Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành cuả sinh viên trường đại học Nha Trang

10 3.7K 20
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành cuả sinh viên trường đại học Nha Trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN GIỚI THIỆU Từ sau đổi mới năm 1986, đất nước ta đi vào phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng. Xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập kinh tế thế giới với nhiều động thái khác nhau. Điều đó đưa đến cho đất nước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén trong việc nắm bắt và tiếp thu các tri thức tiên tiến, các thành tựu khoa học công nghệ từ các nước phát triển. Để thực hiện được điều đó, trước tiên chúng ta phải có được đội ngũ trí thức, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là nền giáo dục của chúng ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập chưa tìm ra hướng giải quyết. Một trong những vấn đề mà ngành giáo dục hiện nay quan tâm là tình hình đào tạo Đại học – Cao đẳng và thực trạng thừa thầy thiếu thợ. Có thể nói, nguyên nhân chính của vấn đề này xuất phát từ việc chọn trường, chọn ngành thi vào Đại học – Cao đẳng của học sinh THPT. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trường đại học Nha Trang I.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Các bạn học sinh hiện nay hầu như không được tư vấn và định hướng đúng trong việc chọn trường,chọn ngành. Theo một số nghiên cứu trước đây và qua sự phản ánh của các phương tiện truyền thông đại chúng thì học sinh phổ thông chủ yếu chọn trường dựa vào các tiêu chí như: ngành đó đang “hot” trên thị trường lao động, kiếm được nhiều tiền, nhàn nhã mà ít quan tâm đến năng lực và trình độ thực tế của bản thân. Một số khác lại chọn trường theo sự quyết định của người thân hoặc xu hướng chung của bạn bè tìm đến các trường có danh tiếng. Hoặc có học sinh chỉ chọn trường dựa vào cảm tính mà bản thân không có sự tìm hiểu và nắm bắt những thông tin cần thiết về trường thi tuyển Để rồi đưa đến một số tình trạng như chán nản trong việc học, bỏ học giữa chừng, ra trường không có việc làm hoặc làm trái nghề, không đam mê nghề nghiệp Đứng trước thực tế trên, các cấp ban ngành đã có sự quan tâm và tạo điều kiện cho học sinh có thể tiếp cận các thông tin thi tuyển bằng nhiều hình thức khác nhau như: đưa thông tin tuyển sinh lên các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức các hoạt động tư vấn và giải đáp thắc mắc, nhiều Trường đại học đã cử cán bộ tư vấn về các Trường để cung cấp thông tin Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau mà các hoạt động trên chỉ đến được với số ít học sinh là người thành phố, còn tại các vùng sâu vùng xa thì hầu như không được phổ biến. Thậm chí không ít học sinh thành phố còn khá mơ hồ về những thông tin này hoặc chỉ biết qua quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học – Cao đẳng”. Có thể thấy rằng việc chọn trường, ngành thi tuyển vào Đại học – Cao đẳng đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm giải quyết. Nhóm sinh viên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành cuả sinh viên trường đại học Nha Trang” nhằm tìm hiểu thực trạng của vấn đề và đưa ra những suy nghĩ mang tính đề xuất để góp phần khắc phục những bất cập hiện nay

PHẦN GIỚI THIỆU Từ sau đổi mới năm 1986, đất nước ta đi vào phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng. Xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập kinh tế thế giới với nhiều động thái khác nhau. Điều đó đưa đến cho đất nước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén trong việc nắm bắt và tiếp thu các tri thức tiên tiến, các thành tựu khoa học công nghệ từ các nước phát triển. Để thực hiện được điều đó, trước tiên chúng ta phải có được đội ngũ trí thức, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là nền giáo dục của chúng ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập chưa tìm ra hướng giải quyết. Một trong những vấn đề mà ngành giáo dục hiện nay quan tâm là tình hình đào tạo Đại học – Cao đẳng và thực trạng thừa thầy thiếu thợ. Có thể nói, nguyên nhân chính của vấn đề này xuất phát từ việc chọn trường, chọn ngành thi vào Đại học – Cao đẳng của học sinh THPT. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trường đại học Nha Trang I.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Các bạn học sinh hiện nay hầu như không được tư vấn và định hướng đúng trong việc chọn trường,chọn ngành. Theo một số nghiên cứu trước đây và qua sự phản ánh của các phương tiện truyền thông đại chúng thì học sinh phổ thông chủ yếu chọn trường dựa vào các tiêu chí như: ngành đó đang “hot” trên thị trường lao động, kiếm được nhiều tiền, nhàn nhã mà ít quan tâm đến năng lực và trình độ thực tế của bản thân. Một số khác lại chọn trường theo sự quyết định của người thân hoặc xu hướng chung của bạn bè tìm đến các trường có danh tiếng. Hoặc có học sinh chỉ chọn trường dựa vào cảm tính mà bản thân không có sự tìm hiểu và nắm bắt những thông tin cần thiết về trường thi tuyển Để rồi đưa đến một số tình trạng như chán nản trong việc học, bỏ học giữa chừng, ra trường không có việc làm hoặc làm trái nghề, không đam mê nghề nghiệp Đứng trước thực tế trên, các cấp ban ngành đã có sự quan tâm và tạo điều kiện cho học sinh có thể tiếp cận các thông tin thi tuyển bằng nhiều hình thức khác nhau như: đưa thông tin tuyển sinh lên các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức các hoạt động tư vấn và giải đáp thắc mắc, nhiều Trường đại học đã cử cán bộ tư vấn về các Trường để cung cấp thông tin Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau mà các hoạt động trên chỉ đến được với số ít học sinh là người thành phố, còn tại các vùng sâu vùng xa thì hầu như không được phổ biến. Thậm chí không ít học sinh thành phố còn khá mơ hồ về những thông tin này hoặc chỉ biết qua quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học – Cao đẳng”. Có thể thấy rằng việc chọn trường, ngành thi tuyển vào Đại học – Cao đẳng đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm giải quyết. Nhóm sinh viên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành cuả sinh viên trường đại học Nha Trang” nhằm tìm hiểu thực trạng của vấn đề và đưa ra những suy nghĩ mang tính đề xuất để góp phần khắc phục những bất cập hiện nay 2 II. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên Đại Học Nha Trang Xác định các hình thức tìm hiểu trong quá trình chọn ngành của sinh viên Đại Học Nha Trang Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên Đai Học Nha Trang từ đó hướng tới và tác động những nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn nhất nhằm tư vấn và định hướng cho sinh viên chọn đúng ngành đúng nghề III. Ý nghĩa của đề tài Đối với sinh viên: Góp phần cho học sinh sinh viên nhận thức đúng việc chọn ngành cho tương lai của chính mình. Tìm ra các giải pháp, các định hướng phù hợp cho sinh viên khi họ bước vào giảng đường Đối với thực tế: Góp một phần công sức nhỏ bé cho lĩnh vực nghiên cứu giáo dục. Biết được tình hình chung của sinh viên hiện nay từ đó định hướng và nâng cao kiến thức và sự hiểu biết về các ngành nghề đào tạo của các trường đáp ứng được tốc độ phát triển của giáo dục trên thế giới VI. Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trường đại học Nha Trang là gì? Tại sao phải xác định các yếu tố đó? Các yếu tố đó tác động như thế nào? Giải pháp nào để nâng cao sự hiểu biết của học sinh sinh viên hiểu đúng ngành nghề mà mình chọn PHẦN CƠ SỞ LÝ THUYẾT Vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục. giáo dục là quă trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đỏi nhận thức năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người hoc Quyết định về một ngành mình sẽ theo học sẽ quan trọng mức nào?Có lẽ bất kì ai cũng đều nhất trí rằng đây là một điểm then chốt của cuộc đời. Thế nhưng phần lớn cũng phải thừa nhận rằng họ không hề ý thức đầy đủ tầm quan trọng của nó trước đây. Sự lựa chọn thường hết sức may rủi, lý do quyết định thường nông cạn và đến bây giờ bạn trẻ ngày nay khi đứng trước ngưỡng cửa của sự lựa chọn ngành thường cũng không hiểu hết ý nghĩa này của quyết định đầu đời này Thời kì học cao đẳng hay đại học là giai đoạn quý báu của đời người. Đó là thời gian tạo cho ta một khă năng chuyên môn về nghề nghiệp mà ai cũng phải phải có. Với tay nghề đó con người làm việc, sáng tạo, lao động…Nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của đời người Thời gian đó cũng là giai đoạn hình thành cơ sở nhận thức và phán đoán của mỗi người. Giáo trình đại học cung cấp cho ta những kiến thức, mà quý báu hơn nó dạy cho sinh viên phương pháp luận để xử lý công việc. Thế nên chọn ngành học chính là cái quyết định hết cả cuộc đời Quyết định đó quá quan trọng nên tại Việt nam nhiều bậc cha mẹ đã làm dùm luôn con cái. Ta vẫn thường nghe các bậc phụ huynh nói tôi sẽ “cho” con học ngành này ngành kia. Còn các bạn trẻ, nếu được ai hỏi thích học tập những gì, thích làm ngành nghề gì trong tương lai, phần lớn họ rất lung túng. Họ không biết chính xác họ muốn cái gì, dù trong một thời đại gọi là “ thế kỉ của thông tin “ như ngày hôm nay. Lý do chính của “sự chủ động” của cha mẹ cũng như sự lúng túng của bạn trẻ là ở chỗ tất cả mọi người đều nghĩ tới học ngành gì để vậy sau có việc làm, có nghề nghiệp ở mức thu nhập cao. Đó là tiêu chí thật ra rất chính đáng quan trọng bậc hot mà con người Viêt Nam hay ở phương tây đặt ra như nhau Thế nhưng các nhà giáo dục và cha mẹ đều biết, khi bạn trẻ học đúng ngành nghề mình yêu thích thì họ có say mê trong học tập, phát huy khả năng sớm, thành tựu ngành học một cánh xuất sắc. Đó chính là điều kiện tiên quyết để có một việc làm xứng đáng có thu nhập cao và một công việc mà mình say mê thì có lẽ cuộc đời là một chuỗi của những niềm vui. Các bạn trẻ của ta chịu một thiệt thòi, đó là quá bức xúc để tìm kiếm một việc làm sáng giá nhất định. Dù vậy ta cần học một kinh nghiệm của giới trẻ phương tây. Đó là, muốn có năng lực thực sự sinh viên phải yêu thích say mê môn học của mình lấy nớ lấy động cơ để học tập và sáng tạo. Về sau nó là niềm vui trong nghề nghiệp kéo dài suốt một đời. Dĩ nhiên cuộc đời không luôn luôn cho phép ta muốn gì được đó. Thế nhưng muốn được điều nói trên trước hết bạn trẻ cần biết lắng nghe chính mình, biết khám phá khả năng của mình. Dường như các bạn biết rõ xã hội muốn gì, cha mẹ muốn gì Không phải dễ dàng phát hiện ra “thiên hướng” của mình. Thế nhưng nó chỉ trả lời khi có ai hỏi nó. Có khi nói đến rất chậm, rất tất cả đều đã trễ. Có khi nó ko bao giờlên tiếng. Tìm hiểu khả năng và thiên hướng của mình ko phải là câu kết luận giản đơn của một thời điểm nhất định, mà là một quá trình ngày càng kinh tế. song song, việc học và nghề nghiệp không phải là chuyện của một gày, một buổi mà là một cuộc hành trình với càng ngày càng nhiều cơ hội và khả năng. Cuối cùng, nghệ thuật sống trong quá trình học tập và nghề nghiệp là theo đuổi ý thích và say mê của mình một cách tối đa nhưng phải phù hợp với điều kiện khách qquan cụ thể của đời mình. Có khi bạn thực hiện được nhiều, có khi ít hơn, nhưng đã cố tâm và cảnh giác thì bạn sẽ không đánh mất cơ may. PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I .Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 3 1.1Đối tượng nghiên cứu Các sinh viên trường đại học nha trang từ khóa 53 đến khóa 50 1.2Địa điểm , thời gian nghiên cứu : -Địa điểm nghiên cứu : Trường đại học Nha Trang - Thời gian nghiên cứu : Từ 17/05/2012 đén ngày 07/06/2012 1.3 Nội dung nghiên cứu : Căn cứ về đề tài và tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu nhóm chúng tôi đưa ra nội dung nghiên cứu gồm: -Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đén việc chọn ngành của sinh viên trường Đại học Nha Trang . -Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đó đến việc chọn ngành của sinh viên hiện nay từ đó tác động tới các nhóm đối tượng có mức độ ảnh hưởng lớn nhất -Thực trạng của việc chọn ngành trong sinh viên trường đaị học Nha Trang -Nhu cầu tư vấn và định hướng nghề nghiệp, các thông tin ngành nghề đào tạo, sự tham gia các hoạt động hướng nghiệp hiện nay - Các giải pháp tư vấn hướng nghiệp, và các hoạt động đào tạo dạy nghề của giáo dục nước ta hiện nay II. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp chọn mẫu Nhóm chúng tôi thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên 100 sinh viên của các khóa, các ngành thuộc trường Đại Học Nha Trang. Trong đó có 50 sinh viên nam và 50 sinh viên nữ. 2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu -Sử dụng số liệu sơ cấp - Thực hiện điều tra ngẫu nhiên dựa trên bộ câu hỏi đã lập “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trường Đại Học Nha Trang” -Thảo luận nhóm và xử lý số liệu 2.3 Công cụ thu thập dữ liệu Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn sau: 4 2.4 Từ những số liệu mà nhóm chúng tôi thu thập được khi đi điều tra thực tế chúng tôi tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu băng các phương pháp sau: -Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu thập được trong lần đi thực tế -Thực hiện nhập số liệu đã tổng hợp vào máy tính và xử lý bằng Excel lập biểu đồ so sánh kết quả sau khi xử lý thảo luận kết quả nghiên cứu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng này. PHẦN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU I.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHỌN NGÀNH Qua nghiên cứu và điều tra chúng tôi thấy được gồm có 7 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trường đại học Nha Trang. - Gia đình - Người xung quanh - Học lực - Sở thích cá nhân - Nhu cầu xã hội - Điều kiện kinh tế - Ngẫu nhiên BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG VIỆC CHỌN NGÀNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Nhận xét: Qua biểu đồ chúng ta thấy được rằng nhu cầu xã hội và điêu kiện kinh tế ảnh hưởng cao nhất đến việc chọn ngành của sinh viên trường đại học Nha Trang chiếm tỷ lệ 20%trên tổng quan sát Yếu tố ngẫu nhiên ít ảnh hưởng nhất, chiếm tỷ lệ 9% trên tổng quan sát 1. TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ GIA ĐÌNH Gia đình là chốn sinh thành, nuôi dưỡng, việc định hướng nghề nghiệp cho con cái còn là một trách nhiệm quan trọng của người cha, người mẹ. Hiện nay trong thời kỳ hội nhập, kinh tế phát 5 7 triển với nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhu cầu việc làm của xã hội đang thay đổi, dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khá nhiều thanh thiếu niên đang lúng túng không biết chọn ngành nghề cho phù hợp thì gia đình là nơi học sinh sinh viên có thể hiểu rõ hơn về mong muốn của mình từ đo chọn những ngành nghề thích hợp với mình.Đối với một gia đình thì những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của con cái đó là nguyện vọng, ước muốn của cha mẹ. GIỚI TÍNH CÓ ẢNH HƯỞNG(%) KHÔNG ẢNH HƯỞNG(%) Nam 20 30 Nữ 29 21 Tổng (%) 49 51 Đối với sinh viên của trường đại học Nha Trang sự tác động này tác động lớn nhất đối với sinh viên nữ chiếm tới 29 % trên tổng thể quan sát. Qua đó thấy được tác động của yếu tố gia đình tới nữ nhiều hơn nam. 2.TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ NHU CẦU XÃ HỘI Hiện nay trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xã hội cần tuyển dụng những người lao động có trình độ có kiến thức và năng lực và chuyên môn cao. Nhiều sinh viên hiện nay lựa chọn những ngành nghề theo nhu cầu của xã hội. Trước hết, các trường đại học phải đào tạo đúng các ngành nghề mà xã hội có nhu cầu và không đào tọa thừa, vì như thế là gây lãng phí. Nhưng đâu là những ngành mà xã hội đang cần và cần bao nhiêu? Đây là bảng số liệu mười nhóm ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao năm 2012. 8 Giới tính Có ảnh hưởng(%) Không ảnh hưởng(%) Nam 33 17 Nữ 41 9 Tổng (%) 74 26 Đối với sinh viên trường đại học Nha Trang thì yếu tố nhu càu xã hội tác động mạnh đến các ngành học, điều này thể hiện rõ số lượng học sinh sinh viên theo học giữa các nhóm ngành kinh tế với các nhóm ngành nuôi trồng thủy sản. Trong đó, nữ chiếm tỷ lệ cao với 41% trên tổng số quan sát, nam chiếm tỷ lệ 33%. 3.TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ Ngày nay, có một số ngành học đòi hỏi học sinh viên tiêu tốn nhiều chi phí lân thời gian như nhành y: 7 năm, ngành xây dựng: 5 năm…điều này tác động đến việc chọn ngành của các gia đình không có điều kiện. bên cạnh đó một số nghành như chi phí đào tạo thấp như sư phạm thì phù hợp với mọi hoàn cảnh của học sinh sinh viên. Vì vậy yếu tố này có tac dộng rất lớn đối với sinh viên trường đại học Nha Trang chiếm tỷ lệ 20%. Bảng số liệu sau đây thể hiện rõ nhất của nam và nữ : Giới tính Có ảnh hưởng(%) Không ảnh hưởng(%) Nam 20 30 Nữ 25 25 Tổng (%) 45 55 9 4. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ NGƯỜI XUNG QUANH Tâm lý của học sinh sinh viên bị tác động của nhóm bạn đồng lứa, thần tượng thậm chí là người yêu… và việc chọn ngành học cũng không tránh khỏi sự tác động này. - Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn” , theo phong trào. - Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết nghề đó có phù hợp với mình hay không? - Chọn nghề theo những điều kiện có liên quan như: điều kiện về kinh tế, cá nhân hoặc gia đình. - Nhờ những người dùng phương pháp thần bí, lựa chọn nghề giúp bạn như các nhà chiêm tinh thầy bói (xem chỉ tay, chữ viết, coi tướng…) Yếu tố người xung quanh cũng tác động đến việc chọn ngành của sinh viên trường đại học Nha Trang chiếm 8% trên tổng số quan sát. Bảng số liệu sau đây thể hiện rõ nhất của nam và nữ : Giới tính Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Nam 13 37 Nữ 19 31 Tổng(%) 32 68 5. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ SỞ THÍCH CÁ NHÂN Sở thích một trong những tiêu chí quan trọng trong việc hướng nghiệp. Nếu không có sở thích, bạn sẽ không có hứng thú trong công việc, từ đó khó có được thành công trong công việc mà mình đã chọn. tuy nhiên, hiện nay sinh viên lầm tưởng những cái thật cơ bản như : nếu vẽ giỏi có thể trở thành kiến trúc sư, hát hay có thể trở thành ca sĩ Mỗi nghề luôn đòi hỏi người lao động có những tố chất nào để có thể hoàn thành tốt công việc hãy chú ý đến những đòi hỏi đó để tránh sai lầm khi chọn cho mình một nghề, một ngành học thích hợp. Điều này cũng tác động đến sinh viên trường đại học Nha trang chiếm 15% trên tổng số quan sát. Bảng số liệu sau đây thể hiện rõ nhất của nam và nữ : Giới tính Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Nam 34 16 Nữ 24 26 Tổng(%) 58 42 6.SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGẪU NHIÊN Ngoài các yếu tố trên học sinh sinh viên còn bị tác động bởi các yếu tố khác như chọn nghề may rủi như theo kiểu “chọn đại”. Một bộ phận không nhỏ nghĩ rằng “chọn đại một ngành năm nay để học thử, nếu thấy hợp sẽ học tiếp. Nếu không, sẽ bỏ hoặc chuyển ngành khác”.Ngoài ra trong năm “chọn đại” đó còn có thể suy nghĩ để đưa ra quyết định cuối cùng để đưa ra ngành học cuối cùng của mình. Điều này cũng tác động đến sinh viên trường đại học Nha trang chiếm 9% trên tổng số quan sát. Bảng ố liệu sau đây thể hiện rõ nhất của nam và nữ : Giới tính Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Nam 14 36 Nữ 19 31 Tổng(%) 33 67 7. SỰ TÁC DỘNG CỦA YẾU TỐ HỌC LỰC Học lực là một tiền đề giúp sinh viên lựa chọn ngành học của mình. Bên cạnh đó vẫn có một số sinh viên có học lực không cao phải chấp nhận học những ngành mình không mong muốn không phù hợp với khả năng của mình. Qua đó ta thấy được tác động của yếu tố học lực ảnh hưởng đến sinh viên trường đại học Nha trang chiếm 15% trên tổng số quan sát. Bảng số liệu sau đây thể hiện rõ nhất của nam và nữ Giới tính Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Nam 17 33 Nữ 31 19 Tổng(%) 48 52 II.CÁC HÌNH THỨC TÌM HIỂU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Hiện nay sinh viên có rất nhiều phương tiện thông tin để tìm hiểu các thông tin về ngành nghề đào tạo. Một trong những phương tiện quan trọng đó là internet. Việc tìm hiểu qua internet đối với sinh viên rất chủ động, chỉ cần bỏ ít thời gian và chi phí. Tỷ lệ sử dụng internet để tìm hiểu là 40%, tivi là 18%, báo chí chiếm 11%, sách vở chiếm khoảng 15%, còn lai là thông qua radio và tờ rơi. Các hình thực tư vấn, hướng nghiệp: Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay nếu chúng ta muốn tìm hiểu một vấn đề gì đó không phải là có. Ta có thể lên mạng để tìm thông tin, có thể hỏi người thân, hỏi những người có kinh nghiệm, trên sách báo, tạp chí…. 10 11 PHẦN KẾT LUẬN Việc chọn đúng ngành đúng nghề sẽ là khởi đầu tốt đẹp để bạn tiến gần và thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tuy nhiên chọn ngành, nghề thực sự không đơn giản mà chọn sai ngành nghề có thể sẽ ảnh hưởng tương lai, mong ước của chính bản thân bạn và một điều quan trọng hơn hết là bạn phải làm những việc bạn không yêu thích và không thuộc khả năng của chính mình. Qua quá trình thu thập thông tin, chúng tôi nhận thấy sinh viên trường đại học nha trang hiện nay mặc dù đã và đang theo học những ngành đã chọn nhưng chưa thực sự hứng thú và yêu thích ngành học của mình. Ngyên nhân lớn là do ngành học mà bạn ưa thích thực sự không phải là những ngành mà bạn đang theo học ở trường mà là một ngành ở một trường đại học khác có tên tuổi hơn. Điều đó thể hiện lượng sinh viên nguyện vọng hai đến với trường đại học Nha Trang khá đông, khi chọn ngành học còn có các yếu tố như: gia đình với điều kiện kinh tế thầy cô, bạn bè…Một lý do dễ hiểu bởi các ngành trong khối chưa thực sự thu hút được sinh viên. Việc tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh sinh viên chưa thực sự được chú trọng, quan tâm đúng mức. Các bạn còn rất mù mờ về những gì mình đang theo học, không hiểu được mình học xong mình sẽ làm gì. Điều đó thật đáng báo động Chọn ngành học không phù hợp với khả năng, tâm tính và sở nguyện của bạn thân thì sẽ phải trả một cái giá rất lớn , đó là lãng phí thời gian, tiền bạc và nhất là không thể làm lại từ đầu được. Do vậy, nhà trường cần tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh ngay từ khi còn học phổ thông. Mặc khác, gia đình và những người xung quanh cần định hướng những hướng đi đúng đắn nhất và đặc biệt là bàn thân cần phải xác định rõ những mục tiêu của mình để làm sao cho việc chọn ngành nghề là tốt nhất để sau này phục vụ cho chính nhu cầu của bản thân và đóng góp máy cho xã hội. Mặt khác, các cấp chính quyền cần phải đàu tư của cải vật chất trang thiết bị, cơ sở hạ tầng …cho trường Đại học Nha Trang. Nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, tham khảo các chương trình của các nước phương pháp học tiến tiến trên thế giới nhằm thu hút lượng sinh viên theo học. TÀI LIỆU THAM KHẢO : http://www.tailieu.vn Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Vũ Cao Đàm http://education.vnu.edu.vn http://kilobooks.com 12

Ngày đăng: 28/11/2014, 16:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan