Thảo luận quản trị rủi ro

27 2.1K 51
Thảo luận quản trị rủi ro

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Rủi ro từ việc phát triển sản phẩm mới “sản phẩm xe máy của Honda” và tiến hành quản trị rủi ro. 1.1. Rủi ro và phân loại rủi ro 1.1.1. Khái niệm : Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người. Theo từ điển Oxfort: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại”. Theo từ điển tiếng Việt: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”. Điều: là một khả năng, một sự kiện, một biến cố có thực (afact) xảy ra đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Đề tài: Rủi ro từ việc phát triển sản phẩm mới “sản phẩm xe máy của Honda” và tiến hành quản trị rủi ro. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Rủi ro và phân loại rủi ro 1.1.1. Khái niệm : Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người. Theo từ điển Oxfort: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại”. Theo từ điển tiếng Việt: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”. Điều: là một khả năng, một sự kiện, một biến cố có thực (afact) xảy ra đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Bất ngờ: Không lường trước được, không dự đoán được hoặc tính bất định: Là sự nghi ngờ về khả năng của chúng ta trong tiên đoán kết quả tương lai của một hoạt động trong hiện tại. Sự bất định phản ánh khả năng không thay đổi, không dự đoán trước được về kết quả trong tương lai. 1.1.2. Phân loại rủi ro • Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội - Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi (nó gắn liền với yếu tố bên ngoài) - Rủi ro cơ hội: là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Nếu xét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm: + Rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định: Liên quan đến việc thu thập và xử lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định + Rủi ro trong quá trình ra quyết định: Rủi ro phát sinh do ta chọn quyết định này mà không chọn quyết định khác + Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: Rủi ro về sự tương hợp giữa kết quả thu được và dự kiến ban đầu • Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán Rủi ro thuần túy tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể Rủi ro suy đoán tồn tại khi có 1 cơ hội kiếm lời cũng như 1 nguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất Rủi ro thuần túy: tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời được Phân loại rủi ro thuần tuý Rủi ro thuần tuý có thể được phân thành 5 nhóm như sau: Rủi ro cá nhân: đó là các tổn thất về thu nhập hay tài sản của một cá nhân. Nhìn chung, rủi ro thu nhập được đánh giá dựa trên 4 mối nguy hiểm sau: - Chết sớm - Tuổi già - Mất sức lao động - Thất nghiệp Rủi ro về tài sản: Bất cứ một cá nhân nào là chủ sở hữu tài sản, đều phải chịu rủi ro về tài sải. Rủi ro về tài sản là những tổn thất về tài sản do bị hư hỏng hay mất mát. Rủi ro về tài sản được chia thành 2 nhóm: tổn thất trực tiếp và tổn thất gián tiếp. Phân loại rủi ro suy đoán. Rủi ro suy đoán có thể được phân loại theo nhóm nguyên nhân sau đây: - Rủi ro do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh doanh: rủi ro do thiếu kiến thức về quản lý kinh doanh ở tầm vi mô và vĩ mô của các nhà quản lý dẫn đến những thiệt hại to lớn về mặt kinh tế. - Rủi ro do kém khả năng cạnh tranh: đó là rủi ro của các công ty do không thích nghi được với khả năng cạnh tranh trên thị trường, không chiếm lĩnh được thị trường và không giữ được khách hàng của mình. Hậu quả, mang lại những thiệt hại về tài chính của công ty. Thiệt hại này đôi khi có thể làm công ty phá sản. - Rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng: do sự hạn chế các kiến thức về marketing, các công ty đã không kịp thời đáp ứng được nhu cầu về thị hiếu của khách hàng. Hậu quả, hàng sản xuất ra không hợp thị hiếu của khách hàng, không bán được, làm tổn thất tài chính của công ty. - Rủi ro do lạm phát: do lạm phát tăng làm cho giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu tăng, đồng tiền mất giá. Kết quả, chi phí đầu vào lớn hơn mức dự kiến, làm cho thu nhập bị giảm (thiệt hại về tài chính) - Rủi ro do điều kiện không ổn định của thuế: thuế là một trong những công cụ để điều hoà thu nhập trong nền kinh tế. Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề tính toán hiệu quả kinh doanh của một công ty. Kinh doanh trong một môi trường bất ổn của thuế là một rủi ro rất lớn. Nếu không được tính toán kỹ, công ty sẽ dễ bị thua lỗ và có thể dẫn đến phá sản. - Rủi ro do thiếu thông tin kinh tế: sự thiếu thông tin trên thị trường sẽ dẫn tới những quyết định sai lầm trong kinh doanh, gây hậu quả tổn thất không lường được. - Rủi ro do tình hình chính trị bất ổn: tình hình chính trị bất ổn cũng là một mối lo ngại đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Rủi ro thường xuất hiện khi các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có mối quan hệ với các nước có tình hình chính trị bất ổn. Khi các chính sách thay đổi có thể sẽ dẫn tới thiệt hại về tài chính cho các nhà xuất nhập khẩu. - Rủi ro có thể đa dạng hóa: nếu ta có thể giảm bớt rủi ro thông qua những thỏa hiệp đóng góp tiền bạc và chia sẻ rủi ro. - Rủi ro không thể đa dạng hóa: nếu những thỏa hiệp đóng góp tiền bạc không có tác dụng gì đến việc giảm bớt rủi roc ho những người tham gia vào quỹ góp chung này. • Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán - Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệp đóng góp (như tài sản, tiền bạc…) và chia sẻ rủi ro - Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung • Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp - Rủi ro trong giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận - Rủi ro giai đoạn trưởng thành: Rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả “doanh thu max” không tương hợp với tốc độ phát triển của “chi phí min” - Rủi ro giai đoạn suy vong: Rủi ro phá sản - Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh Yếu tố luật pháp Yếu tố kinh tế Yếu tố văn hóa – xã hội Yếu tố tự nhiên … • Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang - Rủi ro theo chiều dọc: là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thống của doanh nghiệp. Ví dụ: từ nghiên cứu thị trường -> thiết kế sản phẩm -> nhập nguyên vật liệu -> sản xuất -> đưa sản phẩm ra thị trường - Rủi ro theo chiều ngang: là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu phát triển… 1.2. Quản trị rủi ro Quá trình quản trị rủi ro • Nhận dạng rủi ro: xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của Doanh nghiệp để sắp xếp, phân nhóm rủi ro. • Phân tích rủi ro: phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại • Kiểm soát rủi ro: là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất • Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy ra hoặc lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất 1.2.1. Nhận dạng rủi ro - Khái niêm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Nôi dung nhận dạng rủi ro: + Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm gia tăng khả năng tổn thất và mức độ của rủi ro suy tính: Hiểm họa vật chất: phisical hazard Hiểm họa tinh thần: morale hazard Hiểm họa về đạo đức: morale hazard + Mối nguy hiểm là nguyên nhân của tổn thất Mối nguy hiểm tự có (khách quan) Mối nguy hiểm do con người tạo ra (chủ quan) -> Mối hiểm họa + mối nguy hiểm (tương tác với nhau) tạo ra nguy cơ rủi ro tổn thất: là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất. 1.2.2. Phân tích rủi ro - Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định các mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro. - Có 3 cách tiếp cận: + Dựa trên các cơ sở liên quan đến con người. + Quan điểm liên quan đến kỹ thuật. + Kết hợp cả 2 cách trên. - Nội dung phân tích rủi ro + Phân tích hiểm họa Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Nhà quản trị có thể thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để phát hiện ra mối hiểm họa Phân tích tổn thất giúp phát hiện các hiểm hoạ cần được nghiên cứu kĩ hơn. Tuy nhiên, phân tích hiểm hoạ không thể chỉ giới hạn ở các yếu tố đã gây ra tai nạn, mà phải xác định cả các yếu tố có thể gây ra tai nạn theo kinh nghiệm của các tổ chức khác như các công ty bảo hiểm, các đơn vị của nhà nước…Càng ngày càng có nhiều mối hiểm hoạ mới chưa gây tổn thất cho ai, được các nhà quản trị rủi ro phát hiện thông qua các thí nghiệm dưới các điều kiện kiểm soát được. Các hiểm hoạ trong sản phẩm mới, như các dược phẩm mới, cũng được phát hiện theo hiện theo cách này. - Phân tích nguyên nhân rủi ro Phân tích nguyên nhân rủi ro có thể dựa trên 3 quan điểm sau: + Phần lớn các rủi ro xảy ra đều liên quan đến con người + Phần lớn các rủi ro xảy ra là do các yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa hay cơ học của đối tượng rủi ro + Kết hợp cả 2 nguyên nhân kể trên: Nguyên nhân rủi ro một phần phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, một phần phục thuộc vào yếu tố con người - Phân tích tổn thất Có thể phân tích tổn thất thông qua 2 cách thức: + Phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra. + Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất có thể có. 1.2.3. Kiểm soát rủi ro - Khái niệm: Kiểm soát rủi ro là điểm trung gian giữa đánh giá rủi ro và tài trợ rủi ro. Những nỗ lực kiểm soát rủi ro được hỗ trợ bởi sự nhận dạng và sự nhận thức về nguy cơ rủi ro. Ngược lại, những nỗ lực kiểm soát rủi ro sẽ xác định những phạm vi mà những ảnh hưởng không mong muốn của rủi ro được thể hiện trong tổ chức. Sau dùng, những kết quả không mong muốn sẽ được chuyển thành kết quả tài chính. Sự miêu tả tuần tự này ngụ ý rằng kiểm soát rủi ro phải được liên kết giữa đo lường rủi ro và tài trợ rủi ro. Những liên kết này trở thành những yếu tố trung tâm của quá trình nhận thức và hiểu biết của các nhà quản trị rủi ro. Kiểm soát rủi ro bao gồm các kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những chương trình cố gắng né tránh, đề phòng và hạn chế hay nói một cách khác là kiểm soát tần suất và độ lớn của những tổn thất và ảnh hưởng không mong muốn khác của rủi ro. Mặt khác, kiểm soát rủi ro còn bao gồm cả những phương pháp hoàn thiện các kiến thức và sự hiểu biết trong hành vi của tổ chức có tác động đến rủi ro. - Nội dung kiểm soát rủi ro + Né tránh rủi ro Một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận. Biện pháp đầu tiên của hoạt động né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra. Trong nhiều tình huống, sự né tránh thành công là vấn đề xác định rủi ro như thế nào hơn là việc áp dụng kỹ thuật né tránh rủi ro. Sự né tránh rủi ro thông qua việc loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro không hoàn toàn phổ biến như chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra. Né tránh là cách tiếp cận hữu hiệu việc quản trị rủi ro. Bằng cách né tránh rủi ro, tổ chức biết rằng họ sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra. Trong nhiều trường hợp việc né tránh tuyệt đối không thể thực hiện được.Càng có nhiều rủi ro được xác định là thiệt hại về tài sản, thì càng chắc chắn rằng việc né tránh là không thể thực hiện được. Bối cảnh của việc ra quyết định né tránh làm cho việc thực hiện né tránh khó trở thành thực hiện. Một rủi ro không thể tồn tại mà không có hoàn cảnh, một quyết định né tránh có thể tạo nên rủi ro ở nơi khác hoặc làm tăng thêm một số rủi ro đang tồn tại. + Ngăn ngừa rủi ro Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra (tức giảm tần suất tổn thất) hoặc bằng cách làm giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra. Chương trình ngăn ngừa tổn thất tìm cách giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Ở đây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi: sự nguy hiểm, môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường. Điều đó có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào: o Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm hoạ o Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối hiểm nguy tồn tại o Can thiệp và quy trình tác động lẫn nhau giữa sự nguy hiểm và môi trường + Giảm thiểu rủi ro Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Những chương trình giảm thiểu tổn thất được đề xướng nhằm làm giảm mức độ thiệt hại. Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra.Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục địch của những biện pháp này là làm giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất. 1.2.4. Tài trợ rủi ro - Khái niệm: Tài trợ rủi ro có thể bao gồm tài trợ rủi ro cũng như tài trợ tổn thất.Rủi ro áp đặt chi phí đáng kể lên tổ chức, và chỉ có vài chi phí được nêu ra trong các báo cáo tài chính. Phần chi phí rủi ro được nhận biết thông qua tổn thất xuất hiện, nhưng ở đây còn có một số chi phí gián tiếp khác xuất hiện như hậu quả của sự bất ổn hay sử dụng không có hiệu quả nguồn quỹ của một tổ chức, về mặt khái niệm, các chi phí này được coi là tài trợ rủi ro. Tài trợ rủi ro bao gồm cả các phương pháp thanh toán thù lao cho các nhà quản trị rủi ro và tài trợ các phương tiện kiểm soát tổn thất, mà trong nhiều báo cáo không thấy nói đến những chi phí này. Tài trợ rủi ro là một họat động thụ động nếu đem so sánh với kiểm soát rủi ro. Trong khi hoạt động kiểm soát rủi ro là chủ động nhằm giảm tổn thất của một họat động hoặc tài sản, thì tài trợ rủi ro lại đối phó theo nghĩa nó chỉ hành động sau khi tổn thất đã xuất hiện. - Các biện pháp tài trợ rủi ro: + Lưu giữ tổn thất là hình thức chấp nhận chịu đựng tổn thất theo hậu quả tài chính trực tiếp. + Chuyển giao rủi ro là việc sắp xếp một vài thành phần (thí dụ, nhà bảo hiểm) gánh chịu hậu quả tài chính trực tiếp. Nói một cách khác, chuyển giao là chuyển việc thanh toán tổn thất cho các thành phần khác, có 2 loại:  Chuyển giao rủi ro bảo hiểm: Bảo hiểm là một phần quan trọng trong chương trình quản trị rủi ro của một tổ chức cũng như một cá thể.Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro, trong đó người bảo hiểm chấp thuận gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xuất hiện. Bảo hiểm có thể được định nghĩa như một hợp đồng chấp thuận giữa hai bên: người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Theo hợp đồng này, người bảo hiểm đồng ý bù đắp những tổn thất được bảo hiểm( theo hợp đồng bảo hiểm) và người được bảo hiểm cũng như chi phí dịch vụ cho người bảo hiểm.  Chuyển gia rủi ro phi bảo hiểm: Chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm khác với bảo hiểm ở chỗ người nhận chuyển giao không phải là công ty bảo hiểm về mặt pháp lý.Phần lớn chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm được thực hiện thông qua một hợp đồng nhằm giải quyết các vấn đề khác, nhưng cũng có một vài trường hợp hợp đồng được thiết kế nhằm mục đích chuyển giao này riêng cho tình huống đó. Nhiều thỏa thuận hợp đồng loại này chuyển giao trách nhiệm tài chính đối với tổn thất tài sản trực tiếp hoặc tổn thất thu nhập, một vài trường hợp là tổn thất nguồn nhân lực; hầu hết chuyển giao trách nhiệm tài chính về pháp lý cho thành phần thứ ba. CHƯƠNG 2: RỦI RO TỪ VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA XE MÁY HONDA 2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp 2.1.1. Tập đoàn Honda Nếu như người Mỹ tự hào có Henry Ford thì người Nhật lại tự hào về Soichiro Honda, người sáng lập ra công ty Honda – công ty số 1 thế giới về sản xuất môtô. Không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp ô tô đặc biệt là lĩnh vực xe máy, ngày nay không thể thiếu được các sản phẩm của Nhật Bản mà thương hiệu Honda là số một. Honda là tập đoàn quan trọng hàng đầu thế giới, số 1 về sản xuất mô tô và đứng thứ 7 về sản xuất ô tô. Hiện nay, Tập đoàn Honda – trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản có 95 nhà máy sản xuất đặt tại 34 nước trên thế giới với gần 100.000 công nhân. Trung bình mỗi năm Honda cho xuất xưởng 5,5 triệu xe máy và 2,3 triệu xe ôtô. Ngoài ra, tập đoàn còn cung cấp hơn 3 triệu sản phẩm hàng công nghiệp khác như máy nông nghiệp, động cơ tàu thuỷ. 2.1.2. Công ty Honda Việt Nam Vào những năm 90 của thế kỉ trước, nền kinh tế của Việt Nam đang dần phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Đi đôi với sự phát triển đó là nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao, bằng chứng là số lượng xe gắn máy đã qua sử dụng được nhập từ Nhật Bản hay mới sản xuất nhập từ Thái Lan đang tăng dần. Nhận thấy Việt Nam sẽ là một thị trường tiềm năng, Công ty Honda Motor đã quyết định xâm nhập thị trường này. Bằng chứng là sự ra đời vào năm 1996 của Công ty Honda Việt Nam – một Công ty Liên doanh với 3 đối tác là: + Công ty Honda Motor Nhật Bản )góp 42% vốn). + Công ty Asia Honda Motor tại Thái Lan(góp 28% vốn). + Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam( góp 30% vốn). Tiêu biểu có 2 nhà máy sản xuất xe máy và 1 nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam đó là : [...]... kiểm soát hết tất cả các rủi ro 3.3.2 Các biện pháp tài trợ rủi ro + Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù đắp các rủi ro bằng chính vốn của mình hoặc vốn đi vay Trong điều nhà quản trị nhân dạng được rủi ro , không đo lường đc mức độ rủi ro hoặc không cố gắng để xử lí các rủi ro Khi đó các biện pháp tự tài trợ sẽ mang tính bị động Nhà quản trị rủi ro sẽ không có kế hoạch... hướng trong quản lý khi văn hóa bị xáo trộn trong họ dẫn đến hiệu quả làm viêc thấp CHƯƠNG 3 QUẢN TRỊ RỦI RO SẢN PHẨM MỚI XE MÁY HONDA 3.1 Nhận dạng và phân tích rủi ro Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Các phương pháp nhận dạng rủi ro +Lập bảng câu hỏi -Gặp phải các loại rủi ro nào?... an toàn khẩn cấp 3.2.4 Quản trị thông tin Phòng quản trị rủi ro của công ty phải cung cấp thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trong tương lai họ cần đạt được Phương pháp này có ưu điểm là cung cấp thông tin về rủi ro giúp các nhà quản trị rủi ro đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro Tuy nhiên việc cung cấp thông tin thiếu chính... trợ là chủ yếu + với một phần chuyển giao rủi ro + chuyển giao rủi ro là chính chỉ có một phần là tự tài trợ + 50% là tài trợ và 50% là chuyển giao rủi ro • Liên hệ tại Honda Trong quá trình kinh doanh Honda luôn có các kế hoạch để tài trợ rủi ro trong những trường hợp không rủi ro không lương trước như: - Trích một phần lợi nhuận làm quỹ dự phòng để tài trợ rủi ro Mở rộng hợp tác với công ty bảo hiểm... này trong rất nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp như đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa khách hàng… 3.3 Tài trợ rủi ro 3.3.1 Khái niêm và sự cần thiết Tài trợ rủi ro là các hoạt động để cung cấp những phương tiên nhằm bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra Sự cần thiết phải tài trợ rủi ro: mặc dù có những nỗ lực nhất định đối với kiểm soát rủi ro của các nhà quản trị. .. động né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra để không phải gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra Đây là giải pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp, tuy nhiên có một số hạn chế: - Rủi ro và lợi ích song song tồn tại vì vậy nếu né tránh rủi ro cũng có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó - Rủi ro và bất định tồn tại trong mọi hoạt... thức chuyển giao rủi ro trong đó người nhận bảo hiểm chấp nhận gánh vác 1 phẩn tổn thất về tài chính khi rủi ro xuất hiện + Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm: là hoạt động kiếm soát rủi ro bao gồm các hoạt động sau: -Chuyển tài sản có rủi ro cho cá nhân hay tổ chức khác -Loại trừ hoặc giảm thiểu trách nhiệm của người chgiao đvới tổn thất cho người được chuyển giao * 3 kỹ thuật tài trợ rủi ro: + tự tài trợ... -Số lần xuất hiện rủi ro đó trong khoảng một thời gian nhất định? -Biện pháp phòng ngừa, tài trợ rủi ro -Kết quả đạt được? -Rủi ro chưa xuất hiện nhưng có thể xuất hiện? Lý do? + Đánh giá, đề xuất công tác quản trị rủi ro -Phân tích báo cáo tài chính: phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, tài liệu bổ trợ khác, để có thể xác định được mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về... lượng xe máy cho phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông 3.2 Kiểm soát rủi ro Kiểm soát rủi ro là các hoạt động nhằm làm thay đổi nguy cơ rủi ro của tổ chức, giúp tổ chức tránh được rủi ro, ngăn ngừa tồn thất, giảm thiểu thiệt hại hay giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn của rủi ro tới tổ chức 3.2.1 Né tránh rủi ro Là việc né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất... các bên về rủi ro liên quan tới hàng hóa, hay việc ủy quyền kinh doanh cho các đại lý cũng là một cách chuyển giao rủi ro của công ty 3.2.6 Đa dạng hóa rủi ro Đa dạng hóa rủi ro là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các dạng khác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ các hoạt động này bù đắp tổn thất của những hoạt động khác Biện pháp này thường sử dụng nhiều hơn cho rủi ro suy đoán, . Rủi ro về tài sản được chia thành 2 nhóm: tổn thất trực tiếp và tổn thất gián tiếp. Phân loại rủi ro suy đoán. Rủi ro suy đoán có thể được phân loại theo nhóm nguyên nhân sau đây: - Rủi ro do. không có cơ hội kiếm lời được Phân loại rủi ro thuần tuý Rủi ro thuần tuý có thể được phân thành 5 nhóm như sau: Rủi ro cá nhân: đó là các tổn thất về thu nhập hay tài sản của một cá nhân. Nhìn chung,. xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của Doanh nghiệp để sắp xếp, phân nhóm rủi ro. • Phân tích rủi ro: phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra

Ngày đăng: 26/11/2014, 23:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan