tiểu luận lập phân tích dự án đầu tư _ dự án đầu tư xe vận tải container

9 1.7K 88
tiểu luận lập phân tích dự án đầu tư _ dự án đầu tư xe vận tải container

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TÊN DỰ ÁN ⃰⃰ ¤ ⃰ ¤ ⃰ ¤ ⃰ ¤⃰ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XE VẬN TẢI CONTAINER GVHD: Th.S Mai Thế Dũng Nhóm thực hiện : Nhóm 05 Lớp: 08TT2D Danh sách nhóm 05: Thái Thị Phúc An 082274K Nguyễn Ngọc Châu 082284K Đồng Thị Thúy Ngân 080657K Nguyễn Phạm Đăng Khoa 080639K DỰ ÁN ĐẦU TƯ XE VẬN TẢI CONTAINER 1/ Sự cần thiết và các căn cứ lập dự án đầu tư : 1.1. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án: Trong tiến trình đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa, theo định hướng qui hoạch kinh tế- xã hội đòi hỏi hội nhập kinh tế mang lại thời cơ, vân hội phát triển nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách thức. Sự cạnh tranh diễn ra trên diện rộng ở phạm vi khu vực, châu lục. Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước nói chung không ngừng gia tăng, nhu cầu vận tải hàng hóa cũng tăng theo. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa của nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10% trong 10 năm trở lại đây. Là một quốc gia với nhiều vị trí thuận lợi để xây dựng cảng biển, nhà máy,… trên thực tế do nền kinh tế nước ta có bước phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu vận tải hàng hóa có bước tăng trưởng mạnh mẽ kéo theo nhu cầu mua sắm phương tiện và các nghành công nghiệp bổ trợ khác tăng trưởng theo. Một số nhà đầu tư nhạy cảm nhanh chóng nắm bắt tình hình, cộng với nhóm chuyên gia vừa tốt nghiệp tại một trường danh tiếng về đào tạo thẩm định dự án đã nghiên cứu tính khả thi của việc thành lập một công ty kinh doanh dịch vụ vận tải hạng nặng. Chính quyền nói chung và các cơ quan cấp giấy phép nói riêng tạo mọi điều kiện thuận lợi, ủng hộ cho dự án hoàn thành và đi vào hoạt động. nhóm dự án cũng dự tính sẽ tiến hành phân tích kinh tế - xã hội của dự án để càng có cơ sở thuyết phục chính quyền và hy vọng sẽ nhận thêm các hỗ trợ cụ thể về mặt bằng, ưu đãi thuế và các điều kiện kinh doanh khác. Tuy nhiên trước mắt nhóm sẽ tập trung nghiên cứu tính khả thi cho chính mình – nhà đầu tư, tức phân tích tài chính và phân tích rủi ro của dự án. Thời gian gần đây tai nạn do các phương tiện vận tải container cũ gây ra làm thiệt hại đến hàng hóa và sinh hoạt của con người, dư luận buộc chính quyền phải ra lệnh cấm lưu thông đối với những xe vận tải cũ, sản xuất trước năm 1985. Từ quyết định này, số lượng xe vận tải của thành phố càng trở nên thiếu hụt trầm trọng. Ngay cả tên công ty cũng được nhóm cân nhắc kĩ, thống nhất cuối cùng là Công ty cổ phần container Sài Gòn Xanh( BSC – Blue Saigon Container). Nhóm dự án kỳ vọng hàng trăm xe container mới được nhập khẩu từ Nhật, với biểu tượng “xanh” sẽ lưu thông trên đường và có thể cũng góp phần vào cảnh quan giao thông nói chung. 1.2. Các căn cứ để lập dự án: - Giấy phép kinh doanh. - Luật doanh nghiệp. - Cơ quan đăng kí kinh doanh. - Cơ quan đăng kí thuế - Căn cứ nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. - Căn cứ nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 16/08/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 2/ Nội dung dự án : I. Chủ đầu tư: - Chủ dự án: Công ty cổ phần container Sài Gòn Xanh - Địa chỉ liên hệ: Lô số E8, đường 19/5, CCN Thịnh Phát, huyện Bến Lức, tỉnh Long An - Đại diện: ông Thoòng Sát Lang Chức vụ: Giám đốc - Điện thoại:0972727575 II. Mục tiêu đầu tư: - Làm căn cứ pháp lý để lập dự án khả thi đầu tư kinh doanh. - Tiếp nhận công nghệ cao và trình độ tổ chức quản lý tiên tiến. - Thu hút lao động, giải quyết việc làm. - Đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, dịch vụ, tạo môi trường công nghiệp… III. Quy mô và vốn đầu tư: Chi phí đầu tư ban đầu (năm 0) gồm 20 xe, giá nhập khẩu về đến cảng Thành phố (CIF) là 30.000 USD/xe, thuế nhập khẩu 40% tính trên giá CIF. Vòng đời hữu dụng theo thiết kế của xe là 10 năm. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Giá trị thanh lý dự kiến thu lại vào cuối năm thứ 5 sẽ bằng đúng với giá trị còn lại trên sổ sách, và tất nhiên có tính đến yếu tố lạm phát. IV. Dự kiến doanh thu: Tại thành phố hiện cũng đã có những công ty cùng ngành hoạt động, công với những hợp tác xã vận tải và tư nhân, theo số liệu cung cấp bởi Sở Giao thông là khoảng 400 xe. Đơn giá vận tải bình quân 3.000.000 đồng/container (một chuyến) từ thành phố ra cảng hoặc ngược lại (giá năm 0). Đơn giá này sẽ được điều chỉnh hàng năm theo tốc độ lạm phát trong nước. Theo dự kiến, có tính đến giờ cấm xe tải, mỗi xe sẽ chạy bình quân 02 chuyến một ngày. Do xe mới, những khi ngưng chạy để bảo trì hay kiểm tra lưu hành định kỳ là không đáng kể, giả định là các xe sẽ hoạt động bình quân 300 ngày trong một năm . V. Dự kiến rủi ro: Do tiến trình hội nhập thương mại khu vực và thế giới, dự án vẫn có những rủi ro từ thị trường cạnh tranh. Mặt khác, nền kinh tế thế giới không ổn định cũng gây lo ngại cho nhóm dự án BSC. Các biến rủi ro trong trường hợp này sẽ là: Đơn giá vận tải và Số chuyến bình quân ngày. VI. Lạm phát và Tỷ giá hối đoái: Tốc độ lạm phát trong nước giả định là đều nhau, bằng 7%/ năm trong cả vòng đời dự án. Giả định này dựa vào kế hoạch kinh tế - xã hội 10 năm của Chính phủ. Tỉ lệ lạm phát nước ngoài kỳ vọng theo những dự báo đáng tin cậy là 6%/ năm. Tỷ giá hối đoái hiện hành (năm 0) là 21.000 đồng/USD. Tỷ giá hối đoái tát nhiên cũng sẽ được điều chỉnh theo lạm phát. VII. Lịch đầu tư: Đàu tư ban đầu sẽ được thực hiện vào năm 0. Vòng đời dự án là 4 năm, từ năm 0 đến năm 4. Dự án hoạt động vào đầu năm 1, kết thúc vào cuối năm 4 và giá trị thanh lý vào cuối năm 5. VIII. Chi phí hoạt động: Chi phí bảo trì hàng năm ước tính bằng 3% nguyên giá của xe, và sẽ tăng theo tốc độ lạm phát trong nước. Chi phí vận hành tính theo % trên doanh thu, gồm các khoản mục và tỉ lệ sau: - Nhiên liệu: 20% - Bảo hiểm:1% - Lương tài xế và phụ xế được khoán là 8% trên doanh thu, bao gồm cả phí cầu đường, tiền phạt giao thông và những sửa chữa lặt vặt khác. Chi phí quản lý ước tính 700 triệu đồng/năm (giá năm 0) gồm: tiền lương, thuê văn phòng, bến đỗ, và những chi phí hành chính khác. Chi phí quản lý cũng được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát trong nước hàng năm. IX. Vốn lưu động: Một dự kiến vốn lưu động theo kinh nghiệm, có khảo sát thị trường của một chuyên gia tài chính – kế toán trong nhóm dự án đưa ra như sau: - Khoản phải thu: 15% - Khoản phải trả: 10% - Tồn quỹ tiền mặt: 5% Tất cả ước tính vốn lưu động đều dựa trên doanh thu. X. Huy động vốn: Ngân hàng phát triển giao thông Việt Nam (VTB – Vietnam Transportation Bank) chấp nhận cho vay một nửa trên nguyên giá xe, với lãi suất 15%/ năm (lãi suất thực), và lãi suất này sẽ được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát trong nước. Hợp đồng vay thỏa thuận, nợ gốc sẽ được trả đều nhau trong 3 năm, lãi vay trả theo thực tế phát sinh hàng năm; thời gian gia hạn là 1 năm, tức bắt đầu trả tờ năm 2 (cả nợ gốc và lãi). Lưu ý rằng, trong thời gian gia hạn lãi vay vẫn tính và được cộng dồn vào nợ gốc. Và để đơn giản trong khi tính toán, giả định rằng lãi vay của năm gia hạn không cần hạch toán vào chi phí phát sinh trên báo cáo thu nhập của năm này. Một nửa trên nguyên giá xe còn lại sẽ do các cổ đông góp. Suất sinh lời đòi hỏi của vốn chủ sở hữu thực là 20%/ năm (RROE: Required Return On Equity). Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 25%. Là một dự án thuộc ngành sản xuất và được khuyến khích, khoản lỗ sẽ được chuyển sang các năm sau, vận dụng trong suốt vòng đời dự án. 3/ Phân tích tài chính: Lập bảng ngân lưu. Tính các chỉ số NPV, IRR. 4/ Phân tích tác động của lạm phát 5/ Phân tích rủi ro: Trước tiên, hãy tiến hành phân tích rủi ro ở mức độ đơn giản nhất là phân tích độ nhạy một chiều của NPV theo quan điểm Tổng đầu tư vừa tính ở phần 2, biến rủi ro là đơn giá vận tải dao động từ 2.000.000 đồng/chuyến đến 4.000.000 đồng/chuyến, với từng bước dao động là 400.000 đồng. Tiếp theo, phân tích độ nhạy hai chiều của NPV theo quan điểm Tổng đầu tư, hai biến rủi ro được xác định là: Đơn giá vận tải và Số chuyến bình quân ngày. Trong đó, đơn giá vận tải dao động từ 2.000.000 đồng/chuyến đến 4.000.000 đồng/chuyến, với từng bước dao động là 400.000 đồng; số chuyến bình quân ngày sẽ dao động từ 20 đến 60 chuyến, với từng bước dao động là 10 chuyến. 6/ Đánh giá kết quả dự án: Thời gian hoàn vốn. Hiệu quả kinh tế xã hội. 7/ Kết luận và kiến nghị: Việc đầu tư kinh doanh vào dự án phù hợp với chủ trương của Nhà nước về phát triển khu vực, là một dự án tốt, có tính khả thi mang lại hiệu quả kinh tế vì: - Vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, thu hút nhân lực giảm thiểu 1 phần lao động rảnh rỗi. - Cam kết thực hiện phương châm “khách hàng là thượng đế”. - Cam kết thực hiện đúng quy định an toàn giao thông tạo niềm tin cho nhân dân. Tuy nhiên để dự án được thực hiện tốt cần có sợ hỗ trợ của các cấp địa phương huyện Bến Lức tỉnh Long An. . . 080657K Nguyễn Phạm Đăng Khoa 080639K DỰ ÁN ĐẦU TƯ XE VẬN TẢI CONTAINER 1/ Sự cần thiết và các căn cứ lập dự án đầu tư : 1.1. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án: Trong tiến trình đổi mới, công. ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TÊN DỰ ÁN ⃰⃰ ¤ ⃰ ¤ ⃰ ¤ ⃰ ¤⃰ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XE VẬN TẢI CONTAINER GVHD: Th.S Mai Thế Dũng Nhóm thực hiện : Nhóm 05 Lớp: 08TT2D Danh. cứu tính khả thi cho chính mình – nhà đầu tư, tức phân tích tài chính và phân tích rủi ro của dự án. Thời gian gần đây tai nạn do các phương tiện vận tải container cũ gây ra làm thiệt hại đến

Ngày đăng: 28/11/2014, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan