skkn biện pháp nâng cao chất lượng phân môn làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa

15 284 0
skkn biện pháp nâng cao chất lượng phân môn làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ I/ ĐẶT VẤN ĐÊ “Làm văn là phân môn của môn Văn trường THPT Làm văn là phân môn thực hành của phân môn Giảng văn và Tiếng Việt, song song và tương ứng với phần học văn” (GS.Trần Thanh Đạm) Đó là phân môn kết tinh đầy đủ nguyên lý học đôi với hành Có thể nói, bài làm văn của học sinh (HS) là một sản phẩm tổng hợp kiến thức Giảng văn và tiếng Việt, đồng thời thể hiện đặc điểm tâm lý, tình cảm Nhân cách và trình độ tư của học sinh… Vì vậy, đã có nhiều người cho rằng “làm văn kém tức là học văn dở” Trong những năm qua, môn Văn được nhìn nhận là môn học chính ở trường THPT, nhiều HS rất thích được nghe giảng văn, đa số thường sợ làm văn, xem đó là công việc gò bó, “khổ sai”, cực hình Khi giáo viên đề (GV), nhiều HS lúng túng, không tin vào khả tự học, tự nhận thức của mình, lười biếng tư duy, nên các em thường chép văn mẫu hoặc tài liệu một cách máy móc Qua nhiều năm dạy Văn, nhận thấy chất lượng bài kiểm tra kiến thức thường xuyên (KT miệng, KT 15 phút) cao, HS thường học thuộc bài, được điểm lớn; chất lượng bài kiểm tra định kỳ vận dụng kiến thức, vận dụng phương pháp và kỹ làm văn để giải quyết yêu cầu của đề bài đặt thường kém (điểm nhỏ) Thống kê bài viết số của 197 HS lớp 12 vùng sâu, vùng xa, nhận thấy: - Sao chép tài liệu máy móc, xa đề 81 HS – 41% - Không có kỹ làm văn (mở bài, thân bài, kết bài, lập luận, đưa dẫn chứng,…) 117 HS – 59,4% - Bài viết hời hợt, qua loa, không định hướng, viết để có bài nộp - Tổng số bài đạt yêu cầu 91 HS – 46% 72 HS – 36,5% _ Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ Kết quả phản ánh chất lượng đầu năm của HS lớp 12 vùng sâu, vùng xa Biết rằng “Bài làm văn tốt không phải chỉ là kết quả của những giờ dạy làm văn, không phải chỉ riêng của việc dạy văn mà của chung tất cả các môn học… đó cũng là kết quả tác động của toàn bộ các hoạt động giáo dục đến tâm hồn, lực tư diễn đạt của HS” (Dạy văn dạy cái hay cái đẹp – Nguyễn Duy Bình) Nhưng kết quả đã trở thành nỗi trăn trở, nhức nhối của những GV yêu nghề Làm để tiết làm văn không còn là nỗi ám ảnh nặng nề đối với HS? Làm để nâng cao chất lượng làm văn của HS vùng sâu, vùng xa? II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ Những nguyên nhân khó khăn bản việc dạy và học phân môn Làm văn ở trường THPT vùng sâu, vùng xa - Trong các môn học ở trường THPT, môn Ngữ văn được xem là môn chính, môn bắt buộc phải thi tốt nghiệp Nhưng đa số HS vùng sâu, vùng xa lại thờ ơ, lạnh nhạt với môn Ngữ văn Các em thường đầu tư học và học thêm cho các môn khoa học tự nhiên, Ví dụ đợt ôn thi tốt nghiệp, số 197 HS, có 192 HS (97,5%) học môn Toán – dù giá tiền gấp đôi môn Ngữ văn; có 178 HS (90,3%) học môn Vật lý; và chỉ có 62 HS (31,4%) học môn Ngữ văn… Rất hiếm HS học yếu môn Ngữ văn “học thêm” môn Ngữ văn Thậm chí nhà trường tổ chức dạy phụ đạo cho HS yếu kém, nhiều em vẫn không đến lớp Nguyên nhân của tình hình đó có rất nhiều: Do thị hiếu, nhu cầu của cuộc sống; cách tổ chức thi cử; nội dung và phương pháp giảng dạy; điều kiện tư liệu, sách vở,… Nhưng theo tôi, nguyên nhân bản xuất phát từ quan niệm sai lầm cho rằng thời đại khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin không cần học văn chương; nhiều HS chưa nhận thức đúng vai trò, _ Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ vị trí của môn Ngữ văn – mông nghệ thuật ngôn từ, vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học Nó “rất cần thiết cho sự lớn khôn tinh thần của các em” (Đỗ Kim Hồi” - Sống môi trường thiếu những hoạt động văn hóa, những câu lạc bộ, sân chơi văn hóa… đa số HS vùng sâu, vùng xa thờ ơ, xa lạ với không khí văn chương, những hoạt động văn học nghệ thuật HS khá giỏi môn Ngữ văn rất hiếm, những HS khá giỏi lo đầu tư vào những môn khoa học tự nhiên để thi đại học Nhiều HS yếu kém dường không có kiến thức về tiếng Việt và văn công cụ (đã học ở THCS) Điều đó ảnh hưởng đến tiến độ truyền thụ kiến thức theo Phân phối chương trình của GV rất nhiều - Tình trạng sách văn mẫu, sách luyện thi,… tràn lan tạo cho HS thói quen ỷ lại, lười tư Khi GV cho đề bài, HS thường không phân biệt đúng sai, hợp lý, nhiều HS cóp-py nguyên xi bài mẫu hoặc gán ghép, chắp vá các đoạn văn sách văn mẫu vào bài làm Rất ít HS có ý thức sáng tạo và tự tin bộc lộ suy nghĩ của bản thân bài viết của mình Những khó khăn bản nêu đã chi phối rất nhiều đến quá trình dạy và học làm văn Muốn nâng cao chất lượng môn Làm văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần giải quyết những tồn tại ở nhiều khâu chứ không phải chỉ chú ý vấn đề nội dung và phương pháp mỗi tiết làm văn Tuy nhiên, với cương vị là người thầy (chứ không phải là người thợ) của HS, người GV có thể chủ động, sáng tạo điều kiện, hoàn cảnh cho phép để những giờ lên lớp không uổng phí và đem lại một kết quả nhất định Đó còn là vấn đề lương tâm, trách nhiệm và cả lòng tự trọng của người Thầy sự ưu ái của xã hội Từ những suy nghĩ đó, quá trình dạy làm văn, đã mạnh dạn vận dụng những biện pháp sau: Những biện pháp _ Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ 2.1 Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khơi gợi niềm tin vào bản thân cho HS Có rất nhiều khó khăn cuộc sống đã tác động đến nhân cách và phương pháp giảng dạy của GV Nhưng người GV không thể có phương pháp giảng dạy tốt bản thân không có lực và trình độ chuyên môn nhất định Ví dụ: bản thân thầy viết văn yếu, làm văn kém thì khả thị phạm của thầy không thuyết bphục, việc giảng dạy làm văn không có kết quả Bởi vì, mỗi HS viết văn, làm văn có những ưu điểm, nhược điểm riêng Nếu thầy không có trình độ làm văn thì sẽ không nhận và đánh giá đúng ưu, khuyết điểm của HS, không khuyến khích hoặc sửa chữa được bài cho HS, không giúp HS nâng cao lực và trình độ của mình Thực tế ấy là sở để quyết tâm nhiều HS càng yếu kém thì càng cố gắng học tập nâng cao lực nghiên cứu, lực tổ chức, thiết kế bài dạy Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và thông tin đại chúng đã tác động dữ dội vào đời sống xã hội, vào tâm hồn và trí tuệ của HS Ngững băn khoăn, những câu hỏi về cuộc sống của HS cần được giải đáp một cách thuyết phục nhất – đó cũng là vấn đê của một quá trình nghi luận Giúp HS có được kỹ để giải quyết những vấn đề ấy cũng là cách thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết làm văn và hiện thực đời thường Để giúp HS thực hiện được những kỹ ấy, trước tiên, chú ý tìm hiểu những suy nghĩ của HS, dành thời gian tâm tình, trao đổi với các em về chuyện học văn, làm văn Tôi cố gắng giúp các em nhận thức được mục đích của học văn không phải là để trở thành nhà văn, nhà thơ – nếu được càng tốt – Việc viết văn, làm văn không phải là công việc đòi hỏi khiếu, tài sáng tạo đặc biệt, chỉ có nhà văn mới làm được Đó là công việc bình thường, cần thiết của mọi người có học vấn, có văn hóa hoạt động mọi lãnh vực công tác và đời _ Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ sống Bởi làm văn là diễn tả ngôn ngữ thành lời nói, bài viết những ý nghĩ, tình cảm, tri thức, kinh nghiệm cá nhân một cách rõ ràng chính xác, có thể hấp dẫn, lôi cuốn người khác hiểu và thông cảm với những điều muốn diễn tả mà không gây những hiểu lầm, ngộ nhận Đó còn là phẩm chất, lực cần có và có thể đạt được với tất cả mọi người Được làm văn, HS được thực hành tổng hợp về kiến thức và tổng hợp về kỹ Khi làmvăn, kiến thức chung và kiến thức văn học của HS mới thực sự được củng cố và phát triển về chất: Những kiến thức tản mạn được hệ thống hóa và có định hướng; thao tác và kỹ rời rạc được vận dụng; lực tư (phân tích, so sánh, lựa chọn, định hướng,…) được phát huy một cách mạnh mẽ Có thể khẳng định, học làm văn đem lại sự bổ ích cho bản thân HS; là điều kiện để HS được sáng tạo và được thực sự bộc lộ người mình Trong thực tế, rất nhiều HS còn nhút nhát, lúng túng bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của bản thân bài làm văn; nhiều bài không chỉ nghèo nàn, thiếu sót nội dung mà còn kém cỏi hình thức Thế nhưng, không bao giờ xem mình là độc giả nhất, là đối tượng giao tiếp đích thực của bài văn Tôi tự tách mình và khách quan đánh giá xem bài của các em đã đạt được mấy phần so với yêu cầu đã đề ra, tìm những chỗ khiếm khuyết, những chỗ đáng khen, khéo léo khích lệ, động viên để các em tin vào khả của mình Sự tự tin ấy là sức mạnh để các em dám viết và dám sáng tạo Việc chú ý xác định tinh thần, thái độ của thầy và trò dạy văn, làm văn, theo tôi, là biện pháp cần thiết Nó quyết định và chi phối đến phương hướng và cách thức dạy và học Không thể tiến hành truyền thụ và tiếp nhận ý thức thờ ơ, hời hợt, tâm hồn trơ lỳ, chán ngán Cộng hưởng tâm lý là sự hổ trợ thiết thực để các biện pháp giảng dạy thu được kết quả _ Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ 2.2 Kết hợp giảng dạy lý thuyết và thực hành tại lớp, chú trọng phần tập và luyện để nắm vững kỹ Muốn làm được bài văn (hành), HS phải nắm được lý thuyết Làm văn – hiểu được đặc điểm, yêu cầu, phương pháp làm bài theo từng thể loại – và được rèn luyện qua quá trình tập, luyện để có được những kỹ nhất định Để chủ động việc truyền đạt kiến thức và hướng dẫn thực hành, từ đầu năm học, đọc kỹ nội dung và yêu cầu của chương trình Làm văn lớp mình phụ trách Sau đó, lựa những vấn đề bản chất nhất, cần thiết nhất đối với HS Trên sở đó, vạch sẵn kế hoạch luyện tập với những bài tập lớn, nhỏ cho từng tháng, tuần Điều đó giúp cho làm chủ thời gian và có thể chủ động điều chỉnh kế hoạch giảng dạy với đặc điểm từng lớp Ví dụ 1: Phần kỹ làm văn nghị luận chương trình Làm văn lớp 12: Sách giáo kho (SGK) và sách giáo viên (SGV) biên soạn dạy tiết, còn Phân phối chương trình quy định dạy tiết Bên cạnh đó, dung lượng kiến thức cho tiết (45 phút) không nhỏ (khoảng – 11 trang) Làm vừa đảm bảo thời gian (theo phân phối chương trình – sở để nhà trường kiểm tra), vừa đảm bảo yêu cầu của bài học? Theo tôi, chủ động xác định mức độ truyền đạt những đơn vị kiến thức, định trước thời gian, hướng dẫn HS chuẩn bị bài là những công việc “cần làm ngay” của GV Trong quá trình lên lớp, GV linh hoạt áp dụng những phương pháp thích hợp cho từng tình huống Nghệ thuật này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của GV Ví dụ 2: Bài học “Lập luận văn nghị luận” SGV hướng dẫn dạy tiết, Phân phối chương trình quy định tiết (tiết 22) Tôi lập kế hoạch cho bài học sau: - Phần chuẩn bị: _ Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ + Cho HS tìm luận điểm, luận cứ, cách lập luận (luận chứng) bài “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh (HS đã được học tiết 20 – 21) Đrể tìm được, bắt buộc HS phải đọc SGK + GV: Xác định những đơn vị kiến thức cần truyền đạt; phân phối thời gian; lựa chọn phương pháp => Hình dung được các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho HS tự khám phá, tự tiếp nhận nội dung lý thuyết - Phần lên lớp: + Nội dung: Các yếu tố hợp thành lập luận (10 phút): GV cho HS đọc luận điểm, luận cứ, cách luận luận đã tìm ở nhà; hỏi HS tại chọn; GV chữa chỗ sai của HS; HS phát biểu khái niệm của các yếu tố SGK (GV có thể cho điểm những HS trình bày tốt) + Nội dung: Các phương pháp lập luận (15 phút): GV nêu định nghĩa về các cách lập luận nhất định; HS phân tích ví dụ SGK => GV giúp HS phân biệt đặc điểm của từng phương pháp + Nội dung: Một số kiểu lỗi về lập luận (15 phút): GV giúp HS nhận lỗi về luận điểm, luận cứ, về luận chứng (cách lập luận) qua một số ví dụ cụ thể Chú ý phần tập và luyện Nếu còn thời gian, GV cho HS trung bình khá phát biểu luận điểm của mình về Nội dung văn học Việt Nam thời kỳ 1945 – 1975 (bài học tiết 17-18-19) Sau đó cả lớp cùng nhận xét về luận điểm đó Nhằm giúp HS dễ tiếp thu và nhớ được lý thuyết về kiểu bài, cố gắng nói những điều cần thiết một cách đơn giản, rõ ràng, chính xác hoặc dùng những hình ảnh sinh động Không chỉ chú ý giúp HS hiểu được những khái niệm bản và biết cách làm bài, còn chú ý đến phần tập và luyện giúp HS thấy được tính chất khoa học của các việc phải làm và hình thành kỹ Có thể tiến hành thao tác học và hành đó dựa nguyên tắc trực quan: _ Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ chia bảng thành hai phần lý thuyết và thực hành hoặc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm Ví dụ 3: Kiểu bài Bình giảng văn học ở lớp 12 (tiết 65 – 66) Đây là kiểu bài mà HS đã học ở lớp 11 (chương trình CCGD tiết 113 – 114; chương trình CLHN tiết 77 – 78) Do đó nhiều HS đã nói được Giảng là giảng giải, giảng từ, hình ảnh,…; Bình là đánh giá, bình phẩm cái hay, cái đẹp, chưa hay, cái đạt được, chưa đạt,… Nhưng GV hỏi về đặc điểm, yêu cầ, cách làm bài (bình giảng thơ, văn) hoặc phân biệt sự khác giữa bài Phân tích văn học và Bình giảng văn học thì ca1c em không trả lời được Nguyên nhân của tình trạng là HS chưa hiểu bài, chưa có kỹ thực hành Khi giảng bài này đã ôn và củng cố lại khái niệm của kiểu bài thông qua một ví dụ mẫu mực, so sánh với kiểu bài phân tích văn học (có đồ dùng dạy học) để HS hiểu rõ về khái niệm Để không mất thời gian ghi bảng, thường tóm tắt lý thuyết vào một bảng bằng giấy treo được lên bảng đen Ví dụ: ghi Cách tìm ý để bình giảng (*), Một số biện pháp bình giảng (**),… Trong phần (*), SGK chỉ lưu ý “… người bình giảng cần chú ý tới những chỗ trống, chỗ trắng, chỗ lạ hóa, chỗ khác thường văn bản, đặc biệt là cách cấu tạo hình tượng, chi tiết giàu ý nghĩa… Từ những chỗ độc đáo, đặc thù đó mà tìm đến mạch lạc, … khám phá…” Những HS yếu kém không hiểu những lời ghi tám dòng ấy, nên phải giải thích, phải cho ví dụ cụ thể Từ đó đến một kết luận: cái chìa khóa của quá trình tìm ý để bình giảng chính là sự cảm thu – những điều cảm nhận được qua sự tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, đối chiếu – HS có thể cảm thụ từ sự tìm hiểu, khám phá tứ thơ, mạch thơ, giọng thơ, bố cục, ngôn ngữ thơ,… (Ở lớp 12, trọng tâm _ Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ là bình giảng thơ) Từ đó mà giảng về ý nghĩa, bình về giá trị tác phẩm Sau đó, cho HS tìm ý qua một đề bài cụ thể Tôi chọn bài “Chiêu tối” – một bài thơ ngắn, đã được phân tích – nhằm giúp HS có thể so sánh sự khác giữa bình giảng và phân tích Trong phần (**), SGK trình bày tám biện pháp bình giảng, phần này cho HS đọc trước ở nhà Trên lớp, giải đáp những thắc mắc của HS về các biện pháp Dựa vào những ý cần bình giảng ví dục phần (*), cho HS vận dụng những biện pháp bình giảng để bình giảng Tùy tình hình vận dụng của HS, uốn nắn, giảng giải để các em hiểu sâu thêm từng biện pháp Sau đó, cho HS luyện thêm bằng bài tập về nhà, bài số 1, tr 101, yêu cầu HS nhận xét cách lập ý có đúng hướng không? Chỉ cách giảng, cách bình tương tự với các biện pháp bình giảng đã học HS làm giấy và chấm điểm Tuy hiểu được nhiệm vụ của bài bình giảng, nắm được những biện pháp bình giảng, HS vẫn lúng túng phải làm một bài bình giảng thơ, văn Do đó, phải thị phạm, giúp HS phác thảo lại cái sườn của bài bình giảng qua một đề bài cụ thể Cái sườn ấy là một hệ thống các thao tác, các vấn đề được móc xích với nhằm hướng HS làm bài đúng quy cách và có phương pháp Trong quá trình phác thảo, vận dụng phương pháp diễn giảng và đàm thoại có tính chất gợi mở nhằm khơi gợi hứng thú làm bài, lòng tự tin và ham muốn sáng tạo của HS (Tôi minh họa qua giáo án tiết 66) Biện pháp giảng dạy lý thuyết kết hợp với thực hành, tập luyện dựa nguyên tắc trực quan đã giúp HS nắm được lý thuyết và không lúng túng vận dụng lý thuyết vào thực hành Các em có thể hình dung toàn bộ những công việc phải làm về một kiểu bài Từ đó, các em biết sẽ bắt đầu từ _ Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ đâu? Viết cái gì? Viết thế nào? Tuy thực hiện phương pháp này phải tốn nhiều thời gian đầu tư và đòi hỏi GV phải có sự tận tâm, cần cù, linh hoạt sáng tạo, kết quả của biện pháp này đã an ủi, khích lệ tinh thần GV rất nhiều Đó cũng là sức hút để đứng vững bục giảng 2.3 Dành thời gian ôn luyện HS hiểu và biết cách làm bài, đó là mục đích, là kết quả của bài học lý thuyết Nhưng những kiến thức và kỹ ấy nếu không được thường xuyên ôn luyện thì cùng với thời gian và sự tiếp nhận những tri thức mới, HS sẽ qn “Văn ơn, võ lụn”, “Ơn cớ tri tân”, những lời khuyên bảo của ông cha thật thiết thực biết bao! Có thể nhận tính chuẩn xác khoa học của hệ thống lý thuyết làm văn trường THPT còn nhiều hạn chế Nhưng giữa bài mới và bài cũ thường có một mối quan hệ nhất định về kiến thức bản, về kỹ Như vậy dạy xong một bài thì không có nghĩa là chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ và bỏ qua một bên bài đó mà chúng ta còn có trách nhiệm khơi gợi, ôn luyện, củng cố cho HS ở bài khác Công việc đó được thực hiện dưới những hình thức sau: a* Kiểm tra kiến thức bài cũ lúc đầu giờ học bài mới b* Kiểm tra kiến thức bài cũ lúc học bài mới c* Kiểm tra kiến thức bài cũ sau học bài mới Công việc (b) và (c) có thể được tiến hành qua sự so sánh, đối chiếu sự giống và khác giữa kiểu bài này và kiểu bài khác Ví dụ: Kiểu bài phân tích tác phẩm Đặc điểm Kiểu bài Bình giảng thơ Đặc điểm Chia tách, tháo gở TP từng bộ Là kiểu bài phân tích VH ở cấp độ phận hợp thành để tìm hiểu, vạch ý hình ảnh, ngôn từ; khám phá các giá _ 10 Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ nghĩa của bộ phận hợp thành ấy Trả lời câu hỏi: Để làm gì? Nhằm cái gì? Nhằm mục đích gì? trị ngôn từ và hình tượng ngôn từ Trả lời câu hỏi: Tại được tổ chức thế, viết thế mà không viết khác? Từ những sở ấy, kết luận, nhận Từ đó thấy được giá trị tư tưởng, định, đánh giá chung về nội dung tư tài nghệ tác giả –> giúp người đọc tưởng TP, đặc sắc nghệ thuật của TP thưởng thức, cảm thụ cái hay, cái đẹp –> Hiểu TP –> Phân tích và tổng hợp của văn chương qua những lời phẩm bình –> Giảng và Bình Yêu cầu Yêu cầu + Bám sát yêu cầu của đề và văn bản TP + Bám ngôn ngữ, hình ảnh, ý tứ độc đáo, đặc thù mối quan hệ với chỉnh thể tác phẩm + Thái độ khách quan, khoa học + Năng lực cảm thụ văn chương của cá nhân chứa hình ảnh, văn bản –> Mang tính chủ quan > khách quan d* Kiểm tra kiến thức, kỹ đã học qua bài làm văn: Qua những sai sót bài làm văn về kết cấu, trình bày ý, viết câu, dùng từ, lập luận… GV sửa chữa cho HS và củng cố lại kỹ làm bài 2.4 Xem bài làm văn của HS là bài “Tập” làm văn, tập vận dụng lý thuyết vào thực hành; tạo điều kiện để HS được sáng tạo và thực sự bộc lộ người mình - Quá trình học – hành – ôn – luyện của HS dưới sự hướng dẫn của GV có đạt hiệu quả hay không? Điều đó được kiểm tra, thẩm định qua _ 11 Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ tinh thần, thái độ của HS những giờ văn và kết quả bài kiểm tra Song công việc kiểm tra, thẩm định cũng tùy thuộc vào quan điểm, lực văn chương, lực sư phạm và trình độ nhiều mặt khác của GV Để giúp HS được tập tành, rèn luyện, được sáng tạo và thực sự bộc lộ người mình, quá trình đời bài văn của HS đã được đầu tư thời gian và cân nhắc cẩn thận chuẩn bị giáo án a Ra đề Hiện có rất nhiều sách in những bài văn mẫu, những bài văn hay Dường HS nào cũng có ít nhất một cuốn Do đó, làm văn, HS thường tranh thủ chép lại hoặc trích đoạn những bài văn ấy Có thể thấy mức độ “khéo léo” của HS qua sự xử lý những đoạn cóp-py: có bài chép nguyên xi, có bài chắp nối, có bài sử dụng hợp lý… Điều đó làm cho việc chấm và đánh giá chất lượng, trình độ của HS rất khó Công việc đề vốn đã khó lại vất vả Bởi trước đề, GV phải xem xét đề của mình có giống với các đề sách tham khảo không Vì vậy, đề thường chú ý đến phạm vi kiến thức mà HS vừa học Không bao giờ đề kiểu đánh đố, bắt bí HS, thường chú ý đến cách diễn đạt, để đọc đề lên có thể gợi cảm hứng sáng tạo và gây hứng thú làm bài cho HS Sau đề, thường giúp HS hiểu đúng, hiểu kỹ đề bài bằng cách giới hạn thêm thời gian để: giảng thêm về đề bài (để HS nắm được mục đích, yêu cầu của đề bài đó); cho HS trao đổi về đề bài; giới thiệu và cung cấp tài liệu tham khảo cho HS (nếu bài làm ở nhà) b Chấm và chữa bài Khi chấm bài, thường có sẵn một đáp án chi tiết Điều đó giúp cho chủ động tìm ý, chấm câu bài làm của HS Tôi quy định và thống nhất với HS những ký hiệu chấm bài ti72 bài làm văn đầu tiên _ 12 Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ Khi chấm, sử dụng những ký hiệu đó để đánh dấu và sửa chữa những chỗ sai sót bài làm của HS Tôi trân trọng sự cố gắng có tính chất tự lực, sáng tạo suy nghĩ, diễn đạt của HS; phát hiện và nâng đỡ những ưu điểm (dù nhỏ bé) phát sinh từ trí tuệ, tâm hồn của các em – những người chưa trưởng thành Những lời nhận xét bài văn của các em đều được ghi cẩn thận và ân cần c Trả bài Tiết trả bài cũng là tiết chữa bài và soạn giáo án chu đáo những tiết lên lớp khác Mục đích tiết trả bài là củng cố lại kiến thức, kỹ và phương pháp làm bài cho HS, giúp các em thấy được ưu, khuyết điểm, tiến bộ của cả lớp và những cá nhân tiêu biểu Trình tự các thao tác của tiết trả bài là: Chép lại đề lên bảng; gọi HS xác định lại yêu cầu của đề bài; nhận xét chung về kết quả làm bài của HS (ưu điểm, tiến bộ, khuyết điểm, những lỗi sai nhiều); phát bài từ thấp đến cao; cùng HS xây dựng dàn bài; trình bày thang điểm; khen ngợi và đọc các bài khá Nếu còn thời gian, để cho các em đối thoại, trao đổi về những vấn đề mà rút từ bài làm của các em Riêng những HS yếu, kém, cho về nhà làm lại những câu, đoạn sai kiến thức, sai ngữ pháp, diễn đạt vụng về – lúc chấm bài, đã đánh dấu Sau sửa chữa, sẽ chấm và lấy điểm Kết quả đạt được Bằng sự chân tình, chu đáo và gia công tìm tòi những biện pháp thích hợp với điều kiện dạy và họa ở vùng sâu, vùng xa, quá trình thực hiện, nhận thấy giờ dạy làm văn đã có sinh khí Những HS khá thì thích trao đổi, tranh luận; những HS yếu kém đã biết quan tâm thắc mắc về nội dung bài Phần kiểm tra lý thuyết có nhiều em thuộc bài và đât điểm cao, chất lượng bài làm văn của HS nâng lên rõ rệt: _ 13 Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ Sai kỹ năng, nội 197 bài viết dung, phương pháp Bài đạt yêu cầu Bài khá giỏi Số bài Tỷ lệ % Số bài Tỷ lệ % Số bài Tỷ lệ % Bài số (ở lớp) 125 63,4 61 31,0 11 5,6 Bài số (ở nhà) 83 42,1 97 49,2 17 8,7 Bài số (Hkỳ I) 53 26,9 128 65,0 16 8,1 Bài số (ở lớp) 43 21,9 132 67,4 21 10,7 Bài số (Hkỳ II) 46 23,5 131 66,8 19 9,7 III KẾT LUẬN CHUNG Làm thay đổi một quan niệm, nâng cao chất lượng bộ môn, xây dựng một nề nếp học tập cho HS là một quá trình không thể giải quyết một học kỳ, một năm học Trong “chúng ta vẫn chưa hoàn tất việc xây dựng một bản khoa học cho tập làm văn nghị luận” (Đỗ Kim Hồi), việc tìm biện pháp để lôi cuốn sự chú ý của HS và nâng cao hiệu quả tiết dạy làm văn là điều có thể làm được đối với những giáo viên yêu nghề, trăn trở về vấn đề chất lượng Những biện pháp nêu chưa phải là “một bản khoa học” hoàn hảo, việc thực hiện cũng đòi hỏi thời gian và sự tận tâm, nhiệt tình của GV rất nhiều Nhưng, với thực trạng dạy và học làm văn ở trường THPT vùng sâu, vùng xa hiện nay, những kết quả quá trình vận dụng những biện pháp nêu là sự an ủi, động viên tinh thần để tự tin đứng vững bục giảng Viết lại những biện pháp này, mong muốn được nhận thêm những lời góp ý chân tình của các đồng nghiệp Tôi nghĩ là hội được tiếp nhận những biện pháp giảng dạy tốt để vận dụng quá trình giảng dạy và làm phong phú kinh nghiệm của mình _ 14 Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ Phú Quốc, 19 / / 2001 Nguyễn Thị Xuân Hương _ 15 Nguyễn Thị Xuân Hương – Trường THPT Phú Quốc ... Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ 2.1 Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, .. .Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ Kết quả phản ánh chất lượng đầu năm của HS lớp 12 vùng. .. Trường THPT Phú Quốc Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Làm văn đối với học sinh vùng sâu, vùng xa _ sống Bởi làm văn là diễn tả ngôn

Ngày đăng: 26/11/2014, 19:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan