Sự ra đời của Triết học Mác là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử Triết học

16 2.2K 4
Sự ra đời của Triết học Mác là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử Triết học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự ra đời của Triết học Mác là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử Triết học

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Phòng Quản lý đào tạo sau Đại học o0o Tiểu luận Triết học Đề tài: SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÀ BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Người thực hiện: Trương Bảo Quốc STT: 124 Lớp: ĐÊM 5 Khóa: K21 MỤC LỤC MỤC LỤC i Lời mở đầu ii Phần I: Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác 1 1.Điều kiện kinh tế - xã hội 1 1.1Cuộc cách mạng công nghiệp 1 1.2Sự ra đời của giai cấp vô sản 1 2.Nguồn gốc lí luận và tiền đề khoa học tự nhiên 2 2.1Nguồn gốc lý luận 2 2.2Tiền đề khoa học tự nhiên 2 Phần II: Phân tích làm nổi bật tính “bước ngoặt cách mạng” 4 1.Thứ nhất 4 2.Thứ hai 6 3.Thứ ba 7 4.Thứ tư 8 5.Thứ năm 9 Phần III : Kết luận 10 Tài liệu tham khảo 12 Trích dẫn 12 i Lời mở đầu Sự ra đời của triết học Mác đã tạo nên một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học của thế giới loài người, vì nó đã giải quyết được đơn đặt hàng của thời đại, khắc phục được sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới. Thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng. Thiết lập mối liên minh giữa triết học và các khoa học cụ thể. Để giúp hiểu rõ hơn về tính bước ngoặc cách mạng của triết học Mác chúng ta hãy đi sâu vào phân tích những điều kiên ra đời của triết học Mác (Phần I) và phân tích tính bước ngoặt cách mạng (Phần II). ii Phần I: Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác 1. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp - Vào những năm 40 của thế kỷ XIX cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành quả : Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp. Nước Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành. 1.2 Sự ra đời của giai cấp vô sản - Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp vô sản chiệu nhiều áp bức bốc lột, bất công xã hội làm mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản ngày càng trơ nên gay gắt. Dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra : Khởi nghĩa của thợ dệt ở thành phố Liông, Pháp năm 1831. Phong trào Hiến chương ở Anh vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX. phong trào đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi ở Đức - Như vậy, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới để dẫn đường đưa giai cấp công nhân đi từ đấu tranh tự phát tới đấu tranh tự giác. - Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác và Ph. Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết học. 1 2. Nguồn gốc lí luận và tiền đề khoa học tự nhiên 2.1 Nguồn gốc lý luận - CácMác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại, cụ thể là triết học Đức với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và Phoiơbắc: Triết học của Hêghen tuy mang quan điểm chủ nghĩa duy tâm, nhưng nó chứa đựng cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng. Triết học của Phoiơbắc tuy mang quan niệm siêu hình, nhưng nội dung lại thấm nhuần quan điểm duy vật.  CácMác và Ph.Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của Hêghen và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng. Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó để xây dựng nên lí luận mới của chủ nghĩa duy vật. Từ đó hai ông đã xây dựng nên học thuyết triết học mới mà trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất một cách hữu cơ. - Sự ra đời của triết học Mác còn kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học của Anh với hai đại biểu là A.Smít và Đ.Ricácđô để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là tiền đề lý luận để hình thành quan điểm triết học. - Kế thừa những quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp (với hai đại biểu là Xanh Ximông và S.Phuriê) và khắc phục tính không tưởng thiếu điều kiện lịch sử cụ thể của nó để xây dựng những quan điểm duy vật lịch sử. - Nhờ những giá trị tư tưởng trong các lĩnh vực này mà C.Mác và Ph.Ăng- ghen thấy rõ nền tảng vật chất của sự phát triển lịch sử xã hội, sáng tạo nên quan điểm duy vật về lịch sử và dự báo về chủ nghĩa xã hội hiện thực trong tương lai. 2.2 Tiền đề khoa học tự nhiên Vào giữa thế kỷ XIX, con người đã đạt được những thành tựu vĩ đại về khoa học tự nhiên : 2 - Những năm 40 của thế kỷ XIX, R.Maye và P.P.Giu-lơ đã phát hiện ra định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, cho phép khẳng định: năng lượng không tự nhiên sinh ra và không bao giờ mất đi mà nó chỉ chuyển hòa từ dạng này sang dạng khác. Thế giới vật chất vận động và phát triển thông qua quá trình chuyển hóa từ thấp đến cao của các dạng năng lượng. - Từ những năm 30 của thế kỷ XIX, Svan và Slâyđen xây dựng học thuyết tế bào cho phép khẳng định : tế bào là cơ sở vật chất thống nhất của mọi sinh thể (thực vật và động vật), tức thống nhất toàn bộ quá trình lịch sử của sự sống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. - Năm 1859, Đác-uyn đã xây dựng học thuyết tiến hóa cho phép khẳng định: quá trình vận động, biến đổi từ thấp đến cao của động vất và thực vật, thông qua quá trình chọn lộc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, tức khẳng định nguồn gốc, tức khẳng định nguồn gốc , nguyên nhân vật chất của mọi sự phát triển trong thế giới sinh thể và phủ nhận vai trò sáng thế của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo. - Những thành tựu khoa khọc này đã làm lung lay tận gốc các quan niệm duy tâm, siêu hình về nhận thức thế giới tự nhiên ; đồng thời, khẳng định các tư tưởng nền tảng (nguyên lý) của phép biện chứng duy vật (hay chủ nghĩa duy vật biện chứng) về mọi sự tồn tại trong thế giới.  Như vậy, triết học Mác ra đời là sản phẩm của lịch sử. Nó mang tính quy luật của sự phát triển của khoa học và triết học nói riêng, của toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung. 3 Phần II: Phân tích làm nổi bật tính “bước ngoặt cách mạng” Cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện là: Đã khắc phục được sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử Đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới Thiết lập mối liên minh giữa triết học và các khoa học cụ thể. Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng đó vẫn giữ nguyên ý nghĩa to lớn của nó trong việc phát triển triết học Mác - Lênin, bởi nó là một hệ thống mở, gắn bó hữu cơ với thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân, với các khoa học cụ thể. Sự ra đời của triết học Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX đã được thừa nhận là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học. Cuộc cách mạng này đã đưa triết học nhân loại từ thời kỳ chủ yếu là “giải thích thế giới” sang thời kỳ không chỉ “giải thích thế giới”, mà còn “cải tạo thế giới”. Rõ ràng là, với sự ra đời của triết học Mác, lịch sử triết học của nhân loại đã chuyển sang một thời kỳ mới về chất. Thực chất của cuộc cách mạng này được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: 1. Thứ nhất Khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng trong lịch sử triết học trước đó, C.Mác đã tạo nên sự thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng - đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Trước khi triết học Mác ra đời, chủ nghĩa duy vật thường tách khỏi phương pháp biện chứng. +Trong triết học Hy Lạp cổ đại, có thể nói, đã có sự thống nhất nhất định giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng ở một số nhà triết học duy 4 vật. Sự thống nhất này được thể hiện rõ nhất trong triết học của Hêraclít. Tuy nhiên, sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học của Hêraclít còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng của Hêraclít đều còn ở trình độ thô sơ, chất phác, đúng như Ph.Ăngghen đã đánh giá: "Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong" (1). +Ở thời kỳ Phục hưng và Cận đại, chủ nghĩa duy vật đã có bước phát triển về chất so với chủ nghĩa duy vật thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật thời kỳ này, về cơ bản, vẫn là chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là chủ nghĩa duy vật vẫn tách rời phương pháp biện chứng. Các nhà triết học cổ điển Đức, nhất là Hêghen, đã đối lập phương pháp biện chứng với phương pháp siêu hình, tạo ra một giai đoạn phát triển về chất trong phương pháp nhận thức. Tuy nhiên, phương pháp biện chứng của Hêghen lại dựa trên nền thế giới quan duy tâm. Nói khác đi, phương pháp biện chứng của Hêghen không gắn kết hữu cơ với chủ nghĩa duy vật, mà gắn kết hữu cơ với chủ nghĩa duy tâm. Cho nên, phương pháp biện chứng đó không thực sự trở thành khoa học, mặc dù nó có đóng góp nhất định cho sự phát triển tư duy nhân loại. Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc. Nhưng, chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc lại là chủ nghĩa duy vật siêu hình, nghĩa là nó vẫn tách khỏi phương pháp biện chứng. - Trong triết học của C.Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ với phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa duy vật được C.Mác làm giàu bằng phương pháp biện chứng, phương pháp biện chứng được ông đặt trên nền chủ nghĩa duy vật. Đồng thời, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ mới về chất. Do vậy, sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Mác hơn 5 hẳn về chất so với sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, đây chính là bước phát triển cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. 2. Thứ hai Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. - Chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội, của khoa học và triết học. Tuy nhiên, đó là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Nghĩa là nó chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự nhiên, nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không đánh đổ được chủ nghĩa duy tâm một cách hoàn toàn. Chủ nghĩa duy tâm vẫn còn nơi ẩn trú của nó là lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Chủ nghĩa duy vật của C.Mác đã giải thích một cách duy vật, khoa học không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật của C.Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, hoàn bị nhất. Không phải ngẫu nhiên mà V.I.Lênin đã khẳng định: “Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị” (2). Rằng, “chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị” (3). - Như vậy, với quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác đã kết thúc thời kỳ nghiên cứu xã hội, lịch sử một cách tùy tiện, lộn xộn, mở ra một thời kỳ mới trong nghiên cứu xã hội, lịch sử bằng việc chỉ ra quy luật hình thành, vận động và phát triển của xã hội, của lịch sử. Ph.Ăngghen đã so sánh phát minh này của C.Mác như phát minh của Đácuyn trong khoa học tự nhiên: “Giống như Đácuyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người” (4). Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác “chỉ cho ta thấy rằng, do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một hình thức tổ chức xã hội này, nảy ra và phát triển lên như thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội 6 khác, cao hơn; chẳng hạn, chủ nghĩa tư bản đã nảy sinh ra như thế nào từ chế độ phong kiến” (5). Về bản chất, chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác - quan niệm duy vật về lịch sử - cũng là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhưng thể hiện được tính đặc thù của lĩnh vực lịch sử – lĩnh vực hoạt động của con người. Chính chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho C.Mác nghiên cứu kinh tế, phát hiện ra học thuyết giá trị thặng dư, hiểu được sự phát sinh, phát triển, diệt vong tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Do vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. 3. Thứ ba Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người. Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ. - Trước khi triết học Mác ra đời, các nhà triết học thường tập trung chủ yếu vào giải thích thế giới, mà ít chú ý tới cải tạo thế giới. Đúng như C.Mác đã từng nhận định: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” (6). Cũng đã có một số nhà triết học muốn cải tạo thế giới nhưng lại bằng con đường không tưởng - dựa vào các lực lượng siêu nhiên, bằng “khai sáng”, mở mang dân trí, bằng con đường giáo dục đạo đức,v.v Có thể nói, không một nhà triết học nào trước C.Mác hiểu được thực tiễn và vai trò của nó đối với cải tạo thế giới. Các nhà triết học Khai sáng Pháp muốn thay thế các quan hệ xã hội phong kiến lạc hậu, lỗi thời bằng các quan hệ xã hội tiến bộ hơn cũng không hiểu được rằng, phải thông qua hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng mới thực hiện được điều này. Ngay cả L.Phoiơbắc - đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác - “cũng chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của con người, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thức biểu hiện Do Thái bẩn thỉu của nó mà thôi” (7). Không phải ngẫu nhiên mà sau này, C.Mác đã nhận định: “Khuyết điểm chủ yếu 7 [...]... khoa học Cuộc cách mạng này cũng làm cho triết học thay đổi cả về vai trò, chức năng và nhiệm vụ Triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ - Nhờ sự ra đời của triết học Mác mà vai trò xã hội cũng như vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học và đối tượng triết học có thay đổi căn bản Khi ra đời triết học Mác đã trở thành thế giới quan khoa học của. .. Trong triết học cổ điển Đức, triết học lại được coi là “khoa học của các khoa học Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các tư liệu, dữ kiện, thông số khoa học để triết học Mác khái quát Ngay sự ra đời của triết học Mác cũng không thể thiếu những tiền đề khoa học tự nhiên Chính những thành tựu của. .. tạo ra sự thống nhất của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản - Triết học Mác cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều triết học coi triết học là "khoa học của mọi khoa học" đứng trên mọi khoa học, Các Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Đến lượt mình, triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan khoa học. .. dứt mâu thuẫn giữa triết học với các khoa học cụ thể Phần III : Kết luận Sự ra đời của triết học Mác đã tạo nên một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học của thế giới loài người, vì nó đã giải quyết được đơn đặt hàng của thời đại Cuộc cách mạng trong triết học do C .Mác thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn đối với thời đại : 10 - Chính cuộc cách mạng này đã làm cho chủ nghĩa... đại, triết học được coi là “khoa học của các khoa học 9 Trong thời kỳ Trung cổ, triết học được coi là “bộ môn” của thần học, có nhiệm vụ chứng minh sự tồn tại của Thượng đế Ở thời kỳ Cận đại, triết học được coi là mêthaphisica với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người, như quan niệm của R.Đêcáctơ; hoặc triết học được coi là tổng thể tri thức của con người trong quan niệm của Ph.Bêcơn, v.v Trong. .. sản là vũ khí vật chất của triết học Mác trong cuộc đấu tranh vì xã hội tương lai Đồng thời thông qua hoạt động cải tạo thế giới triết học Mác không ngừng được điều chỉnh, bổ sung để phản ánh đúng thế giới khách quan - Bản tính khoa học và cách mạng trong triết học Mác biểu hiện ở bản chất khoa học và cách mạng của phép biện chứng C .Mác cho rằng: “Dưới dạng hợp lý của nó, phép biện chứng chỉ đem lại sự. .. nhà triết học trước đó, C .Mác đã chỉ ra rằng, chỉ có thể cải tạo được thế giới thông qua hoạt động thực tiễn của con người Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức nói riêng, vào triết học nói chung, C .Mác đã làm cho triết học của ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ triết học trước đó Trong triết học Mác, không có sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là. .. như C .Mác đã khẳng định: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình” (9) Do vậy, triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của giai cấp vô sản và của toàn thể nhân loại tiến bộ 4 Thứ tư Thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng - Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm trong. .. chất phê phán và cách mạng 5 Thứ năm Với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C .Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể - Trước khi triết học Mác ra đời, triết học hoặc là hòa tan, ẩn giấu đằng sau các khoa học khác, hoặc đối lập với chúng Chẳng hạn, ở phương Đông cổ đại, triết học thường ẩn giấu đằng sau các học thuyết về chính... chung định hướng sự phát triển của các khoa học và phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các khoa học Sự phát triển của khoa học ngày càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tư duy biện chứng duy vật và ngược lại, phải phát triển lý luận triết học Mác dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại Như vậy, triết học Mác đã phân định rõ ranh giới giữa triết học với các khoa học khác và thiết . t.23 [(4) - tr.499] C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.19. [(5) - tr.53] V.I.Lênin. Sđd., t.23. [(6) - tr.12] C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.3. [(7) - tr.9] C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.3. [(8) - tr.9]. http://www.vientriethoc.com.vn/?vientriet=articles_deltails&id=723&cat=45&pcat= Trích dẫn [(1) - tr. 35]: C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. [(2) - tr.54]: V.I.Lênin. Toàn tập, t.23. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980. [(3) - tr.53]: V.I.Lênin tự nhiên : 2 - Những năm 40 của thế kỷ XIX, R.Maye và P.P.Giu-lơ đã phát hiện ra định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, cho phép khẳng định: năng lượng không tự nhiên sinh ra và không bao giờ

Ngày đăng: 22/11/2014, 11:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Lời mở đầu

  • Phần I: Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác

    • 1. Điều kiện kinh tế - xã hội

      • 1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp

      • 1.2 Sự ra đời của giai cấp vô sản

      • 2. Nguồn gốc lí luận và tiền đề khoa học tự nhiên

        • 2.1 Nguồn gốc lý luận

        • 2.2 Tiền đề khoa học tự nhiên

        • Phần II: Phân tích làm nổi bật tính “bước ngoặt cách mạng”

          • 1. Thứ nhất

          • 2. Thứ hai

          • 3. Thứ ba

          • 4. Thứ tư

          • 5. Thứ năm

          • Phần III : Kết luận

          • Tài liệu tham khảo

          • Trích dẫn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan