TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

18 732 2
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ Giảng viên hướng dẫn TS BÙI VĂN MƯA Người thực hiện STT: 117 Họ tên: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG Lớp: Cao học đêm 5 Khóa: K21 TP HCM, tháng 2 năm 2012 MỤC LỤC  MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 2 1.1 Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc: 2 1.2 Quan điểm của Phoiơbắc về con người: .3 1.2.1.Quan niệm về thế giới: 7 1.2.2.Quan niệm về xã hội: 7 1.2.3.Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại: 8 1.3.Quan niệm của Phoiơbắc về tôn giáo: 10 1.4.Quan niệm của Phoiơbắc về nhận thức: 10 CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHOIƠBẮC 12 2.1 Ưu điểm: .12 Phơiơbắc đã khôi phục & phát triển thêm CN duy vật thế kỷ 18 trong hoàn cảnh CN duy tâm thống trị ở Phương Tây 12 Ông trình bày sáng rõ nhiều quan điểm duy vật & phê phán triệt để CN duy tâm & Cơ đốc giáo 12 Ông biết đặt con người vào đúng tâm điểm phân tích triết học .12 Triết học của ông chất chứa đầy tính DV & nhân bản, nó là một cội nguồn tư tưởng của Triết học Mác .12 2.2 Hạn chế: 12 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO .16 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó MỞ ĐẦU Phoiơbắc (1804 - 1872) là một trong những nhà triết học duy vật lớn nhất thời kỳ trước C.Mác Công lao vĩ đại của Phoiơbăc là ở chỗ trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghiã duy tâm và thần học, ông đã khôi phục lại địa vị xứng đáng của triết học duy vật; đã giáng một đòn rất nặng vào triết học duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy tâm nói chung Phoiơbắc chứng minh rằng, thế giới vật chất, giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý thức con người và không phụ thuộc vào bất cứ thứ triết học nào Do đó cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong giới tự nhiên Chống lại hệ thống duy tâm của Hêghen - hệ thống coi giới tự nhiên là sự tồn tại khác của tinh thần Phoiơbắc chỉ ra rằng triết học mới này phải có tính chất nhân bản, phải kết hợp với khoa học tự nhiên Vấn đề cải cách triết học được ông bàn đến hầu hết ở các tác phẩm của ông, nổi bật nhất là trong ba tác phẩm kế tiếp nhau: gồm Bản chất của Cơ đốc giáo (1841), Sơ thảo luận cương về cải cách triết học (1842), Những nguyên lý cơ bản của triết học về tương lai (1843) Ba tác phẩm này có sức thu hút lớn đối với Mác thời trẻ bởi tính kiên định, phân minh về thế giới quan và thiên hướng chính trị dân chủ, nhân văn của chúng Để hiểu rõ hơn về nhà triết học Phoiơbắc , tác giả thông qua tác phẩm “Lút-vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” để làm rõ hơn vấn đề này Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 Trang 1 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 1.1 Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc: Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc là xoá bỏ sự tách rời giữa tinh thần và thể xác do triết học duy tâm và triết học nhị nguyên tao ra Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Phoiơbắc còn ở chỗ ông đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo thiên chúa, đặc biệt là quan niệm về Thượng đế Trái với các quan niệm tôn giáo và thần học cho rằng Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định chính con người tạo ra Thượng đế Khác với Hêghen nói về sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối Phoiơbắc nói về sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế Ông lập luận rằng bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng tới cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái đó con người không đạt được nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế; Từ đó, ông phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về một vị Thượng đế siêu nhiên đứng ngoài sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống con người Tuy nhiên, triết học nhân bản của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế Khi ông đòi hỏi triết học mới - triết học nhân bản - phải gắn liền với tự nhiên thì đồng thời đã đứng luôn trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội Con người trong quan niệm của Phoiơbắc là con người trừu tượng, phi xã hội, mang những đặc tính sinh học bẩm sinh Triết học nhân bản của ông chứa đựng những yếu tố của chủ nghĩa duy tâm Ông nói rằng bản tính con người là tình yêu, tôn giáo cũng là một tình yêu Do vậy, thay thế cho một tôn giáo sùng một vị Thượng đế siêu nhiên cần xây dựng một tôn giáo mới phù hợp với tình yêu của con người Ông cho rằng cần phải biến tình yêu thương của con người thành quan hệ chi phối mọi quan hệ xã hội khác, thành lý tưởng xã hội Trong điều kiện của xã hội tư sản Đức thời đó, với sự phân chia giai cấp thì chủ nghĩa nhân đạo về tình yêu thương con người trở thành chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, duy tâm Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 Trang 2 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Công lao to lớn của Phoiơbắc còn ở chỗ ông không chỉ đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm mà còn đấu tranh chống lại những người duy vật tầm thường Ông đã có quan niệm đúng đắn là không thể quy các hiện tượng tâm lý về các quá trình lý – hoá; công nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới Ông đã kịch liệt phê phán những người theo chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết Trong sự phát triển lý luận nhận thức duy vât, Phoiơbắc đã biết dựa vào thực tiễn là tổng hợp những yêu cầu về tinh thần, về sinh lý mà chưa nhận thức được nội dung cơ bản của thực tiễn là hoạt động vật chất của con người, là lao động sản xuất vật chất, đấu tranh giai cấp và hoạt động thực tiễn của nó là cơ sở của nhận thức cảm tính và lý tính Như vậy, Phoiơbắc đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo Ông đã vạch ra mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, chỉ ra sự cần thiết phải đấu trnah loại bỏ tôn giáo hữu thần, coi đó là sự tha hoá bản chất của con người Ông đã có công khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII, XVIII Tuy nhiên trong lúc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen, Phoiơbắc lại vứt bỏ luôn phép biện chứng của Hêghen Cũng như các nhà triết học giai đoạn trước Mác, Phoiơbăc rơi vào duy tâm khi giải quyết các vấn đề xã hội Mặc dù, triết học của Phoiơbắc có những hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh của ông chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung đã có ý nghĩa lịch sử to lớn Vì vậy, triết học của Phoiơbắc trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác 1.2 Quan điểm của Phoiơbắc về con người: Phoiơbắc phê phán Hêghen đã quan niệm con người một cách trừu tượng và thần bí coi đó như một lực lượng siêu tự nhiên; đây là một quan niệm sai Do vậy, theo ông phải xây dựng một quan niệm mới về con người Phoiơbắc quan niệm con người như một thực thể sinh vật có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, có ước mơ, có tình yêu thương; lòng yêu thương vốn là bản chất của con người Trong con người có sự thống nhất giữa cơ thể với tư duy Con người không phải là nô lệ của thượng đế hay tinh thần tuyệt đối mà là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả phát triển của tự nhiên Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 Trang 3 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Thế nhưng trong xã hội con người bị kìm hãm trói buộc bởi giáo lý tôn giáo và bởi các quy định của xã hội Cho nên, cần phải giải phóng con người khỏi sự ràng buộc đó; nhằm đem lại cho con người một quan niệm mới về chính mình, tạo điều kiện để con người trở nên hạnh phúc Theo ông, đây cũng là nhiệm vụ của các nhà triết học Xác định vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của triết học Phoiơbắc trở thành đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật nhân bản Đây là mặt tiến bộ so với các nhà trước học trước ông Tuy nhiên ông đã không thấy được phương diện xã hội của con người Con người mà ông quan niệm là con người bị tách khỏi điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử Do vậy, về lĩnh vực này ông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của quan điểm duy tâm Trong Những trích đoạn đặc trưng cho tiểu sử triết học của tôi, L.Phoiơbắc tuyên bố rằng, “Phương pháp của tôi nằm ở chỗ (…) đưa tất cả những cái siêu tự nhiên về với tự nhiên nhờ có con người và đưa tất cả những cái siêu nhân về với con người nhờ có tự nhiên, nhưng thường xuyên chỉ dựa vào những sự kiện lịch sử, kinh nghiệm, trực quan Trecnưsepxki cũng đã từng trình bày phương pháp duy vật nhất nguyên của mình một cách tương tự như vậy khi cho rằng, nguyên tắc nhân bản chính là việc nhìn nhận con người như một thực thể thống nhất, chỉ có một bản tính chứ không phải phân chia cuộc sống con người thành hai nửa thuộc về những bản tính khác nhau Theo sự giải thích của L.Phoiơbắc, con người là một sinh vật có hình thể, vật chất, ở trong không gian và thời gian và chỉ như vậy, nó mới có năng lực quan sát và suy nghĩ Chủ nghĩa duy tâm đem tách cái sinh vật nguyên vẹn ấy ra làm đôi, tạo nên sự xung đột giữa linh hồn với thể xác hoặc đem đồng nhất bản chất con người với tư duy, với ý thức Triết học nhân bản khẳng định bản chất con người là một cái gì thống nhất Vậy, theo L.Phoiơbắc, bản chất con người là gì? Trong chương mở đầu cuốn Bản chất đạo Thiên Chúa giáo – tác phẩm chủ yếu của L.Phoiơbắc, ông đã bàn về bản chất chung của con người Trước những câu hỏi: bản chất con người là gì? Đâu là những dấu hiệu người thực sự trong mỗi con người? L.Phoiơbắc đã trả lời rằng, đó chính là lý trí, ý chí và trái tim Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 Trang 4 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Ông khẳng định: “Con người hoàn thiện có sức mạnh của tư duy, sức mạnh của ý chí và sức mạnh của tình cảm Sức mạnh của tư duy là ánh sáng của sự nhận thức, sức mạnh của ý chí – năng lực của tính cách, sức mạnh của tình cảm – tình yêu Lý trí, tình yêu và sức mạnh của ý chí - đó là những hoàn thiện Bản chất tuyệt đối và cao quý của con người như nó vốn có và là mục đích cho sự tồn tại của nó nằm ở trong ý chí, tư duy và cảm xúc Con người tồn tại để nhận thức, yêu thương và ham muốn Nhưng mục đích của lý trí là như thế nào? – Lý trí Của tình yêu? – Tình yêu Của ý chí? – Tự do ý chí Chúng ta nhận thức để nhận thức, yêu thương để yêu thương, mong muốn để ham muốn, nghĩa là tự do Thực thể chân chính là thực thể biết tư duy, biết yêu thương và biết hy vọng nhờ ý chí Cái hoàn thiện thực sự, thần thánh thực sự chỉ là cái tồn tại vì chính bản thân mình Tình yêu, lý trí và ý chí là những cái như thế “Ba ngôi” thần thánh được biểu hiện trong con người và thậm chí ở trên những con người cá nhân trong sự thống nhất của lý trí, tình yêu và ý chí” Thực ra, mong muốn xem xét và nhìn nhận những nét đặc trưng cơ bản của con người hay các năng lực chủ yếu của nó trong sự thống nhất và hài hòa cũng không phải là vấn đề mới trong lịch sử triết học và văn hoá Các nhà triết học thời đại Phục hưng đã có ý định xây dựng một học thuyết nhất nguyên về con người và cho rằng, các giá trị Chân, Thiện, Mỹ trong hoạt động của con người không tách rời nhau và về thực chất, chúng chỉ là một Tuy nhiên, ngay sau đó, các nhà triết học tư sản đã xa rời lý tưởng Phục hưng về con người Trong các học thuyết của họ, con người được hình dung và xem xét chỉ ở những nét đặc trưng riêng biệt này hay nét đặc trưng riêng biệt khác Không phải ngẫu nhiên mà từ hướng tiếp cận đó đã xuất hiện một loạt các chủ nghĩa khác nhau, như chủ nghĩa duy cảm, chủ nghĩa duy lý, ý chí luận, chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa phi lý Vượt ra khỏi sự hạn chế của tư duy siêu hình, mong muốn dung hoà chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy cảm và chủ nghĩa duy lý trong một học thuyết, I.Cantơ đã xây dựng một hệ thống triết học độc đáo Con người cùng với những năng lực của nó, hay nói rộng hơn là cùng với trường văn Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 Trang 5 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó hoá của nó, trở thành đối tượng suy ngẫm của I.Cantơ Trong triết học tiên nghiệm của ông, ba năng lực cơ bản của con người có sự liên kết hữu cơ với nhau Bộ ba tác phẩm phê phán của ông chính là sự phản tư văn hoá của nhân loại theo ba véctơ định hướng Chân, Thiện, Mỹ Chính vì thế mà hiện nay, không ít nhà triết học đã cho rằng, I.Cantơ là người đầu tiên đặt nền móng cho triết học văn hoá L.Phoiơbắc không chỉ muốn học hỏi cách tiếp cận độc đáo của I.Cantơ, mà còn muốn phát triển đường hướng đó Quan điểm của L.Phoiơbắc về con người là một trong những thành tựu của triết học trước Mác Nhận xét về công lao của L.Phoiơbắc trong việc nghiên cứu vấn đề con người, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, L.Phoiơbắc đã làm cho chủ nghĩa duy vật được đồng nhất với chủ nghĩa nhân đạo Nhà triết học duy vật Đức vĩ đại này đã xây dựng quan điểm về con người trong trường văn hoá trên cơ sở suy ngẫm và phê phán các di sản tư tưởng trước đó Hơn ai hết, ông hiểu rõ tính phiến diện, tính hạn chế của hàng loạt các chủ nghĩa khác nhau, như chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy cảm, chủ nghĩa duy lý Những công trình về lịch sử triết học được ông viết từ năm 1833 tới năm 1838 đã minh chứng điều đó L.Phoiơbắc đã phê phán triết học phi lý của Sôphenhaoơ - người đã tuyên bố rằng ý chí “là khởi nguyên tuyệt đối của mọi tồn tại” Trong việc xác định và làm sáng tỏ mối quan hệ tương hỗ giữa các năng lực bản chất của con người, L.Phoiơbắc đã sử dụng phép biện chứng với tư cách là công cụ nhận thức và khám phá bản chất của hiện tượng Đối với L.Phoiơbắc, ý chí, tư duy và cảm xúc không chỉ là những năng lực cơ bản của con người, mà còn là những sức mạnh bị chế định bởi chính bản chất của con người, là mục tiêu và phương tiện tồn tại của con người: “Chúng là những thành tố cơ bản luận chứng cho bản chất của con người Đó là những sức mạnh sống động, quyết định và thống trị, đó là những sức mạnh thần thánh, tuyệt đối mà con người không thể nào phản kháng được” Việc nhìn nhận bản chất con người trong sự thống nhất biện chứng của ý chí, tư duy và cảm xúc đã cho phép L.Phoiơbắc đi sâu nghiên cứu, phân tích chi tiết từng năng lực người riêng biệt với tư cách là Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 Trang 6 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó những thành tố cơ bản của văn hoá qua lý luận nhận thức, đạo đức học và mỹ học của ông 1.2.1.Quan niệm về thế giới: Xuất phát từ luận điểm: "Quan hệ thực sự của tư duy với tồn tại là: tồn tại, chủ thể; tư duy, thuộc tính" Phoiơbắc bảo vệ và chứng minh những nguyên lý duy vật của mình Ông quan niệm, vật chất có trước, ý thức có sau, tự nhiên tự nó tồn tại và người ta chỉ có thể giải thích tự nhiên xuất phát từ bản thân nó Ý thức không tự nó tồn tại được vì nó chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất Nếu như Cantơ quan niệm không gian và thời gian là hình thức "tiên nhiên" thì Phoiơbắc quan niệm, không gian và thời gian tồn tại khách quan, không có vật chất tồn tại vận động bên ngoài không gian và thời gian Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của các quy luật tự nhiên, của quan hệ nhân quả; thừa nhận sự vận động và phát triển của giới tự nhiên diễn ra một cách khách quan, từ đó dẫn tới sự xuất hiện của đời sống hữu cơ, con người Ở đây, Phoiơbắc chưa khắc phục được hạn chế của duy vật siêu hình, coi vật chất như là một cái gì thuần nhất Tuy thừa nhận vật chất vận động nhưng chưa lý giải được nguồn gốc, động lực, hình thức của vận động 1.2.2.Quan niệm về xã hội: Trong quan niệm về tự nhiên, Phoiơbắc là nhà duy vật; còn trong quan niệm về xã hội ông lại thể hiện quan điểm duy tâm Ông khẳng định những thời kỳ lịch sử loài người sở dĩ khác nhau chỉ do những thay đổi các hình thức tôn giáo; thay thế tôn giáo cũ bằng tôn giáo mới sẽ làm cho xã hội tiến lên Ở đây, Phoiơbắc chưa thấy được vai trò của thực tiễn xã hội quyết định sự vận động phát triển của xã hội loài người Khi bàn đến tôn giáo, Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý cá nhân và của sự tưởng tượng của con người Tôn giáo thể hiện sự mềm yếu, bất lực của con người trước sức mạnh tự nhiên và điều kiện của xã hội Chính con người đã bày đặt ra thần thánh bằng cách trìu tượng hóa bản chất con người Do vậy, cần thay thế tôn giáo cũ bằng thứ tôn giáo mới không cần có thần thánh, chúa trời mà lấy tình yêu giữa người với người làm nền tảng Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 Trang 7 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Những quan điểm trên đây của Phoiơbắc về cơ bản vạch ra được nguồn gốc tâm lý con người đối với tôn giáo Tuy nhiên, ông chưa chỉ rõ nguồn gốc thực sự của tôn giáo, chưa đề cập đến những cơ sở kinh tế - xã hội của vấn đề Mặc dù còn những hạn chế siêu hình trong quan điểm về tự nhiên duy tâm trong quan điểm về xã hội, chưa có quan điểm duy vật triệt để về con người nhưng Phoiơbắc đã có công lao trong việc khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật chống lại quan điểm duy tâm và tôn giáo Vì thế, quan điểm duy vật của Phoiơbắc cùng với tư tưởng biện chứng của Cantơ và phép biện chứng của Hêghen trở thành tiền đề lý luận hình thành triết học Mác – Lênin 1.2.3.Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại: Phoiơbắc cho rằng, con người là một sinh vật có hình thể vật lý – sinh lý ở trong không gian và thời gian Nhờ vậy, nó có năng lực quan sát và suy nghĩ vượt trội các loài sinh vật khác Bản chất con người là một cái gì đó thống nhất toàn vẹn giữa hai phương diện thể xác (tồn tại) và tinh thần (tư duy) Sự thống nhất toàn vẹn này đảm bảo cho con người có thể tồn tại và phát triển như một sinh vật cao nhất, hoàn thiện nhất trong mọi sinh vật hiện có Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm là sự toan tính thủ tiêu sự thống nhất toàn vẹn đó của con người, tách tư duy con người khỏi tồn tại của nó, biến tư duy con người thành một thực thể siêu tự nhiên có khả năng sáng tạo nên thế giới vật chất Sai lầm của chủ nghĩa nhị nguyên là đánh đồng tư duy và tồn tại, coi chúng như những thực thể tồn tại độc lập bên cạnh nhau, đó là một sự khẳng định vòng vo, nửa vời, trái ngược Phê phán những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa nhị nguyên trong việc tách đôi thể xác và tinh thần, tồn tại và tư duy, Phoiơbắc đã thừa nhận một cách dứt khoát rằng quan hệ thực sự của tồn tại đối với tư duy là tồn tại – chủ thể, tư duy – thuộc tính Tư duy xuất phát từ tồn tại, chứ không phải tồn tại xuất phát từ tư duy Cơ sở của tồn tại nằm ngay trong tồn tại chính là cảm tính, là nguyên lý trí tuệ, là sự tất yếu và chân lý Bản chất của tồn tại với tư cách một tồn tại chính là bản chất của giới tự nhiên Tại sao tồn tại là chủ thể, còn tư duy là thuộc tính (của chính chủ thể đó)? Để trả lời câu hỏi này, theo Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 Trang 8 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Phoiơbắc, chúng ta cần đến từ đâu, bộ óc từ đâu đến, cơ quan cơ thể từ đâu đến, thì tinh thần cũng đến từ đấy, ngay cả hoạt động tinh thần cũng là việc làm của cơ thể, của đầu óc con người, hoạt động đó khác với các hoạt động khác ở chỗ, nó là hoạt động của đầu óc Phoiơbắc cho rằng mỗi con người cụ thể bằng xương bằng thịt đang sống và hoạt động là những bằng chứng sinh động về sự thống nhất giữa thể xác và tinh thần, giữa phương diện vật lý và phương diện tâm lý Sự thống nhất này phản ánh sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng, giữa giải phẫu học và sinh lý học Sau khi công nhận một cách dứt khoát rằng, tồn tại của chủ thể, tư duy là thuộc tính, ý thức là sản phẩm của bộ óc con người, Phoiơbắc đi đến việc tìm hiểu sâu hơn bản chất tự nhiên-sinh học của con người “Bản chất chung của con người là gì? Những nhân tính cơ bản trong con người là gì? Đó là lý tính, ý chí và trái tim Con người hoàn thiện có năng lực tư duy, sức mạnh ý chí và nguồn lực tình cảm Năng lực tư duy chính là ánh sáng của nhận thức, sức mạnh của ý chí chính là năng lượng của tính cách, nguồn lực tình cảm chính là tình yêu… Trong ý chí, tư duy và tình cảm luôn chứa đựng bản chất tối cao, tuyệt đối của con người là mục đích tồn tại của nó… con người tồn tại để nhận thức, yêu thương và mong muốn.Nhưng mục đích của lý tính, của ý chí, của tình yêu là gì? Là để làm cho con người trở thành người tự do Qua những lời lẽ đó, nhà triết học cổ điển Đức muốn chứng minh rằng, bản chất chung của con người là tổng hoà mọi khát vọng chính trị, mọi năng lực nhận thức và nhu cầu tự nhiên-sinh học đã trầm tích trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài của nó Tuy nhiên, L.Phoiơbắc cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định sau khi phê phán và loại bỏ quan điểm duy tâm trong việc lý giải văn hoá và con người cũng như việc thực thể hoá lý trí của Hêghen, L.Phoiơbắc lại đi thực thể hoá cảm xúc trong triết học văn hoá của ông Những hạn chế ấy của L.Phoiơbắc sau này được C.Mác, Ph.Ăngghen khắc phục và vượt qua Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 Trang 9 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó 1.3.Quan niệm của Phoiơbắc về tôn giáo: Phoiơbắc cho rằng người ta vẫn cần 1 thứ tôn giáo khác thay thế: “tôn giáo tình yêu” để xóa bỏ áp bức, bất công trong xã hội, không muốn xóa bỏ tôn giáo, muốn hoàn thiện tôn giáo Và ông cũng cho rằng tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý cá nhân và của sự tưởng tượng của con người Ông đã chống lại quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa; ông cho rằng chính con người tạo ra Thượng đế, phủ nhận Thượng đế sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống con người Và cho rằng tôn giáo hữu thần là sự tha hóa bản chất của con người, là mối quan hệ yêu thương giữa người với người Tuy nhiên, ông chưa chỉ ra được bản chất thật sự của tôn giáo, chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm khi chỉ phê phán tôn giáo hiện thời chứ không phê phán tôn giáo nói chung, chưa thấy được vai trò của thực tiễn xã hội quyết định sự vận động phát triển của xã hội loài người Quan niệm về đạo đức của ông cũng khác với Hêghen: Hêghen cho rằng đạo đức gồm: gia đình, xã hội công dân và Nhà nước Còn Phoiơbắc chỉ quan tâm con người Tinh thần, theo Phoiơbắc, chỉ thể hiện mình ở nơi có sự vận động, ưu tư, hưng phấn, lòng nhiệt thành và xúc cảm Nơi đó là tồn tại chân chính, con người, với “các tố chất người", hợp nên “bản chất cộng đồng" mà thiếu nó, đời sống của mỗi cá nhân sẽ trở nên vô nghĩa Phoiơbắc đưa bản chất tôn giáo về bản chất con người, loại Thượng đế ra khỏi đối tượng nghiên cứu của triết học, đưa hình ảnh đó về đúng vị trí của nó thần học C.Mác nhận ra sự "nổi loạn" này ngay trong thời kỳ đang còn chịu ảnh hưởng của triết học Hêgen Sự nhận thức lại cung đồng thời là sự cải cách, là "suối lửa”, mở ra con đường cho triết học thực tiễn đúng nghĩa, triết học cải tạo thế giới, gắn với tên tuổi của C.Mác và Ph.Ăngghen 1.4.Quan niệm của Phoiơbắc về nhận thức: Phoiơbắc phê phán hệ thống duy tâm khách quan của Hêghen ở chỗ, coi đối tượng tư duy không có gì khác với bản chất của tư duy Từ đó ông khẳng Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 10 Trang Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó định, đối tượng nhận thức nói chung và của triết học nói riêng là giới tự nhiên và con người Ông kêu gọi: Hãy quan sát giới tự nhiên đi, hãy quan sát con người đi! Bạn sẽ thấy ở đấy, trước mắt bạn, những bí mật của triết học Phoiơbắc cho rằng, chủ thể nhận thức không phải trừu tượng mà là con người cụ thể, con người có khả năng nhận thức được giới tự nhiên, một người thì không thể nhận thức được hoàn toàn thế giới tự nhiên, nhưng toàn bộ loài người thông qua các thế hệ thì có thể nhận thức được Con người nhận thức được thế giới trước hết thông qua cảm giác; "Bí quyết của sự hiểu biết trực tiếp tập trung trong tính cảm giác" Phoiơbắc cũng đã xác định được mối quan hệ giữa hình thức nhận thức cảm tính với lý tính, nhưng khi tiến lên giai đoạn tư duy lý tính thì ông không rút ra được kết luận rõ ràng Như vậy, Phoiơbắc đã xây dựng quan điểm duy vật về nhận thức; đã khẳng định, con người có khả năng nhận thức Nhưng trong lý luận nhận thức đã bộc lộ hạn chế ở chỗ, chưa hiểu được quá trình phát triển biện chứng của nhận thức, vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức Cho nên, quan điểm nhận thức của Phoiơbắc vẫn nằm trong khuôn khổ của những phương pháp suy nghĩ siêu hình Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 11 Trang Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHOIƠBẮC 2.1 Ưu điểm: Phơiơbắc đã khôi phục & phát triển thêm CN duy vật thế kỷ 18 trong hoàn cảnh CN duy tâm thống trị ở Phương Tây Ông trình bày sáng rõ nhiều quan điểm duy vật & phê phán triệt để CN duy tâm & Cơ đốc giáo Ông biết đặt con người vào đúng tâm điểm phân tích triết học Triết học của ông chất chứa đầy tính DV & nhân bản, nó là một cội nguồn tư tưởng của Triết học Mác 2.2 Hạn chế: Do điều kiện lịch sử mà chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc còn mang tính máy móc, siêu hình, duy tâm về xã hội Phoiơbắc đã quan niệm một cách máy móc, siêu hình về thế giới Khi phê phán triết học Hêghen, Phoiơbắc đã phủ nhận luôn cả phương pháp biện chứng, thành tựu vĩ đại nhất của Hêghen Phoiơbắc đã tầm thường hoá phương pháp biện chứng thành mối quan hệ giao tiếp thông thường giữa người với người trong xã hội Lý luận nhận thức của Phoiơbắc là “tĩnh quan” Ông không hiểu được vai trò thực tiễn đối với nhận thức, coi thực tiễn như một “con buôn bẩn thỉu” Phoiơbắc là nhà triết học duy tâm về xã hội: Khi ông nghiên cứu về xã hội thì ông không còn là duy vật, khi ông là nhà duy vật ông không nghiên cứu lịch sử, luôn đứng trên lập trường duy tâm để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội Triết học nhân bản của Phoiơbắc thể hiện rõ lập trường duy tâm Phoiơbắc không thấy bản chất xã hội của con người Con người trong triết học nhân bản là con người trừu tượng, phi lịch sử, mang những thuộc tính sinh học, bẩm sinh, không gắn với hoạt động thực tiễn Ông cho rằng tình yêu là yếu tố quyết định con người Phoiơbắc đã đề cập tới vấn đề thực tiễn trong lý luận nhận Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 12 Trang Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó thức duy vật, tuy nhiên ông mới hiểu thực tiễn là tổng hợp những yêu cầu của con người về tinh thần, về sinh lý Phoiơbắc cho rằng các thời đại khác nhau là do sự khác nhau về tôn giáo, cho nên, muốn thay đổi xã hội cũ bằng xã hội mới tốt đẹp chỉ cần thay đổi tôn giáo cũ bằng một tôn giáo mới - thay thế thứ tôn giáo sùng bái Thượng đế để xây dựng một tôn giáo mới - tôn giáo tình yêu Cách tiếp cận giá trị luận về con người là cần thiết, nhưng chưa đủ cơ sở đề giải thích bản chất thực sự của con người Chính vì thế mà trong thời kỳ xác lập những tư tưởng nền tảng của triết học mới, C.Mác đã nêu ra hai phạm trù lớn trong một tuyên ngôn triết học của mình - phạm trù thực tiễn và phạm trù bản chất con người Thống nhất hai phạm trù đó sẽ hiểu được điểm xuất phát và mục đích cuối cùng của triết học Mác Cái cần có trong triết học mang tính cải cách của Phoiơbắc chỉ dừng lại ở những nét phác thảo đơn giản, sơ lược và đầy mâu thuẫn Đóng góp lớn nhất của Phoiơbắc chính là ở chỗ, ông đã vượt qua một thói quen tư duy để hình thành cách suy nghĩ mới, cả trong quan niệm về tự nhiên, về l luận nhận thức lẫn trong cách hiểu về con người "Triết học hiện đại từ bỏ tư tưởng kinh viện " tuyên bố đó của Phoiơbắc trong Những nguyên nhân cơ bản của triết học về tương lai tự nó đã thể hiện thiên hướng cải cách tích cực của ông Triết học cần từ bỏ tính sách vở, những biện luận thuần tu của tư duy để đến với cuộc sống, được vật chất hoá trong hoạt động thực tiễn của con người Cái cần có trong dự án cải cách triết học của Phoiơbắc - sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật và thuyết nhân bản đã được hiệu chỉnh, hoàn thiện, phát triển lên trình độ cao, trình độ của chủ nghĩa duy vật biện chứng triệt để và khoa học Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 13 Trang Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó KẾT LUẬN Tóm lại, tiến trình của Phoi-ơ-bắc là tiến trình của một môn đồ của Hêghen - đành rằng, chẳng bao giờ là một môn đồ hoàn toàn chính thống- hướng tới chủ nghĩa duy vật Tiến trình đó, đến một giai đoạn nhất định, nhất thiết phải dẫn tới sự đoạn tuyệt hoàn toàn với hệ thống duy tâm chủ nghĩa của vị tiền bối của ông Cuối cùng, với một sức mạnh không gì cưỡng lại được, Phoi-ơ-bắc buộc phải đi đến chỗ thừa nhận rằng cái mà Hê-ghen đã nói tới: sự tồn tại của “ý niệm tuyệt đối” trước khi có thế giới, sự “tồn tại từ trước của những phạm trù lô-gích” trước khi có thế giới, không phải là cái gì khác, mà chỉ là tàn dư hư ảo của lòng tin vào một đấng sáng tạo siêu phàm; rằng thế giới vật chất, cảm thấy được bằng giác quan, thế giới mà bản thân chúng ta cũng thuộc vào đấy, là hiện thực duy nhất; rằng ý thức, cũng như tư duy của chúng ta, dù có vẻ siêu cảm giác như thế nào đi chăng nữa, cũng chỉ là sản vật của một khí quan vật chất, nhục thể, tức là bộ óc Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần, mà chỉ có bản thân tinh thần mới là sản phẩm tối cao của vật chất Đó dĩ nhiên là chủ nghĩa duy vật thuần túy Nhưng đạt tới điểm đó rồi thì đột nhiên Phoi-ơ-bắc dừng lại Ông không thể khắc phục được thành kiến triết học thông thường, tức là thành kiến không phải đối với thực chất của vấn đề, mà đối với từ “chủ nghĩ duy vật” Như vậy, Phoiơbắc đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo Ông đã vạch ra mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, chỉ ra sự cần thiết phải đấu trnah loại bỏ tôn giáo hữu thần, coi đó là sự tha hoá bản chất của con người Ông đã có công khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII, XVIII Tuy nhiên trong lúc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen, Phoiơbắc lại vứt bỏ luôn phép biện chứng của Hêghen Cũng như các nhà triết học giai đoạn trước Mác, Phoiơbăc rơi vào duy tâm khi giải quyết các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 14 Trang Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Mặc dù triết học của Phoiơbắc có những hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh của ông chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung đã có ý nghĩa lịch sử to lớn Vì vậy, triết học của Phoiơbắc trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 15 Trang Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS Bùi Văn Mưa, Triết học (phần I) “Đại cương về lịch sử Triết học” Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành Triết học – trang 209, xuất bản năm 2011 [2] Ph.Ăngghen, Lút vích phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, 1888 [3] Hệ tư tưởng Đức – Nhà xuất bản sự thật - năm 1977 a TS Nguyễn Huy Hòang, Quan điểm của L.PHOIƠBẮC về văn hóa và con người, Tap chí Triết học số 5 (180) năm 2006 http://www.vientriethoc.com.vn/? vientriet=articles_deltails&id=543&cat=48&pcat= b Phó giáo sư – TS Đặng Hữu Tòan, “hệ tư tưởng Đức” – tác phẩm đánh dấu sự ra đời một thế giới quan mới, một quan niệm duy vật về lịch sử, Tạp chí Triết học số 1 (176) năm 2006 http://www.vientriethoc.com.vn/? vientriet=articles_deltails&id=766&cat=48&pcat= c TS Lê Công Sự, Đánh giá của C.Mác và ph.Ăngghen về vấn đề con người trong triết học L.Phoiơbắc qua “hệ tư tưởng Đức”, Tạp chí Triết học số 11 (186) năm 2006 http://www.vientriethoc.com.vn/? vientriet=articles_deltails&id=364&cat=48&pcat= [4] C.Mác, Luận cương về Phoiơbắc, 1845 [5] Lút-vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Triết học (tập 1, 2, 3) - Dùng cho Nghiên cứu sinh và Học viên cao học không thuộc chuyên ngành Triết học NXB Chính trị Quốc gia – năm 2001 [7] Phoi-ơ-bắc sự đối lập giữa quan điểm duy vật chủ nghĩa và quan điểm duy tâm chủ nghĩa-Nhà xuất bản sự thật- năm 1977 Nguyễn Thị Hồng Nhung, STT: 117, Lớp: K21 – đêm5 16 Trang ... nhân Phoiơbắc giá trị, hạn chế NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 1.1 Nguyên lý nhân triết học Phoiơbắc: Nguyên lý nhân triết học Phoiơbắc xoá bỏ... Trang Chủ nghĩa vật nhân Phoiơbắc giá trị, hạn chế Mặc dù triết học Phoiơbắc có hạn chế, đấu tranh ông chống lại chủ nghĩa tâm tơn giáo nói chung có ý nghĩa lịch sử to lớn Vì vậy, triết học Phoiơbắc. .. loạt chủ nghĩa khác nhau, chủ nghĩa cảm, chủ nghĩa lý, ý chí luận, chủ nghĩa khối lạc, chủ nghĩa phi lý Vượt khỏi hạn chế tư siêu hình, mong muốn dung hồ chủ nghĩa vật chủ nghĩa tâm, chủ nghĩa

Ngày đăng: 21/11/2014, 23:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC

    • 1.1. Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc:

    • 1.2. Quan điểm của Phoiơbắc về con người:

      • 1.2.1.Quan niệm về thế giới:

      • 1.2.2.Quan niệm về xã hội:

      • 1.2.3.Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại:

      • 1.3.Quan niệm của Phoiơbắc về tôn giáo:

      • 1.4.Quan niệm của Phoiơbắc về nhận thức:

      • CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHOIƠBẮC

        • 2.1. Ưu điểm:

        • Phơiơbắc đã khôi phục & phát triển thêm CN duy vật thế kỷ 18 trong hoàn cảnh CN duy tâm thống trị ở Phương Tây.

        • Ông trình bày sáng rõ nhiều quan điểm duy vật & phê phán triệt để CN duy tâm & Cơ đốc giáo.

        • Ông biết đặt con người vào đúng tâm điểm phân tích triết học.

        • Triết học của ông chất chứa đầy tính DV & nhân bản, nó là một cội nguồn tư tưởng của Triết học Mác.

          • 2.2. Hạn chế:

          • KẾT LUẬN

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan