GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI OCB (2).doc

26 1K 9
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI OCB (2).doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI OCB (2)

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả Việc hoàn trả được nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường Do đó, có thể xem rủi ro tín dụng cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ của ngân hàng

Trong hoạt động ngân hàng ngày nay thì hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn nhất Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng rất nặng nề có thể dẫn đến phá sản như những vụ phá sản của một số ngân hàng thương mại trong những năm 90 như vụ đổ bể của Ngân hàng Nam Đô, hay vụ Ngân hàng Việt Hoa…

Hậu quả của rủi ro tín dụng không chỉ tác động đến hoạt động của một ngân hàng nói riêng mà nó còn ảnh hưởng đến hoạt động của ngành và của cả nền kinh tế xã hội nói chung Do đó, việc xác định rủi ro tín dụng và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng là một công tác không thể thiếu đối với hoạt động của một ngân hàng hiện nay Nhận thức được vấn đề, Nhóm 1, lớp Ngân hàng đêm 5

đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân hàng TMCP Phương Đông” làm tiểu luận để thuyết trình cho môn học

Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại do PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn phụ trách

2 Mục đích của đề tài:

– Tập trung nghiên cứu vấn đề rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.

– Phân tích thực trạng hoạt động, rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông.

– Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 2

Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông trong năm: 2007, 2008, và quí 1 năm 2009.

4 Phương pháp nghiên cứu:

+ Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG

– Phần kết luận

CHƯƠNG I

Trang 3

LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG

1.RỦI RO TÍN DỤNG

1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”

Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Rủi ro tín dụng diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng.

1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng chính là rủi ro khi khách hàng vay vốn mất khả năng trả nợ vay Loại rủi ro này có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, tức là từ phía khách hàng và từ phía ngân hàng:

1.2.1 Về phía khách hàng:

Rủi ro xảy ra khi khách hàng vay vốn không trả được nợ gốc hoặc nợ lãi đến hạn do chủ quan từ phía khách hàng Các nguyên nhân gây ra rủi ro thường gặp là:

+ Phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư không hiệu quả, nguồn trả nợ không còn

+ Khách hàng vay vốn không cung cấp đầy đủ và thiếu trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn như báo cáo tài chính, kết quả hoạt động

Trang 4

sản xuất kinh doanh, hồ sơ pháp lý của dự án…

+ Do sản phẩm hàng hóa thiếu đa dạng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng khiến giá thành sản phẩm cao làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường

+ Do khách hàng không có thiện chí trả nợ, sử dụng vốn không đúng mục đích thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc có hành vi cố tình lừa đảo để chiếm đoạt vốn…

1.2.2 Về phía ngân hàng:

– Rủi ro giao dịch (Transaction risk)

Rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng, nó phát sinh do sai sót ở các khâu đánh giá, thẩm định và xét duyệt cho vay, hoặc phát sinh do thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, hoặc phát sinh do sở hở ở khẩu bảo đảm và những cam kết trong hợp đồng tín dụng.

– Rủi ro danh mục (Porfolio risk).

Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là: rủi ro nội tại (Intrinsic rish) và rủi ro tập trung (Concentration rish).

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng.

1.3.1 Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm, kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng.

Trang 5

Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, dẫn đến nguy rủi ro thanh khoản Kết quả quy mô kinh doanh bị thu hẹp, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh ngày càng xấu dẫn đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

1.3.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội.

Ngân hàng với bản chất và chức năng tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.

Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ thực hiện rút tiền đồng loạt, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn.

Ngân hàng phá sản ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn Hơn nữa, sự khủng hoảng của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế Sản xuất trì trệ, nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định.

Tóm lại :

Rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG2.1 Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng

Trang 6

Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:

2.1.1.Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ.

2.1.2.Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay.

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày

2.1.3.Hệ số rủi ro tín dụng:

Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

2.1.4.Tỷ lệ xóa nợ

2.2 Các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng

2.2.1.Mô hình chất lượng 6C

Trang 7

- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin

vay của khách hàng; xem xét lịch sử tín dụng; ngòai ra cần thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn khác như từ: từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng,…

- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định pháp luật của

quốc gia Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

- Thu nhập của người đi vay (Cash): phải xác định được nguồn trả nợ của

người vay như từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,…

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và

là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính

sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ.

- Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật

pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới.

2.2.2.Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor.

Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor là những dịch vụ tốt nhất.

Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tư (không cho vay) Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại co lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán (cho vay) này.

Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor

Trang 8

NguồnXếp hạngTình trạng

Standard & Poor 500

Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*

A Chất lượng trên trung bình* Baa Chất lượng trung bình*

Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu B Chất lượng dưới trung bình

Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu B Chất lượng dưới trung bình

CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

2.2.3.Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác

Bảng dưới đây là những hạn mục và điểm thường được sử dụng ở các ngân hàng của Hoa Kỳ.

STTCác hạng mục xác định chất lượng tín dụngĐiểm

1 Nghề nghiệp của ngườivay

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10

Trang 9

- Công nhân có kinh nghiệm - Nhân viên văn phòng - Sinh viên

- Công nhân không có kinh nghiệm - Công nhân bán thất nghiệp

- Nhà thuê hay căn hộ

- Sống cùng bạn hay người thân

Kinh nghiệm nghề nghiệp

- Nhiều hơn 1 năm - Từ 1 năm trở xuống

5 2 5

Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

- Nhiều hơn 1 năm

Các tài khoản tại ngân hàng

- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Sec - Chỉ tài khoản tiết kiệm.

- Chỉ tài khoản phát hành Sec

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục tiêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân hàng hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số như sau:

Trang 10

Tổng số điểm của khách hàngQuyết định tín dụng

Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng

Trang 11

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCPPHƯƠNG ĐÔNG

1 VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNGTMCP PHƯƠNG ĐÔNG (OCB)

Trong những năm đầu thập niên 80, nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, chỉ số lạm phát ở mức cao, đồng tiền mất giá liên tục đã kéo theo sự sụp đổ hàng loạt các tổ chức tiền tệ – tín dụng (lúc đó đang ở hình thức Quỹ tín dụng nhân dân) Đây là hệ quả tất yếu của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã thực sự lỗi thời và không còn phù hợp với xu thế Đánh giá được tình hình đó, Đại hội Đảng VI (12/1986) đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện về chính sách, cơ chế

quản lý kinh tế và lĩnh vực Ngân Hàng được đặc biệt quan tâm với “bước đột phá”

trong sự nghiệp đổi mới, đó là hình thành hệ thống Ngân Hàng hai cấp: một cấp là ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước về tài chính – tín dụng và cấp còn lại là Ngân Hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ - tín dụng, dịch vụ Ngân Hàng.

Cũng trong giai đoạn này, Ngân Hàng chuyên doanh được thiết lập dưới hai hình thức: Ngân Hàng thương mại quốc doanh và Ngân Hàng TMCP Đây chính là bước ngoặt về cơ chế trong hệ thống tài chính – tín dụng, đánh dấu bước phát triển mới cho hoạt động Ngân Hàng, đi đúng vào quỹ đạo mà cả thế giới đã và đang thực hiện.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) là ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh tiền tệ, được thành lập và đi vào họat động ngày 10/06/1996 Ngay từ khi thành lập, OCB đã xây dựng cho mình một văn hóa doanh nghiệp với triết lý:

– Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các truyền thống, các cấu trúc và bí quyết kinh doanh xác lập quy tắc ứng xử của một doanh nghiệp.

– Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ phương thức kinh doanh, quản lý điều hành kinh doanh, phong cách ứng xử trong quan hệ với đối tác và trong nội bộ doanh nghiệp – Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những quy tắc ứng xử bất thành văn, là lực lượng

vô hình trở thành quy định của pháp luật, nhưng được các chủ thể tham gia thị trường hiểu và chấp nhận.

Với triết lý kinh doanh trên, vượt qua bao khó khăn thử thách, OCB đã tạo được cho mình một thế đứng vững vàng và trở thành là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, có tốc độ phát triển nhanh, an toàn và bền vững

Trang 12

Hiện nay vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Đông là 1.474.477.000.000 đồng.

Tính đến 30/12/2008, mạng lưới của OCB đã có mặt tại 17 tỉnh, thành trên cả

 3 quỹ tiết kiệm.

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp trải dài từ Bắc tới Nam, vừa qua OCB cũng được người tiêu dùng bình chọn là một trong 10 ngân hàng thương mại Việt Nam được hài lòng nhất năm 20081.

2 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG OCB

Trước khi đi sâu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Đông, chúng ta sẽ xem xét phân tích về cơ cấu cho vay và chất lượng tín dụng trong thời gian qua.

Trang 13

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Phương Đông)

Qua bảng số liệu, nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Đông trong thời gian qua tăng trưởng nhanh và khá cao đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 Tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2008 tăng 15% so với năm 2007 và đến cuối Quý 1/2009 đạt 8.100 tỷ đồng

Nếu phân tích theo thời hạn cho vay, thì tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn cao, chủ yếu là tập trung vào cho vay lĩnh vực bất động sản, năm 2007 chiếm 55% và đến cuối Quý 1/2009 có giảm đi so với tổng dư nợ cho vay

Cơ cấu dư nợ nếu phân loại theo thành phần kinh tế thì đến cuối Quý 1/2009 cho thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất là khách hàng thể nhân, kế đến là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và phần còn lại là dư nợ cho vay các doanh nghiệp Nhà nước

Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của Ngân hàng Phương Đông tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế phi Nhà nước nhằm hỗ trợ mạnh nhu cầu về vốn cho sự phát triển Khách hàng của ngân hàng mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế Với chính sách hợp lý, Ngân hàng Phương Đông đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng.

Tình hình dư nợ nhìn chung qua các năm đều tăng cao, sự tăng trưởng này là có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

Phần phân tích chỉ tiêu dư nợ tín dụng ở trên cho thấy sự tăng trưởng khá cao của chỉ tiêu này trong thời gian qua Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tín dụng Và chất lượng tín dụng thì quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng.

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông

Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, vấn đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà Ngân hàng Phương Đông cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Theo bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ khá cao so với

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:40

Hình ảnh liên quan

2.2.2. Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor. - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI OCB (2).doc

2.2.2..

Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor Xem tại trang 8 của tài liệu.
2.2.3. Mô hình điểm số tíndụng tiêu dùng - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI OCB (2).doc

2.2.3..

Mô hình điểm số tíndụng tiêu dùng Xem tại trang 9 của tài liệu.
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu  nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI OCB (2).doc

c.

yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác Xem tại trang 9 của tài liệu.
Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục tiêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI OCB (2).doc

h.

ách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục tiêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm Xem tại trang 10 của tài liệu.
Trước khi đi sâu phân tích tình hình rủi ro tíndụng tại Ngân hàng Phương Đông, chúng ta sẽ xem xét phân tích về cơ cấu cho vay và chất lượng tín dụng trong  thời gian qua. - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI OCB (2).doc

r.

ước khi đi sâu phân tích tình hình rủi ro tíndụng tại Ngân hàng Phương Đông, chúng ta sẽ xem xét phân tích về cơ cấu cho vay và chất lượng tín dụng trong thời gian qua Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan