Thực trạng kiểm soát nhân lực ở doanh nghiệp tại samsung vina

16 4.3K 44
Thực trạng kiểm soát nhân lực ở doanh nghiệp tại samsung vina

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Thực trạng kiểm soát nhân lực ở doanh nghiệp CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NHÂN LỰC 1.1Khái niệm Kiểm soát là hoạt động liên quan đến quá khứ, hiện tại, phân tích những sai phạm, tìm kiếm nguyên nhân và hành động sửa sai. Kiểm soát nhân lực bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn và lượng hoá các kết quả đạt được, tiến hành các hoạt động điều chỉnh nếu kết quả không đúng với mục tiêu ấn định. Quá trình kiểm soát nhân lực là một quá trình kiểm tra hệ thống nội bộ, phân tích, đánh giá và ra quyết định được sử dụng để đạt được những mục tiêu trong các phạm vi khác nhau của quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức. Quá trình kiểm soát là một phương pháp tích hợp các yếu tố quản trị như: lập kế hoạch, tạo động lực, kiểm soát và quản lý. Nó được xem như một cách quản lý hiệu quả trong điều kiện môi trường không ổn định.Quá trình kiểm soát tập trung vào tương lai và mục tiêu của nó là để đạt được sự thành công lâu dài. Tức là, những vấn đề cần giải quyết của quá trình kiểm soát là lập kế hoạch và quản lí cũng như toàn bộ quá trình trong phạm vi quản lí. 1.2 Nội dung của kiểm soát nhân lực trong doanh nghiệp Những khía cạnh của kiểm soát nhân lực gồm có: phân tích thị trường lao động, sự thay đổi nghề nghiệp, mức độ và cơ cấu tiền lương, mức thưởng, thay đổi cơ cấu về thành phần lao động… Để bắt đầu, chúng ta sẽ phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra những cơ hội và thách thức của việc quản lý nhân lực thư viện (SWOT: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats). Chúng ta có thể tiến hành các phương pháp điều tra, phỏng vấn để làm rõ các vấn đề sau: - Động lực trong công việc - Các chính sách thăng tiến của thư viện - Tiền lương - Hệ thống đào tạo và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp - Sử dụng các kỹ năng chuyên môn - Hợp lý hóa lao động trong các khâu công việc khác nhau - Mức độ hài lòng với công việc - Các điều kiện làm việc, an toàn và đảm bảo nhu cầu của nhân viên - Lòng trung thành và tính cam kết với tổ chức - Việc nghỉ phép và tính thanh khoản trong đội ngũ nhân viên Những yếu tố tạo động lực trong thư viện bao gồm: - Những yếu tố vật chất như: Lương, thưởng, danh hiệu và các phúc lợi xã hội; - Những yếu tố phi vật chất như: khả năng nâng cao kiến thức, tính ổn định, sự an toàn của công việc, công việc thú vị và đa dạng, mức độ áp lực thấp, có thể cải thiện và những phát triển cá nhân, mối quan hệ với đồng nghiệp tốt; và - Hệ thống đánh giá nhân viên hợp lý. Tùy theo mỗi người mà động lực đối với họ cũng khác nhau. Đối với một số người thu nhập là quan trọng nhất trong khi đối với những người khác thì môi trường làm việc được nâng cao kiến thức là quan trọng. Việc xác định những mong muốn của mỗi cá nhân để xác định mục tiêu hành động nhằm tạo động lực cho nhân viên là trách nhiệm của người quản lý. 1.3 Vai trò của kiểm soát nhân lực trong doanh nghiệp - Phát hiện những chỗ tắc nghẽn trong tổ chức. - Biết rõ năng lực của nhân lực, ai tốt, ai xấu. - Điều chuyển nhân lực sang vị trí công tác phù hợp hơn. - Xem xét quyết định bố trí sử dụng nhân lực có hợp lí hay không - Giúp đỡ nhân lực được bố trí sử dụng làm tốt công việc được giao - Đưa ra những cảnh báo sớm, hoặc sử dụng những khả năng thực tế để sở hữu nguồn nhân lực có hiệu quả hơn. - Tạo ra sự gắn kết của các thành viên trong tổ chức. - Việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với nhân viên sẽ giúp người quản lý điều chỉnh quá trình kiểm soát và tạo động lực cho nhân viên huy tối đa khả năng của họ phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp. 1.4 Một vài lưu ý trong hoạt động kiểm soát nhân lực ở doanh nghiệp Để kểm soát nguồn nhân lực tốt cần phải kết hợp nhiều nguồn thông tin về nhân lực trên cơ sở dân chủ, tập trung, trong đó một quy tắc không thể bỏ qua đó là căn cứ vào thực tiễn công tác của nhân lực. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY SAMSUNG VINA 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Samsaung Vina 2.1. Đôi nét về công ty Samsung Việt Nam • CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VINA • 102 Nguyễn Du; 64-66 Trần Hưng Đạo, Quận 1 • ĐT: 1800-588-889 • Email: samsungvina@yahoo.com • Website: http://www.samsung.com Tại Việt Nam, Công ty Điện Tử SAMSUNG VINA là liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE (TIE JSC) và Công ty Điện Tử SAMSUNG Hàn Quốc (SEC). Được thành lập năm 1996, tại thị trường Việt Nam, chúng tôi được biết đến như nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực màn hình vi tính và Ti Vi màu. Đặc biệt, thương hiệu điện thoại SAMSUNG là một thương hiệu điện thoại di động có tiếng tại thị trường Việt Nam, luôn thu hút với kiểu dáng và các chức năng nổi trội. Luôn dẫn đầu trong cuộc cách mạng công nghệ kỹ thuật số, công ty điện tử SAMSUNG không ngừng giới thiệu các sản phẩm đẹp về kiểu dáng, ưu việt với các tính năng độc đáo và thuyết phục về chất lượng. Các sản phẩm của công ty bao gồm: - Sản phẩm về điện tử: Tivi màu, đầu DVD, máy quay kỹ thuật số, máy nghe nhạc MP3 và hệ thống dàn máy home theatre. - Sản phẩm gia dụng như: tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ. - Sản phẩm về điện thoại di động với kiểu dáng thời trang và các tính năng ưu việt. CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA SAMSUNG VINA 1996: Xuất xưởng chiếc TV màu đầu tiên tại Việt Nam 1997: Xuất khẩu lô TV màu đầu tiên sang Singapore Bắt đầu sản xuất đầu máy video (VCR) tại thị trường Việt Nam Tổng doanh thu lên đến 26 triệu đô la Mỹ 1998: Đạt chứng chỉ ISO 9002 Năng suất sản xuất tăng gấp 2 lần so với thời kỳ đầu. 1999: Năng suất sản xuất tăng 5 lần so với năm đầu tiên. Bắt đầu sản xuất máy giặt tại thị trường Việt Nam 2000: Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) Giải thưởng SAMSUNG Guinness cho kỷ lục tăng năng suất 6 lần thời kỳ đầu (giải thưởng của tập đoàn SAMSUNG trao tặng). Bắt đầu sản xuất tủ lạnh tại thị trường Việt Nam. 2001: Bắt đầu sản xuất màn hình vi tính tại thị trường Việt Nam.Đạt chứng chỉ ISO 14001 2002: Điện thoại di động chiếm thị phần thứ 2 tại Việt Nam Đạt chứng chỉ OHSAS 18001 Bắt đầu sản xuất máy điều hòa nhiệt độ 2003: Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) Màn hình vi tính được ưa thích nhất (tạp chí PC World Việt nam bình chọn) trong suốt 5 năm 2004: Doanh thu đạt 237 triệu đô la Mỹ 2004: Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV CRT màn hình phẳng; màn hình vi tính CRT và màn hình vi tính LCD (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) Màn hình vi tính được ưa thích nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) 2005: Doanh thu đạt 290 triệu USD Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV màu và màn hình vi tính LCD. (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) 2006: Doanh thu đạt 230 - 330 triệu USD Giải vàng chất lượng Việt Nam Dẫn đầu thị trường TV LCD Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho TV LCD, TV Phẳng và màn hình vi tính LCD. (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) Tình hình kinh doanh Tại Việt Nam, SAMSUNG Vina sản xuất và kinh doanh các mặt hàng. Nghe nhìn: tivi LCD, TV Plasma, TV SlimFit, TV CRT, hệ thống âm thanh Home Theatre, đầu đĩa DVD, máy giặt, tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, màn hình máy tính CRT, LCD, điện thoại di động, máy in, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang… Nhà máy của SAMSUNG Vina không chỉ sản xuất cho nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Phi, Trung Đông và Philippines. Với thế mạnh đi đầu về công nghệ kỹ thuật số, và sự am hiểu sâu sắc nhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm của SAMSUNG luôn tích hợp công nghệ hiện đại nhất và thiết kế đầy thẩm mỹ mang lại phong cách sống phong phú hơn cho người tiêu dùng. Trong 11 năm qua, doanh thu bán hàng trong nước của SAMSUNG Vina tăng từ 9 triệu USD năm 1996 lên 330 triệu USD năm 2006; doanh thu xuất khẩu tăng từ 2 triệu USD năm 1996 lên 69 triệu USD năm 2006. Trung bình hàng năm, SAMSUNG Vina đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 13 triệu USD. Hiện nay, SAMSUNG Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV phẳng, Màn hình máy tính và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại di động. 2.2 Môi trường làm việc & thực trạng sử dụng nhân lực ở công ty Samsung Vina Trong lĩnh vực phát triển con người và phát triển văn hóa doanh nghiệp thành công của công ty Samsung gắn liền với hoạt động xây dựng “môi trường làm việc tuyệt vời”, công ty đã tạo cơ hội công bằng để nhân viên phát triển toàn diện. Một ví dụ rất điển hình như ở công ty điện tử Samsung Vina tại Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh, nhà máy được bao bọc bởi không gian xanh mát cùng những dây chuyền sản xuất công nghệ cao hiện đại hòa vào cùng tính kỷ luật, trật tự và không khí làm việc thư thái tại đây.Để có được những thành quả như vậy bà Phạm Thị Hồng Yến, trưởng phòng Nhân sự của công ty cho biết đó là kết quả từ chương trình “Môi trường làm việc tuyệt vời” – là một chương trình quản trị nhân sự được đánh giá là bước đột phá trong nỗ lực đưa Samsung trở thành công ty toàn cầu với một môi trường làm việc có thể thu hút và giữ chân các tài năng từ khắp nơi trên thế giới. Dựa trên tinh thần chủ đạo xem con người là tài sản quan trọng nhất, Samsung vina ngoài việc đảm bảo cơ sở vật chất hoàn thiện, các chế độ phúc lợi, đãi ngộ nhân tài như là những tiêu chuẩn bắt buộc còn tạo cơ hội công bằng để mọi nhân viên có thể phát triển toàn diện. - Cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Nhân viên Samsung Vina được khuyến khích tham gia vào các hoạt động văn thể mỹ.Giải bóng đá thường niên SA VINA Cup, cuộc thi karaoke SA VINA Idol, tiệc mừng sinh nhật hay các buổi gala dinner nhân dịp Quốc tế thiếu nhi, Tết trung thu, Gáng sinh… đàn riêng cho nhân viên và gia đình của họ từ lâu đã trở thành điểm hẹn thú vị để mọi người cùng gặp gỡ, chia sẻ và tạo sự gắn kết với nhau. - Khuyến khích tinh than tình nguyện vì cộng đồng Tinh thần tình nguyện vì cộng đồng của nhân viên cũng là một nét văn hóa tiêu biểu của công ty.Nhân viên được khuyến khích tình nguyện đóng góp một phần tiền lương và tham gia trực tiếp vào các hoạt động xã hội để chia sẻ với cộng đồng ở những nơi Samsung có mặt. "Trào lưu quản lý mới" Cựu Chủ tịch Lee Kun-Hee đã phát động "Trào lưu quản lý mới" vào năm 1993 nhằm thay đổi bộ mặt của Samsung. Với "Trào lưu quản lý mới", Samsung tập trung theo đuổi các mục tiêu "quản lý chất lượng trung tâm", "toàn cầu hoá" và "hội nhập" như là những phương pháp để củng cố năng lực cạnh tranh của công ty và trở thành công ty mang đẳng cấp quốc tế trong thế kỷ 21. Samsung coi chính sách này là điều kiện tiên quyết để toàn cầu hoá và hội nhập, trong đó nhấn mạnh yếu tố con người và kỹ thuật. Đổi mới con người Các chương trình đào tạo và huấn luyện được tổ chức thường xuyên trong nội bộ công ty. Sự đầu tư bằng cách thu hút và giữ các nhà khoa học tài năng [...]... các phong trào thi đua khác Đó chính là sức mạnh nội lực tạo thành công cho Công ty 2.3 Các hoạt động kiểm soát nhân lực ở công ty Samsung Vina 2.3.1 Nhân viên quản lý, giám sát nhân sự tại công ty Sam Sung Vina - Giám sát nhân viên làm việc hàng ngày, điều chuyển nhân sự theo yêu cầu - Chấm công, cập nhật thông tin hàng ngày - Tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới - Theo dõi, giám sát tất cả các hoạt động... hoạch điều chỉnh và hỗ trợ nhân viên hoàn thành kế hoạch - Nhiệm vụ khác: Hoàn thành hệ thống báo cáo theo yêu cầu, triển khai các chương trình trade marketing, 2.3.2 Nhân viên quản lý bán hàng và huấn luyện nhân viên tại công ty Samsung Vina - Quản lý lực lượng bán hàng và đội ngũ nhân viên ký hợp đồng trang web bao gồm cả nhân viên hành chính để cung cấp các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu - Phát...đã mở đường cho Samsung tập trung vào các lĩnh vực chủ lực, mang đến một loạt sản phẩm làm kinh ngạc các doanh nghiệp hàng đầu thế giới Một trong những đối tượng được chăm sóc đặc biệt nhất là đội ngũ kỹ thuật và thiết kế Những nhân viên thiết kế làm việc theo nhóm từ 3 đến 5 người từ nhiều quốc gia, với nhiều trình độ và cấp bậc khác nhau Các nhân viên này được đưa ra đào tạo ngoài nước tại những... Chương trình Samsung Design Membership là nơi để các sinh viên thiết kế trao đổi ý tưởng sáng tạo và cùng nhau đưa ra những thiết kế mới Công ty cũng sở hữu Viện Thiết kế và Nghệ thuật Samsung (Samsung Art and Design Insitute - SADI) với nhiều chương trình đào tạo thiết kế ứng dụng hàng đầu thế giới Chính vì những chính sách lấy con người là trung tâm của sự phát triển mà nhiềunhân viên của Samsung đã... mời đến tận nơi để được giải thích tại sao chồng họ sẽ về nhà muộn hoặc sẽ không về nhà trong vài ngày, đồng thời để họ trực tiếp chứng kiến cuộc sống tại trung tâm Tại VIP, một ngày không có bắt đầu và kết thúc Mặc dù nhân viên được khuyến khích nghỉ cuối tuần, nhưng thực tế là phòng VIP luôn có nhân viên luân phiên làm việc 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần Và dù cho có nhân viên không ngủ lại thì làm việc... sự cống hiến này là việc các nhân viên sáng tạo hết mình trong các phòng VIP Dự án phòng VIP (Value Innovation Project) được xây dựng từ đầu thời kỳ đổi mới và là nơi chuyên thực hiện các dự án sáng tạo giá trị Các kỹ sư và thiết kế hàng đầu của Samsung được đưa đến phòng VIP để hoàn thành một nhiệm vụ phát triển sản phẩm quan trọng nào đó Tại đây, các nhân viên có thể ở lại một thời gian dài để tập... các nhân viên), đảm bảo rằng các sản phẩm được cung cấp kịp thời và phù hợp với kỳ vọng chất lượng, chi phí sản xuất cũng như chi phí thời gian ,… - Lập kế hoạch, mục tiêu hành động cho toàn đội và cho từng nhân viên theo tháng, theo ngày dựa trên kế hoạch được phân công - Đào tạo và huấn luyện nhân viên về kiến thức và kỹ năng phục vụ cho việc bán hang - Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của từng nhân. .. việc Theo đánh giá của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thì Samsung là doanh nghiệp FDI thực hiện nghiêm túc nhất công tác ATVSLĐ-PCCN trên địa bàn tỉnh Công ty thường xuyên phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục ATVSLĐ, Trung tâm huấn luyện ATVSLĐ, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động- Môi trường và giám định y khoa tỉnh để thực hiện huấn luyện ATVSLĐ, khám sức khỏe định kỳ cho người sử... các đại lý tư vấn về điều kiện thị trường, doanh số bán hàng nhà phân phối và sản phẩm Samsung line-up - Chủ trì cuộc họp hàng tuần đội ngũ bán hàng để thực hiện bán hàng phỏng vấn (bán ra, tin nhắn SMS độ chính xác, phạm vi bảo hiểm, hiển thị) và kết luận bất kỳ kế hoạch hành động khắc phục - Tiến hành đánh giá hiệu suất hàng quý với nhân viên kinh doanh cá nhân - Phối hợp chặt chẽ với các nhà phân... thuật, nội thất Họ còn được trang bị kiến thức về những ngành công nghiệp khác nhau Nếu trước đây, ở Samsung, kỹ sư là người yêu cầu nhà thiết kế mô phỏng mẫu sản phẩm theo ý của họ thì giờ đây, nhà thiết kế mới là người có quyền yêu cầu kỹ sư chế tác theo ý tưởng của mình, sau đó kết hợp với bộ phận kỹ thuật để cho ra thành phẩm cuối cùng Samsung cũng có các chương trình huấn luyện và đào tạo các nhà . Đề tài: Thực trạng kiểm soát nhân lực ở doanh nghiệp CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NHÂN LỰC 1.1Khái niệm Kiểm soát là hoạt động liên quan đến quá khứ, hiện tại, phân tích những sai. trình kiểm soát và tạo động lực cho nhân viên huy tối đa khả năng của họ phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp. 1.4 Một vài lưu ý trong hoạt động kiểm soát nhân lực ở doanh nghiệp Để kểm soát. mạnh nội lực tạo thành công cho Công ty. 2.3 Các hoạt động kiểm soát nhân lực ở công ty Samsung Vina 2.3.1 Nhân viên quản lý, giám sát nhân sự tại công ty Sam Sung Vina - Giám sát nhân viên

Ngày đăng: 27/11/2014, 20:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan