. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY NÀY 2.1. Lịch sử hình thành • Năm 2001: thành lập công ty cổ phần Hoa Sen, tiền nhân của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) hiện nay với ba chi nhánh phân phối - bán lẻ trực thuộc. • Năm 2004: khai trương dây chuyền sản xuất tôn mạ màu 1 công suất 45.000 tấn/năm công nghệ tiên tiến Nhật Bản, khánh thành tòa nhà trụ sở văn phòng tại Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương. [...]... nhà máy thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000 tấn/năm - Khai trương dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm II, công suất 50.000 tấn/năm - Thành lập công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hoa Sen - Thành lập công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Hoa Sen - Sáp nhập các công ty cổ phần tôn Hoa Sen, công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hoa Sen, công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Hoa Sen vào Hoa Sen Group, nâng vốn điều... sản xuất tôn mạ kẽm 1, công suất 50.000 tấn/năm, tại khu công nghiệp Sóng Thần II • Năm 2006: - Khởi công xây dựng nhà máy thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000 - Mở văn phòng đại diện tại TPHCM - Thành lập công ty cổ phần tôn Hoa Sen, công ty con đầu tiên của Hoa Sen Group tấn/năm • Năm 2007: - Đổi tên công ty cổ phần Hoa Sen thành công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) - Khánh thành... và theo dõi thông tin của mọi người Công ty Hoa Sen đã tận dụng tối đa mạng lưới thông tin này như xây dựng trang tin điện tử cho công ty, tham gia tài trợ nhiều chương trình phát thanh, truyền hình để có cơ hội quảng bá thương hiệu, lãnh đạo công ty tham gia trả lời trên báo, đài để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, v v… Tất cả điều này giúp đưa thương hiệu “tôn Hoa Sen đơn giản, gần gũi và thân quen... Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước (Tổng Công ty 91) trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Thép Việt Nam và Tổng Công ty Kim khí thuộc Bộ Thương mại 25 - Thời kỳ 1996 - 2000: Ngành thép có mức độ tăng trưởng tốt, tiếp tục được đầu tư mạnh (phát triển mạnh sang khu vực tư nhân): đã đưa vào hoạt động 13 liên doanh, trong đó có 12 liên doanh cán thép và gia công, ... logistics, công ty Hoa Sen đã tiến hành thành lập công ty con đầu tiên mang tên Công ty cổ phần Tôn Hoa Sen vào tháng 11 năm 2006, khai trương văn phòng đại diện tại TP.HCM, vốn điều lệ 320 tỷ đồng và hoàn chỉnh hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng tại trên 70 chi nhánh trải dài từ Bắc – Trung – Nam Đây được xem là một lợi thế quan trọng trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO Trong tương lai, Hoa Sen. .. trường và đưa ra những quyết định kịp thời nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Hoa Sen trong năm 2011 khá thuận lợi Khác với chiến lược kinh doanh của các công ty khác, chiến lược kinh doanh của Hoa Sen, chính là ở hệ thống phân phối và quy trình sản xuất khép kín Hiện Hoa Sen có tới 100 chi nhánh trên khắp cả nước, nhờ vậy mức tăng trưởng bình quân trong ba năm gần đây (2009-2011) của công ty luôn... nay, thành phần tham gia sản xuất và gia công, chế biến thép ở trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia Ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân Sau 2000, tỉ trọng về sản lượng của Tổng Công ty Thép Việt Nam giảm chỉ còn 40% so với... lõi đã đặt ra 3.1.4 Môi trường toàn cầu 20 Kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên hội nhập Không chỉ hội nhập về sản phẩm, về thị trường mà còn hội nhập về công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý Tri thức về khoa học kỹ thuật, về khoa học kinh tế, khoa học quản lý cũng có khả năng nhanh chóng trở nên phổ biến, trở thành kiến thức chung của nhân loại Nắm bắt xu hướng toàn cầu hóa này, công ty Hoa Sen đã xây... chiến lược nước ngoài vào Hoa Sen Group Đây là nguồn lực bổ sung quan trọng để Hoa Sen Group tiếp tục khẳng định tiềm năng tăng trưởng của mình Nội vi: - Hàng loạt dự án mà Hoa Sen Group đầu tư trong thời gian trước đã đem lại những thành quả bước đầu Ngày 15/03/2010, sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ đã ra đời chỉ sau 10 tháng kể từ ngày dự án được khởi công Dự án Nhà máy ống... lệ lên 570 tỷ đồng • Năm 2008: - Thành lập công ty tiếp nhận cảng biển Hoa Sen – Gemadept - Khánh thành giai đoạn 1 nhà máy vật liệu xây dựng - Khánh thành nhà máy tôn mạ hợp kim nhôm kẽm - Niêm yết cổ phiếu HSG tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 2.2 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu các công ty thuộc Hoa Sen Group 12 Cơ cấu tổ chức phân quyền của Hoa SenGroup 13 2.3 Lĩnh vực hoạt động • Tôn – . dựng Hoa Sen. - Thành lập công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Hoa Sen. - Sáp nhập các công ty cổ phần tôn Hoa Sen, công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hoa Sen, công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Hoa. TẬP ĐOÀN HOA SEN VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY NÀY 2.1. Lịch sử hình thành • Năm 2001: thành lập công ty cổ phần Hoa Sen, tiền nhân của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group). căn hộ Phố Đông – Hoa Sen, Dự án Căn hộ cao cấp Hoa Sen - Phước Long, Dự án Căn hộ cao cấp Hoa Sen Riverside. • Tiếp tục đầu tư Dự án Liên doanh Khu tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen - Gemadept

Ngày đăng: 30/11/2014, 20:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Văn hóa 10 chữ T:

  • Trung thực, trung thành, tận tụy, trí tuệ, thân thiện

  • Chiến lược kinh doanh:

  • Trong đó, định hướng chiến lược phát triển 2010 – 2015 như sau:

  • Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển từ 2010 – 2015:

  • 4.1. Quá trình thực hiện chiến lược

  • 4.1.1. Giai đoạn: Bước khởi đầu - bước phát triển vượt trội

  • Vào thời điểm giá thép hạ, ban giám đốc Hoa Sen đã mạnh dạn nhập về một lượng lớn phôi thép dự trữ. Và khi tác động của các chính sách hỗ trợ của chính phủ được phát huy thì giá thép cũng như sản lượng tiêu thụ liên tục tăng. Nhờ đó đã mang về cho Hoa Sen một khoảng lợi nhuận lớn. Với sự quyết đoán trong kinh doanh của Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen đã tạo nên một sự thành công vượt quá mong đợi trong năm 2009

  • Đạt được kết quả kinh doanh tốt trong năm 2009 ta phải nói đến chiến lược kinh doanh thành công cũng như sự uyển chuyển, nhạy bén của Ban Giám đốc công ty đã chuyển tình huống khó khăn một cách ngoạn mục như thay đổi kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình lúc bấy giờ quyết định giãn tiến độ đầu tư 2 dự án: Cảng biển quốc tế Hoa Sen – Gemadept và dự án mở rộng hệ thống phân phối; tạm dừng triển khai 3 dự án lớn để thực hiện nhiệm vụ trước mắt là phải tập trung nguồn lực tài chính, nhân sự cho lĩnh vực SXKD các loại sản phẩm: tôn lạnh, tôn lạnh màu, ống thép, xà gồ, ống nhựa,…với phương châm “làm tốt những gì hiện có”.

  • Việc khẩn trương khánh thành đưa vào hoạt động Nhà máy Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm - công nghệ NOF, công suất 150.000 tấn/năm và dây chuyền Tôn mạ màu II, công suất 50.000 tấn/năm vào cuối tháng 3/2008 đã giúp Hoa Sen Group tăng cường năng lực cạnh tranh với các dòng sản phẩm mới có tính năng vượt trội, giá thành hợp lý như: tôn lạnh, tôn lạnh màu,… đã được người tiêu dùng trong cả nước tín nhiệm và đón nhận một cách nồng nhiệt.

  • Trong tình hình giá cả nguyên vật liệu biến động, lãi suất vay ngân hàng gia tăng, sự bất ổn của tỷ giá hối đoái VND/USD... Ban Tổng Giám Đốc đã có những dự báo chính xác tình hình gia tăng giá thép nhập khẩu trên thị trường thế giới, biến động của lãi suất và tỷ giá VND/USD trong nước để có những quyết định về dự trữ nguyên liệu, vật liệu hợp lý, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh, về vay trả nợ ngân hàng linh hoạt, điều chỉnh chính sách công nợ với khách hàng cho phù hợp với tình hình thị trường diễn ra hàng tuần. Điều đó đã thật sự phát huy hiệu quả định hướng chiến lược “khép kín quy trình sản xuất kinh doanh, làm chủ chuỗi giá  trị gia tăng, tìm kiếm lợi nhuận từ gốc đến ngọn”.

  • Song song đó, các hoạt động PR – Marketing cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của tập đoàn thông qua hàng loạt các chương trình truyền thông, quảng cáo hiệu quả nhằm đưa thương hiệu “Tôn Hoa Sen” đến với người tiêu dùng trên mọi lĩnh vực.

  • 4.1.2. Giai đoạn 2009-2010 : Bước tiến hôm nay- Thành công ngày mai

  • Yếu tố vĩ mô:

  • Yếu tố vi mô:

  • Nội vi:

  • Kết quả kinh doanh

  • Đứng đầu trong nước về thị phần tôn mạ, chiếm 33,7% thị phần trong năm 2010, tiếp tục tăng trưởng so với mức 28,6% thị phần trong năm 2009.

  • 4.1.3. Giai đoạn 2010-2011: Bước tiến đột phá

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan