BÀI NGHIÊN CỨU MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ THUẾ VÀ CUNG LAO ĐỘNG

34 2.2K 2
BÀI NGHIÊN CỨU MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ THUẾ VÀ CUNG LAO ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI NGHIÊN CỨU MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ THUẾ VÀ CUNG LAO ĐỘNG Tùy vào quy định của mỗi nước, thành phần dân cư cụ thể được tính vào lực lượng lao động có khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ, theo định nghĩa của CPS (Current Population Survey), người lao động được định nghĩa là tất cả mọi người trên 16 tuổi, tham gia ít nhất 1 giờ lao động đối với các công việc được trả lương và 15 giờ đối với các công việc không được trả lương (ví dụ như làm trong nông trại của gia đình).

HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC    BÀI NGHIÊN CỨU MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ  THUẾ VÀ CUNG LAO ĐỘNG GVHD : PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG Nhóm TH : Nhóm 04 Lớp : Đêm 4 Khóa : 22 Hệ : Cao Học 1 Thuế và cung lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG TP.HCM, T10/2013 MỤC LỤC I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN 3 1. Lực lượng lao động và cung lao động 3 2. Sở thích của người lao động 4 2.1 Mức thỏa dụng và đường bàng quan 4 2.2 Độ dốc đường bàng quan 6 2.3 Sở thích khác nhau của người lao động 6 3. Đường giới hạn ngân sách 7 4. Quyết định số giờ lao động 9 4.1 Xác định số giờ làm việc khi không có thuế thu nhập cá nhân 9 4.2 Xác định số giờ làm việc khi có thuế thu nhập cá nhân 11 4.3 Hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế 12 4.4 Thuế lũy tiến và phản ứng của cung lao động 14 5. Giới hạn làm việc và nguyên tắc trả thêm giờ 15 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 16 1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 16 1.1 Kết luận từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm về độ co giãn của cung lao động 16 1.2 Kết luận từ ước lượng phương trình hồi quy 17 2. Một số vấn đề cần cân nhắc 18 III. MỨC CUNG LAO ĐỘNG VÀ THU THUẾ 21 1. Sự thay đổi số thuế thu được và cung lao động 21 2. Chính sách thuế thu nhập hỗ trợ tiền lương cho người có thu nhập thấp và cung lao động 25 2 Thuế và cung lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG 2.1 Giới thiệu về chương trình EITC 25 2.2 Nền tảng EITC của Mỹ 25 2.3 Tác động của EITC đến cung lao động 27 3. Chính sách thuế đối với chăm sóc trẻ em và cung lao động 29 3.1 Xử lý thuế về chi phí chăm sóc trẻ em 30 3.2 Lựa chọn giảm quyết chênh lệch thuế 31 3.3 So sánh các lựa chọn 33 3 Thuế và cung lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN 1. Lực lượng lao động và cung lao động Lực lượng lao động được định nghĩa là tổng số người lao động trong một nền kinh tế. Tùy vào quy định của mỗi nước, thành phần dân cư cụ thể được tính vào lực lượng lao động có khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ, theo định nghĩa của CPS (Current Population Survey), người lao động được định nghĩa là tất cả mọi người trên 16 tuổi, tham gia ít nhất 1 giờ lao động đối với các công việc được trả lương và 15 giờ đối với các công việc không được trả lương (ví dụ như làm trong nông trại của gia đình). Tại Việt Nam, theo định nghĩa của Bộ luật lao động năm 2012: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.” (Khoản 1, Điều 3, Bộ luật lao động số 10/2012/QH13). Có một số định nghĩa khác nhau đánh đồng cung lao động và số lượng lao động và người lao động. Trong phạm vi kinh tế học, cung lao động được định 4 Thuế và cung lao động Hình 1.1 Lực lượng lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG nghĩa là tổng số giờ người lao động sẵn lòng làm việc với một mức lương thực nhận cụ thể. Như vậy, đơn vị tính của cung lao động là giờ, bằng tổng số giờ tất cả những người lao động (theo thực tế và tiềm năng) sẵn lòng làm việc. 2. Sở thích của người lao động: Để xác định tác động của thuế đối với lao động về mặt lý thuyết, ta tiến hành nghiên cứu một người lao động giả định A với mô hình Lựa chọn giữa lao động và thời gian nhàn rỗi của trường phái kinh tế học Tân Cổ điển. Mô hình này tách rời tác động của các biến số kinh tế - mức lương theo giờ và thu nhập của một người lao động, và nghiên cứu tác động của chúng đến việc lựa chọn số giờ lao động và số giờ nhàn rỗi của người lao động được nghiên cứu. Trong mô hình phân tích, ta mô tả một người nhận được độ thỏa dụng từ việc tiêu thụ hàng hóa (C) và hưởng thụ thời gian nhàn rỗi (L). Tất nhiên, người lao động tiêu thị nhiều hàng hóa khác nhau trong một giai đoạn cụ thể. Để đơn giản hóa, ta tổng hợp nhiều loại hàng hóa khác nhau mà người lao động tiêu thị và định nghĩa C là tổng giá trị quy tiền của tất cả hàng hóa một người mua trong một giai đoạn. Ví dụ, nếu một người dành $1.000 một tuần cho thực phẩm, tiền thuê nhà, tiền xăng, tiền vé xem phim và các hàng hóa khác thì biến số C có giá trị là $1.000. Biến số L thể hiện số giờ nhàn rỗi mà người lao động “tiêu thụ” trong suốt thời gian đó.   Khái niệm mức thỏa dụng mà một cá nhân hưởng thụ được từ việc tiêu thụ hàng hóa và thời gian nhàn rỗi được tóm tắt trong công thức thỏa dụng sau:  !"# (1) Theo công thức (1), nếu giá trị U càng lớn thì mức thỏa dụng của người lao động càng cao. Trong đó, nếu tiêu thụ thêm hàng hóa hoặc tăng thêm giờ nhàn rỗi thì mức thỏa dụng của một người càng lớn. Trong kinh tế học, tiêu thụ hàng hóa được cho là luôn luôn tốt và người tiêu dùng ưu chuộng tiêu thụ hàng hóa và thời gian nhàn rỗi càng nhiều càng tốt. 5 Thuế và cung lao động Hình 1.2 Đường bàng quan HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG Hình 1.1 mô tả hai đường bàng quan có mức hữu dụng khác nhau, lần lượt là 50.000 util và 67.500 util, và các lựa chọn giữa thời gian nhàn rỗi và mức tiêu dùng tương ứng X, Y và Z. Đường bàng quan có những đặc điểm sau: • Là đường cong dốc xuống thể hiện mức thỏa dụng không đổi khi tăng sử dụng một loại hàng hóa và giảm sử dụng thời gian nhàn rỗi, • Đường bàng quan càng cao thì mức thỏa dụng càng lớn, • Các đường bàng quan song song, không cắt nhau nếu không sẽ mâu thuẫn với giả định người tiêu dùng ưu chuộng tiêu thụ hàng hóa và thời gian nhàn rỗi, • Các đường bàng quan hướng về gốc tọa độ thể hiện thỏa dụng biên giảm dần do tiêu thụ thêm 1 đơn vị hàng hóa mang lại.  $% Thỏa dụng biên của thời gian nhàn rỗi được định nghĩa là sự thay đổi trong mức thỏa dụng do sử dụng thêm một giờ nhàn rỗi trong khi giữ nguyên mức tiêu thụ hàng hóa. Ta ký hiệu thỏa dụng biên của thời gian nhàn rỗi là MU L . Tương tự, thỏa dụng biên MU C là mức tăng lên của tổng thỏa dụng khi sử dụng thêm một đơn vị giá trị hàng hóa mà vẫn giữ nguyên số giờ nhàn rỗi. Cả MU L và MU C đều có giá trị dương. Độ dốc đường bàng quan đo lường tỷ số giữa từ bỏ thời gian nhàn rỗi để tăng thêm một giá trị thu nhập tương ứng sao cho tổng thỏa dụng không đổi, đo lường bởi công thức: 6 Thuế và cung lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG (2) Trong đó, MRS là tỷ lệ thay thế biên của tiêu dùng hàng hóa và là độ dốc của đường bàng quan tại một điểm cụ thể. Tỷ lệ này không cố định và giá trị tuyệt đối tăng dần khi người lao động này tiêu thụ đang tiêu thụ nhiều hàng hóa và ít thời gian nhàn rỗi. Lúc này, thỏa dụng mất đi do giảm thời gian nhàn rỗi phải được bù đắp bằng một lượng hàng hóa tiêu thụ thêm lớn hơn nhiều theo quy luật hữu dụng biên giảm dần. & '()*+,-.$ Hình 1.2 biểu diễn cách một người lao động cụ thể lựa chọn trong việc đánh đổi giữa tiêu dùng và thời giờ nhàn rỗi. Những người lao động khác nhau có thể có cách nhìn nhận việc đánh đổi khác nhau. Nói cách khác, một số người yêu lựa chọn dành phần lớn thời gian cho công việc, một số người khác lại chọn giờ nhàn rỗi. Điều này hàm ý rằng, đường bàng quan của những người lao động khác nhau sẽ khác nhau. Hình 1.3 mô tả hai đường bàng quan của hai người lao động A và B. Đường bàng quan của người A rất dốc, thể hiện tỷ lệ thay thế biên cao. Nói một cách khác, người A đòi hỏi giá trị tiêu thụ hàng hóa tăng thêm lớn để từ bỏ một giờ nhàn rỗi. Ngược lại, người B ưa chuộng thời giờ nhàn rỗi và có đường bàng 7 Thuế và cung lao động Hình 1.3 Sở thích khác nhau của người lao động (a) Người A (b) Người B Tiêu dùng ($) Tiêu dùng ($) HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG quan phẳng hơn, với tỷ lệ thay thế biên thấp. Vì thế, người B chỉ yêu cầu một giá trị hàng hóa tiêu dùng tăng thêm nhỏ để từ bỏ một giờ nhàn rỗi. Do vậy, “khẩu vị công việc” là một yếu tố quan để xác định cung lao động trong dân số. Những người thích nhàn rỗi như người B có xu hướng làm ít giờ, trong khi người A đánh giá cao chi phí cho nhàn rỗi có xu hướng trở thành những người nghiện công việc. Tuy nhiên, đây là một yếu tố khó xác định nên kinh tế học thường sử dụng các yếu tố dễ phân tích như lương và thu nhập để giải thích các quyết định về cung lao động. 3. Đường giới hạn ngân sách: Việc tiêu dùng hàng hóa và thời giờ nhàn rỗi của một người bị giới hạn bởi thời gian và thu nhập họ có được. Một phần thu nhập của một người (như thu nhập cho thuê tài sản, cổ tức, trúng xổ số) độc lập với số giờ người ấy làm việc. Ta quy định phần thu nhập không từ lao động này là V. Đặt h là số giờ một người sẵn lòng cung cấp cho thị trường lao động trong một giai đoạn và w là mức lương được trả theo giờ. Đường giới hạn ngân sách được viết như sau: (3) Nghĩa là giá trị quy đổi ra tiền của việc tiêu thụ hàng hóa (C) phải bằng tổng thu nhập từ lao động và thu nhập không từ lao động (V). Mức lương nhận được từ một giờ lao động đóng vai trò chủ chốt trong quyết định cung lao động. Trước tiên, ta quy ước mức lương theo giờ cố định cho từng cá nhân, vì thế, người đó nhận được một mức thu nhập bằng nhau cho mỗi giờ làm việc. Thực tế, mức thu nhập biên phụ thuộc vào số giờ làm việc của một người. Đối với một người làm việc toàn thời gian, nếu họ làm quá số giờ quy định (thường là 40 giờ/tuần) sẽ nhận được mức lương làm ngoài giờ. Để đơn giản hóa, ta bỏ qua yếu tố trên. Theo giả thiết về mức thu nhập không đổi, ta dễ dàng vẽ được đường giới hạn ngân sách. Một người có hai cách sử dụng quỹ thời gian của mình trong một giai đoạn là làm việc hoặc thời gian nhàn rỗi. Đặt tổng quỹ thời gian của một người trong một tuần là T giờ trong một tuần, và T = h + L. Ta có thể viết lại công thức (3) như sau: 8 Thuế và cung lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG (4) hay Công thức cuối cùng thể hiện đường giới hạn ngân sách có dạng đường thẳng với độ dốc là –w. Tại đường ngân sách thể hiện trong hình 1.4 (a), điểm E thể hiện rằng nếu một người quyết định không làm việc bất cứ giờ nào và dành tất cả T giờ của quỹ thời gian cho nhàn rỗi thì người đó vẫn có thể mua được V đồng giá trị hàng hóa để tiêu dùng. Điểm E được gọi là “điểm có sẵn”. Nếu một người sẵn lòng bỏ bớt một giờ nhàn rỗi để lao động thì người đó có thể di chuyển dọc lên theo đường giới hạn ngân sách và mua được w đồng giá trị hàng hóa. Thật ra, mỗi giờ nhàn rỗi được sẵn lòng từ bỏ cho phép người đó mua được thêm w đồng giá trị hàng hóa. Nói một cách khác, mỗi giờ nhàn rỗi được tiêu thụ đều có giá, và giá đó chính là lương một giờ lao động. Nếu người lao động từ bỏ tất cả giờ nhàn rỗi thì điểm lựa chọn là giao điểm giữa đường giới hạn ngân sách là trục tung, và người đó có thể mua được (wT + V) đồng giá trị hàng hóa. Phần diện tích ở dưới, được giới hạn bởi đường giới hạn ngân sách là phần mà người lao động có thể lựa chọn được. Vì thế, đường giới hạn ngân sách vạch ra đường giới hạn cho tập hợp các cơ hội cho một người lao động – là tập hợp tất cả các kết hợp tiêu dùng mà một người lao động cụ thể có thể mua được. 9 Thuế và cung lao động Hình 1.4 Đường giới hạn ngân sách (a) Có thu nhập ngoài lao động (b) Không có thu nhập ngoài lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG Trường hợp tại hình 1.4(b) là trường hợp đặc biệt của 1.4(a) khi người lao động không có thu nhập nào khác ngoài lương, lúc đó V = 0 và điểm có sẵn E nằm trên trục hoành. 4. Quyết định số giờ lao động: 4.1 /+01%-23**45678+9 Ta giả định rằng, khi phải đưa ra quyết định, một người luôn chọn phương án tối đa hóa mức thỏa dụng của mình. Điều này có nghĩa là một người sẽ chọn mức giá trị hàng hóa tiêu dùng và thời giờ nhàn rỗi sao cho có thể đạt được mức thỏa dụng U cao nhất với giới hạn ngân sách cho sẵn. Hình 1.5 mô tả giải pháp cho vấn đề này. Như hình vẽ, đường giới hạn ngân sách BC 1 mô tả các cơ hội cho người lao động Ava có tổng quỹ thời gian T trong một tuần và mức lương không đổi cho mỗi giờ lao động là w. Để lựa tối đa hóa thỏa dụng, người lao động Ava phải chọn điểm kết hợp nằm trên đường bàng quan xa gốc tọa độ O nhất – trong trường hợp này là đường (iii). Tuy nhiên, điều này vượt quá giới hạn ngân sách của Ava nên để đảm bảo giới hạn ngân sách thì điểm được chọn chỉ có thể nằm trên hai đường bàng quan (i) và (ii). Mặt khác, nếu chọn trên đường bàng quan (i) thì sự lựa chọn không mang lại thỏa dụng tối đa. Do vậy, điểm A là lựa chọn tối ưu giữa giá trị hàng hóa tiêu dùng và số giờ lao động được lựa chọn để đạt đồng thời thỏa mãn hai điều kiện tối đa hóa thỏa dụng và trong giới hạn của đường ngân sách. Tại A, đường (ii) tiếp xúc với BC và độ dốc của đường bàng quan (ii) bằng tỷ lệ thay thế biên của đường ngân sách – tức là w. 10 Thuế và cung lao động [...]... đổi kể cả các thể chế và quy định của Công đoàn và Chính phủ Để xác định sự thay đổi cung lao động theo chính sách thuế cần đo lường được độ co giãn của cung lao động theo tiền lương Độ co giãn của cung lao động đo lường phản ứng của cung lao động khi có sự thay đổi của tiền lương hay % thay đổi của cung lao động khi tiền lương sau thuế tăng 1% Để ước lượng độ co giãn của cung lao động, chúng ta có thể... chúng ta quan tâm đến việc xác định tổng mức cung lao động tương ứng với thay suất, giờ lao sách thuế Tiếp theo, Hình 3.1 Thuế đổi của chính ộng và số thu thuế chúng ta tìm hiểu vấn đề liên quan là số thuế thu được thay đồi như thế nào khi thuế suất thay đồi 21 Thuế và cung lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG Xét đường cung lao động SL được vẽ trên hình 3.1 Nó thể hiện tổng... nhập thấp là không rõ ràng 3 Chính sách thuế đối với chăm sóc trẻ em và cung lao động Lý thuyết thực nghiệm về đánh thuế vào cung lao động phân biệt giữa hai loại lao động: • Những người kiếm tiền sơ cấp là những thành viên gia đình, tạo ra nguồn lực chính cho gia đình • Những người kiếm tiền thứ cấp: là những lao động khác còn lại trong gia đình 29 Thuế và cung lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD:... chung về chênh lệch thuế giữa hoạt động bị đánh thuế và không bị đánh thuế: chênh lệch thuế như thế gây bóp méo hành vi bằng việc khuyến khích cá nhân thực hiện hoạt động không đánh thuế và dẫn đến tổn thất xã hội Bằng việc đánh thuế vào thị trường lao động nhưng không đánh 31 Thuế và cung lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG thuế lao động ở nhà, vợ chồng anh A giảm tổng... giảm cung lao động, bởi vì chuyển giao của chính phủ làm giảm mỗi giờ lao động tăng thêm và sự chuyển giao thu nhập cứ tiếp cho người lao động Cung lao động giảm xuống đối với nhóm người này, di chuyển đến điểm D1 Nếu như chúng ta đặt tất cả nhóm người này lại cùng nhau, thì sự tiên liệu của lý thuyết về tác động thuần của EITC vào cung lao động của nhóm người thu nhập thấp là không rõ ràng 3 Chính sách. .. hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập Nói chung có 2 khuynh hướng chung chủ yếu dưới đây quan sát được khi nghiên cứu thị trường lao động: • Cung lao động của nam xấp xỉ từ 20 đến 60 tuổi: độ co giãn dao động từ -0.2 đến 0, không có nhiều ý nghĩa về mặt thống kê Khi 17 Thuế và cung lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG đánh thuế hay không đánh thuế thì cung lao động của những... khi có thuế thu nhập cá nhân: Giả sử chính phủ quyết định thay đổi chính sách thuế và đánh thuế thu nhập cá nhân (thuế trực thu) lên người lao động với thuế suất tỷ lệ t cho mỗi giờ lao động Lúc này, thu nhập thực nhận của Ava là (1-t)w /giờ Chi phí cơ hội cho Ava khi không lao động một giờ giảm còn (1-t)w đồng Chi phí cơ hội thay đổi làm độ Hình 1.6 Lựa chọn của người lao động dưới tác động của thuế. .. Trong đó: hi: là đường cung lao động wi: là tiền lương sau thuế Ni: là thu nhập không lao động Xi: là vectơ tính cách của người lao động Hệ số β bao gồm tác động từ hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế Tuy nhiên nếu β > 0, tiền lương cao hơn, cung lao động tăng lên => hiệu ứng thay thế lấn át hiệu ứng thu nhập Do đó, các nhà nghiên cứu đưa vào mô hình yếu tố “thu nhập không do lao động – Ni”, để hồi... việc có bù đắp được sự thay 23 Thuế và cung lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG đổi của thuế suất hay không Điều này chính là một vấn đề về mức co giãn cung lao động được các nhà kinh tế tài chính công nghiên cứu • Một số nhà phê bình thuộc trường phái kinh tế học trọng cung cho rằng chính ý tường giảm thuế suất có thể dẫn đến tăng số thu thuế là vô lý Tuy nhiên, cuộc thảo... người lao động không đổi; sự di chuyển bị hạn chế dọc theo đường bàng quan mới Do chi phí cơ hội của nhàn rỗi giảm khi thu nhập theo giờ giảm, lượng cầu hàng hóa “nhàn rỗi” tăng; từ đó làm giảm giờ lao động 4.4 Thuế lũy tiến và phản ứng của cung lao động: Việc phân tích thuế lũy tiến cũng tương tự như thuế tỷ lệ nhưng chia ra từng mức thu nhập khác nhau Giả sử, biểu thuế lũy tiến của thuế thu nhập có thuế . luật lao động số 10/2012/QH13). Có một số định nghĩa khác nhau đánh đồng cung lao động và số lượng lao động và người lao động. Trong phạm vi kinh tế học, cung lao động được định 4 Thuế và cung lao. xác định sự thay đổi cung lao động theo chính sách thuế cần đo lường được độ co giãn của cung lao động theo tiền lương. Độ co giãn của cung lao động đo lường phản ứng của cung lao động khi có sự. 33 3 Thuế và cung lao động HVTH: NHÓM 4 – ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN 1. Lực lượng lao động và cung lao động Lực lượng lao động được định nghĩa là tổng số người lao

Ngày đăng: 24/11/2014, 02:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan