sáng kiến kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp bốn tự quản

22 6.6K 23
sáng kiến kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp bốn tự quản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đ ề tài : XÂY DỰNG NỀN NẾP LỚP BỐN 2 TỰ QUẢN A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đi đôi với chất lượng – kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ quan điểm: Một lớp học có nề nếp kỷ luật tốt nhất định sẽ có nếp học tập tốt. Muốn có được nề nếp kỷ luật và học tập tốt thì học sinh phải có khả năng tự quản và tinh thần tập thể cao. Vì thế các em mới có thể kiểm tra nhau, nhắc nhở và thi đua nhau để cùng thực hiện những yêu cầu của giáo viên và nhà trường đề ra. Lớp có nếp tự quản sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong và ngoài lớp, nhất là khi không có mặt 1 giáo viên, những việc không chỉ có ở trong trường mà cả ở ngoài trường. Có được nếp tự quản, tinh thần tập thể thì lớp mới tham gia sôi nổi và hoàn thành tốt các phong trào thi đua của Đội và của trường đề ra. Trước tình hình lớp có nhiều khó khăn, như: + Một số học sinh trong lớp có hoàn cảnh đặc biệt, như bố mẹ bỏ nhau, sống với ông bà, hoặc có bố mẹ nhưng phải lo cơm áo gạo tiền nên ít có thời gian quan tâm dạy dỗ các em. + Còn một số em trong lớp có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn về đời sống vật chất, bố mẹ phải đia làm thuê hằng ngày, trình độ văn hoá thấp không có khả năng kèm cặp con cái ở nhà. Tôi nhận thấy bản thân các em rất thiếu thốn, thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy chỉ có tập thể lớp mới có thể lôi cuốn hấp dẫn và cuốn hút các em vào những công việc chung của lớp, của Đội. Các em được sống trong tình gắn bó, yêu thương của bạn bè, nên xây dựng được tập thể lớp tốt vừa giúp các em rèn luyện đạo đức mà còn là chỗ dựa tinh thần cho những 2 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Do đó tập thể lớp là sân chơi hấp dẫn nhất của các em. Với những lý do tự quản trên, ngay từ đầu năm học. Từ giai đoạn ổn định tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, tôi luôn chú ý, quan tâm đến việc rèn cho lớp nếp tự quản, tinh thần tập thể để các em có tính tự giác, tích cực trong học tập và sinh hoạt. Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để áp dụng vào thực tế lớp Bốn 2 . II. Mục đích và phương phap nghiên cứu 1. Mục đích: Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật, lớp có nếp tự quản sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong và ngoài lớp. Xây dựng nề nếp học tập tích cực, các em có khả năng tự nhận xét đánh giá nhau qua năng lực học tập giữa các bạn, từ đó giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Xây dựng nề nếp hành vi đạo đức cho học sinh thông qua các hình thức thi đua học tập và rèn luyện, chú trọng cho các em nhận xét tự phê lẫn nhau để giúp nhau cùng tiến bộ. 3 2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp quan sát, đàm thoại. - Phương pháp tìm tòi. - Phương pháp trải nghiệm thực tế. III. Giới hạn của đề tài Áp dụng cho tất cả các lớp (từ lớp 3 trở lên sẽ đạt hiệu quả cao hơn). Nhưng trong năm học 2011-2012 chỉ áp dụng ở lớp Bốn 2 . IV. Kế hoạch thực hiện Thực hiện đề tài này từ năm học 2011-2012 và những năm tiếp theo. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Về tâm lý , trẻ em ở lứa tuổi lớp một, còn rất ngây ngô, dễ tin và rất nghe lời thầy, cô giáo, đối với các em lớp hai ba, tâm lý các em có thay đổi đôi chút: biết phân biệt đúng sai, biết suy nghĩ xử lý được tình huống đơn giản, biết nói lên ý kiến của mình ; nhận ra một mẫu hành vi 4 chuẩn mực qua bài học, đối với lớp 4 và lớp 5 các em đã có hai năm được làm quen với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Tuy còn bỡ ngỡ nhưng các em cũng đã thấy được những hoạt động của Đội đòi hỏi tính tự giác, tinh thần tập thể cao. 2. Với những thực trạng trên, để xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh, tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến học sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tính kiên trì tổ chức tập luyện cho ban cán sự về cách tổ chức hoạt động và sinh hoạt lớp, có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết yêu thương học sinh như con mình. II. Cơ sở khoa học và thực tiễn 1. Ở độ tuổi lên 10, các em đã có được hai năm được làm quen với tổ chức Đội TNTP. Tuy còn bỡ ngỡ nhưng các em cũng đã thấy được những hoạt động của Đội đòi hỏi tính tự giác, tinh thần tập thể cao. Vì vậy rèn cho các em tính tự quản, tinh thần tập thể sẽ giúp cho các em có tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn hơn trong học tập và tham gia các hoạt động một cách tích cực hơn. 5 2. Thông qua tập thể lớp kết hợp với các hoạt động của Đội, dưới sự hướng dẫn của giáo viên giáo dục tinh thần tập thể còn có tác dụng hình thành nhân cách cho học sinh. Giúp các em biết học tập và noi gương những hành vi tốt, những cử chỉ đẹp của các bạn trong lớp mình. III. Thực trạng và những mẫu thuẩn Ngày đầu tiên mới nhận bàn giao học sinh từ lớp dưới lên, tôi nhận thấy các em thường tỏ vẻ rụt rè, nhút nhát khi giáo viên gọi trả lời câu hỏi, không mạnh dạn giơ tay phát biểu xây dựng bài, ngại phát biểu trước đông người. Các em chưa thể hiện được tinh thần thi đua trong học tập, vào lớp thường không thuộc bài và làm bài, không mạnh dạn nhận xét góp ý xây dựng bạn. Từ khi tôi thực hiện xây dựng nền nếp lớp tự quản đến nay tôi nhận thấy các em đã tiến bộ rất nhiều về mặt học tập, rèn luyện đạo đức, các hoạt động phong trào dần dần đã có sự nổi bật. Trong giảng dạy tôi luôn thể hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng có kết hợp dạy học với các trò chơi. Tạo sự thân mật giữa thầy và trò, học sinh và học sinh. 6 Tôi vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng, thân thiện yêu thương các em. IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề 1. Vấn đề cần giải quyết: Đối với nhiệm vụ của người giáo viên, ngoài việc giảng dạy văn hoá còn phải giáo dục đạo đức cho học sinh. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh sẽ là điều kiện thuận lợi để giáo dục đạo đức, đẩy mạnh phong trào học tập, làm cho không khí học tập thêm sôi nổi, mang lại hiệu quả cao. 2. Biện pháp cụ thể: 2.1. Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh: Để nắm được hoàn cảnh của từng học sinh, ngay từ khi nhận lớp, giáo viên có phần điều tra cơ bản về học sinh. Ngoài ra, giáo viên tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm cũ về tình hình chung của lớp cũng như các trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, giáo viên cần gần gũi với học sinh, trực tiếp hỏi về gia đình, bản thân học sinh. Khi xếp chỗ ngồi cho học sinh, chú ý những học sinh có sức khoẻ yếu, học sinh mắc bệnh về tai, mắt, học sinh thấp xếp bên trên. Những học sinh học kém, hiếu động đươc xếp vào hàng giữa để tiện theo dõi. Giáo viên cũng xếp xen kẽ học 7 sinh khá giỏi với học sinh trung bình để các em có điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong việc giữ kỉ luật của lớp. 2. 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ cho lớp: a. Lựa chọn: Ngay từ đầu năm học, tôi đã lưu ý xây dựng đội ngũ cán bộ cho lớp. Lựa chọn các em có thể đạt các yêu cầu cơ bản: - Sức học vững, đạo đức tốt. - Có uy tín lớn đối với các bạn. - Mạnh dạn, nhiệt tình, có trách nhiệm tốt trong công việc được giao. b. Huấn luyện: - Huấn luyện phương pháp làm việc cho từng đối tượng. - Có sổ theo dõi thường xuyên. Cách kẻ sổ, viết trình bày sổ sách khoa học, đầy đủ, hợp lý. - Phân công việc làm phù hợp với khả năng từng em. + Học kỳ I: Sau khi đã quen với công việc, để phát huy tính chủ động, tự quản, tôi cho các em tự tổ chức giờ sinh hoạt, tự 8 tổng kết khen chê và đề ra biện pháp thực hiện thiết thực nhất để hoàn thành được các nội dung thi đua của Đội. c. Đề cao vai trò của cán bộ lớp: Để có ban cán sự lớp hoạt động tốt, tôi cần kiên trì huấn luyện một học sinh có phong thái tự tin làm lớp trưởng, lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng, phải học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao, bên cạnh đó các tổ trưởng cũng được hướng dẫn kỉ cách làm việc với các tổ viên theo nhiệm vụ phân công. Ví dụ: Học sinh phải so hàng ra vào lớp. Lớp trưởng là người điều động các bạn sao cho thật nhanh ngay ngắn. Sau mỗi tuần, tôi tổ chức những buổi sinh hoạt lớp để nhận xét công việc trong tuần qua: Cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện, nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới. Ví dụ: Lớp có bạn học sinh thường hay đi học trễ lớp nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ. Tuyên dương học sinh gương mẫu. Tôi và ban cán sự lớp ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết được hành vi đúng sai. Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có. 9 Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh, tôi cũng rèn cho học sinh nề nếp tự quản. Để rèn tính tự quản, tôi giao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lớp tự quản lý, điều hành, giải quyết mọi công việc của lớp nhất là khi không có mặt giáo viên chủ nhiệm. 2. 3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hoá. Qua các hoạt động này giúp hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của học sinh. Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức, , góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác, tinh thần tập thể cho học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có tinh thần trách nhiệm chung với công việc của tập thể. * Một số con đường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: - Hoạt động giáo dục theo chủ điểm. - Hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp. 10 [...]... cho tập thể lớp Đặc biệt là tính tự quản thể hiện rất rõ 15 Như vậy là công tác Đội và hoạt động của lớp được kết hợp với nhau rất hài hoà, chặt chẽ để cuối cùng đạt kết quả là các em có tiến bộ rõ rệt về học tập và đạo đức 2 7 Nếp tự quản: Giờ tự quản là khoảng thời gian không có giáo viên, các em tự học, tự giữ kỉ luật trên lớp Đội ngũ các bộ lớp có vai trò quan trọng trong các giờ tự quản Bên cạnh... huynh học sinh, kết hợp giáo dục các em tốt hơn - Xây dựng nền nếp lớp học tốt cũng tạo ra được môi trương thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò tạo tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” IV Đề xuất, kiến nghị - Cần khen thưởng kịp thời đối với những tập thể lớp thực hiện có hiệu quả việc xây dựng nền nếp lớp học - Cần khen thưởng biểu dương những tấm gương... rộng cho các lớp trên III Bài học kinh nghiệm - Để xây dựng được nền nếp lớp tự quản tốt, người giáo viên phải có tâm huyết cao, phải kiên nhẫn, kiên trì thực hiện theo các tiêu chí mà trước đó mình đã định ra khuôn khổ cho học sinh thực hiện - Cần chú ý lựa chọn thành viên ban cán sự lớp phải là những em có năng lực, kết quả học tập phải khá giỏi trở lên, có uy tín đối với bạn bè trong lớp - Giáo viên... trường đưa ra - Xây dựng và duy trì được nền nếp tự quản trong và ngoài lớp đó là: + Duy trì sĩ số học sinh đạt 100% + Sắp xếp hàng ra vào lớp thực hiện tốt + Thực hiện tốt 15 phút sinh hoạt đầu giờ: kiểm tra dụng cụ học tập, thuộc bài và làm bài đầy đủ ở nhà, đội 19 viên phải đeo khăn quàng đỏ, thực hiện vệ sinh, trực nhật đúng theo quy định của nhà trường + Thực hiện tốt nền nếp tự quản khi giáo viên... Bên cạnh đó, ý thức tự giác của mỗi học sinh là yếu tố quyết định trong giờ tự quản tốt hay không Giáo viên yêu cầu học sinh giữ kỉ luật, học tập trong các giờ tự quản này muốn vậy giáo viên cần đẩy mạnh công tác thi đua trong học sinh để học sinh phấn đấu đạt thành tích tốt trong thi đua của cá nhân, nhóm, tổ đến thi đua lớp, trường Sau mỗi giờ tự quản, giáo viên có rút kinh nghiệm lớp nhận xét, tuyên... nhận xét, tuyên dương hay nhắc nhở các nhân, tổ thực hiện tốt trong giờ tự quản Ví dụ: Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua ; hoặc ôn lại các bản nhân chia 16 Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học khi vắng giáo viên Trên cơ cở đó giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa Với những việc các em làm được... động ngoài giờ lên lớp mà nhà trường và giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh: a Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp: Trên cơ sở có được đội ngũ cán bộ lớp đã biết làm việc, tổ chức giờ sinh hoạt lớp là điều kiện để các em thể hiện tính chủ động, tự quản, vai trò của mình đối với lớp + Cán bộ: Được đánh giá một cách vô tư về ưu khuyết điểm của bạn + Học sinh: Được phát biểu tự do, thoải mái, thể... chịu khó huấn luyện ban cán sự lớp thật tỉ mỉ, các tình huống ứng xử, cách nhận xét đánh giá các bạn - Quy định trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong ban cán sự - Sau mỗi tiết sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá được việc thực hiện xây dựng nền nếp lớp có sự tiến bộ hay không so với các tuần trước đó Để ban cán sự lớp và các thành viên trong lớp nhận thấy được kết quả hoạt... thấy nó không quá nặng nề đối với các em Giáo viên chúng cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, làm gương nhằm giúp các em hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống Nếu bản thân giáo viên xem nhẹ những việc làm trên thì nề nếp kỉ cương khó hình thành trong đầu óc các em 20 II Khả năng áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy có thể áp dụng cho tất cả các lớp ở trường Tiểu học... trường + Thực hiện tốt nền nếp tự quản khi giáo viên vắng + Các em tự tổ chức được khá tốt tiết sinh hoạt cuối tuần C KẾT LUẬN I Ý nghĩa của đề tài đối với công tác Sự thay đổi về nề nếp, kết quả học tập và đạo đức của học sinh là cả một quá trình rèn luyện của tập thể lớp Điều đó khẳng định vai trò của việc kếp hợp giữa việc rèn luyện nền nếp lớp và việc giáo dục văn hoá cho học sinh là rất quan trọng trong . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đ ề tài : XÂY DỰNG NỀN NẾP LỚP BỐN 2 TỰ QUẢN A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đi đôi với chất lượng – kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học. Mục đích: Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật, lớp có nếp tự quản sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong và ngoài lớp. Xây dựng nề nếp học tập tích cực, các em có khả năng tự nhận. đạo đức. 2. 7. Nếp tự quản: Giờ tự quản là khoảng thời gian không có giáo viên, các em tự học, tự giữ kỉ luật trên lớp. Đội ngũ các bộ lớp có vai trò quan trọng trong các giờ tự quản. Bên cạnh

Ngày đăng: 26/11/2014, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan