tiểu luận hệ thống tài chính của mĩ so sánh hệ thống tài chính của mĩ với việt nam

26 7.5K 47
tiểu luận hệ thống tài chính của mĩ so sánh hệ thống tài chính của mĩ với việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Phần A: Sự ra đời và phát triển của tài chính bắt nguồn từ hai tiền đề cơ bản: 1/ Sự ra đời và phát triển của tài chính bắt nguồn từ hai tiền đề cơ bản: 2/ Bản chất của tài chính 3/Các đặc trưng cơ bản của tài chính: Phần B: Hệ Thống tài chính Mỹ và So Sánh hệ thống tài chính Mỹ với hệ thống tài chính Việt Nam Phần (1) Thị trường tài chính Mỹ I/ Tổng quan về thị trường tài chính II/ Thị Trường tài chính Mỹ: a) Thị trường tiền tệ b) Thị trường vốn III/ So sánh thị trường tài chính Mỹ và thị trường tài chính Việt Nam IV/ Lãi suất a) Những loại lãi suất điều hành chính tại Việt Nam và Hoa Kỳ. b) Cơ chế điều hành tại Mỹ c) So sánh với cơ chế điều hành lãi suất Việt Nam: Phần (2) Các chủ thể tài chính Mỹ I/ Tổng quan về các chủ thể tài chính II/ Các chủ thể trong hệ thống tài chính Mỹ thông qua việc sử dụng bảng phân loại theo lĩnh vực của Cục Dự Trữ Liên Bang 1) NHÓM NGÀNH PHI TÀI CHÍNH QUỐC NỘI a) Khu vực nhà nước b) Doanh nghiệp phi tài chính : 2) KHU VỰC TÀI CHÍNH QUỐC NỘI a) Tổ chức nhận tiền gửi b) Ngân hàng cấp vốn c) Các tổ chức tài chính không nhận tiền gửi d) Công ty bảo hiểm e) Công ty đầu tư 3) NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI III/ So sánh các chủ thể tài chính của Mỹ với Việt Nam Phần (3) Cơ sở hạ tầng tài chính. I/Cơ sở hạ tầng tài chính Mỹ II/ So sánh với cơ sở hạ tầng tài chính ở Việt Nam Kết luận Danh mục các tài liệu tham khảo Đánh giá hoạt động của các thành viên Lời mở đầu: Tài chính là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế thị trường hiện nay với chức năng chủ yếu chu chuyển tiền từ nơi thừa đến nơi thiếu và do vậy nó sẽ có ảnh hưởng cực lớn đến sức khỏe của nền kinh tế. Do đó việc tìm hiểu nguồn gốc ra đời cũng như là bản chất và phân tích kĩ càng phạm trù tài chính là một trong những điều quan trọng mà sinh viên Kinh tế chúng em cần phải có. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên là PGS TS Bùi Thị Mai Hoài chúng em đã có những hiểu biết cơ bản và nhất định về phạm trù tài chính này, bên cạnh đó để gia tăng thêm khả năng tìm hiểu cũng như hiểu một cách tường tận và sâu sắc hơn về phạm trù này, chúng em xin trình bày những suy nghĩ của chúng em về Hệ thống tài chính của Mỹ đồng thời so sánh với hệ thống tài chính ở Việt Nam. Với việc nghiên cứu hệ thống tài chính của Mỹ, đối chiếu so sánh với hệ thống tài chính của Việt Nam để tìm ra những điểm giống và khác nhau của hai nền tài chính sẽ giúp chúng em nhận biết được phương hướng phát triển của nền tài chính Việt Nam, chính điều này sẽ định hướng cho chúng em một tầm nhìn mới để phát triển tư duy, sáng tạo đồng thời chúng em sẽ nhận biết rằng Việt Nam chúng ta đang ở đâu và cần phải làm những gì, thực hiện những công việc gì cũng như cách vận hành một cách khoa học để tiến tới một nền tài chính bền vững. Trong bài phân tích của nhóm em có sử dụng những tài liệu trong và ngoài nước, chúng em sẽ trích dẫn ở phần cuối của bài phân tích. Phân tích từ lịch sử hình thành và tổng quan hệ thống tài chính, sau đó phân tích hệ thống tài chính Mỹ và so sánh với hệ thống tài chính Việt Nam. Bài phân tích của chúng em chắc chắn không thể tránh được những sai sót, hi vọng sẽ được cô giúp đỡ, bên cạnh đó chúng em sẽ đảm bảo tính đúng đắn của những tài liệu chúng em sử dụng. Chúng em xin cảm ơn cô rất nhiều. Phần A: Sự ra đời và phát triển của tài chính bắt nguồn từ hai tiền đề cơ bản: Để hiểu chính xác về hệ thống tài chính chúng em quay về vấn đề tìm hiểu về tìm hiểu về những vấn đề chung về tài chính, sự ra đời và phát triển của tài chính. 1/ Sự ra đời và phát triển của tài chính bắt nguồn từ hai tiền đề cơ bản: -Sự phát sinh những quan hệ khi nhà nước được thành lập. Chúng ta có thể hiểu tiền tệ thông qua việc giao dịch hàng hóa mà xuất hiện, tiền tệ là quy ước chung, đại diện cho một quốc gia. Để duy trì hoạt động của mình, nhà nước sử dụng quyền lực chính trị quy định sự đóng góp của cải của các tổ chức, đơn vị kinh tế và của cá nhân dân cư cho Nhà nước. Như vậy, sự ra đời của Nhà nước đã làm nảy sinh trong xã hội những quan hệ kinh tế mà trước đó chưa có. -Sự ra đời của các hình thái giá trị dẫn đến sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ. Sự ra đời này chi phối hoàn toàn sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, nhanh chóng thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa trở nên tấp nập và hệ thống trao đổi ngày càng phức tạp hơn. Sự xuất hiện của tiền tệ đã làm nên cuộc cách mạng từ phân phối bằng hiện vật (phi tài chính) sang phân phối bằng giá tr ị (phân phối tài chính). Khi hàng hóa trao đổi nó gắn liền với sự vận động của tiền tệ, phát sinh ra thu nhập cho người cung cấp hàng hóa. Trải qua quá trình phân phối, các khoản thu nhập tạo ra các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế. Sự vận động liên tục của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa đòi hỏi các quỹ tiền tệ phải được tạo lập, phân phối và sử dụng. Dần dần, một phần sự vận động tệ trở nên độc lập với hàng hóa, đó chính là vận động của tiền trong tài chính. Đây chính là cơ sở tài chính ra đời. Cùng với sự phát triển của nhà nước và nền sản xuất hàng hóa, tài chính không ngừng phát triển từ thấp đến cao, biểu hiện là sự phát triển của các phương thức chu chuyển tiền tệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ với nhau. 2/ Bản chất của tài chính Tài chính phản ảnh mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính. ( trích Giáo trình Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ Chủ biên PGS.TS Sử Đình Thành và TS Vũ Thị Minh Hằng Chủ biên, xuất bản 2008.) Quyết định tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn tài chính gắn liền với lợi ích của mỗi chủ thể khi tham gia với chi phí kì vọng là thấp nhất. Lợi ích và chi phí có khái niệm theo nghĩa rộng và mang tính chuẩn tắc. Ví dụ: Khi 2 công ty vay ngân hàng với tình trạng, điều kiện công ty là như nhau, thời gian vay như nhau. Công ty A vay với lãi suất 7%, công ty B vay với lãi suất là 8%. Việc cho công ty A hay B vay phụ thuộc vào người quản lý C. C đánh giá A có thái độ tốt hơn nên mức tin cậy cao hơn, có thể hợp tác lâu dài, cộng thêm A có quen biết với công ty là đối tác lớn D của Ngân hàng. Nên C quyết định cho A vay. Vì nguồn tài chính bị giới hạn nhưng nhu cầu phát triển là vô hạn, hiệu quả kinh tế và chi phí cơ hội luôn là bài toán tối ưu trên cơ sở tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu chi phí càng nhiều càng tốt. Dễ thấy, sự tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ luôn gắn với lợi ích của hai bên. Là kết quả của quá trình cân đối giữa quy mô nguồn lực tài chính và nhu cầu thông qua lợi ích được đảm bảo. Những quan hệ kinh tế trong phân phối: Tài chính bao gồm những quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ.Các quỹ tiền tệ mang những đặc trưng cơ bản sau: Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của nguồn tài chính. Các quỹ tiền tệ là một lượng nhấtđịnh của nguồn lực tài chính được dành cho một mục đích nhất định. Các quỹ tiền tệ vận động thường xuyên và liên tục, luôn luôn được tạo lập và được sử dụng. 3/Các đặc trưng cơ bản của tài chính: - Tài chính là những quan hệ kinh tế trong phân phối, tài chính phản ánh quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người với người trong quá trình phân phối của cải quốc dân do họ sáng tạo ra. - Tài chính là môn khoa học về sự lựa chọn trong đầu tư, sự lựa chọn giữa nhu cầu của thị trường, của xã hội,của con người và nguồn lực có giới hạn để quyết định sản xuất cái gì, bằng cách nào và bán cho ai. Sao cho đạt hiệu quả cao nhất với chi phí kì vọng thấp nhất. - Tài chính luôn gắn liền với Nhà nước, là công cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước - Tài chính là những quan hệ kinh tế, quan hệ tiền tệ, nhưng tài chính thể hiện sự thống nhất tương đối giữa hiện vật và giá trị. Phần B: Hệ Thống tài chính Mỹ và So Sánh hệ thống tài chính Mỹ với hệ thống tài chính Việt Nam Hệ thống tài chính của một quốc gia bao gồm các cơ quan giúp thuận lợi hóa dòng vốn từ những người có vốn đến những người cần vốn để đầu tư. Hệ thống tài chính có khả năng giúp chuyển giao vốn hiệu quả hơn bằng cách giảm thiểu vấn đề bất đối xứng trong thông tin giữa những bên có vốn và những bên cần vốn (trích The basics of finance by Pamela Peterson Drake). Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt độn chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các chủ thể ngày càng đa dạng, đan xen lẫn nhau. Việc huy động vốn để đầu tư của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi trả lời cho các câu hỏi: Nguồn vốn từ đâu? Ai sẽ góp vốn? Lợi ích và chi phí cho quá trình góp vốn sẽ là bao nhiêu?. Người góp vốn thì cần những đảm bảo để lợi nhuận mình thu được được đảm bảo. Chính vì thế, hệ thống tài chính tạo ra kênh chuyển tải vốn từ người thừa vốn đến người cần vốn. Hay nói cách khác là giúp bổ sung thông tin để những thông tin mờ nhạt, ngẫn nhiên càng rõ rang hơn, trở thành những quy luật, thủ tục đơn giản hơn. Như vậy, hệ thống tài chính hình thành và phát triển dựa trên nhu cầu hoạt động chuyển giao các nguồn lực tài chính giữa các chủ thể, đồng thời thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, tăng tốc độ lưu chuyển tiền tệ. Cơ cấu hệ thống tài chính gồm 3 thành phần: (1)Thị trường tài chính (nơi các giao dịch diễn ra) (2) Các chủ thể tài chính-tham gia kiến tạo thị trường (3) Cơ sở hạ tầng tài chính. Phần (1) Thị trường tài chính Mỹ I/ Tổng quan về thị trường tài chính -Cơ sơ khách quan cho sự tồn tại của thị trường tài chính:nó là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và tồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫu thuận giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế. -Khaí niệm:là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn,là nơi mua bán những sản phẩm do các đơn vị tài chính phát hành. Từ góc độ quốc gia: chúng ta có thể chia thị trường tài chính thành thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. -Cấu trúc thị trường tài chính:  Thị trường tiền tệ: là nơi công cụ ngắn hạn được mua bán với số lượng lớn,các công cụ này do nhà nước,các ngân hàng,các công ty lớn phát hành như thương phiếu,kì phiếu thương mại,tín phiếu kho bạc,….Các công cụ này có tính thanh khoản cao và rủi ro không thanh toán thấp.  Thị trường vốn: là nơi các công cụ vốn,công cụ nợ trung và dài hạn do chính quyền trung ương,chính quyền địa phương,các công ty cổ phần doanh nghiệp phát hành,được trao đổi mua bán,chuyển nhượng mua bán theo quy định cuả pháp luật. Ví dụ:các loại trái phiếu dài hạn và cổ phiếu,… II: Thị Trường tài chính Mỹ: Thị trường trong nước và thị trường ngoài nước được quyết định bởi hai thành phần là thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Thị trường nội địa là nơi các công ty phát hành có trụ sở trong nước phát hành chứngk hoán và cũng là nơi các nhà đầu tư mua bán chúng. Ví dụ: Chứng khoán phát hành bởi APPLE- một tập đoàn của Mỹ- được mua bán tại thị trường nội địa Thị trường nước ngoài là nơi chứng khoán được các tổ chức không có trụ sở trong nước bán và giao dịch. Ví dụ: Từ góc độ Mỹ, chứng khoán cho tập đoàn Toyota Motor buôn bán trên thị trường ngoại địa. a) Thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ là một phần của thị trường chứng khoán bao gồm các công cụ tài chính có kì hạn là một năm hoặc ít hơn kể từ ngày phát hành. Thông thường các công cụ thị trường tiền tệ là các công cụ nợ như tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được. Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán ngắn hạn đượcp hát hành bởi Mỹ Thương phiếu là một phiếu hứa trả được phát hành bởi một công ty tín dụng lớn. Chứng chỉ tiền gửi là giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ tổ chức và cá nhân khác. b) Thị trường vốn Thị trường vốn là một phần của thị trường tài chính nơi các công cụ tài chính dài hạn được phát hành bởi các công ty và thương nghiệp quốc doanh. Thị trường chứng khoán Mỹ đã xuất hiện cách đây hơn 200 năm, lịch sử hình thành từ lâu đời. Vào ngày 17/5/1792 tại Wall Street, 24 nhà môi giới (broker) và thương gia (merchant) đã chính thức ký thỏa thuận Buttonwood thành lập thị trường chứng khoán New York (NYSE). Tại phiên họp các thương gia quyết định sẽ gặp nhau hàng ngày tại Wall Street để giao dịch cổ phiếu và trái phiếu. Và cho đến bây giờ, chỉ số NYSE vẫn là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá ttck toàn cầu. Ngày nay, NYSE, AMEX, NASDAQ và hàng trăm các thị trường chứng khoán khác đã góp phần quan trọng đáng kể vào nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu, kì phiếu, giấy bạc trung gian, chứng khoán có tài sản đảm bảo. Thị trường sơ cấp: Là nơi các nhà đầu tư mua bán chứng khoán phát hành lần đầu tiên, huy động nguồn vốn và hưởng lợi từ việc đầu tư giúp công ty được đầu tư tăng nguồn vốn tạo ra lợi nhuận. Thị trường thứ cấp: là nơi các nhà đầu tư mua bán chứng khoán với nhau. Các nhà phát hành không huy động vốn từ thị trường thứ cấp. III: So sánh thị trường tài chính Mỹ và thị trường tài chính Việt Nam Mỹ Việt Nam Về cơ bản cấu trúc thị trường tài chính là giống nhau Đa dạng, biến động nhiều, ảnh hưởng toàn cầu nhanh chóng. Hoạt động chủ yếu trên một vài thị trường cơ bản, Ít biến động. Đã có nền móng thị trường tài chính lâu đời. Nền móng thị trường tài chính còn chưa vững chắc. Thị trường hàng hóa của thế giới, dẫn đến là thị trường tiền tệ lớn mạnh của thế giới Thị trưởng hàng hóa nhỏ nhưng thu hút lượng vốn đầu tư lớn, thị trường tiền tệ đang phát triển và có tiềm năng phát triển lớn Chứng khoán phát triển mạnh mẽ, phức tạp, cơ hội và rủi ro cao (hơn 200 năm) Chứng khoán chỉ mới phát triển, còn sơ xài, cơ hội và rủi ro không cao (khai sinh ngày 11/7/1998) Thanh khoản bằng thẻ tín dụng và tiền mặt Chủ yếu xài tiền mặt IV Lãi suất: Lãi suất đóng vai trò quan trọng tác động đến thị trường tài chính nên chúng em tách ra phân tích riêng nhằm làm rõ sự khác biệt về thị trường Việt Nam và Hoa kì a/ Những loại lãi suất điều hành chính tại Việt Nam và Hoa Kỳ. 1. Lãi suất OMO: là lãi suất mà NHTW đặt ra khi bơm vốn cho các tổ chức tin dụng trên thị trường mở, được giao dịch qua các hợp đồng Repo giấy tờ có giá giữa 2 bên là NHTW và các tổ chức tín dụng. Bản chất đây là một loại lãi suất chính sách do NHTW quy định nhằm tác động gián tiếp đến lượng tiền lưu thông trong hệ thống. 2. Lãi suất chiết khấu (Tái chiết khấu) : Đây là loại lãi suất mà NHTW ấn định khi các tổ chức thiếu hụt vốn tạm thời mang giấy tờ có giá đến chiết khấu tại cửa sổ chiết khấu của NHTW. 3. Lãi suất Tái cấp vốn: Đây là loại lãi suất mà NHTW ấn định khi các tổ chức tín dụng thiếu hụt vốn trầm tọng mà không thể tiếp cận các kênh khác như liên ngân hàng, cửa sổ chiết khấu, mang hợp đồng tín dụng cho vay khách hàng đến NHTW xin cấp vốn. Về bản chất đây là loại lãi suất phạt của NHTW đối với các tổ chức tín dụng mất thanh khoản nhưng không có giấy tờ có giá. 4. Lãi suất bình quân liên ngân hàng: Đây là loại lãi suất được tính bằng trung bình lãi suất các khoản cho vay trong thời gian ngắn giữa các ngân hàng với nhau. Về bản chất đây là lãi suất cho vay giữa các ngân hàng với nhau và hầu như chỉ dựa trên tín chấp, nó phản ánh khá rõ thanh khoản trong ngắn hạn của hệ thống ngân hàng. 5. Lãi suất quỹ dự trữ liên bang (Fed funds rate - FFR): Đây là lãi suất mà FED sử dụng nguồn tiền từ quỹ dự trữ liên bang để cho các trung gian tài chính nhận tiền gửi vay qua đêm nhằm đảm bảo đủ dự trữ bắt buộc theo quy định. FFR được ủy ban thị trường mở (FOMC) công bố sau các phiên họp định kỳ. Về bản chất FFR không mang tính chất ấn định cụ thể mà thực chất chỉ là lãi suất mục tiêu để FED thực hiện các nghiệp vụ khác như thị trường mở để điều tiết nhằm đạt đến lãi suất mục tiêu đã công bố. Sơ lược sự khác nhau về lãi suất của Hoa Kỳ và Việt Nam [...]... trường tài chính Các chủ thể tài chính bao gồm các thể nhân và pháp nhân tài chính ở khu vực công và khu vực tư hoạt động theo những nguyên tắc hay cơ chế nhất định Cấu thành nên các chủ thể tài chính tương ướng với từng khu vực hình thành nên các khâu tài chính như: Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, định chế tài chính, tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình II/ Các chủ thể trong hệ thống tài chính. .. hộ gia đình Am hiểu tài chính, hoạt Ít am hiểu về tài chính, động đầu tư để phát chủ yếu tham gia thị triển nguồn tài chính trường tài chính dưới hình thức gửi tiết kiệm Phần (3) Cơ sở hạ tầng tài chính Bao gồm các thành phần: Hệ thống luật pháp và quản lí nhà nước Hệ thống thông tin Hệ thống giám sát Hệ thống thanh toán Hệ thống chứng khoán Nguồn nhân lực I) Cơ sở hạ tầng tài chính Mỹ Cơ sở hạ tầng... thấp Chiếm tỷ trọng cao hơn hơn Tài chính doanh Thiều loại hình đa Tài chính doanh nghiệp nghiệp dạng, chuyên môn hóa, là khâu cơ sở của hệ chiếm tỷ trọng cao thống tài chính, chiếm tỷ trọng thấp +sự hoạt động có hiệu + sự hoạt động có hiệu quả góp phần thúc đẩy quả của tài chính doanh phát triển hệ thống tài nghiệp có tác dụng cũng chính nhanh, song cũng cố hệ thống tài chính gây nguy hại cao nếu có... được sự giống và khác nhau giữa hai hệ thống kinh tế của Mỹ và Việt Nam Từ đó chúng em có thể hiểu rõ hơn về sự vận hành của một hệ thống tài chính cũng như những ưu điểm và hạn chế của hệ thống tài chính nước nhà Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài lần này còn là sự chuẩn bị quan trọng về mặt kiến thức và kĩ năng làm việc nhóm cho việc học tập và nghiên cứu môn tài chính tiền tệ , giúp chúng em có cái... ương nước ngoài tham gia vào thị tường tài chính để ổn định tỉ giá tương đối so với đồng đôla và để mua các công cụ tài chính bằng nguồn vốn nhàn rỗi Thiết chế siêu quốc gia là một thực thể quốc tế được tạo bởi hai hay nhiều chính quyền trung ương thông qua các điều ước quốc tế: World Bank, ADB, IADB III/ So sánh các chủ thể tài chính của Mỹ với Việt Nam Mỹ Việt Nam Đóng vai trò tạo điều kiện thuận... Nguồn nhân lực: Am hiểu về tài chính, kĩ thuật giao tiếp và thông tin được quan tâm hàng đầu Tuy nhiên, số lượng nhân lực có trình độ gia tăng thì đồng nghĩa với nhân lực lao động ít đi, dẫn đến thu nhập giữa người có trình độ và người lao động ngày càng gần lại II/ So sánh với cơ sở hạ tầng tài chính ở Việt Nam Mỹ Việt Nam Hệ thống pháp luật và Các chính sách điều tiết Các chính sách điều tiết quản... luồng vốn trong nền kinh tế Các chủ thể tài Phạm vi hoạt động rộng:được thể hiện trên chính mọi lĩnh vực trong đời sống:kinh tế,văn hóa,xã hội,y tế… Bao gồm tổ chức chính Bao gồm Tài chính công, phủ, doanh nghiệp tài tài chính doanh nghiệp, chính, tổ chức kinh tài chính cá nhân hoặc hộ doanh phi tài chính, hộ gia đình, các định chế tài gia đình và tổ chức phi chính lợi nhuận Các chủ thể đa dạng và... trung gian tài chính vay tiền để bù đắp thiếu hụt dữ trữ bắt buộc, số tiền đố tuy được hoạch toán có vào tài khoản của trung gian tài chính đi vay nhưng các trung gian tài chính không được phép rút ra ngay cả khi phá sản, do vậy Fed không sợ bị mất số tiền đó, còn khi một trung gian tài chính hợp tác vay liên ngân hàng, nó phải cắt tiền từ tài khoản tiền gửi của mình chuyển vào tài khoản tiền gửi của đối... thị trường tài chính Ở Mỹ, cơ sở hạ tầng tài chính một phần giúp nhà nước quản lí thị trường phát triển theo hướng của mình, một phần lại thả nổi để tạo sự thuận lợi, nâng cấp công nghệ, giải quyết vấn đề dựa vào nhu cầu, sáng kiến của những người tham gia thị trường a) Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước: Hệ thống pháp luật tài chính có bề dày lịch sử, đôla vẫn là ngoại tệ mạnh đối với các nước... lĩnh vực của Cục Dự Trữ Liên Bang Nền kinh tế Mỹ Nền kinh tế Mỹ Nhóm ngành phi Nhóm ngành phi tài chính quốc tài chính quốc nội nội Khu vực nhà Khu vực nhà nước nước Nhóm ngành tài Nhóm ngành tài chính quốc nội chính quốc nội Khu vực đối Khu vực đối ngoại ngoại Hộ gia đình và Hộ gia đình và phi lợi nhuận phi lợi nhuận Tổ chức nhận Tổ chức nhận tiền gửi tiền gửi Tỏ chức tài chính Tỏ chức tài chính không . nghĩ của chúng em về Hệ thống tài chính của Mỹ đồng thời so sánh với hệ thống tài chính ở Việt Nam. Với việc nghiên cứu hệ thống tài chính của Mỹ, đối chiếu so sánh với hệ thống tài chính của Việt. Phần B: Hệ Thống tài chính Mỹ và So Sánh hệ thống tài chính Mỹ với hệ thống tài chính Việt Nam Phần (1) Thị trường tài chính Mỹ I/ Tổng quan về thị trường tài chính II/ Thị Trường tài chính Mỹ:. III/ So sánh các chủ thể tài chính của Mỹ với Việt Nam Phần (3) Cơ sở hạ tầng tài chính. I/Cơ sở hạ tầng tài chính Mỹ II/ So sánh với cơ sở hạ tầng tài chính ở Việt Nam Kết luận Danh mục các tài

Ngày đăng: 21/11/2014, 10:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan