MỘT SỐ CÂU HỎI NGẮN VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ PART 1

7 1.7K 25
MỘT SỐ CÂU HỎI NGẮN VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ PART 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ CÂU HỎI NGẮN VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ PART 1 Câu 1: Tăng cường quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay là khách quan. Giải thích tại sao? Trả lời: Hiện nay ở Việt Nam, muốn quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật thì phải có đầy đủ 3 yếu tố: Hệ thống pháp luật kinh tế hoàn thiện, tức là 1 hệ thống pháp luật kinh tế toàn diện, phù hợp, thống nhất và có tính pháp lý cao. Hệ thống pháp luật kinh tế phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống thực tế, không có trường hợp ngoại lệ. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát từ việc ban hành đến việc thực hiện pháp luật kinh tế Nếu đáp ứng được đầy đủ 3 yêu cầu trên thì việc quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật đã tốt và không cần phải tăng cường. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ 3 yêu cầu trên: hệ thống pháp luật kinh tế vẫn chưa hoàn thiện, việc thực hiện pháp luật kinh tế vẫn chưa nghiêm chỉnh trong đời sống thực tế, và việc kiểm tra giám sát, việc ban hành đến việc thực hiện pháp luật vẫn chưa được tốt. Vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật ở việt nam là khách quan.

MỘT SỐ CÂU HỎI NGẮN VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ Câu 1: Tăng cường quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay là khách quan. Giải thích tại sao? Trả lời: Hiện nay ở Việt Nam, muốn quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật thì phải có đầy đủ 3 yếu tố: - Hệ thống pháp luật kinh tế hoàn thiện, tức là 1 hệ thống pháp luật kinh tế toàn diện, phù hợp, thống nhất và có tính pháp lý cao. - Hệ thống pháp luật kinh tế phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống thực tế, không có trường hợp ngoại lệ. - Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát từ việc ban hành đến việc thực hiện pháp luật kinh tế Nếu đáp ứng được đầy đủ 3 yêu cầu trên thì việc quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật đã tốt và không cần phải tăng cường. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ 3 yêu cầu trên: hệ thống pháp luật kinh tế vẫn chưa hoàn thiện, việc thực hiện pháp luật kinh tế vẫn chưa nghiêm chỉnh trong đời sống thực tế, và việc kiểm tra giám sát, việc ban hành đến việc thực hiện pháp luật vẫn chưa được tốt. Vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật ở việt nam là khách quan. Câu 2: Ưu và nhược điểm của chế độ TNHH về tài sản trong kinh doanh - Ưu điểm • Góc độ chủ sở hữu + khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư trực tiếp vào kinh doanh, tạo ra sự phân tán rủi ro từ người góp vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh san chủ nợ, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn góp của mình. Do đó, thuận lợi trong việc huy động vốn góp từ các tổ chức, cá nhân, tăng VCSH + khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, từ đó bảo đảm cân đối nền kinh tế. AOF Page 1 • Góc độ chủ nợ + chủ nợ có khả năng xác định được 1 cách tương đối chính xác giá trị tài sản mà chủ thể kinh doanh sử dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh đối với chủ nợ - Nhược điểm • Góc độ chủ sở hữu + chỉ sử dụng tài sản đầu tư trực tiếp vào kinh doanh để thực hiện các hoạt động kinh doanh, còn những tài sản riêng không được sử dụng trực tiếp để thực hiện hoạt động kinh doanh. Do đó, bị hạn chế trong việc sử dụng toàn bộ tài sản của chủ thể kinh doanh. + bị hạn chế trong việc huy động vốn vay để bổ sung vốn kinh doanh vì khả năng huy động vốn vay đầu tư vào kinh doanh thường bị giới hạn trong phạm vi số vốn đầu tư vào kinh doanh và nhỏ hơn tổng tài sản của chủ sở hữu • Góc độ chủ nợ + chủ nợ chỉ có khả năng thu hồi được nợ trong phạm vi tài sản còn lại của chủ sở hữu sau khi đã đầu tư trực tiếp vào kinh doanh Câu 3: Ưu và nhược điểm của chế độ trách nhiệm vô hạn về tài sản trong kinh doanh - Ưu điểm + góc độ chủ sở hữu • Có thể sử dụng cả tài sản đầu tư trực tiếp vào kinh doanh và tài sản không đầu tư trực tiếp vào kinh doanh. Do đó, không bị hạn chế về việc sử dụng toàn bộ tài sản của chủ sở hữu • Chủ thể kinh doanh có khả năng huy động vốn vay lớn hơn số vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh và chỉ bị giới hạn trong tổng tài sản thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng của CSH + Góc độ chủ nợ Chủ nợ có khả năng thu hồi được khoản nợ trong phạm vi tài sản còn lại của chủ sở hữu sau khi đã đầu tư trực tiếp vào kinh doanh và cả phần tài sản riêng không đầu tư trực tiếp vào kinh doanh của chủ thể kinh doanh. - Nhược điểm AOF Page 2 + góc dộ chủ sở hữu • Không khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu trực tiếp vào kinh doanh, không có sự phân tán rủi ro từ chủ thể kinh doanh sang chủ nợ. CSH phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác bằng tất cả tài sản của mình • Không khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, do đó gây mất cân đối nền kinh tế + góc độ chủ nợ Không xác định được một cách tương đối chính xác giá trị tài sản mà chủ thể kinh doanh sử dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh đối với chủ nợ Câu 4: công chức trong cơ quan nhà nước không được thành lập, quản lý doanh nghiệp. Giải thích tại sao. - Công chức nhà nước là những người làm việc trong cơ quan nhà nước trong đó có cơ quan trực tiếp quản lý nền kinh tế, có cơ quant ham gia gián tiếp quản lý nhà nước nền kinh tế. - Theo điều 13 luật doanh nghiệp, công chức trong cơ quan nhà nước không được thành lập, quản lý DN vì: + trong nền kinh tế thị trương đòi hỏi phải phân biệt chức năng quản lý Nhà nước nền kinh tế với chức năng kinh doanh của chủ sở hữu để đảm bảo các chủ thể kinh doanh có địa vị pháp lý bình đẳng. địa vị pháp lý bình đẳng là một yêu cầu rất chủ yếu. + nếu công chức trong cơ quan nhà nước được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp, họ có thể lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để tạo ra quyền lợi riêng cho DN của họ, do đó tạo ra sự bấ bình đẳng trong kinh doanh giữa các chủ thể. Câu 5: chứng minh công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân Theo luật DN, cty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân - Pháp nhân là tổ chức khi có đủ 4 điều kiện + Được thành lập hợp pháp + có cơ cấu chặt chẽ + có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. + Nhân danh mình tham gia vào các quab hệ pháp luật 1 cách độc lập AOF Page 3 - Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có đầy đủ 4 điều kiện trên + được thành lập hợp pháp: cty được nhà nước đăng ký và thừa nhận + có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất: cơ cấu được quy định trong luật doanh nghiệp bao gồm: Hội đồng thành viên, GĐ hoặc TGĐ và Ban kiểm soát nếu công ty có 11 thành viên trở lên thì bắt buộc phải có Ban kiểm soát, nếu có ít hơn 11 thành viên thì có thể có hoặc không có Ban kiểm soát + có tài sản độc lập với tổ chức cá nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác và độc lập với tài sản của chủ sở hữu. công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của cty bằng tài sản của công ty. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty + nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập: bằng tên gọi của mình, cty tham gia vào quan hệ pháp luật 1 cách độc lập với chủ sở hữu và cty co thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước tòa. Câu 6: tại sao trong quá trình kinh doanh, cty TNHH 1 thành viên không được giảm vốn điều lệ. Vì cty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu và chủ sở hữu của cty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của cty trong phạm vi số vốn điều lệ của cty Do đó, nếu trong quá trình kinh doanh, cty TNHH được phép giảm vốn điều lệ thì chủ sở hữu có thể lợi dụng quy định này để giảm vốn điều lệ một cách dễ dàng nhằm trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản, dẫn tới quyền lợi của các chủ thể không được đảm bảo Do vậy, trong quá trình kinh doanh, cty TNHH 1 thành viên ko được phép giảm vốn điều lệ để bảo vệ lợi ích cho chủ nợ và khách hàng Câu 7: Tại sao cty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phiếu Do cách thức góp vốn điều lệ của các thành viên cty TNHH 2 thành viên trở lên là góp vốn trực tiếp, không phải là cách thức phát hành cổ phần Câu 8: phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn - Cty hợp danh là công ty có các đặc điểm sau: AOF Page 4 + có ít nhất 2 thành viên hợp danh, thành viên hợp danh phải là cá nhân. Các thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty + có thể có thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp + cty hợp danh có tư cách pháp nhân + không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào - Phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn Người Cá nhân, ít nhất 2 thành viên Tổ chức hoặc cá nhân Điều kiện Có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh Không bắt buộc phải có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp Địa vị pháp lý Được hoạt động nhân danh công ty Không được hoạt động nhân danh công ty Phạm vi trách nhiệm Liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp Chuyển nhượng phần vốn góp Không được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên còn lại Được chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định Câu 9. Công ty cổ phần không bắt buộc phải có ban kiểm soát trong mọi trường hợp. Giải thích - Cty cổ phần là doanh nghiệp có các đặc điểm sau: + vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần + cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức, số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa + các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty + CTCP có tư cách pháp nhân +được phép phát hành chứng khoán AOF Page 5 - CTCP bắt buộc phải có ban kiểm soát trong 2 trường hợp + có nhiều hơn 11 thành viên là cổ đông + có ít hơn 11 thành viên là cổ đông là thành viên và có 1 tổ chức nắm giữ trên 50% cổ phần của cty CTCP không bắt buộc phải có ban kiểm soát trong mọi trường hợp vì xuất phát từ thẩm quyền, vai trò, chức năng của ban kiểm soát là kiểm soát các hoạt động của cơ quan quản lý và cơ quan điều hành trong doanh nghiệp vì lợi ích của chủ sở hữu. Nếu trong trường hợp chủ sở hữu có thể tự mình kiểm soát được các hoạt động của cơ quan quản lý, cơ quan điều hành vì lợi ích của chính chủ sở hữu thì có thể không cần ban kiểm soát. Còn nếu chủ sở hữu không tự mình kiểm soát được thì cần có Ban kiểm soát. Câu 10. Tại sao tòa án chỉ mở thủ tục giải quyết phá sản DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản khi có đơn yêu cầu? - DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là DN, HTX không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu - Pháp luật phá sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản DN, HTX - Tòa án chỉ mở thủ tục giải quyết phá sản DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản vì trong nền kinh tế thị trường, tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh đều có quyền tự chủ, tự định đoạt, các bên tham gia có địa vị pháp lý bình đẳng. do đó, tòa án chỉ mở thủ tục giải quyết phá sản DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản để đảm bảo quyền tư định đoạt của các bên trong kinh doanh Câu 11: Chứng minh pháp luật phá sản là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích cho công ty cổ phần - Pháp luật phá sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản DN, HTX. AOF Page 6 - Chứng minh + CTCP chỉ bị tòa án mở thủ tục phá sản khi đã lâm vào tình trạng phá sản và khi có đơn yêu cầu + đại diện của công ty tham gia vào tổ quản lý và thanh lý tài sản + công ty có thể được phục hồi hoạt động kinh doanh và chủ nợ có thể xây dựng phương án phục hồi kinh doanh cho công ty để công ty thoát khỏi tình trạng phá sản + các chủ nợ không được đòi nợ riêng lẻ và phải đòi nợ theo các trình tự thủ tục + doanh nghiệp có thể không bị tuyên bố phá sản AOF Page 7 . MỘT SỐ CÂU HỎI NGẮN VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ Câu 1: Tăng cường quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay là khách quan. Giải thích. nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật thì phải có đầy đủ 3 yếu tố: - Hệ thống pháp luật kinh tế hoàn thiện, tức là 1 hệ thống pháp luật kinh tế toàn diện, phù hợp, thống nhất và có tính pháp lý cao. -. hệ thống pháp luật kinh tế vẫn chưa hoàn thiện, việc thực hiện pháp luật kinh tế vẫn chưa nghiêm chỉnh trong đời sống thực tế, và việc kiểm tra giám sát, việc ban hành đến việc thực hiện pháp luật

Ngày đăng: 27/11/2014, 22:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan