Luận văn Xây dựng quy trình bóc tách tôn vỏ, kết cấu thân tàu thủy để lập hồ sơ dự toán đóng tàu theo thiết kế

102 2.2K 15
Luận văn Xây dựng quy trình bóc tách tôn vỏ, kết cấu thân tàu thủy để lập hồ sơ dự toán đóng tàu theo thiết kế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lập dự toán cho việc đóng mới hoặc sửa chữa một con tàu là một công việc hết sức quan trọng. Nếu việc lập dự toán đóng tàu sát với thực tế thì nó sẽ giúp cho đơn vị đóng tàu giảm được rất nhiều chi phí trong quá trình đóng một con tàu, đồng thời việc nắm được kinh phí đóng một con tàu từ lúc lập dự án đến khi hoàn thành cũng là một kênh tham khảo rất hữu ích cho chủ đầu tư khi quyết định chọn nhà thầu và đơn vị thi công cho kế hoạch kinh doanh của mình.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lập dự toán cho việc đóng mới hoặc sửa chữa một con tàu là một công việc hết sức quan trọng. Nếu việc lập dự toán đóng tàu sát với thực tế thì nó sẽ giúp cho đơn vị đóng tàu giảm được rất nhiều chi phí trong quá trình đóng một con tàu, đồng thời việc nắm được kinh phí đóng một con tàu từ lúc lập dự án đến khi hoàn thành cũng là một kênh tham khảo rất hữu ích cho chủ đầu tư khi quyết định chọn nhà thầu và đơn vị thi công cho kế hoạch kinh doanh của mình. Hiện tại ở Việt Nam, việc lập dự toán xây dựng được thực hiện gần như tiêu chuẩn dựa trên các phần mềm uy tín. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đóng tàu công việc lập dự toán vẫn đang gặp nhiều khó khăn, mỗi nơi mỗi khác, không thống nhất do đặc thù của công việc đóng tàu. Lập dự toán đóng tàu có nghĩa là chúng ta phải tính toán được các chi phí cần có khi đóng một con tàu mà chúng ta có thể kể ra sau đây: Chi phí thiết kế; Chi phí đăng kiểm; Chi phí nguyên vật liệu (Vật tư chính, vật tư phụ, máy móc thiết bị lắp đặt trên tàu .v.v ); Chi phí năng lượng (điện, ga, Oxy .v.v ); Chi phí nhân công trực tiếp, gián tiếp; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tài chính, bảo hiểm; 1 Chi phí khấu hao tài sản cố định; Chi phí tiếp thị, quảng cáo; Chi phí rủi ro, dự phòng; Chi phí sản xuất chung; Thuế; Chi phí bảo hành sau bán hàng (nếu có). Trong các hạng mục kể trên, quan trọng nhất, ảnh hưởng tới các chi phí khác nhất đó là chi phí nguyên vật liệu (chi phí này thường chiếm từ 65% đến 75% giá thành một con tàu, tùy vào từng loại tàu), trong chi phí nguyên vật liệu chi phí của trang thiết bị, máy móc có thể tính được đơn giản nếu biết loại tàu, định mức trang thiết bị, máy móc và dựa vào các catalog thiết bị, máy móc của các nhà thầu phụ. Như vậy quan trọng nhất trong việc định giá thành con tàu bây giờ nằm ở chỗ phải tính được khối lượng tôn vỏ bao, kết cấu của tàu. Trong đề tài này tác giả sẽ đưa ra quy trình tính toán khối lượng tôn vỏ bao, kết cấu của tàu, qua đó định giá cho mục vật tư này và các hạng mục liên quan như đã kể trên đồng thời cũng phân tích các đặc điểm về kết cấu tàu, khối lượng tàu để đưa ra các phương án dự toán đóng mới khác nhau giúp cho chủ đầu tư có thể lựa chọn một phương án tối ưu nhất phù hợp với khả năng của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật của tàu, ta xây dựng quy trình bóc tách tôn vỏ, kết cấu để đạt được các mục đích sau: Tính được khối lượng tôn, thép hình cần để đóng tàu; 2 Đưa ra các phương án đóng tàu phục vụ việc lựa chọn nhà máy đóng tàu; Sơ bộ tính toán khối lượng đường hàn, diện tích sơn cần chuẩn bị; Tính toán lượng nhân công, trang thiết bị phục vụ cho đóng tàu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tàu được đóng mới, hoán cải tại Việt Nam. Ta tiến hành nghiên cứu đưa ra quy trình bóc tách tôn vỏ, kết cấu thân tàu dựa trên hồ sơ thiết kế của con tàu. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Phân tích phương pháp lập dự toán hiện có trên thế giới và Việt Nam. Dựa vào phần mềm ShipConstructor để mô hình hóa kết cấu thân tàu và dựa vào việc phân tích các phương án lập dự toán giá thành hiện có qua đó xây dựng quy trình bóc tách tôn vỏ và kết cấu tàu thủy để lập phương án dự toán tối ưu nhất cho tàu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Dựa vào việc tổng hợp các phương pháp lập dự toán hiện tại, tác giả tập trung đi vào phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp qua đó đưa ra quy trình bóc tách tôn vỏ hợp lý nhất, thuận tiện nhất cho việc lập dự toán đóng mới, sửa chữa tàu ứng với từng trường hợp cụ thể. Đề tài sẽ là cơ sở quan trọng để các chủ đầu tư có thể tham khảo và để nhà thầu áp dụng trong việc lập hồ sơ gói thầu cũng như xây dựng phương án lập dự toán đóng mới tàu của mình được chính xác, tiết kiệm nhất. Đề tài cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đồng nghiệp, các bạn sinh viên trong công việc cũng như trong quá trình học tập của mình. 3 CHƯƠNG 1: CÁC GIẢI PHÁP BÓC TÁCH XÂY DỰNG DỰ TOÁN TRONG ĐÓNG TÀU 1.1. Thành phần giá thành Giá thành của một con tàu là một chi phí tổng hợp phức tạp, khó xác định, cũng giống như các sản phẩm khác giá thành đóng mới một con tàu cũng được cấu thành bởi các loại chi phí sau: Chi phí thiết kế; Chi phí đăng kiểm; Chi phí nguyên vật liệu (Vật tư chính, vật tư phụ, máy móc thiết bị lắp đặt trên tàu .v.v ); Chi phí năng lượng (điện, ga, Oxy .v.v ); Chi phí nhân công trực tiếp, gián tiếp; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tài chính, bảo hiểm; Chi phí khấu hao tài sản cố định; Chi phí tiếp thị, quảng cáo; Chi phí rủi ro, dự phòng; Chi phí sản xuất chung; Thuế; Chi phí bảo hành sau bán hàng (nếu có). 4 Chi phí thiết kế là phí phải trả cho nhà thiết kế. Chi phí này bao gồm phí thiết kế cơ bản và phí thiết kế công nghệ đối với tàu hàng thông thường thì phí này vào khoảng (2 – 3)% giá trị con tàu, tùy vào loại tàu, mức độ phức tạp của tàu v.v Phí đăng kiểm là chi phí phải trả cho cơ quan đăng kiểm gồm: Phí đăng kiểm cho thiết kế, phí đăng kiểm cho quá trình giám sát, kiểm tra trong quá trình đóng tàu, phí đăng kiểm cho quá trình kiểm tra tàu khi thử tàu. Phí này thay đổi trong khoảng (1 – 2)% tùy thuộc vào cơ quan đăng kiểm. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm tiền để mua tôn, thép hình, mua máy móc thiết bị .v.v phí này dao động trong khoảng (65 – 75)% giá trị con tàu. Chi phí này đặc biệt quan trọng trong tính giá thành con tàu. Nếu chi phí này tính nhầm thì kéo theo các chi phí khác tính cũng sai vì chi phí này là cơ sở đầu vào của nhiều chi phí khác như nhân công, điện, khí, gas, que hàn, cẩu .v.v nên chi phí này càng chính xác bao nhiêu, giá thành con tàu càng chính xác bấy nhiêu và chủ đầu tư mới có kế hoạch chuẩn bị vốn, vật tư đúng, không thừa, thiếu gây lãng phí. Chi phí năng lượng là chi phí như cẩu, máy móc phục vụ đóng tàu như máy phun cát, lốc tôn, phun sơn, cắt .v.v Chi phí này thường chiếm tỷ trọng nhỏ, nó phụ thuộc vào việc lựa chọn nhà máy đóng tàu, phương pháp đóng tàu. Có thể tính toán gần đúng đơn giản dựa vào khối lượng vật tư mà ta tính được. Chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp là tiền công phải trả cho người lao động khi tham gia vào việc đóng tàu, chi phí này dễ dàng tính được phụ thuộc vào từng nhà máy và mô hình quản trị của nó, thời gian đóng tàu càng lâu chi phí này càng lớn. 5 Chi phí quản trị dự án là chi phí cần trả cho người tham gia quản lý dự án như quản lý vật tư, quản lý kỹ thuật .v.v. Chi phí tài chính, bảo hiểm: Chi phí tài chính là chi phí liên quan đến số tiền phải đi vay của chủ đầu tư, chi phí này nếu không quản lý tốt sẽ rất khó xác định được vì không biết mình thừa, thiếu bao nhiêu và trong mỗi giai đoạn khác nhau là bao nhiêu. Chi phí này có thể tính tương đối chính xác nếu chúng ta xây dựng được tiến độ đóng mới tàu và căn cứ vào đó với mỗi một phương án đóng khác nhau, người lập dự án sẽ tính được được số tiền cần có và từ đó chủ tàu sẽ cân đối để biết mình có cần vay hay không và vay bao nhiêu, thông qua đó chúng ta có thể tính được chi phí tài chính. Còn đối với chi phí bảo hiểm phụ thuộc vào hãng bảo hiểm mà ta chọn, tốt nhất ta lên chọn hãng bảo hiểm nào có uy tín, có thể đảm bảo thanh toán được khi có sự cố. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Để tính được chi phí này cần phải liệt kê ra được những tài sản cố định nào tham gia vào quá trình sản xuất, sau đó bộ phận tài chính kế toán sẽ đăng ký với cơ quan quản lý thuế về phương thức khấu hao tài sản cố định và chúng ta có thể dựa vào đó để tính. Chi phí tiếp thị quảng cáo và công tác thị trường, khách hàng: Nếu là tàu đóng với mục đích thương mại thì chúng ta sẽ quan tâm đến chi phí này còn nếu không thì có thể bỏ qua. Chi phí rủi ro, dự phòng: Là chi phí tính đến các rủi ro trong quá trình đóng tàu như sự biến động của giá vật tư, sự thay đổi của thị trường, tỷ giá .v.v. Chi phí này thường khó xác định, tốt nhất lên tham khảo các tàu đã đóng và xem xét tình hình hiện tại của nền kinh tế để đưa ra một con số thích hợp. Chi phí sản xuất chung: là các chi phí mà không thể chỉ rõ được xuất phát từ đâu, có thể là chi phí để ngoại giao, chi phí vì không làm đúng kế 6 hoạch, chẳng hạn hôm nay tôi đến nhận vật tư tại một địa điểm nào đó thì vì lý do nào đó không nhận được và ngày hôm đó hiệu quả coi như bằng không, tuy nhiên ta vẫn phải trả lương cho lái xe, tiền dầu, nhỡ kế hoạch sản xuất .v.v. Chi phí này thường dựa vào các dự án đã đóng để tính. Thuế: gồm tất cả các loại thuế nếu nằm trong danh mục phải đóng. Chi phí bảo hành sau bán hàng: Nếu là tàu đóng để bán thì ta mới quan tâm đến loại chi phí này. Qua việc phân tích các chi phí để định giá thành tàu ở trên ta thấy rằng: Chi phí vật tư là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, đồng thời nó ảnh hưởng đến nhiều chi phí khác, chính vì vậy, việc tính đúng loại chi phí này là rất quan trọng đối với việc dự toán giá thành tàu. Ở các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển, việc lập ra quy trình bóc tách tôn vỏ bao, kết cấu tàu được thực hiện rất khoa học, chi tiết và chính xác. Công việc đóng tàu tại các nước đó cũng được giám sát một cách nghiêm ngặt. Chính vì vậy, khối lượng vỏ tàu sau khi đóng xong có sai số rất nhỏ so với quá trình tính toán. Và việc dự toán giá thành cũng rất chính xác. Việc áp dụng các phần mềm trong tính toán kết cấu, vỏ bao tàu, trong việc triển khai công nghệ tàu được thực hiện triệt để. Có thể kể đến các phần mềm dùng để triển khai công nghệ nổi tiếng như: TRIBON, NUPAS, NAPA, SHIPCONSTRUCTOR .v.v. Và do việc áp dụng các phần mềm như vậy, việc tính toán ra khối lượng vỏ tàu, trọng tâm vỏ tàu rất dễ dàng, đảm bảo độ tin cậy cao. Ngoài ra, khi áp dụng các phần mềm vào công việc triển khai công nghệ tàu sẽ giúp cho người thiết kế nắm được các thông tin cơ bản của các khung kết cấu, khối lượng tôn vỏ của từng phần một, qua đó sẽ đưa ra phương 7 án phù hợp nhất cho năng lực đóng tàu của nhà máy và sẽ làm tối ưu quá trình đóng tàu, góp phần làm giảm giá thành đóng mới tàu. Khối lượng từng loại vật tư khác nhau được bóc tách một cách chi tiết cả về diện tích, thể tích, khối lượng, đặc điểm riêng sẽ giúp cho chủ đầu tư chuẩn bị vật tư một cách hợp lý dựa vào năng lực của mình. Sử dụng phần mềm trong triển khai công nghệ tàu sẽ được tiến hành trên dạng mô hình 3D, qua đó giúp người thiết kế phát hiện ra những lỗi mà bình thường không phát hiện được như sự va chạm giữa các kết cấu, các lỗi sai trong triển khai, sự lồi, lõm của bề mặt vỏ bao v.v. Tóm lại quy trình triển khai công nghệ phục vụ cho việc đóng tàu cũng như dự toán giá thành tàu được thực hiện theo các bước sau: 8 Nhận hồ sơ thiết kế kỹ thuật Áp dụng một trong các phần mềm để mô hình hóa kết cấu Xuất ra trị số về khối lượng, trọng tâm của kết cấu các mặt cắt sườn, cắt dọc. Kiểm tra sự hợp lý của kết cấu, có sự va chạm kết cấu hay không. Tính các chi phí khác liên quan và dự toán giá thành tàu. Và tính chi phí theo tiến độ sản xuất Xuất trị số về khối lượng, trọng tâm, diện tích sơn, của từng loại thép hình, thép tấm của từng phân , tổng đoặn Xuất trị số về khối lượng, trọng tâm, diện tích sơn, của từng loại thép hình, thép tấm toàn tàu Dựa vào năng lực của nhà máy, kết cấu tàu phân chia phân tổng đoạn hợp lý Hình 1.1: Quá trình triển khai công nghệ đóng tàu 1.2. Giải pháp dự toán giá thành tàu Hiện tại ở Việt Nam, việc dự toán giá thành tùy theo từng thời điểm của dự án mà được thực hiện theo một trong các cách sau: 1.2.1 Giải pháp dự toán giá thành tàu Khi chưa có hồ sơ thiết kế kỹ thuật a/ Dự toán giá thành tàu dựa vào thống kê: Có nghĩa là khi cần định giá cho một con tàu nào đó chủ đầu tư sẽ xem xét đến các tàu có chức năng tương tự, có trọng tải gần hoặc gần bằng so với tàu định đóng, qua đó chuẩn bị chi phí và dự trù vật tư. Phương pháp này có lợi là việc định giá thành rất đơn giản, tuy nhiên, Chúng ta biết rằng với mỗi một con tàu khác nhau, giá thành của tàu không những phụ thuộc vào chức năng, trọng tải (trừ những tàu đóng theo seri) mà nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như: Vùng hoạt động của tàu, trang thiết bị bố trí trên tàu, nhà máy đóng tàu, giá vật tư biến động .v.v. và đôi khi việc tìm kiếm hồ sơ của tàu đã đóng cũng không chắc đã chuẩn. Nói chung phương pháp này cho kết quả với sai số không kiểm soát được. Chẳng hạn chủ tàu cần đóng mới tàu hàng chạy biển 3200 tấn cấp không hạn chế, tham khảo các tàu hàng cùng trọng tải đã đóng nhưng chạy cấp HC I có giá thành là 32 tỷ đồng. Như vậy, trong trường hợp này giá thành tàu sẽ không chính xác do vùng hoạt động tàu khác nhau; b/ Dự toán giá thành đơn giản: Áp dụng cho những chủ đầu tư mà kiến thức về đóng tàu là hạn chế, thường là những chủ đầu tư tư nhân với năng lực tài chính lớn. Khi lên kế hoạch đóng tàu thường áng chừng lượng tiền cần chuẩn bị và khi đóng tàu cần gì thì mua lấy hoặc mua với số lượng không kiểm soát được. Dự toán như thế này thường mang đến sai số lớn. Sau khi đóng tàu xong vật tư có thể thừa nhiều, không định lượng được thời gian hoàn thiện tàu do không đánh giá được đúng năng lực của nhà máy, làm mất cơ hội kinh doanh .v.v. Tóm lại, phương pháp này không nên áp dụng; 9 1.2.2 Khi đã có hồ sơ thiết kế kỹ thuật Dự toán giá thành dựa trên hồ sơ thiết kế kỹ thuật bằng phương pháp thông thường: Dựa vào hồ sơ kỹ thuật của tàu, chủ đầu tư sẽ nhờ đơn vị hoặc cá nhân nào đó tính toán giá thành dựa trên việc bóc tách các chi tiết kết cấu, tôn vỏ, thiết bị .v.v. Phương pháp này cho độ chính xác khá tin cậy. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào hồ sơ kỹ thuật thì đôi khi là không đủ vì người tính toán sẽ không lường trước được các chi phí liên quan như chi phí khí, gas, que hàn, mã cẩu .v.v. và đôi khi trong quá trình đóng tàu có nhiều lúc phải sửa thiết kế, thay đổi kết cấu để phù hợp công nghệ, như vậy là dự toán sẽ có sai số. Bên cạnh đó, nếu việc bóc tách tôn vỏ bao, kết cấu, nhất là tôn vỏ bao bằng các phương pháp cổ điển thuần túy như: Phương pháp Êgôrốp, Trênakôp, trắc địa .v.v. thường cho kết quả không chính xác. Ví dụ, khi tham khảo phương pháp bóc tách tôn vỏ bao bằng phương pháp Êgôrốp tại nhà máy đóng tàu Đại Dương, những phần tôn cong như vùng đuôi, vùng mũi thường cho kết quả có sai số là từ 5 đến 10 % so với thực tế [3]. Hiện nay, khi ngành công nghiệp đóng tàu của chúng ta đang phát triển thì việc du nhập các phần mềm công nghệ phục vụ đóng tàu được thực hiện tại gần như hầu hết các nhà máy lớn. Chúng ta đang tập trung vào vấn đề sử dụng công nghệ là chính mà đôi khi lại không để ý đến vấn đề có thể dựa vào nó cho việc lập dự toán giá thành tàu. Như vậy, qua việc phân tích đánh giá các phương pháp dự toán giá thành, cũng như bóc tách tôn vỏ, kết cấu ở trong nước và trên thế giới tác giả thấy rằng, việc áp dụng phần mềm vào việc mô hình hóa kết cấu và qua đó bóc tách khối lượng tôn sắt thép, thiết bị, lập kế hoạch mua sắm vật tư, phân chia phân, tổng đoạn, lập kế hoạch đóng tàu .v.v. và qua đó dự toán giá thành 10 [...]... 2.1 2.2.3 Xây dựng quy trình bóc tách tôn vỏ Chúng ta xây dựng quy trình tuần tự theo các bước như sau: Bước 1: Tìm hiểu hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu đặc biệt là các bản vẽ tuyến hình, bố trí chung và kết cấu của tàu Tuyến hình tàu sẽ là cơ sở để chúng ta xây dựng tuyến hình 3D tàu dạng mặt Bản vẽ kết cấu của tàu là cơ sở để từ đó ta có các số liệu về kết cấu như chiều dày tôn vỏ, quy cách kết cấu các... quy trình bóc tách tôn vỏ, kết cấu tàu một cách hợp lý nhất, khoa học nhất Trong các chương tiếp theo tác giả sẽ đi xây dựng cơ sở lý thuyết để xây dựng quy trình dựa trên phần mềm công nghệ ShipConstructor, sau đó tính toán vật tư cho tàu hậu cần nghề cá 650 tấn dựa trên quy trình đã xây dựng, đưa ra các nhận xét, đánh giá so với các phương pháp khác 11 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH TÍNH TOÁN KHỐI... kết cấu của tàu Dùng phần mềm Shipconstructor để Ta thu được kết cấu vỏ mô hình hóa kết cấu tàu: bao, khung xương tàu + Sử dụng module Hull để dựng bề trong không gian 3D mặt vỏ bao tàu; + Sử dụng module Structure để dựng kết cấu thân tàu Chú ý trong bước này cần phải dựa vào thông số kết cấu trong hồ sơ cũng như kích thước thép tấm, thép hình thực tế được sử dụng Bước 3: Kiểm tra sự phù hợp của kết cấu. .. cần thiết 13 phải phân tích lựa chọn, và sau khi mô hình hóa được kết cấu thân tàu rồi chúng ta xử lý các kết quả thu được như thế nào để đem lại hiệu quả lớn nhất, thuận tiện cho việc áp dụng 2.2 Quy trình bóc tách tôn vỏ và kết cấu thân tàu thủy 2.2.1 Lựa chọn phần mềm để mô hình hóa kết cấu tàu Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phần mềm dùng để mô hình hóa kết cấu và khai triển công nghệ tàu mà... cụ Produc Heirachy để tạo cây lắp ráp, xây dựng tên trong thư viện để quản lý các chi tiết được dễ dàng v.v 29 Hình 3.2: Dây sườn thực 3D phục vụ cho mô hình hóa kết cấu Sau khi mô hình hóa ta được kết cấu tàu như hình 3.3 30 Hình 3.3: Mô hình hóa kết cấu vùng sau sườn giữa Hình 3.4: Mô hình hóa kết cấu vách lái 31 Hình 3.5: Kết cấu sườn 0 Hình 3.6: Kết cấu sườn 1 32 Hình 3.7: Kết cấu sườn 2 Các mặt... PHỤC VỤ DỰ TOÁN GIÁ THÀNH TÀU 2.1 Dự toán giá thành tàu Ở trên tác giả đã trình bày các chi phí liên quan đến giá thành tàu Giá thành một con tàu theo các quy định pháp luật về thuế hiện hành được tính toán cụ thể như trong bảng 2.1 Tuy nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến nội dung vật tư phần vỏ tàu bao gồm tôn vỏ tàu và kết cấu thân tàu để phục vụ việc lập quy trình bóc tách. .. hiện Kết quả thu được Bước 1: Tìm hiểu hồ sơ kỹ thuật của tàu 21 Ghi chú Tìm hiểu các bản vẽ: + Đặc điểm hình dáng thân + Bản vẽ tuyến hình; tàu; + Bản vẽ bố trí chung; + Phân chia các khoang, + Bản vẽ bố trí thiết bị; két, bố trí thiết bị trên tàu; + Bản vẽ kết cấu cơ bản; + Quy cách kết cấu tàu: + Bản vẽ mặt cắt ngang; chiều dày tôn, quy cách + Bản vẽ rải tôn các xương gia cường Bước 2: Mô hình hóa kết. .. thức kết cấu của tàu Bản vẽ bố trí chung sẽ là bản vẽ dùng để đối chiếu xem kết cấu có phù hợp bố trí chung hay không vì thông thường ở bản vẽ kết cấu trong giai đoạn kỹ thuật, bản vẽ kết cấu thường dừng lại ở việc khái quát các kết cấu chính của tàu mà chưa đi vào cụ thể từng khoang két; Bước 2: Dùng phần mềm ShipConstructor để mô hình hóa kết cấu Đầu tiên chúng ta dùng module ShipCam hoặc Hull để tạo... vẽ mặt 3d đã kể trên kết hợp với bản vẽ rải tôn trong hồ sơ để phân chia tôn, mô hình hóa cho phù hợp, nếu làm tốt công việc này sẽ không chiếm quá nhiều thời gian; Bước 3: Kiểm tra kết cấu tàu toàn tàu Chúng ta sử dụng các công cụ quay hướng nhìn của ShipConstructor hoặc AutoCAD với công cụ link của ShipConstructor để kiểm tra sự phù hợp của kết cấu với kết cấu, tôn vỏ với kết cấu, nếu phát hiện thấy... cần sơn thuộc loại 1 (m2) Diện tích cần sơn thuộc loại 2 (m2) Diện tích cần sơn thuộc loại 3 (m2) Diện tích sơn loại 1 cho phần chỉ cần sơn chống gỉ Diện tích sơn loại 2 cho sơn phần khô thông thường có sơn trang trí gồm sơn lót và sơn trang trí Diện tích sơn loại 3 cho sơn mặt vỏ ngâm nước gồm sơn lót, sơn chống hà 24 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG QUY TRÌNH VÀO TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU, TÔN VỎ BAO CỦA TÀU . như thế nào, đánh giá như thế nào, tổng hợp ra làm sao thì hiện tại chúng ta chưa có. Trong luận văn này tác giả cố gắng giải quyết các vấn đề đó để xây dựng quy trình bóc tách tôn vỏ, kết

Ngày đăng: 24/11/2014, 10:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

    • 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

    • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

    • CHƯƠNG 1: CÁC GIẢI PHÁP BÓC TÁCH XÂY DỰNG DỰ TOÁN TRONG ĐÓNG TÀU

      • 1.1. Thành phần giá thành

      • 1.2. Giải pháp dự toán giá thành tàu

      • 1.2.1 Giải pháp dự toán giá thành tàu

      • CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG PHỤC VỤ DỰ TOÁN GIÁ THÀNH TÀU

        • 2.1. Dự toán giá thành tàu

        • 2.2. Quy trình bóc tách tôn vỏ và kết cấu thân tàu thủy.

        • 2.2.1 Lựa chọn phần mềm để mô hình hóa kết cấu tàu

        • 2.2.3. Xây dựng quy trình bóc tách tôn vỏ

        • CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG QUY TRÌNH VÀO TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU, TÔN VỎ BAO CỦA TÀU DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ 65O TẤN

          • 3.1. Giới thiệu về tàu dịch vụ hậu cần nghề cá 650 tấn.

          • 3.2. Xây dựng quy trình bóc tách kết cấu, tôn vỏ cho tàu dịch vụ hậu cần nghề cá 650 t

            • 3.2.1. Mô hình hóa kết cấu của tàu [7]; [2]; [1].

            • 3.2.2. Phân tích phương án công nghệ và dựa vào phần mềm ShipConstructor để phân chia phân tổng đoạn, xuất trị số vật tư [1]; [4].

            • KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

              • Kết luận

              • Kiến nghị

              • TÀI LIỆU THAM KHẢO

                • Tiếng Việt

                • Tiếng Anh

                • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan