Tiểu luận môn TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGOẠI TÁC TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC

17 1.3K 7
Tiểu luận môn TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGOẠI TÁC TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGOẠI TÁC TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC Ngoại tác xuất hiện khi sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân (nhóm các cá nhân) này ảnh hưởng đến sản xuất hoặc tiêu dùng của cá nhân (nhóm các cá nhân) khác và không có sự đền bù hay thanh toán nào được thực hiện bởi cá nhân gây ảnh hưởng. Kết quả này tồn tại ngoài giao dịch thị trường và có thể là một lợi ích bên ngoài hay chi phí bên ngoài (ngoại phí). Trong các trường hợp này, ngoại tác làm biến đổi lợi ích ròng xã hội.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: NGOẠI TÁC TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC NHÓM 6: NGUYỄN TƯỜNG HUÂN NGUYỄN THỊ KIM DUNG PHAN THỊ LINH GIANG MAI THỊ LÝ NGUYỄN KHẮC HẢI MINH MAI THU THUỶ LÊ ANH TOÀN NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN NĂM HỌC: 2011 – 2012 A. LÝ THUYẾT GVHD: TS. HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 1 1. Khái niệm: Ngoại tác xuất hiện khi sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân (nhóm các cá nhân) này ảnh hưởng đến sản xuất hoặc tiêu dùng của cá nhân (nhóm các cá nhân) khác và không có sự đền bù hay thanh toán nào được thực hiện bởi cá nhân gây ảnh hưởng. Kết quả này tồn tại ngoài giao dịch thị trường và có thể là một lợi ích bên ngoài hay chi phí bên ngoài (ngoại phí). Trong các trường hợp này, ngoại tác làm biến đổi lợi ích ròng xã hội. 2. Tính hiệu quả: Các ngoại tác ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế dẫn đến các chênh lệch giữa chi phí hay lợi ích của cá nhân và xã hội bởi vì ngoại tác không phản ánh trong thị trường giá hàng hóa, không nhất thiết phản ánh đúng giá trị xã hội của nó. Do đó sự điều tiết của thị trường đã dẫn đến hoặc sản xuất quá nhiều hoặc sản xuất quá ít so với nhu cầu của xã hội, gây ra chi phí ngoài trong khi giá thị trường không phản ánh được tất cả các chi phí sản xuất ra nó thì diễn ra sự thất bại trên thị trường. 3. Ngoại tác tiêu cực và tính không hiệu quả của tác động ngoại tác tiêu cực a) Định nghĩa: Ngoại tác tiêu cực là là ngoại tác có tác động xấu đến đối tượng chịu tác động. b) Tính không hiệu quả của tác động ngoại tác tiêu cực: Vì các ngoại tác không được phản ánh trong giá thị trường nên chúng có thể là nguyên nhân gây ra tính phi hiệu quả kinh tế. Để thấy tại sao chúng ta hãy lấy ví dụ về nhà máy sản xuất đường Quãng Ngãi thải chất thải xuống dòng sông Trà Khúc. Hình bên dưới thể hiện các đường cung và đường cầu thị trường. GVHD: TS. HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 2 Khi có các ngoại tác tiêu cực, chi phí xã hội biên MSC cao hơn chi phí tư nhân MC. Chênh lệch đó gọi là chi phí ngoại sinh biên MEC. Trong trường hợp này, hãng sẽ tối đa hóa lợi nhuận khi sản xuất ở sản lượng Q 1 khi giá bằng chi phí biên MC. Lượng sản xuất hiệu quả xã hội là Q*, tại đó giá cả bằng MSC. Giá đường là P 1 , tại giao điểm giữa đường cung và đường cầu. Đường MC là chi phí sản xuất biên của một hãng điển hình. Khi sản lượng của hãng thay đổi thì chi phí ngoại sinh gây ra cho ngư dân ở hạ lưu cũng thay đổi. Chi phí ngoại sinh này được biểu thị bằng đường MEC. Đường này thường dốc lên đối với hầu hết các dạng ô nhiễm vì khi hãng sản xuất thêm sản lượng và xả thêm chất thải xuống sông thì những thiệt hại tăng thêm đối với ngành đánh cá, nuôi trồng cũng tăng lên. Trên quan điểm của xã hội, hãng đang sản xuất quá nhiều. Sản lượng hiệu quả là mức mà ở đó giá bằng chi phí xã hội biên của sản xuất – chi phí biên của sản xuất cộng với chi phí ngoại sinh biên của việc xả thải. Trên đồ thị đường chi phí xã hội biên được xác định bằng cách cộng chi phí biên và chi phí ngoại sinh biên tại mỗi mức sản lượng: MSC = MC + MEC Đường chi phí xã hội biên cắt đường giá ở mức sản lượng là Q*. Khi có ngoại tác, mức sản lượng của nhà máy ( của ngành) có hiệu quả không? Trên đồ thị ta thấy, mức sản lượng hiểu quả của ngành là mức mà ở đó lợi ích biên của mỗi đơn vị sản lượng tăng thêm bằng chi phí xã hội biên. Vì đường cầu biểu thị lợi ích biên của người tiêu dùng, nên sản lượng hiệu quả là Q*, đạt tại điểm giao nhau giữa đường chi phí xã hội biên MSC và đường cầu D. Nhưng mức sản lượng cạnh tranh của ngành là ở Q1, đạt tại giao điểm của đường cầu và đường cung MC. Rõ ràng sản lượng của hãng (ngành) là quá cao. Khi sản xuất, mỗi đơn vị sản lượng sẽ gây ra một lượng chất thải nhất định cần xả ra. Vì thế, dù chúng ta xem xét ô nhiễm của bất kì hãng hay ngành nào thì tính phi hiệu quả kinh tế vẫn là tình trạng sản xuất quá mức gây ra nhiều chất thải xả xuống sông. Nguyên nhân của tính phi hiệu quả là do việc định giá sản phẩm không chính xác. Giá của sản phẩm trên là quá thấp – nó phản ánh chi phí tư nhân biên của việc sản xuất của hãng, chứ không phải là chi phí xã hội biên. Chỉ ở mức giá P* cao hơn thì hãng ( ngành) sẽ sản xuất mức sản lượng hiệu quả. Cái giá phải trả đối với xã hội khi sản xuất quá mức: với mỗi đơn vị sản xuất cao hơn Q* cái giá đối với xã hội là chênh lệch giữa chi phí xã hội biên và lợi ích biên. Nhận xét : Khi có ngoại tác tiêu cực đã dẫn đến tình trạng (1) Hiệu quả thị trường (E) duy trì vượt quá hiệu quả xã hội (E’) mong muốn do chi phí biên thị trường (MC) khác với chi phí xã hội (MSC) vì có ngoại tác tiêu cực nên cần có chi phí biên ngoại tác (MEC). (2) Q TT > Q XH (sản lượng thị trường vượt quá sản lượng xã hội đòi hỏi) P TT < P XH (giá cả thị trường thấp hơn giá cả xã hội) (3) Vấn đề là cần phải đảm bảo hiệu quả chung cho xã hội (E’) chứ không chỉ nhằm mang lại hiệu quả riêng của thị trường (E). Do vậy, hiện nay chưa có biện pháp can thiệp thích hợp thì thị trường có khuynh GVHD: TS. HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 3 hướng sản xuất vượt quá hiệu quả chung của xã hội đòi hỏi. Điều đó, gây ra tổn thát kinh tế do thị trường sản xuất vượt quá hiệu quả chung của xã hội tương ứng dt(E’BE). 4. Ngoại tác tích cực và tính không hiệu quả của ngoại tác tích cực: a) Định nghĩa: Ngoại tác tích cực là là ngoại tác có tác động tốt đến đối tượng chịu tác động. b) Tính không hiệu quả của ngoại tác tích cực: Giả sử ngành lâm nghiệp: rừng được trồng với mục đích chính là kinh doanh gỗ, tuy vậy, việc có rừng lại tạo ra rất nhiều lợi ích khác cho xã hội như cải thiện khí hậu, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, giảm hạn hán, lũ lụt, bảo vệ lưu vực sông, bảo vệ đa dạng sinh học… v.v, nhờ đó có thể cải thiện mùa màng, làm tăng thu nhập của nông dân, ổn định đời sống của các hộ sử dụng nước sông… Đường chi phí biên của việc trồng rừng biểu hiện chi phí khi trồng nhiều rừng hơn – nó là một đừng nằm ngang vì chi phí này không bị ảnh hưởng của việc trồng thêm rừng. Ngành sẽ quyết định trồng rừng tại sản lượng QE tại giao điểm của đường cầu và chi và đường chi phí biên của ngành. Và việc trồng rừng này đã tạo ra lợi ích từ ngoại tác tích cực, biểu hiện bằng đường lợi ích ngoại tác biên – MEB. Đường MEB dốc xuống vì khi khối lượng rừng được trồng tăng thêm thì lợi ích ngoại tác tăng thêm ít hơn. Đường lợi ích xã hội biên MSB được tính bằng tổng lợi ích biên của ngành lâm nghiệp với lợi ích từ ngoại tác tại mỗi mức sản lượng: MSB = D + MEB. Với đường MSB và đường chi phí biên, ta xác định được mức sản lượng hiệu quả QE’ – tại đó, lợi ích xã hội biên từ việc trồng rừng bằng với chi phí biên của việc trồng rừng. Nhận xét : Khi có ngoại tác tích cực đã dẫn đến tình trạng : (1) Hiệu quả thị trường (E) duy trì dưới mức hiệu quả xã hội (E’) mong muốn do lợi ích biên thị trường (MB) khác với lợi ích biên xã hội (MSB) vì có ngoại ứng tích cực nên cần có lợi ích biên ngoại ứng (MEB). (2) Q TT < Q XH (sản lượng thị trường dưới mức sản lượng xã hội) GVHD: TS. HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 4 P TT < P XH (giá cả thị trường thấp hơn giá cả xã hội) (3) Vấn đề là cần phải đảm bảo hiệu quả chung cho xã hội (E’) chứ không chỉ nhằm mang lại hiệu quả riêng của thị trường (E). Do vậy, hiện nay chưa có biện pháp can thiệp thích hợp thì thị trường có khuynh hướng sản xuất dưới mức hiệu chung của xã hội mong muốn. Điều đó, gây tổn thất kinh tế do thị trường sản xuất dưới mức hiệu quả chung của xã hội tương ứng dt(EBE’). B. CÁC GIẢI PHÁP VỀ NGOẠI TÁC 1. Giải pháp cá nhân về ngoại tác Tuy ngoại tác là nguyên nhân làm cho thị trường không hiệu quả, sự tác động của chính phủ không phải bao giờ cũng là cần thiết để giải quyết vấn đề. Trong một vài trường hợp, dân cư có thể có cách giải quyết tốt hơn về vấn đề ngoại tác. Đôi khi, vấn đề ngoại tác có thể được giải quyết theo đạo lý và sự ủng hộ của xã hội. Hãy xem xét tại sao ở một số quốc gia, Singapore chẳng hạn, hầu hết mọi người đều không xả rác bừa bãi. Hầu như mọi người không xã rác vì nhận thức rằng đó là những hành động sai, mặc dù có những qui định chống hành vi xã rác bừa bãi. Ngoài ra, giải pháp tư nhân đối với ngoại tác là tính nhân đạo, nhiều khi người ta thiết lập một sự thỏa thuận về ngoại tác. Chẳng hạn, câu lạc bộ Sierra, là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu của họ là bảo vệ môi trường được tài trợ từ các tổ chức tư nhân. Các trường giáo dục và đại học cũng nhận được tài trợ từ cựu sinh viên và cộng đồng kinh doanh. Trong trường hợp này, sự hợp tác và tài trợ vì giáo dục là ngoại tác tích cực cho xã hội. Thị trường tư nhân có thể giải quyết vấn đề ngoại tác theo mối quan tâm cá nhân. Đôi lúc, các giải pháp là một kiểu kết hợp khác trong kinh doanh. Chẳng hạn, hãy xem việc trồng táo và nuôi ong ở mỗi địa điểm khác nhau. Mỗi hoạt động kinh doanh tạo ra ngoại tác tích cực khác nhau. Bằng việc thụ phấn hoa trên cây, những con ong đã giúp vườn táo tạo ra táo. Đồng thời, ong sử dụng mật hoa thu được từ cây táo để sản xuất mật ong. Tuy nhiên, những người trồng táo quyết định trồng bao nhiêu cây và người nuôi ong quyết định số lượng ong bao nhiêu đều không chú ý đến ngoại tác tích cực. Kết quả, người trồng táo thì trồng quá ít cây và người nuôi ong lại nuôi quá ít ong. Bằng cách xem xét ngoại tác, số lượng ong và cây táo được xem xét để đem lại lợi ích xã hội tối ưu. Một giải pháp khác cho thị trường tư nhân trong việc giải quyết ngoại tác là các bên liên quan ký kết hợp đồng. Trong ví dụ đã nêu ở trên, hợp đồng giữa người trồng táo và nuôi ong có thể là quá ít cây và quá ít ong. Hợp đồng có thể ghi rõ số lượng cây và số lượng ong, mỗi bên có thể trả khoản tiền cho bên tham gia. Bằng cách sắp xếp thỏa thuận giữa người nuôi ong và người trồng táo, ngoại tác này đảm bảo tốt hơn cho cả hai bên tham gia. Định lý Coase GVHD: TS. HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 5 Để nghiên cứu cách thức hiệu quả trong giải pháp cá nhân về ngoại tác. Một kết quả nghiên cứu rất nổi tiếng, đó là định lý Coase, do nhà kinh tế Ronald Coase. Kết quả nghiên cứu cho biết giải pháp sẽ hữu hiệu trong một số trường hợp. Định lý Coase: Trong điều kiện đảm bảo tốt về quyền sở hữu tư nhân và chi phí đàm phán không đáng kể, việc đàm phán giữa các bên sẽ đem lại giải pháp hiệu quả đối với ngoại tác. Do vậy sự can thiệp của chính phủ có thể rất hạn chế, đơn giản chỉ là đẩy mạnh quyền sở hữu tư nhân. Giả định rằng Nam có con chó đốm. Đốm sủa và quấy rầy Bắc, là người láng giềng của Nam. Nam kiếm được lợi nhuận từ việc sở hữu con chó, nhưng mà con chó lại gây ra ngoại tác tiêu cực cho Bắc. Trong trường hợp này, Nam muốn giữ con chó lại, trong khi đó Bắc mất ngủ thì tiếng chó sủa của Đốm. Trước tiên, chúng ta cần phải xem xét tác động nào là có hiệu quả xã hội. Các nhà hoạch định phải xem xét hai sự lựa chọn, so sánh giữa lợi nhuận mà Nam kiếm được nhờ sở hữu con chó và chi phí phải chịu đựng vì tiếng chó sủa. Nếu lợi nhuận vượt quá chi phí thì nó có hiệu quả đối với Nam giữ lại chó và đối với Bắc chịu đựng với tiếng sủa. Nếu chi phí vượt lợi nhuận đối với Nam (giữ lại chó) và đối với Bắc (chịu đựng với tiếng sủa), thì việc giữ chó đốm không có hiệu quả xã hội. Theo định lý Coase, thị trường tư nhân bản thân nó tác động có hiệu quả. Điều này nghĩa như thế nào? Đơn giản, Bắc có thể đề nghị trả cho Nam một khoản tiền để tống khứ chó đi. Nam chấp nhận thỏa thuận nếu số tiền mà Bắc cung cấp lớn hơn lợi ích của việc giữ lại chó. Bằng sự thương lượng về giá, Nam và Bắc có thể có tác động hiệu quả. Chẳng hạn, giả định rằng Nam thu được 500 nghìn đồng lợi ích từ việc giữ Đốm và Bắc chịu 800 nghìn đồng chi phí từ tiếng Đốm sủa. Trong trường hợp này, Bắc có thể đưa Nam 600 nghìn đồng để tống khứ chó đi và Nam vui vẻ chấp nhận. Cả hai bên đều tốt hơn so với trước và hiệu quả đầu ra là vừa phải. Một khả năng khác trong cách giải quyết đó là: Bắc không muốn được trả bất cứ giá nào mà Nam chấp nhận. Chẳng hạn, giả định rằng Nam thu được 1 triệu đồng lợi ích và Bắc phải chi phí 800 nghìn đồng do tiếng sủa. Trong trường hợp này, Nam có khuynh hướng muốn trả thấp hơn 1 triệu đồng, còn Bắc muốn được trả giá trên 800 nghìn đồng. Bởi vậy, Nam giữ chó lại. Mặc dù vậy, dựa vào chi phí và lợi ích, sự tác động này là có hiệu quả. Hơn nữa, chúng ta giả định rằng theo luật, Nam có thể giữ chó với tiếng sủa này. Nói cách khác, Nam có thể giữ chó trừ khi Bắc trả một khoản tiền đủ thuyết phục. Mặt khác, kết quả giải quyết sẽ khác đi nếu như Bắc có quyền hợp pháp để buộc Nam phải giữ yên tĩnh. Theo định lý Coase, quyền chi phối không phải là vấn đề với khả năng của thị trường về mức tác động có hiệu quả ban đầu. Chẳng hạn như Bắc có thể bắt buộc một cách hợp pháp đối với Nam để tống khứ chó đi. Mặc dù có quyền đối với Bắc, thì chắc chắn cũng không thay đổi kết quả. Trong trường hợp này, Nam có thể đề nghị Bắc cho phép được giữ chó lại. Nếu lợi ích giữ chó đối với Nam vượt quá chi phí chó sủa đối với Bắc, khi đó Nam and Bắc đi vào thương lượng để Nam giữ chó lại. Dẫu cho Nam và Bắc có thể tác động có hiệu quả bất chấp quyền chi phối ban đầu như thế nào, quyền chi phối là không thích hợp. Điều quan trọng không phải là quyền chi phối, mà là lợi ích kinh GVHD: TS. HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 6 tế. Liệu Nam có quyền để chó sủa hoặc Bắc có quyền thương lượng yên lặng để xác định ai phải trả trong thương lượng cuối cùng. Cũng như trong các trường hợp khác, cả hai bên đều có lợi trong việc giải quyết đối với vấn đề ngoại tác. Tóm lại: Định lý Coase chỉ ra rằng lĩnh vực tư nhân giải quyết vấn đề ngoại tác giữa bản thân họ với nhau. Với bất kỳ quyền chi phối như thế nào, thì các bên liên quan có thể thương lượng ở mức tốt hơn cho mỗi bên và kết quả cuối cùng là hiệu quả. Tại sao giải pháp tư nhân không khả thi ? Định lý Coase lập luận dường như hợp lý. Tuy nhiên, khu vực tư nhân, chính bản thân họ đề nghị giải quyết vấn đề ngoại tác. Định lý Coase xuất hiện chỉ khi các bên liên quan không có vấn đề trong việc thương lượng. Tóm lại, lợi ích không phải lúc nào cũng đạt được, thậm chí khi thỏa thuận có lợi cho cả hai. Đôi khi, các bên liên quan thất bại trong việc giải quyết các vấn đề ngoại tác là do chi phí chuyển nhượng, chi phí mà các bên phải gánh chịu để xúc tiến sự thỏa thuận. Trong ví dụ của chúng ta, hãy thử tưởng tượng Bắc và Nam nói bằng những ngôn ngữ khác nhau. Để thương lượng, họ cần có người phiên dịch. Nếu lợi ích của việc giải quyết vấn đề tiếng chó sủa là thấp hơn chi phí của việc phiên dịch, Nam và Bắc sẽ không thuê người phiên dịch. Một ví dụ thực tế hơn, chi phí thương lượng cũng có thể là phí tổn không phải của việc phiên dịch, mà đôi khi các chi phí liên quan đến người phác thảo hợp đồng. Hiệu quả của thương lượng là đặc biệt khó khăn khi có số lượng lớn các bên tham gia do sự phối hợp giữa các bên làm phát sinh chi phí. Hãy xem xét một nhà máy gây ô nhiễm ở hồ nước gần đấy. Sự ô nhiễm gây ra ngoại tác tiêu cực cho ngư dân địa phương. Theo định lý Coase, sự ô nhiễm là không hiệu quả, nhà máy và ngư dân có thể thương lượng và ngư dân trả cho nhà máy để không gây ô nhiễm. Đây là cách thức giải quyết không thể thực hiện được. Khi sự thương lượng cá nhân không thực hiện được, chính phủ phải phát huy vai trò của mình. Trong ví dụ này, chính phủ có thể đại diện cho những người đánh cá. Phần kế tiếp cho biết các giải pháp của chính phủ trong việc giải quyết đối với vấn đề ngoại tác như thế nào. Nói tóm lại, định lý Coase rất hiệu quả nhưng có vẻ không phù hợp với rất nhiều vấn đề liên quan đến môi trường trong xã hội hiện đại. 2. Giải pháp công cộng đối với ngoại tác Khi ngoại tác là nguyên nhân làm cho thị trường phân bổ nguồn lực không hiệu quả, chính phủ có thể can thiệp theo một trong hai hướng. Theo cơ chế mệnh lệnh và kiểm soát để điều chỉnh hành vi một cách trực tiếp. Trong khi đó, cơ chế thị trường sẽ khuyến khích cá nhân hành động theo mối quan tâm lợi ích của chính họ. Các quy định pháp lý: GVHD: TS. HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 7 Chính phủ có thể khắc phục ngoại tác bằng những qui định hoặc những chính sách. Chẳng hạn, chính phủ có thể phạt những người thải hóa chất vào môi trường. Trong trường hợp này, chi phí ngoại tác của xã hội vượt quá lợi ích của sự ô nhiễm. Vì vậy, chính phủ phải ban hành các chính sách mệnh lệnh và kiểm soát để ngăn chặn hoàn toàn những hoạt động này. Tuy nhiên, trong những trường hợp ô nhiễm nặng, tình hình không đơn giản như vậy. Dù cho mục đích của chính quyền là bảo vệ môi trường, thì họ không có khả năng để ngăn chặn hoàn toàn hoạt động gây ô nhiễm. Chẳng hạn, hầu như hình thức vận chuyển sản phẩm bằng ngựa gây ô nhiễm. Tuy nhiên, họ không biết chính phủ đã cấm hoàn toàn việc chuyên chở này. Do vậy, thay vì cố gắng loại trừ hoàn toàn ô nhiễm, xã hội sẽ cân nhắc giữa chi phí và lợi ích để quyết định lượng ô nhiễm nào cho phép. Tổ chức bảo vệ môi trường (EPA) ở Mỹ là đại diện cho chính phủ với nhiệm vụ phát triển và điều chỉnh có hiệu quả với mục đích bảo vệ môi trường. Việc can thiệp vào môi trường có thể bằng nhiều hình thức. Đôi khi EPA ra yêu cầu mức thải tối đa cho phép. Gần đây, EPA yêu cầu các công ty sử dụng kỹ thuật đặc biệt để giảm lượng chất thải. Trong tất cả các trường hợp, để thiết lập các luật lệ tối ưu, chính phủ cần biết thông tin của các ngành cụ thể và công nghệ thích hợp cho những ngành này. Những thông tin này thường là công vệc khó khăn của các nhà hoạch định chính sách. Thuế chất thải và trợ cấp Thay vì can thiệp làm hạn chế ngoại tác, chính phủ có thể vận dụng các chính sách dựa vào thị trường để liên kết lợi ích cá nhân với hiệu quả xã hội. Chẳng hạn như, chính phủ có thể can thiệp vào ngoại tác bằng thuế đối với ngoại tác tiêu cực và trợ cấp đối với ngoại tác tích cực. Đạo luật thuế tác động trực tiếp vào ngoại tác tiêu cực được gọi là thuế chất thải (thuế Pigovian), do nhà kinh tế Arthur Pigou (1877-1959), đưa ra và áp dụng. Các nhà kinh tế thường vận dụng thuế chất thải để can thiệp vào ô nhiễm nhiều hơn vì nó có thể làm giảm ô nhiễm và hạ thấp chi phí xã hội. Hãy xem ví dụ sau: Giả định rằng hai công ty sản xuất giấy và cán thép mỗi công ty thải ra 500 tấn rác thải vào sông mỗi năm. EPA yêu cầu rằng phải giảm lượng ô nhiễm. Họ có hai cách giải quyết: -Can thiệp: EPA có thể bắt mỗi công ty giảm thải xuống 300 tấn mỗi năm. -Thuế chất thải: EPA yêu cầu mỗi công ty nộp 50,000 USD trên mỗi tấn chất thải. Sự can thiệp trực tiếp vào mức ô nhiễm, với lý do thuế buộc các công ty phải vì lợi ích kinh tế phải giảm ô nhiễm. Theo các bạn thì cách giải quyết nào tốt hơn? Phần lớn các nhà kinh tế muốn sử dụng thuế. Họ cho rằng thuế có ảnh hưởng chắc chắn đến việc giảm mức ô nhiễm. EPA có thể đạt được bất cứ mức ô nhiễm mà họ muốn bằng cách qui định mức thuế thích hợp. Thuế càng cao, ô nhiễm giảm càng nhiều. Thực vậy, nếu thuế đủ lớn, các công ty sẽđóng cửa hoàn toàn và mức ô nhiễm là bằng không. Lý giải tại sao các nhà kinh tế thích vận dụng thuế để giảm ô nhiễm vì nó có hiệu quả hơn. Sự can thiệp đòi hỏi mỗi công ty giảm ô nhiễm đến mức để đảm bảo nguồn nước được trong sạch. Một khả GVHD: TS. HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 8 năng có thể xảy ra khi công ty giấy giảm ô nhiễm với chi phí thấp hơn so với công ty thép. Như vậy, công ty giấy sẽ giảm thiểu ô nhiễm để tránh bị thuế. Điều đó sẽ xảy ra khả năng là công ty sản xuất giấy giảm ô nhiễm với chi phí thấp hơn so với công ty cán thép. Nếu vậy, công ty sản xuất giấy đối phó thuế bằng cách giảm ô nhiễm, về thực chất là hạn chế thuế. Đối với công ty thép cũng đối phó theo một cách thức tương tự. Thực chất, thuế chất thải (Pigovian) định giá cho quyền được làm ô nhiễm. Cũng giống như thị trường phân phối sản phẩm cho người mua nào định giá cao nhất, thuế Pigovian phân phối sự ô nhiễm cho các nhà máy phải đối mặt với việc giảm ô nhiễm với giá thành cao nhất. Bất cứ mức độ ô nhiễm nào mà EPA chọn, EPA có thể đạt được mục tiêu này với tổng chi phí thấp nhất bằng cách sử dụng thuế. Các nhà kinh tế học cũng biện luận rằng thuế chất thải làm cho môi trường tốt hơn. Dưới cơ chế mệnh lệnh và kiểm soát, các nhà máy không có bất cứ lý do gì để giảm chất thải hơn nữa một khi họ đạt đến đích là 300 tấn chất thải. Ngược lại, thuế này khuyến khích các nhà máy phát triển các công nghệ sạch hơn, bởi vì với công nghệ sạch hơn sẽ làm giảm tiền thuế nhà máy phải trả. Thuế chất thải không giống như hầu hết các loại thuế khác. Hầu hết các loại thuế không có sự khích lệ và di chuyển việc phân phối tài nguyên ra khỏi điều kiện xã hội tốt nhất. Việc giảm sút tình trạng kinh tế nghĩa là người tiêu dùng và nhà sản xuất vượt quá tổng giá trị của lợi tức mong muốn của chính phủ, dẫn đến chi phí mất mát của xã hội. Ngược lại, khi các tính chất bên ngoài được xem xét, xã hội sẽ quan tâm tình trạng của những người ngoài cuộc bị ảnh hưởng. Thuế chất thải điều chỉnh ảnh hưởng ngoại tác và bằng cách ấy, đẩy sự phân phối tài nguyên gần đến điểm tối ưu xã hội. Vì thế, trong khi thuế chất thải nâng cao lợi tức cho nhà nước, nó cũng nâng cao hiệu quả về kinh tế. C. PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ I. Ngoại tác tiêu cực 1. Trường hợp nhà máy đường Quãng Ngãi: a) Vào tháng 5-2010, nước ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc có màu đục, sủi bọt và bốc mùi chua như hèm rượu và số lượng cá chết ước lượng khoảng hai tấn. .Nguyên nhân là do nhà máy cồn rượu của Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi đã thải trực tiếp nguồn nước cực độc chưa qua xử lý ra sông Trà Khúc. Tình trạng của hồ chứa hèm thải đã phát hiện phía bờ sông Trà Khúc có một lỗ bục, rỗng đường kính khoảng 30cm, chiều sâu 4 - 5m đã gây xả thải trực tiếp ra sông Trà Khúc với khoảng 1.000m3 hèm chưa qua xử lý. Khi kiểm tra, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện phía bờ sông Trà Khúc, Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đã chôn nhiều ống ngầm dẫn nước thải ra sông. Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Ngãi báo cáo: Qua việc lấy mẫu nước bị ô nhiễm tại đoạn sông cá chết dày đặc đã phân tích nhanh cho thấy chỉ số dao động của DO từ 2,9 - 3,8 mg/l. Đoạn sông Trà Khúc - nơi Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi trực tiếp xả nước thải ra sông chỉ số DO đo được rất GVHD: TS. HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 9 thấp có dao động từ 1,2 - 2,9mg/l. Trong khi đó theo quy định QCVN 08/BTNMT về chất lượng nước mặt, cột A2 để bảo tồn động thực vật thủy sinh DO phải bảo đảm >5mg/l. Như vậy, nguyên nhân cá chết nổi dày đặc trên sông Trà Khúc là do nguồn nước thải từ nhà máy làm ô nhiễm nguồn nước trên sông và không có lượng ôxy hòa tan cần thiết để duy trì sự sống cho cá… Theo báo cáo của UBND huyện Sơn Tịnh và TP Quảng Ngãi, ngoài 188 hộ làm nghề đánh bắt thủy sản ở các xã Tịnh Khê, Tịnh Long, Tịnh An, Tịnh Kỳ và thị trấn Sơn Tịnh (huyện Sơn Tịnh) bị ảnh hưởng do nguồn thủy sản trên sông Trà Khúc cạn kiệt do ô nhiễm, các địa phương này còn có trên 10.000 con vịt bị chết sau khi ăn cá chết trên sông, trên 25 ha nuôi tôm của 84 hộ dân ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc bị chết hàng loạt. Hàng trăm hộ gia đình sống bằng nghề chài lưới trên sông Trà Khúc lâm vào cảnh khó khăn do nguồn lợi thủy sản bị hủy diệt. Ước tính tổng thiệt hại cho ba địa phương TP Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa khoảng 4,6 tỉ đồng. Gây ảnh hưởng trực tiêp cho 422 hộ dân vùng hạ lưu ven sông Trà Khúc. b) Sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) một lần nữa lại bị bức tử bởi Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 19-4-2011 và đến cuối giờ chiều 20-4-2011, chuyện này vẫn chưa được xử lý dứt điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Lãnh đạo Công ty Đường Quảng Ngãi báo cáo 14,5 tấn dầu FO thất thoát từ bồn chứa dầu tại nhà máy đường Quảng Phú ra môi trường. Trong khi đó, tổng dung tích của bồn dầu này lại được báo cáo chứa khoảng 20 đến 24 m3. Nhận định của các cơ quan chức năng, có thể lượng dầu FO thất thoát nhiều hơn so với báo cáo của công ty. Hiện nguyên nhân và thiệt hại vẫn đang được làm rõ. 2. Giải pháp khắc phục tác động ngoại vi tiêu cực của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi: Tính phi hiệu quả của phát sinh từ các ngoại ứng tiêu cực có thể được khắc phục thông qua các giải pháp sau:  Nhóm giải pháp tư nhân: thương lượng giữa các bên chịu ảnh hưởng, khiếu kiện đòi bồi thường cho những thiệt hại mà mình phải gánh chịu, …  Nhóm giải pháp từ phía chính phủ: áp dụng chuẩn thải, phí xả thải, giấy phép xả thải chuyển nhượng được, tái sử dụng,… Trong đó tiêu chuẩn và phí xả thải là biện pháp thường được tiến hành và có hiệu quả hơn cả. a) Giải pháp từ phía nhà máy: Tại cuộc họp ngày 8/5/2010 ông Lê Văn Quang, Phó tổng giám đốc Công ty CP Đường Quảng Ngãi cứ chối quanh và biện minh rằng công ty chỉ thải ra môi trường khoảng 3.000m3 nước thải, trong đó 2.000m3 do xúc rửa nhà máy cồn, 1.000 m3 là do bị bục hồ chứa hèm cồn rượu. Công ty không có chủ trương xả thải chất thải ra môi trường và đã ngưng sản xuất nhà máy cồn rượu từ lâu. “Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thành thật xin lỗi người dân vì những sự việc đáng tiếc trên”. Ông Võ Văn Nha, Giám đốc nhà máy, ban đầu phủ nhận hành vi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý. Tuy nhiên sau đó GVHD: TS. HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 10 [...]... Khúc Ước tổng thiệt hại cho ba địa phương TP Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa khoảng 4,6 tỉ đồng II Ngoại tác tích cực 1 Trường hợp sản xuất Robot:  Tự động hoá tạo ra hàng loạt sản phẩm với số lượng lớn và chất lượng đồng bộ dẫn đến việc sản phẩm phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về giá thành Điều này là ngoại tác tích cực cho các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình đào sâu nghiên cứu công nghệ,... nằm trong khối kiến thức công nghệ của toàn xã hội Phân tích ngoại tác tích cực dưới góc nhìn vi mô:  Chi phí sản xuất biên:MC (Marginal Private Cost):là chi phí của nhà sản xuất phải bỏ ra khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa  Chi phí ngoại tác biên:MEC (Marginal External Cost):là chi phí ảnh hưởng đến người khác khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa  Chi phí xã hội biên: MSC (Marginal social cost):chi... cost):chi phí biên tính cho toàn xã hội (là nhà sản xuất và người tiêu dùng), và nó là tổng của chi phí sản xuất biên và chi phí ngoại tác biên  Do MB (lợi ích cá nhân) nhỏ hơn MSB (lợi ích xã hội) nên người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng ít hơn mức cần thiết GVHD: TS HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 14 Ta có:  MSB = MB + MEB Vì vậy sản lượng thưc tế tiêu dùng ít hơn nhiều so với sản lượng hiệu quả của... pháp chính phủ:  Trợ cấp của chính phủ cho các doanh nghiệp sản xuất rô bốt Các doanh nghiệp sản xuất rô bốt thường rơi vào khó khăn về mặt tài chính vì công nghệ đòi hỏi một lượng vốn rất lớn để đầu tư nghiên cứu chế tạo và ứng dụng nó vào thực tế Chính vì lẽ nếu muốn có một ngành công nghệ rô bốt phát triển cao thì nhà nước phải trực tiếp trợ cấp cho các nhà sản xuất rô bốt trong nước  Một dạng chính. .. GVHD: TS HAY SINH & HUYNH VAN THINH Trang 16  Chính phủ phải có khả năng tính toán quy mô của sự phổ biến công nghệ để đầu tư hay trợ cấp có hiệu quả Vì nếu không có phương pháp tính toán, hệ thống chính trị cuối cùng có thể sẽ trợ cấp cho những ngành có ảnh hưởng mạnh mẽ về chính trị chứ không phải cho những ngành tạo ra ngoại tác tích cực lớn nhất TÀI LIỆU THAM KHẢO Internet: http://www.qns.com.vn/news.detail.asp?ID=22... dây chuyền sản xuất, chiếm lĩnh thị trường  Gây ảnh hưởng tốt cho người tiêu dùng : hàng tốt, giá rẻ  Thúc đẩy việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học tự động hoá để tạo ra đội ngũ có tích luỹ kiến thức, tập dượt được cách làm, biết vận dụng những tiến bộ kỹ thuật về tự động hoá vào sản xuất nhanh chóng, hiệu quả.đây là ngoại tác đặc biệt quan trọng một đội nhân lực có trình độ cao sẽ giúp nước ta... cứu,ứng dụng rô bốt vào thực tiễn  Khuyến khích tham gia nghiên cứu thông qua các cuộc thi robotcon nhằm đào tạo một lớp nhân lực trẻ đủ kiến thức chế tạo và vận hành robot có tính thực tiễn cao,từ đó ứng dụng được vào quá trình tự động hóa sản xuất trong các ngành kinh tế  Phải có một chính sách công nghệ hợp lý Một số nhà khoa học tin rằng sự phổ biến công nghệ có tính sâu rộng và chính phủ nên khuyến... phát triển đất nước  Tác động quan trọng trong khâu quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của các ngành nông nghiệp quan trọng như dầu khí, dệt may, da giày, chế biến lương thực thực phẩm, chế tạo cơ khí, bưu chính - viễn thông và cả trong quốc phòng - an ninh  Rô bốt là một phần của tự động hoá và đang được ứng dụng mạnh trong các ngành kinh tế  Robot được ứng dụng vào những công việc nào... Việc nhà máy xả thải chủ yếu là dựa vào những lúc mực nước sông Trà Khúc dâng cao vào mùa mưa lũ Hàng ngàn mét khối nước thải độc hại trong hồ chứa hèm cồn rượu đã bốc hơi chứ không phải nhà máy xả thải toàn bộ Những chứng cứ mà cơ quan công an, cơ quan chức năng đưa ra chưa thuyết phục Trước đó, ngày 11/5/2009, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi... môi trường, thế nhưng sau đó công ty không những không chấp hành mà tiếp tục xả nước thải độc hại chưa qua xử lý ra sông Trà Khúc và hậu quả là nhiều loại thủy sản trên sông Trà đã bị chết” Trên thực tế khi Sở Tài nguyên môi trường đi vào lấy mẫu nước sông Trà Khúc xét nghiệm và công bố nhà máy thải ra sông trên 22.575 m 3 chất thải độc hại từ hồ chứa hèm cồn rượu Trước những chứng cứ mà các cơ quan chức . của tác động ngoại tác tiêu cực a) Định nghĩa: Ngoại tác tiêu cực là là ngoại tác có tác động xấu đến đối tượng chịu tác động. b) Tính không hiệu quả của tác động ngoại tác tiêu cực: V các ngoại. ngoại tác tiêu cực v trợ cấp đối v i ngoại tác tích cực. Đạo luật thuế tác động trực tiếp v o ngoại tác tiêu cực được gọi là thuế chất thải (thuế Pigovian), do nhà kinh tế Arthur Pigou (18 77 -19 59),. PHÁP V NGOẠI TÁC 1. Giải pháp cá nhân v ngoại tác Tuy ngoại tác là nguyên nhân làm cho thị trường không hiệu quả, sự tác động của chính phủ không phải bao giờ cũng là cần thiết để giải quyết v n

Ngày đăng: 22/11/2014, 23:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan