Công tác giáo dụchọc sinh cá biệt ở trường THCS Quỳnh Long - Quỳnh Lưu - Nghệ An

40 466 2
Công tác giáo dụchọc sinh cá biệt ở trường THCS Quỳnh Long - Quỳnh Lưu - Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN. Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành gửi tới thầy NGUYỄN SỸ TUẤT đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ xã hội và các thầy cô trong Khoa Xã Hội Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường và các bạn sinh viên đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em xin chân tành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ánh MỤC LỤC A. NỘI DUNG B. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm về học sinh cá biệt. 1.1.2. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục cho học sinh cá biệt. 1.1.3. Nguyên tắc giáo dục cho học sinh cá biệt. 1.1.4. Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Quỳnh Long. 1.1.4.1. Phương pháp thuyết phục 1.1.4.2. Phương pháp rèm luyện 1.1.4.3. Phương pháp thúc đẩy 1.1.5. Vai trò của giáo dục đối với học sinh cá biệt. 1.2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt ở trường THCS 1.2.1. Nguyên nhân có học sinh cá biệt 1.2.2. Nguyên nhân về phía gia đình 1.2.3. Nguyên nhân về phía nhà trường 1.2.4. Nguyên nhân về phía môi trường xã hội 1.2.5. Nguyên nhân chủ quan về phía các em Chương 2. Thực trạng công tác giáo dục học sinh cá biệt hiện nay ở trường THCS Quỳnh Long – Quỳnh Lưu. 2.1. Tình hình chung của địa phương 2.1.1. Vài nét về tình hình của địa phương 2.1.2. Tình hình địa phương đối với học sinh cá biệt 2.2. Thực trạng công tác giáo dục cho học sinh cá biệt trong năm học. 2.2.1. Tình hình chung về giáo dục học sinh trong năm học ở trường 2.3. Những quy trình giáo dục đã vận dụng trong năm học 2.3.1. Hoạt động ngoại khóa 2.3.2. Các hoạt động lao động hướng nghiệp 2.3.3. Chú trọng đến hoạt động của giáo viên chủ nhiệm 2.3.4. Sự tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt của giáo viên bộ môn 2.4. Chất lượng đạo đức nếp sống của học sinh cá biệt 2.4.1. Những biểu hiện của thực trạng về nếp sống của học sinh cá biệt Chương 3. Một số giải pháp giáo dục hoc sinh cá biệt ở trường THCS Quỳnh Long trong giai đoạn hiện nay 3.1. Giải pháp xây dựng môi trường trong sáng để giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt 3.1.1. Ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sáng cho học sinh cá biệt 3.1.2. Nội dung 3.1.3. Cách tiến hành 3.1. Biện pháp giáo dục bằng tâm lý 3.2. Biện pháp giáo dục bằng tập thể 3.3. Biện pháp giáo dục kết hợp với phụ huynh học sinh 3.4. Biện pháp giáo dục kết hợp giáo dục qua giáo viên bộ môn 3.5. Biện pháp giáo dục kết hợp với các ban ngành trong và ngoài nhà trường 3.5.1. Kết hợp với các tổ chức đội thiếu niên 3.5.2. kêt hợp với bộ phận chuyên môn 3.5.3. Kết hợp hội phụ nữ xã. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ D. TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh sách các từ viết tắt Các Từ Viết Tắt HS Học sinh GV Giáo viên HSCB Học sinh cá biệt GD & ĐT Giáo dục & Đào tạo THCS Trung học cơ sở PHHS Phụ huynh học sinh GVCN Giáo viên chủ nhiệm GD Giáo dục TPTĐ Tổng phụ trách đội CNHHĐH Công nghiệp hoá hiện đại hoá SL Số lượng CB Cán bộ TS Tổng số HK Học kỳ A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài “ Trong cuộc đấu tranh tự khẳng định để phát triển, theo kinh nghiệm của UNESCO, giáo dục giữ vai trò to lớn “giáo dục có thể đóng một vai trò năng động và xây dựng”. Có thể nói giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng (trong đó có trung học cơ sở) đã góp phần “Xoá đói giảm nghèo”, “Tăng tiềm lực quốc gia, nâng cao trình độ quản lí xã hội, nâng cao kinh tế nước nhà…” . Từ nhận xét trên, ta có thể nói, giáo dục trong nhà trường THCS càng đòi hỏi nhiều chính sách, những chính sách thích hợp cần thiết trong hệ thống giáo dục này. Và cũng theo UNESCO, việc tạo ra cơ hội bình đẳng về giáo dục giữa các đối tượng học sinh trong nhà trường luôn phải được quan tâm, phải là yếu tố bao trùm xem như nguyên tắc chỉ đạo mọi hoạt động của giáo dục. Nhưng khi xét từ thực tế giảng dạy trong trường THCS, tôi nhận thấy rằng phần lớn giáo viên có cái nhìn ác cảm về những học sinh này và dùng phương pháp “Cá biệt” để giáo dục. Xuất phát từ mục đích của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, con người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Và nhà trường là nơi quan trọng và góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách và phát triển con người, đó là những học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy công tác rèn luyện và giáo dục học sinh phải được chú trọng ngay từ những bước đầu. Trong thực tế thì mỗi học sinh đều có hoàn cảnh gia đình khác nhau, mà hoàn cảnh đó sẽ tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của học sinh, nên chúng ta cần phải có những biện pháp giáo dục những học sinh cá biệt để giúp các em trở thành những học sinh bình thường, có nhân cách tốt, có kiến thức, là những công dân tốt, những người chủ tương lai của đất nước có đủ cả đức lẫn tàì. Nền giáo dục của nước ta đang trên đà phát triển, nước ta mở cửa hội nhập quốc tế đón nhận những thành tựu phát triển của thế giới, bên cạnh đó cũng tiếp nhận những tiêu cực, những mặt trái của xã hội. Và những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đền đạo đức của người Việt Nam ta nói chung và tầng lớp thanh thiếu niên nói riêng đặc biệt là đối tượng học sinh. Trong đó học sinh bậc THCS có ảnh hưởng rất lớn. Trong những năm qua, ngành Giáo dục – Đào tạo đã có những thành tựu đáng kể về chất lượng Giáo dục - Đào tạo, tuy nhiên Giáo dục - Đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém bất cập cả về quy mô cơ cấu và nhất là về chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng được những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực. Thực tế đã cho chúng ta thấy mặc dù nhà nước, các cơ quan tư pháp, nhà trường đã chú ý tăng cường giáo dục, phòng ngừa tội phạm và các tệ nạn xã hội, nhưng các tệ nạn xã hội và các vụ phạm pháp vẫn còn, thậm chí còn gia tăng. Đặc biệt là tệ nạn buôn bán, xử dụng ma túy lan tràn cả vào trường học. Đang lo ngại là tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp ngày càng gia tăng. Thực trạng trên đang gây mất an ninh trật tự, mất an ninh trong đời sống cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng xấu, gây áp lực lớn đối với công tác giáo dục. Đối với công tác giáo dục thực trạng trên gây ra những băng hoại về đạo đức và đời sống, phá hoại tác dụng lên hiệu quả của giáo dục, nếu không ngăn chặn, xóa bỏ đựơc thì hậu quả rất nghiêm trọng bởi vì nó tạo ra những tiền đề cho các ảnh hưởng xấu từ bên ngoài dội vào, tạo nên những lệch lạc về ý thức, hành vi của một số học sinh. Do đó phải chủ động, tích cực kết hợp giáo dục theo hướng giáo dục mà Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng đề ra chiến lược phát triển Giáo dục – Đào tạo trong thời kỳ CNHHĐH, trong đó có nêu “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, CNHHĐH đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của con người Việt Nam, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khỏe là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ. Vì những lẽ trên tôi thấy, việc giáo dục toàn diện học sinh là hết sức quan trọng và cấp bách. Nhà trường phải đẩy mạnh đồng bộ các hoạt động để giáo dục học sinh. Muốn cung cấp cho xã hội những con người phát triển toàn diện thì ngay từ trong nhà trường chúng ta phải đặc biệt chú ý đến những học sinh cá biệt, phải tìm ra các nguyên nhân và biện pháp tích cực để uốn nắn giáo dục để học sinh phát triển một cách toàn diện. Hiện đang còn đáng lo ngại về vấn đề gia tăng các tệ nạn xã hội một trong những biểu hiện đó là một số người chạy theo giá trị của đồng tiền, lao vào cuộc sống thực dụng làm lu mờ giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp ở mỗi con người tệ nạn xã hội biểu hiện ngày càng nhiều và ở nhiều mức độ khác nhau, ở nhiều lứa tuổi khác nhau và điều đáng lo ngại ở đây là số lượng thanh thiếu niên bị rơi vào các tệ nạn xã hội thì ngày càng nhiều. Các công trình nghiên cứu và tổng kết ở nước ta cho thấy các loại hình tội phạm xảy ra rất phức tạp theo thống kê của bộ công an thì năm 2010 ở nước ta đã có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên. Trong các trường THCS nói chung và trường THCS Quỳnh Long nói riêng thì vấn đề ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Học sinh vi phạm các quy dịnh của nhà trường ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Vì thế tôi chọn đề tài “Công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Quỳnh Long – Quỳnh Lưu Nghệ An” II. Mục đích của đề tài Nghiên cứu đề tài “Công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Quỳnh Long – Quỳnh Lưu – Nghệ An” Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở trong trường THCS Quỳnh Long nơi bản thân tôi từng học tập, đề xuất một số biện pháp khả thi về công tác giáo dục cho học sinh cá biệt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng được yêu cầu ở bậc THCS và ngành giáo dục hiện nay. Tìm ra giải pháp giáo dục cho học sinh ở trường THCS Quỳnh Long nói riêng và học sinh THCS cả nước nói chung giúp cho học sinh ngày càng tốt hơn, trở thành con ngoan trò giỏi. III. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số cơ sở lý luận có liên quan về công tác giáo dục học sinh cá biệt. - Phân tích nguyên nhân và thực trạng giáo dục học sinh cá biệt hiện nay của trường THCS Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay. IV. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Vấn đề lý luận của việc giáo dục học sinh đặc biệt là HS cá biệt ở trường THCS Quỳnh Long và tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt để từ đó tìm ra các biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt. Khách thể nghiên cứu - Công tác giáo dục học sinh cá biệt bằng các biện pháp cụ thể ở trường THCS Quỳnh Long Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu học sinh ở trường THCS Quỳnh Long, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An trong năm học gần đây nhất. V. Giả thuyết khoa học Nếu nghiên cứu được công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS để tìm ra đươc những nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt ở trong nhà trường. Từ đó có cơ sở thực tiễn cho quá trình sư phạm, đưa ra được giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho các em học sinh cá biệt. VI. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết : Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến “Công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường Trung Học Cơ Sở Quỳnh Long – Quỳnh Lưu– Nghệ An”. Trên cơ sở tiếp cận những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng và các văn bản của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo để đánh giá xếp loại khen thuongr và kỷ luật học sinh để làm cơ sở khoa học cho việc triển khai nội dung của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Qua quan sát thực tế về tình hình học sinh ở trường, đặc biệt chú ý đến những học sinh cá biệt ở THCS Quỳnh Long từ đó có giải pháp đối với giúp học sinh cá biệt này. + Qua trò chuyện, trao đổi với học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh từ đố tìm ra tâm tư nguyện vọng để đưa ra biện pháp giáo dục cho các em dung nhất. VII. Đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu “Công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Quỳnh Long – Quỳnh Lưu – Nghệ An” cung cấp cơ sở lý luận về học sinh cá biệt để từ đó tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt và có những giải pháp giúp các em nhận thức được hành động và tự điều chỉnh cho đúng với các nội quy của lớp học, của nhà trường và xã hội. Đề tài còn cung cấp đưa ra những giải pháp cụ thể có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. B. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm về học sinh cá biệt. Hiện tượng học sinh cá biệt là một trong những hiện tượng đặc biệt ở lưới tuổi học sinh. Là những HS vi phạm các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội biểu hện ở phẩm chất đạo đức và học lực của người HS. Những học sinh cá biệt có tính giảm sút phổ biến trong tất cả các lĩnh vực, trừ những lĩnh vực gắn liền với những nhu cầu trái với xã hội, trái với đạo đức. Có thể phân loại HSCB 2 loại: - Học sinh cá biệt về học tập - Học sinh cá biệt về đạo đức lối sống. 1.1.2. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục cho học sinh cá biệt. Giáo dục học sinh cá biệt có ý nghĩa vô cùng to lớn giúp các em hoàn thiện nhân cách, giúp cho cha mẹ các em tránh được nỗi lo lắng về con cái hư hỏng, đối với xã hội sẽ góp phần gìn giữ an ninh trật tự, an toàn cho xã hội, tạo ra nhưng công dân tốt cho gia đình và xã hội. So sánh với trẻ em bình thường thì có thể xếp chúng vào dạng “Bất bình thường”. cần được quan tâm và giúp đỡ trên quan điểm nhân đạo. Điều quan trọng là phải nhận rõ những biểu hiện của chúng khi thể hiện hành vi của mình. Những biểu hiện thường thấy nhất ở học sinh cá biệt này là: - Có tác phong, hành vi kém: đánh bạn, chọc phá bạn; trôm cắp vặt, phá phách,vô lễ với thầy cô, cố tình biểu hiện hành vi trái khoái…. - Có xu hướng bạo lực khi xích mích với bạn nhưng có thái độ câm lặng bất cần đời khi tiếp xúc với thầy, cô. Những học sinh này thường có vị thế kép trong lớp học, bạn học thường tránh xa, thường xuyên bị chế giễu, nếu có tập trung được một nhóm bạn thì đó chỉ là sự phục tùng, miễn cưỡng. Trên đây, chỉ là những cách phân biệt theo lí luận, còn trong thực tế, các dấu hiệu thường lồng vào nhau, đan chéo nhau khó mà tách bạch ra. Tuy cách phân loại này còn rất giản đơn nhưng đó chính là một số đặc điểm hường xuất hiện của học sinh [...]... Một số giải pháp giáo dục hoc sinh cá biệt ở trường THCS Quỳnh Long trong giai đoạn hiện nay Qua nghiên cứu về học sinh cá biệt, tôi đề ra một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt như : Đối với học sinh cá biệt cần đề ra một số biện pháp giáo dục là cực kì cần thiết Bởi vì giáo dục học sinh cá biệt là phải tìm hiểu cuộc sống nguyện vọng của các em, di chuyển hứng thú nguyện vọng của các em theo hướng... động ngoại khóa Trường THCS Quỳnh Long tổ chức cho học sinh (trong đó quan tâm đặc biệt đến học sinh cá biệt) tham gia tích cực các hoạt động giáo dục theo quy định của biên chế năm học 200 8-2 009 do Sở phòng GD- ĐT huyện Quỳnh Lưu đã triển khai cụ thể như sau: - Tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần phát động các phong trào thi đua có liên quan đến các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường, nêu gương... ở đó các em được các thầy cô nói chuyện một cánh cởi mở, được nói lên suy nghĩ và ước mơ Từ đó giúp các em định hướng nghề nghiệp cho tương lai 2.3.3 Chú trọng đến hoạt động của giáo viên chủ nhiệm - Công tác giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục HS cá biệt trong nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính là nhân tố quyết định chất luợng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. .. đến học sinh cá biệt ở trường THCS 1.2.1 Nguyên nhân có học sinh cá biệt Từ các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này từ trước đến nay đã cho phép ta rút ra được các nguyên nhân chính sau: - Nguyên nhân về phía gia đình - Nguyên nhân về phía nhà trường - Nguyên nhân về phía môi trường xã hội - Nguyên nhân chủ quan về phía các em 1.2.2 Nguyên nhân về phía gia đình Phải nói rằng thời gian mà các em sống... “rè cá biệt hay “học sinh cá biệt Tuy cách gọi khác nhau, nhưng nội dung và và tính chất của các biểu hiện ở những học sinh này thông thường là giống nhau Cái khó ở đây là “ phạm vi” và mức độ giữa các tên gọi này co giãn chứ nó chưa nêu bật được đặc trưng đối tượng Trong điều kiện bình thường, nhà trường cố gắng cá biệt hoá trong đối xử và giáo dục học sinh cá biệt Nhưng Cômenxki - một nhà giáo. .. ảnh hưởng đến hứng thú học của các em HS, các em dễ sao nhãng và dẫn đến chán nản Từ đó giúp công tác quản lý HS được sát sao và có những biện pháp cụ thể để làm giảm tối đa số lượng HS cá biệt, giúp các em hoàn thiện dần 2.2 Thực trạng công tác giáo dục cho học sinh cá biệt trong năm học 2.2.1 Tình hình chung về giáo dục học sinh trong năm học ở trường Từ lâu việc khắc phục cho những học sinh cá biệt. .. chung Chương 2 Thực trạng công tác giáo dục học sinh cá biệt hiện nay ở trường THCS Quỳnh Long – Quỳnh Lưu 2.1 Tình hình chung của địa phương 2.1.1 Vài nét về tình hình của địa phương Quỳnh Long là một trong 43 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, nằm ở phía đông nam huyện, cách thị trấn Cầu Giát 10km, nằm vào giữa hai cửa lạch: Lạch Quèn và Lạch Thơi, phía đông, phía bắc, phía nam giáp xã Quỳnh Thuận, phía sau lưng... mạnh cho các em cá biệt - Giáo dục tinh thần yêu nước cho các em thông qua việc sưu tầm địa chỉ đỏ, thăm viếng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương, thăm các chú bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn 2.1 Biện pháp giáo dục bằng tâm lý Giáo dục bằng tâm lý ở lứa tuổi học sinh các em vô cùng quan trọng, giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến đổi Từ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên, học sinh muốn... 8, khối 9 Với 16 lớp, tổng cộng 545 em học sinh Trường THCS Quỳnh Long được xây dựng trên địa bàn thôn Phú Thành, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Những năm qua, Quỳnh Lưu (Nghệ An) có sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, ổn định về chính trị, đời sống nhân dân theo đó cũng được nâng lên đáng kể Nằm trong sự phát triển chung đó, ngành GD&ĐT Quỳnh Lưu đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận... về chất lượng học sinh, đặc biệt là các HSCB trong mỗi lớp để từ đó giúp các em hoàn thiện bản thân mình, trở thành người tốt, ở đó vai trò giáo viên chủ nhiệm là cực kì quan trọng Bảng 2 Số lượng cán bộ giáo viên và học sinh ở THCS Quỳnh Long (2012 -2 013) Khối Lớp 6 7 8 9 Tổng số CB quản lý 2 2 Giáo viên 4 4 5 5 18 Số lớp 4 4 4 4 16 Học sinh 150 140 130 125 545 2.3 Những quy trình giáo dục đã vận dụng . Học sinh GV Giáo viên HSCB Học sinh cá biệt GD & ĐT Giáo dục & Đào tạo THCS Trung học cơ sở PHHS Phụ huynh học sinh GVCN Giáo viên chủ nhiệm GD Giáo dục TPTĐ Tổng phụ trách đội CNHHĐH. không có nghĩa GD là vạn năng, là sự hình thành phát triển nhân cách mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà giáo dục là một trong những thành tố đó. Chính vì vậy người GV khi làm công tác GD phải biết. lý chung của người được giáo dục, mặt khác phải quan tâm đến trình độ văn hóa riêng của người được GD. Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường

Ngày đăng: 24/11/2014, 01:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan