TIỂU LUẬN TRIẾT CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ

16 640 0
TIỂU LUẬN TRIẾT CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TRIẾT CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Tiểu luận triết học Đề tài: “CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH, NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ” Người thực hiện : Đào Thị Kim Huyền STT : 74 – Nhóm 8 Lớp : Cao học Đêm 5 – Khóa 21 Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Văn Mưa TP.Hồ Chí Minh – Năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU “Từ thế kỷ XVII trở đi, Tây Âu chuyển mình dữ dội sau ngàn năm yên tĩnh”[3,60], đặc biệt là nước Anh, quốc gia tư bản lớn nhất lúc bấy giờ với những sự phát triển mạnh mẽ của về kinh tế xã hội, khoa học và văn hóa trên mọi lĩnh vực. Cùng với sự phát triển đó, một trong hai khuynh hướng triết học chủ đạo bấy giờ là Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh đã để lại một dấu ấn rất sâu sắc trong khoa học và văn hóa phương Tây. Và cũng có thể nói chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh đã “Nở một nụ cười tươi rói” sau một ngàn năm thống trị của Thiên Chúa Giáo khi công khai đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư biện giáo điều, tách triết học ra khỏi thần học và giáo hội, mang tính cách mạng khoa học, tính chiến đấu cao, giải phóng con người, cùng với những ưu điểm như: Khôi phục lại vai trò của triết học và khoa học, nhìn nhận thế giới khách quan, đưa ra quy luật và cải tạo quy luật, phương pháp nhận thức …Bên cạnh đó có những hạn chế là: Nhận thức vấn đề mang tính máy móc siêu hình, nhìn nhận vấn đề chưa toàn diện…Vì vậy muốn làm rõ những nhận định trên cần phải tiến hành tìm hiểu tư tưởng chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh cũng như đưa những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa này. Từ đó sẽ có những kiến nghị tốt hơn cho vấn đề này. Để hoàn thành bài tiểu luận này cần dựa vào tài liệu sau: 1) Bùi Văn Mưa (chủ biên), Tài liệu Triết học (phần I & II)(dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc ngành triết học), Lưu hành nội bộ,Tp.HCM, 2011 ; 2) Bùi Văn Mưa, Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới, NXB Đại học Quốc Gia, Tp.HCM, 2008. 2 2Chương 12 2Chương 12 CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh gồm 3 quan niệm chủ yếu là Ph. Bêcơn, T.Hốpxơ và Gi.Lốccơ. Trong đó, “Ph.Bêcơn đặt nền móng, T.Hốpxơ phát triển theo khuynh hướng kinh nghiệm và Gi.Lốccơ đẩy mạnh theo khuynh hướng duy giác”[1,132]. Nội dung cơ bản của tư tưởng trường phái triết học được thể hiện cụ thể như sau: 1.1 Những định hướng xây dựng triết học và khoa học mới. Các triết gia thời kỳ bấy giờ đều chủ trương xây dựng triết học và khoa học mới xuất phát từ 2 cơ sở là : tri thức là sức mạnh và lý luận thống nhất với thực tiễn.  Theo Ph.Bêcơn: Phải xây dựng một nền triết học và khoa học mới Triết học mới phải là “Khoa học của mọi khoa học, hoặc là cơ sở của mọi khoa học”[1,132]. Có nhiệm vụ là “Xóa bỏ những sai lầm chủ quan, loại bỏ những niềm tin mù quáng, nắm bắt trật tự của thế giới để xây dựng hiểu biết đúng đắn về thế giới”[3,61]. Khoa học mới là “Lý luận thống nhất với thực tiễn”[1,133]. Có Nhiệm vụ là “Phải lấy việc khám phá ra các quy luật của thế giới, lấy việc tăng cường quyền lực tinh thần để con người làm chủ và cải tạo giới tự nhiên làm mục đích”[3,61].  Và Tiếp tục kế thừa quan điểm thực tiễn và tri thức là sức mạnh của Ph.Bêcơn, theo T.Hốpxơ thì “Triết học là hoạt động trí tuệ của con người nhằm khám phá ra bản chất của sự vật”[4,224], và “Vấn đề trung tâm của triết học là con người”[1,138], nên theo ông triết học bao gồm 2 bộ phận: triết học tự nhiên và triết học xã hội.  Cuối cùng, Gi.Lốccơ “Kế thừa tư tưởng của Ph.Bêcơn cho rằng mọi nhận thức đều bắt nguồn từ kinh nghiệm”[4,227]. Ông đã phát triển thêm theo khuynh hướng duy giác và Gi.Lốccơ cho rằng “Mọi tri thức của con người đều bắt nguồn từ cảm giác từ kinh nghiệm”[1,142]. 3 3Chương 13 3Chương 13 Từ những định hướng này, trường phái tư tưởng triết học kinh nghiệm Anh được thể hiện cụ thể như sau: 1.2 Quan niệm về thế giới và con người. 1.2.1 Quan niệm về thế giới.  Ph.Bêcơn cho rằng “Để lý giải được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất là đủ. Ông đã cải biến thuyết bốn nguyên nhân của Arixtốt theo hướng duy vật”[7,1]. Ông cho rằng “Giới tự nhiên tồn tại khách quan, đa dạng và thống nhất ”[1,133]: Tính khách quan: “Thế giới tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào tình cảm, uy tín, nhận thức (cái chủ quan) của con người. Triết học và khoa học không thể biết cái gì về thế giới vật chất khách quan đó”[1,133]. Ông coi nguyên tắc khách quan là nguyên tắc hàng đầu của khoa học và triết học mới để nhận thức đúng đắn thế giới và ông phủ nhận hoàn toàn cái chủ quan. Tính đa dạng: “Thế giới được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan niệm về vật chất, về hình dạng, về vận động”[1,133]. Và ông lý giải rằng vật chất “Là toàn thể các phần tử nhỏ với những tính chất khác nhau”[1,133], còn hình dạng là “Nguyên nhân làm cho các sự vật trở thành khác nhau, là lý do đầy đủ để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại, là quy luật chi phối sự vận động của chúng”[1,134], và vận đồng là “Bản năng là sinh khí của sự vật, là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất”[1,134]. Ph.Bêcơn còn cho rằng có 19 dạng vận động, trong đó “Hình dạng là dạnh vận động mà nhờ vào nó các phần tử vật chất cấu thành sự vật”[1,134], và “Đứng im cũng là dạng vận động”[1,134]. Tính thống nhất: “Do vật chất, hình dạng, vận động thống nhất với nhau nên nhận thức bản chất của sự vật vật chất là khám phá ra hình dạng, là vạch ra các quy luật vận động chi phối chúng”[1,134]. 4 4Chương 14 4Chương 14  Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ cho rằng “Giới tự nhiên không do thượng đế hay thần thánh tạo ra, nó đã tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại có trước con người”[1,139]. Theo quan điểm duy danh, ông cho rằng giới tự nhiên là “Toàn thể các vật thể riêng lẻ, và chỉ có các vật thể riêng lẻ mới tồn tại khách quan, mọi sự vật đều quy về quan hệ số lượng cơ học, toán học, vì thế là một thế giới không thuộc tính, không màu sắc”[1,139]. Đây là một bước lùi so với bức tranh thế giới nhiều tính chất nhiều màu sắc của Ph.Bêcơn. Nhưng ông đã triệt để hơn so với Ph.Bêcơn khi quan niệm về giới tự nhiên, về quan hệ giữa triết học và thần học theo ông thì “Cần phải tách thần học ra khỏi triết học”[1,138] 1.2.2 Quan niệm về con người.  Ph.Bêcơn cho rằng “Con người là sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể xác và linh hồn và đều được cấu tạo từ vật chất. Khoa học nghiên cứu con người và linh hồn là khoa học tự nhiên”[1,133].  Còn theo T.Hốpxơ thì ông quan niệm “Vấn đề trung tâm của triết học là vấn đề con người”[1,138] và“Con người và cả động vật là những cổ máy phức tạp, hành vi hoạt động đều do sự tác động ở bên ngoài gây nên”[1,139]. Và “Cảm giác của linh hồn không ảnh hưởng đến chuyển động và sức đẩy trong bộ ốc hay trái tim”[1,139]. T.Hốpxơ cho rằng “Có sự khác biệt nhất định giữa các vật thể phi linh hồn và các cỗ máy tự động có linh hồn”[1,139]. Ông đã “Phủ nhận sự tồn tại linh hồn như một thực thể tinh thần bất tử, ông chỉ thừa nhận thể xác và những hoạt động mang tính cơ học của nó”[1,139]. Và nói “Thượng đế và lòng tin tôn giáo chỉ là những sản phẩm của trí tưởng tượng dồi dào của con người”[1,139]. 1.3 Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức. 1.3.1 Quan niệm về nhận thức. 5 5Chương 15 5Chương 15  Ph.Bêcơn cho rằng quá trình nhận thức xảy ra bắt đầu từ thế giới khách quan, thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. “Cảm giác kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức”[1,134]: theo ông thì “Khoa học phải là khoa học thực nghiệm sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp để khái quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất của thế giới khách quan, đa dạng và thống nhất”[1,134]. Còn Tri thức khoa học luôn mang tính khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người. Lý luận về ảo tưởng: Theo Ph.Bêcơn “Quá trình nhận thức của con người bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan như mắc phải các ảo tưởng: ảo tưởng loài, hang động, thị trường và nhà hát nên mắc sai lầm”[1,135]. Và trong các ảo tưởng này thì ảo tưởng nhà hát là nguy hiểm nhất, đưa đến nhận thức con người sai lầm nhất. Và để khắc phục những các ảo tưởng này, phải khách quan hóa hoạt động nhận thức.“Điều này được thực hiện bằng cách tiếp cận trực tiếp thế giới tự nhiên mà không thông qua uy tín, sách vở, lòng tin, tín điều…”[1,135] mà phải “Tiếp cận bằng quan sát, làm thí nghiệm, hoàn thiện công cụ nhận thức, nhân cách cá tính cá nhân của từng con người, và đặc biệt là biết sử dụng phép quy nạp khoa học, biết tổng hợp và khái quát hóa một cách đúng đắn các tài liệu kinh nghiệm cảm tính riêng lẻ”[1,136].  T.Hốpxơ thì cho rằng “Mọi quá trình nhận thức đều dựa trên ý tưởng, mọi ý tưởng đều có cội nguồn từ cảm giác về thế giới bên ngoài”[1,140]. “Quá trình nhận thức chỉ là những thao tác trên những cảm giác về những sự vật riêng lẻ trong thế giới nên sản phẩm mà nhận thức mang lại chỉ kinh nghiệm tri thức về những sự kiện mang tính sự kiện, đơn nhất hay đang xảy ra”[1,140] nên nhận thức mang lại chỉ là “ Kinh nghiệm – tri thức về những sự kiện kinh nghiệm riêng lẻ”[1,140]. 6 6Chương 16 6Chương 16 T.Hốpxơ còn khẳng định “Chân lý không phải tính chất gắn liền với các vật riêng lẻ mà là tính chất của các suy diễn về sự vật do tư duy chúng ta tiến hành”[1,141].  Còn Gi.Lốccơ thì kế thừa tư tưởng của Ph.Bêcơn cho rằng mọi nhận thức đều bắt đầu từ kinh nghiệm, Gi. Lốccơ phát triển thêm là “Mọi kinh nghiệm đều bắt đầu từ cảm giác”[4,227]. Cảm giác được hình thành khi con người tiếp cận với thế giới xung quanh. Gi.Lốccơ cho rằng kinh nghiệm có 2 loại là kinh nghiệm: Kinh nghiệm bên ngoài là “Kết quả của sự tập hợp các cảm giác do sự tác động của sự vật khách quan lên giác quan con người”[1,143]. Kinh nghiệm bên trong là “Kết quả cử sự tập hợp các cảm giác bên trong con người, nó có nguồn gốc từ thế giới vật chất khác quan”[1,43]. Về tư tưởng con người theo ông có hai loại tư tưởng: “Tư tưởng đơn giản là tổng đơn thuần các cảm giác của con người”[1,143] và “Tư tưởng phức tạp xuất hiện khi có sự hoạt động tích cực của lý trí”[1,143]. 1.3.2 Quan điểm về phương pháp nhận thức.  Ph.Bêcơn cho rằng từ trước đến nay, tư duy cũ chỉ sử dụng chủ yếu phương pháp con nhện và phương pháp con kiến. Đây là phương pháp nhận thức sai lầm. Và ông khắc phục hai phương pháp này bằng tư duy mới là “Nhà khoa học phải là nhà khoa học thực nghiệm biết sử dụng điêu luyện phương pháp con ong”[1,136]. Ph.Bêcơn đã đưa ra phương pháp lập bảng (có mặt ghi dấu “+”, vắng mặt ghi dấu“-”, có mặt nhiều ghi nhiều dấu“+”). Sau này S.Minlơ đã hệ thống hóa thành 4 phương pháp Minlơ (phương pháp tương đồng, khác biệt, đồng biến và phần dư) để khám phá ra mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật chi phối các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Ông đòi hỏi quá trình nghiên cứu - nhận thức đúng đắn cần phải trải qua ba bước: 7 7Chương 17 7Chương 17 - Dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm, tiếp cận thế giới tự nhiên đa dạng và sinh động để thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính. - So sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm cảm tính này để xây dựng các sự kiện khoa học và phát hiện ra mối quan hệ nhân quả giữa chúng. - Bằng quy nạp khoa học,khái quát các sự kiện khoa học, phát hiện ra mối liên hệ nhân quả, xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng đang nghiên cứu, từ giả thuyết này rút ra các hệ quả tất yếu của chúng. Bằng những quan sát, làm thì nghiệm mới, kiểm tra các hệ quả đó, nếu đúng thì giả thuyết khoa học trở thành nguyên lý, định luật tổng quát (của khoa học thực nghiệm), nếu sai thì lập lại giả thuyết mới. Theo Ph.Bêcơn thì “Quá trình nhận thức đòi hỏi phải xuất phát từ kinh nghiệm cảm tính, còn kinh nghiệm cảm tính lại xuất phát từ thế giới khách quan”[1,137]. Ông coi “Tư duy tổng hợp và phép quy nạp khoa học là những công cụ hiệu quả để xây dựng khoa học thực nghiệm và chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm nhằm khám phá ra các quy luật của thế giới để con người chinh phục nó và bắt nó phục vụ lợi ích cho chính mình”[1,137]. 1.4 Quan niệm về chính trị xã hội.  Ph.Bêcơn “Đòi hỏi phải xây dựng một nhà nước tập quyền đủ mạnh để chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ”[1,137]. Và “Phát triển một nền công nghiệp thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức khoa học và tiến bộ khoa học”[1,138]. Ông chủ trương cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo mà không cần sự đấu tranh của nhân dân.  Còn T.Hốpxơ cho rằng có hai trạng thái tồn tại trong xã hội loài người: “Trạng thái tự nhiên là tính ích kỷ, hiếu thắng thống trị”[1,141] còn “Trạng thái công dân là tại đó bản tính tự nhiên của con người bị ức chế bởi bản tính xã hội”[1,141]. Và căn cứ vào bản tính xã hội, con người lặp ra nhà nước cùng bộ máy 8 8Chương 18 8Chương 18 chính phủ mà ở đó “Bản thân mỗi con người – công dân của nhà nước phải có nghĩa vụ tuân thủ tuân thủ các chuẩn mực của nhà nước. Nhà thờ cũng phải phục tùng nhà nhà nước chứ không phải ngược lại”[1,142]. Và với quan niệm trên ta thấy Hốpxơ đang còn quan niệm tự nhiên về nhà nước và xã hôi nhưng có sự tiến bộ là đấu tranh chống lại thế quyền của giai cấp phong kiến và thần quyền của nhà thờ. 9 9Chương 19 9Chương 19 CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH. Từ những tư tưởng cơ bản của các nhà triết gia thuộc trường phái chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh trên ta thấy được những giá trị cũng như những hạn chế như sau: 2.1 Những giá trị của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh.  Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh đã dựa trên hai tư tưởng chủ đạo là “tri thức là sức mạnh và lý luận phải gắn với thực tiễn”. Thời kỳ trước đó (trước Ph.Bêcơn) người ta coi thường tri thức và đề cao đức tin (xem đức tin là sức mạnh) và đề cao lý luận, lý lẽ xuông. Nhưng Ph.Bêcơn đã khẳng định khi xây dựng quan điểm triết học là phải căn cứ vào hai tư tưởng chủ đạo trên, phải xây dựng một nền triết học mới (tri thức là sức mạnh) gắn liền với khoa học mới (lý luận phải gắn liền với thực tiễn). Ông đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và triết học và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Và mặc dù có thể thời kỳ lúc này hai tư tưởng trên vẫn chưa đúng nhưng so với hiện nay thì tư tưởng trên là đúng. Và hiện nay nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn là một trong những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin.  Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm – tôn giáo, kinh viện và giáo điều. Sau hơn một ngàn năm không ánh sáng, với sự thống trị của tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm: lúc đó khoa học bị xóa sổ, lòng tin là sức mạnh (không phải lý trí), chân lý là kinh thánh, con người yêu, tôn thờ một đấng tối cao là thượng đế… Đến nay thời kì chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm được Ph.Bêcơn sáng lập ra có thể có “Chiến thắng rực rở hơn” khi công khai chống lại chủ nghĩa kinh viện, duy tâm, giáo điều. Những tư tưởng của Ph.Bêcơn có ý nghĩa chống lại chủ nghĩa tôn giáo. Ông cho rằng “Triết học và khoa học cũ trước đây thì mang tính tư biện giáo điều, lề thói lý luận xuông xa rời cuộc sống thực tiễn”[1,132], vì vậy cần khắc phục những nhược điểm trên khi 10 10Chương 110 10Chương 110 [...]... ninh, hình sự, và y học 2.2 Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh Bên cạnh những giá trị trên trường phái triết học này còn thể hiện những hạn chế sau:  Quan niệm về vai trò của triết học là “Khoa học của mọi khoa học” Hiện nay vai trò của triết học cũng như là một trong những ngành khoa học khác, nhưng triết học là cơ sở lý luận chung cho các ngành khoa học khác Nhưng vào thời của Ph.Bê... luật và cải tạo quy luật ( nhận thức và phương pháp luận) Nhận ra được những sai lầm về các loại ảo tưởng và cần phải hạn chế những ảo tưởng này Nhận ra hạn chế của các phương pháp cũ như phương pháp con kiến và con nhện đề nghị và sử dụng thành thạo điêu luyện phương pháp con ong  Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh có giá trị đạo đức và nhân vân: Triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề con người và. .. tính là sự phát triển của vật chất trong mối liên hệ đa dạng và phức tạp của nó 14 Chương 115 15 Chương 115 15 KẾT LUẬN Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh với tư tưởng chủ đạo của các nhà triết học gia như Ph.Bêcơn là người đặt nền móng, T.Hốpxơ phát triển theo khuynh hướng kinh nghiệm và Gi.Lốccơ đấy mạnh theo khuynh hướng duy giác đã thực hiện được đơn đặt hàng của lịch sử triết học vào thời đại phương... tính chất thần học trong hệ thống triết học Đây là một quan điểm đúng đắn của trường phái chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh trong thời đại lúc bấy giờ  Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh (cụ thể là quan điểm của Ph.Bêcơn) lần đầu tiên nêu ra nguyên tắc khách quan trong xem xét, nhận thức vấn đề Nguyên tắc khách quan là nguyên tắc thứ nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mác (sau này), đây là một... Anh rất đề cao giá trị của con người nhưng lại coi con người như một cổ máy và do không hiểu đúng về con người nên các nhà triết học duy vật thời này đã không hiểu đúng vai trò của con người trong thế giới mà học đang sống (sau này C.Mác đã khẳng định đúng vị trí và vai trò của con người) Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh nói riêng và các nhà duy vật trong thời kỳ này do mang nặng tư duy máy móc nên... tố chủ quan Tuy nhiên vào thời Ph.Bêcơn tuy ông là người đầu tiên đặt vấn đề nguyên tắc khách quan nhưng ông là nhà tư sản sống trong thời đại chủ nghĩa siêu hình nên nhìn thấy khách quan là khách quan, chủ quan là chủ quan, không đề cao cái chủ quan, loại bỏ chủ nghĩa chủ quan ra khỏi khách quan Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh mang tính siêu hình, máy móc không  triệt để Có thể nói rằng Hạn chế. .. bản chất của thế giới nhưng vẫn coi vật chất cụ thể là vật chất đầu tiên tạo ra vũ trụ và con người Trong khi đó để hiểu đúng về vật chất thì “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để dùng để chỉ thực tại khách quan dược đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác”[2,18] Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh rất... tiễn, thấm sâu vào cung cách suy nghĩ, lý giải của con người về mọi cái xảy ra trong thế giới”[3,63] Và từ đó triết học duy vật vừa mang tính siêu hình vừa mang tính máy móc đã trở thành “cơ sở lý luận tổng quát để giải quyết các vấn đề mang tính thế giới quan vào thời đại lúc bấy giờ”[3,63]  Những tư tưởng của Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh vẫn còn giá trị và được áp dụng trong các ngành khoa học ngày... vẫn còn nhiều hạn chế và chưa triệt để Do đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm Đặc trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc Và đây là hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh 15 Chương... ngôn của thời đại Khẳng định về vai trò của tri thức khoa học trong đời sống xã hội suốt mấy thế kỷ qua vẫn tiếp tục được triển khai bởi các trào lưu triết học ở phương Tây Sau gần 400 năm, tinh thần triết học Ph.Bêcơn nói riêng và chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh nói chung vẫn đang được chứng minh trong thời đại chúng ta Bên cạnh đó, tư tưởng của trường phái triết học này do mang tính siêu hình và . học Đề tài: “CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH, NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ” Người thực hiện : Đào Thị Kim Huyền STT : 74 – Nhóm 8 Lớp : Cao học Đêm 5 – Khóa 21 Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Văn Mưa TP.Hồ. người bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan như mắc phải các ảo tưởng: ảo tưởng loài, hang động, thị trường và nhà hát nên mắc sai lầm”[1,135]. Và trong các ảo tưởng này thì ảo tưởng nhà hát là

Ngày đăng: 21/11/2014, 18:13

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH

  • CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH. Từ những tư tưởng cơ bản của các nhà triết gia thuộc trường phái chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh trên ta thấy được những giá trị cũng như những hạn chế như sau:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan