15 bài văn Nghị luận Xã hội hay chương trình Ngữ văn 9

32 3.3K 2
15 bài văn Nghị luận Xã hội hay chương trình Ngữ văn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM Bài làm Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ : " Có công mài sắt có ngày nên kim " Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công . Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công . Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công . Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú . Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực . Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng . Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên: " Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyet chí ắt làm nên" Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp …………………………………………………… 2.THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG Bài làm Trước hết chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa câu tục ngữ.Thất bại là không đạt được kết quả, mục đích như dự định, trái với thành công. Vậy mà câu tục ngữ lại khẳng định thất bại là mẹ thành công-một điều hết sức mâu thuẫn.Hẳn ai cũng biết mẹ là người sinh ra, tạo ra.Tổng kết lại, ta hiểu rằng có thất bại thì ta mới có kinh nghiệm, từ đó dẫn tới thành công. Vậy đúng là thất bại đã sinh ra thành công, có bại mới có thắng. Câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng thật ra nó lại là 1 kinh nghiệm sống mang ý nghĩa thực tế: Thất bại dạy cho ta những bài học để ta vượt lên và tiến tới thành công. Tại sao vậy? Ta nên đi từ nguyên nhân của thành công. Nguyên nhân của thành công có nhiều yếu tố nhưng chủ yếu nó bao gồm:- Có năng lực- Chớp được thời cơ. Vậy thử xem Thất bại có sinh ra việc có năng lực và chớp thời cơ hay không? Khi người ta thất bại người ta thường ngồi suy ngẫm vì sao người ta thất bại hơn là khi người ta thành công thì người ta thường nghĩ vì sao người ta thành công. Thay vào đó, người ta ăn mừng và tự mãn, điều này giết chết thành công. - Khi người ta nghĩ vì sao người ta thất bại thì điều đầu tiên nghĩ tới là năng lực của mình đã đủ chưa (khả năng chuyên môn của bản thân, khả năng liên kết và dùng người, nhân lực, vật lực và thời gian). Sau đó người ta nghĩ tới liệu mình thực hiện như vậy đã đúng thời điểm chưa, đã đủ chín để thực hiện chưa (chớp thời cơ). Khi người ta tìm được ra nguyên nhân như vậy, đa phần họ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau để không bị thất bại. Do đó thất bại sinh ra thành công là vậy. - Con người thường có tính kiêu hãnh, họ thường không chịu thất bại, họ luôn muốn chinh phục và luôn muốn thành công. Trong khi đó thất bại làm có tính kiêu hãnh của họ nổi dậy và mạnh lên, đó là vì sao mà thất bại sinh ra thành công vậy.Ý NGHĨA của nó như thế nào? - Nó khuyên người ta khi thất bại thì đừng nản, phải biết nhìn lại để nhận ra vì sao lại như vậy và điều quan trọng hơn cả là làm sao để lần sau không bị như vậy nữa và lần sau làm như thế nào để đạt được Nó còn một ý nghĩa nữa, một ý nghĩa hết sức con người, đó là an ủi người ta, đa phần sự an ủi đều tốt, nó làm cho người ta lấy lại được tự tin. Nhưng đôi khi nó làm nhụt chí người ta vì sự bằng lòng của họ lớn hơn ý chí của họ.Câu nói trên chỉ có tác dụng đối với người có ý chí và lòng đam mê mà thôi. ……………………… 3 Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Em hãy bình luận lời dạy đó. Bài làm: Bác Hồ, vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc ta luôn quan tam đến việc rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lừa tuổi học sinh. Trong một lần nói chuyện với học sinh. Bác đã dạy: "Có tài mà không cóđức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Lời dạy của Bác đã khắc sâu trong tâm hồn, trí tuệ thế hệ trẻ, trụ lại mãi với thời gian. Cho đến bây giờ lời dạy của Bác vẫn vang vọng trong tâm hồn mọi người. Muốn hiểu rõ ý nghĩa của lời dạy của Bác. Trước hết ta phải hiểu khái niệm "đức" và "tài". Theo em, nói về tài là nói về trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực. "Tài" là khả năng hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao, giải quyết tốt mọi khó khăn xảy ra và luôn sáng tạo trong việc làm. "Đức" là đạo đức, là tinh thần hết lòng phục vụ nhân nhân, là cần, kiệm, liêm, chính, dũng cảm khắc phục khó khăn, chịu đựng mọi gian khổ và luôn luôn sống với phương châm: "Mỗi người vì mọi người". Từ khái niệm "tài" và "đức", từ yêu cầu của cuộc sống, Bác đã đưa ra kết luận: "Có tài mà không có đức là người vô dụng". Một con người có tài mà không có đức thì con người đó không có ích cho cuộc sống. Trong thực tế cuộc sống và trong văn học, em đều thấy lời dạy của Bác hoàn toàn đúng, nó thể hiện cách đánh giá giá trị của con người. Có tài, có hiểu biết, có kinh nghiệm nhưng lại không mang sự hiểu biết đó phục vụ nhân dân, làm đẹp giàu cho đất nước thì cái tài đó hoàn toàn vô ích. Một người có tài mà chỉ thu vén cho lợi ích cá nhân thì người đó cũng trở thành người vô vụng mà thôi. Mặt khác, con người có tài mà làm việc xấu, trái với đạo đức, trái với lương tâm thì không những chỉ là vô ích mà còn có hại, cái tài ở đây không đáng được trân trọng nữa. Trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta còn gặp khó khăn rất nhiều. Nó đòi hỏi phải có nhiều người có tài, có đức. Song, người có tài chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không mang sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình để tạo ra của cải cho đất nước, thì những con người đó đều là vô ích, cái tài của họ đáng bị bỏ đi Thực tiễn cho thấy con người có tài năng càng cao mà không có đạo đức thì tác hại của nó thật to lớn. Một người có tài, trong khi đật nước đang gặp khó khăn, đang cần họ mà họ lại chỉ lo thu vén cá nhân thì họ không những đã không góp phần làm đẹp cho đất nước mà có khi còn mang lại những thiệt hại to lớn cho đất nước Bác nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng" thật không sai chút nào! Trong thực tế, từ xưa tới nay đạo đức là phẩm chất không thể thiếu được đối với mỗi con người. Đạo đức, tính cách con người là cái quý nhất. Mất đạo đức, con người khác nào loài vật. Song, không có tài năng thì con người làm việc cũng rất khó khăn, chật vật. Tài năng giúp cho chúng ta hoàn thành tốt mọi công việc. Có đức, muốn phục vụ tốt cho đất nước nhưng tài năng không có thì họ không đạt được những ý muốn của mình. Nhiều khi vì không có tài năng, họ đã làm hỏng việc mà làm hại đến cả sự nghiệp chung. Một người cán bộ quản lí hợp tác xã có tinh thần, ý chí và trách nhiệm cao nhưng tài năng kém sẽ làm cho công việc lúng túng, sai sót và vất vả Trong một nhà máy, người lãnh đạo sống mẫu mực nhưng không có tài thì nhà máy sẽ làm ăn thua lỗ và dẫn đến bờ vực phá sản. Quả thật, ngoài đạo đức, tài năng cũng là một vấn đề rất cần thiết, nó phục vụ chính cuộc sống của chúng ta. Vì vậy "tài" luôn luôn đi đôi với "đức", một người có đức chưa đủ à còn có cả tài năng và khi chúng ta rèn luyện thì phải rèn luyện cả "đức" lẫn "tài". Rõ ràng "đức" và "tài" là hai mặt không thể thiếu nhau được trong phẩm chất của con người lao động kiểu mới. Hai nhân vật này không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau, tạo nên phẩm chất của con người phát triển toàn diện. Từ xưa, các cụ giá thường nói: "Tiên học lễ", điều trước tiên đối với con người phải là vấn đề đạo đức. Vấn đề đó là gốc, là yếu tố quyết định, "tài" là biểu hiện cụ thể cu ả "đức", không có khái niệm đạo đức chung chung, tách rời hiệu quả việc làm Vì vậy "tài" và "đức" phải hài hoà trong phẩm chất của con người lao động kiểu mới, giúp họ làm đẹp cho quê hương và đất nước. Anh Hồ Giáo là một hình ảnh điển hình. Anh tận tuỵ say mê với công việc, đem hết tài năng, sức lực của mình vào công việc lai tạo giống bò cho đất nước. Đó là hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đã chọn cho mình cuộc sống cống hiến thầm lặng cho đất nước mặc dù phải xa cuộc sống của con người đô thị, chịu giá rét, cô đơn trên ngọn núi cao hai nghìn sáu trăm mét. Với lòng say mê nghề nghiệp áp dụng với việc làm, anh đem từng hiểu biết, những kinh nghiệp áp dụng vào việc làm, góp phần không nhỏ vào công cuộc chiến đấu bảo vệ đồng quê xanh tươi của Tổ quốc Đó cũng chính là hình ảnh cô kĩ sư trẻ đã dám rời bỏ cuộc sống thành thị, dấm vứt bỏ mối tình đầu mà cô cho là nhạt nhẽo để đến với vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, đem hết tài năng và sức lực để phục vụ nhân dân và đất nước Họ là những hình ảnh con người lao động kiểu mới có tài và có đức. Những hình ảnh trên một lần nữa khẳng định được tính đúng đắn trong lời dạy của Bác. Những con người có tài, có đức đều là những con người có ích cho đất nước và cho xã hội. Hình ảnh những con người đó đáng kính trọng và đáng mến biết bao. Bác hồ là một tấm gương sáng về tài và đức. Với lời dạy trên, Bác muốn nói với thế hệ trẻ rằng: Con người có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống là con người được tu dưỡng, rèn luyện toàn diện về cả đức lẫn tài. Một nhân cách toàn diện, cao đẹp là sự kết hợp hài hoà giữa tài năng và phẩm chất đạo đức Lời dạy của Bác là kim chỉ nam cho mọi hoạt động rèn luyện của thế hệ trẻ, tạo nên những chuyển biến về chất, trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta Lời dạy đó vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có giá trị thực tiễn nên đã vạch ra được phương hướng tu dưỡng cho mỗi con người là phải rèn luyện cả tài lẫn đức để trở thành một người toàn diện. Tuy giờ đây Bác Hồ đã đi xa nhưng lời dạy của bác về tài và đức vẫn vang vọng cho đến tận bây giờ và ngàn đời sau: tài, đức phải được kết hợp hài hoà để tạo nên nhân cách con người mới. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, em thấy mình phải ra sức trau dồi, rèn luyện cả đức lẫn tài để trở thành người lao động toàn diện, có ích cho đất nước, cho cuộc sống. ……………………………… 4 Đề bài Bác hồ dã từng nói đoàn kết đoàn kết đại đoàn kêt thành công thành công đai thành công em hãy nêu nhận xét BÀI LÀM Cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trước hết là đoàn kết vì đại nghĩa, đoàn kết trong Đảng để đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. Trên cơ sở đó Người kêu gọi mọi người càng đoàn kết nhau lại thành một khối để chống lại kẻ thù chung. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: '' đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm, hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi''. Đấu tranh nhằm xóa bỏ nỗi nhục mất nước cũng như nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu ở một nước như Việt Nam, Hồ Chí Minh hiểu cần phải thức tỉnh lương tri của tất cả mọi người, tất cả các tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết, tập hợp họ thành một khối thống nhất để dựng nước và giữ nước. Người mong muốn nhân dân của Người dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dù thuộc các tôn giáo khác nhau, đều trước hết thấy mình là con Rồng, cháu Lạc, phải có trách nhiệm với cộng đồng, với những người đã khuất, với tổ tiên. Vì thế, ngay từ năm 1924, Người đã nói: ''Chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước''. Trong tư tưởng Người, dân tộc được xác định trên lập trường của giai cấp công nhân, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đó là ''Chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ nghĩa Cộng sản”. Ngoài ra, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết còn có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống, từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là truyền thống “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước phải thương nhau cùng”. Vì thế, năm 1942, ngay sau khi về nước lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập tự do”. Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi. Người cho rằng: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lục lượng đoàn kết của nhân dân”. Và “Đại đoàn kết là một lực luợng tất thắng. Nhờ đại đoàn kết mà cách mạng đã thắng lọi, kháng chiến đã thành công. Nay chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta nhất đánh thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất”. Chính vì thế, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ra đời, dù bận “trăm công, nghìn việc”, vừa phải lo chống giặc đói, giặc dốt, lại phải lo thắng giặc ngoại xâm, Người rất quan tâm tới các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức tôn giáo. Ngày 3/9/1945, tức chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, Người đã có chương trình kế hoạch tiếp các tổ chức đoàn thể (như các báo Việt, Trưng, văn hóa giơi, công giới, thương giới, Công giáo, Phật giáo, nông hội, nhi đồng, thanh niên ). Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lân thời (bàn về những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước VNDCCH), Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo) và đồng bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”. Suốt cuộc đời mình, không lúc nào Hồ Chí Minh không chú ý đến những hành vi tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào. Người đã chú ý đến phong tục tập,quán của người dân khi trở về Pắc Bó, thậm chí tự tay vẽ hình ảnh Đức Phật và dựng ngôi chùa để đồng bào không phải đi xa làm lễ. Người cũng gửi nhiều thư và điện đến các vị giám mục, linh mục để vận động tinh thần yêu nước của đồng bào Công giáo. Người cũng còn gửi thư đến các ông lang, ông đại, biểu dương công trạng và tinh thần tham gia kháng chiến của đồng bào miền núi Hòa Bình. Không chỉ với các đồng bào có đạo và không có đạo, với các đoàn thể, các Đảng dân chủ và xã hội, cũng được Người quan tâm để phát huy tốt vai trò của các tổ chức này trong việc động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến và thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Có thể nói rằng, “Hồ Chí Minh đã nhận rõ cơ sở khách quan của khối đại đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào đồng bào dù có tôn giáo hay không có tôn giáo. Người kêu gọi phải đoàn kết, không phân biệt tôn giáo, Đảng phái, già ,trẻ, gái trai “Đoàn kết là chiến lược lâu dài chứ không phải là sách lược tạm thời”. Người là hiện thân, là ngọn cờ của khối đại đoàn kết dân tộc. Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp, mọi Đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc để bao vây, cô lập kẻ thù, phá tan chính sách của chúng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Người luôn nhắc nhở: “ đối với các đoàn thể khác cùng dân chúng, chỉ có một chính sách là đại đoàn kết”. Thậm chí, trước lúc đi xa, trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Rõ ràng là, tư tưởng về đoàn kết của Hồ Chí Minh một khi trở thành chiến lược của cách mạng Việt Nam đã tạo nên một sức mạnh vô địch để dân tộc ta “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vuợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đó là sức mạnh của đoàn kết toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại để đưa dân tộc tiến tới “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Vì thế, có thể khẳng định rằng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi là một thành công lớn của Hồ Chí Minh. Người đã tập hợp được những tổ chức cách mạng chân chính về một mối, quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng được tình đoàn kết quốc tế. Đó là kết quả của nhà tổ chức vĩ đại Hồ Chí Minh, biến khẩu hiệu nổi tiếng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” thành hiện thực, thành sức mạnh tinh thần, trí tuệ, thành sức mạnh vật chất cực kỳ to lớn đánh thắng những thế lực thù địch hung bạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn kết mãi là một lực lượng to lớn của dân tộc Việt Nam. Đoàn kết là một lực lượng vô địch. ………… 5. KHIẾM TỐN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ TIẾN BỘ Bài làm Có lẽ đã từ lâu rồi các bạn không thấy Trí Thức Cộng Sản [nick của Trung trên FB] viết bài nữa. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì tôi quá bận. Nay vì vài lý do cá nhân, tôi xin viết một bài nhỏ. Một là để không mất đi khả năng viết lách của mình. Hai là sau một thời gian dài học Phật và học Marx, tôi hiểu ra được rất nhiều điều mà bản thân cảm thấy có ích. Vậy nên, bài viết bài này ra đời nhằm mục đích chia sẻ những suy nghĩ và chiêm nghiệm của cá nhân. Bài hôm nay tôi xin lấy tiêu đề là: “Khiêm tốn là cách tốt nhất để tiến bộ”. Có lẽ nhiều bạn cũng nghĩ điều này là đương nhiên, tuy vậy khi phân tích một cách biện chứng và sâu sắc thì ở đây tôi không chỉ nói đến tiến bộ cá nhân, mà còn là nói đến tiến bộ của tập thể, rộng hơn ra là tiến bộ của địa phương, của đoàn thể, cơ quan, thậm chí là của quốc gia. Vì sao lại như vậy? Thế nào là khiêm tốn? Cần phải phân biệt giữa khiêm tốn thực chất hay khiêm tốn hình thức. Hãy nhớ đến 5 điều bác Hồ dạy thì điều thứ 5 là gì: Khiêm Tốn – Thật Thà – Dũng Cảm, trong triết học chúng ta có tam diện nhất thể. Tức ba mặt nhưng chung một bản thể. Ở đây câu nói của cụ Hồ, theo thiển ý của tôi, thực sự sâu sắc vì Khiêm Tốn là phải đi liền với Thật Thà, với Dũng Cảm. Một, nếu Khiêm Tốn mà không có Thật Thà thì đó là Khiêm Tốn hình thức, là thế hiện Khiêm Tốn. Hai là Khiêm Tốn phải đi với Dũng Cảm. Bạn dám nhận rằng bạn không biết, bạn không hiểu cái đó đó mới là Khiêm Tốn. Bạn không dám nhận thì là bạn chưa thực sự khiêm tốn rồi. Điều này chúng ta phải phân biệt rõ. Vậy nên Khiêm Tốn thực sự nói thì rất dễ mà làm thì rất khó: - Muốn Khiêm Tốn được thì trước hết bạn phải biết mình là ai, mình ở đâu và mình đến đâu. Nếu bạn không biết mình là ai, mình thực sự ở đâu thì bạn sẽ không khiêm tốn được. Hãy nhìn nước Nhật qua hai lần cải cách kinh tế, dưới thời Minh Trị và sau thế chiến thứ 2, họ đều thành công. Họ biết họ là ai, họ đang ở đâu, họ có những gì và họ cần phải làm gì. - Muốn Khiêm Tốn thì phải Thật Thà, bạn không Thật Thà thì làm sao mà bạn Khiêm Tốn được. Không Thật Thà thì sự Khiêm Tốn chỉ là hình thức. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, điều đó có đúng không. Khiêm Tốn thật tức là chúng ta thật thà mà nói là ta kém thật. Bạn còn nói dối tức là còn che dấu cái kém của mình. Nếu đã che dấu thì làm sao Khiêm Tốn được vì chẳng qua bạn không muốn mất thể diện trước mặt người khác. Có những người nghĩ rằng: Khiêm Tốn là người khác khen ta giỏi thì ta nói rằng ta không giỏi; hoặc ta tự cho mình kém. Đó cũng không phải là đúng. Thật thà là khi bạn có gì nói đó, không thêm cũng không bớt. Còn nếu bạn nói thiếu và nghĩ rằng đó là Khiêm Tốn thì thực ra không phải Khiêm Tốn mà là bạn đang cầu cái danh “người Khiêm Tốn” mà thôi. Cái danh này rất vi tế, không phải ai cũng biết được. Bậc vĩ nhân Khiêm Tốn cũng khác người bình thường, khi họ nhận họ kém về khoản nào đó thì cũng tức là họ kém thật, họ không nói thêm, cũng chẳng nói bớt, cứ thật thà mà nhận thôi. Đối người tiếp vật đều là Thật thà cả. - Khiêm Tốn mà không Dũng Cảm thì Khiêm Tốn chỉ là một nửa. Bạn không Dũng Cảm nhận mình không biết trước mặt mọi người thì làm sao người ta biết mà chỉ cho bạn để bạn tiến bộ. Bạn không Dũng Cảm nhận tức bạn vẫn còn thích cái danh, bạn vẫn còn thích được khen và bạn sợ lời chê bai nhắc nhở. Thế thì làm sao có thể là Khiêm Tốn được. Tại sao Khiêm Tốn giúp tiến bộ? - Khi bạn Khiêm Tốn thì tự khắc sẽ biết bạn đang kém ở đâu. Từ đó, bản thân tự trau dồi ở những mặt yếu kém. Như vậy là bạn sẽ tiến bộ. - Khi bạn Khiêm Tốn người thầy sẽ chân thành mà dạy hết cho bạn. Ngược lại, không thật thà thì tức là bạn có tà tâm. Vậy thì làm sao người thầy không thể yên tâm mà truyền đạt hết cho bạn được. - Càng kiêu căng, ngã mạn thì người giỏi càng xa lánh bạn. Trong khi đó, những kẻ bợ đỡ, xu nịnh sẽ đến gần bạn, không thì cũng là người kém hơn bạn. Bạn thử nghĩ xem, nếu xung quanh mình toàn những người kém hơn mình thì bạn liệu có học được không, có tiến bộ được không. Một ví dụ khá điển hình của việc kiêu căng là mặc dù đến thế kỷ 18-19, văn minh - khoa học Á Đông đã thua xa châu Âu. Tuy nhiên, người Á Đông vẫn cho chúng ta là mạnh nhất, chúng ta không cần ai dạy nên chúng ta bế quan tỏa cảng. Chính tư tưởng này khiến cho các nước Á Đông ngày càng tụt lùi, cuối cùng làm thuộc địa cho châu Âu bao nhiêu năm ngoại trừ Nhật Bản. Qua đó phải thấy kiêu căng ngã mạn là mầm mống của tai họa. Một người kiêu căng thì người đó tụt hậu, một nước kiêu căng thì nước đó diệt vong. Khiêm tốn trong từng lời nói, cử chỉ của người Nhật chính là điều mà chúng ta cần học tập. Họ cúi đầu chào chúng ta và chúng ta ngẩn đầu nhìn họ. Hiện tại, tôi thấy ngay trên mạng, nhiều bạn rất thích nói chuyện chính trị, rất thích tỏ ra hiểu biết chính trị. Họ nói rất nhiều, bàn rất nhiều và cho ý kiến của mình là đúng. Cái tư tưởng đó là mầm mống của tụt hậu của diệt vong, nhưng họ vẫn bám lấy, nó ăn vào nhiều thế hệ trong người Việt Nam ta. Cứ thử nghĩ mà xem có đúng không. Thứ nhất đó là hiện tượng vĩ cuồng: một số người không muốn thông qua con đường học tập nghiên cứu để trở thành bác học. Ngược lại, họ muốn thành bác học bằng việc phê phán các nhà bác học. Có một vị từng khá nổi danh, từng là viện trưởng viện Marx-Lenin, nhưng đã công khai phê phán Marx [Hoàng Minh Chính]. Đến khi bị chỉ ra ông không hiểu gì về Marx thì ông tức giận và nói rằng: “Marx chỉ là một thằng Do Thái”. Ông ta chỉ là một trong vô số những người thích chế Marx mà không hiểu gì về Marx. Họ gán cho Marx những cái không phải do Marx nghĩ ra. Nếu bạn xem ngay cả có những người, từng tự nhận làm cố vấn cho Thủ Tướng, viết bài lên New York Times về bàn chân giận dữ cũng từng nói: “Marx rất vĩ đại nhưng thế giới không có ông ta thì tốt hơn”. Các “luận điểm của Marx” mà vị “giáo sư” này đưa ra khiến tôi nghĩ, Marx sống dậy chắc cũng phải nói: “Tôi có viết những này đâu!”. Giới trí thức già đã thế, giới trẻ cũng nhiều cái đáng nói. Có người muốn làm công tác giáo dục cho cả xã hội, nhưng anh ta nghĩ cái anh ta biết là chân lý, anh ta phủ nhận tất cả những gì anh ta cho là sai, dù anh ta chẳng biết gì về nó. Phê phán đạo Phật dù không biết gì về Phật giáo, ai nói trái ý thì anh ta bảo là mê tín, cuồng tín. Sự không khiêm tốn khiến cho cái nhìn của anh ta nằm gọn ở trong cái mép của bờ giếng và nghĩ bầu trờ chỉ là như thế. Những ví dụ trên đều là thật, tôi không nhắc tên nhưng đưa ra để các bạn thấy nhìn vào họ không phải là chê họ, mà là nhắc nhở mình. Giống như Đường Thái Tông năm xưa từng nói: trông vào lịch sử, thấy người xưa sai cái gì để biết mà sửa mình. Thứ hai là sự giấu dốt. Có người từng làm cải cách kinh tế Giá – Lương – Tiền. Vì làm sai nên kinh tế đình đốn, chính ra phải nhìn vào đó mà biết mà sửa đổi. Nhưng vị này lại không tự mình nhận sai, mà quay ra nói Marx dạy thế. Cái khổ là Marx không có dạy thế. Cãi nhau với người chết bao giờ cũng dễ nhất vì họ không thể tranh luận ngược lại với mình. Và giờ ông ta thành người đi bêu xấu học thuyết Marx. Ông ta đang làm tấm gương xấu cho người học về hai điều: Một là về sự không Dũng Cảm, không dám nhận sai, giấu dốt. Hai là về tạo ấn tượng sai về Marx và học thuyết của ông khiến con đường tiếp cận với cách hiểu đúng bị hẹp dần. Thầy không khiêm tốn thì trò hỏng, trò hỏng thì đất nước tụt lùi. Vậy nên những ai định làm thầy thì hãy suy nghĩ thật kỹ, hãy kiểm điểm để còn làm gương cho các thế hệ học trò. Thêm một hiện tượng diễn ra khá phổ biến hiện nay là trong tranh luận, đặc biệt các vấn đề chính trị, nhiều bạn không tranh luận hay thảo luận để tìm ra cái đúng, cái chính xác mà chỉ biết gân cổ lên cãi, cãi cùn cũng được miễn là thắng. Khi người khác không nói nữa họ nghĩ họ đã thắng. Họ không hiểu rằng dành thời gian cho những người như họ là một sự phí phạm. Thứ ba, sự không Khiêm Tốn dẫn đến việc nói thì nhiều mà làm thì ít. Một số người cho mình cái quyền chê bai, quyền nói mà kể cả nói không đúng. Họ bất mãn với đất nước và rồi chửi lãnh đạo. Tôi tự hỏi họ đã đóng góp được gì nhiều cho đất nước chưa, hay họ chỉ thích nói, chỉ cần nói là được. Nếu tự nhận thấy mình còn kém, còn chưa làm được gì thì hãy im lặng mà làm. Nếu nói mà thay đổi được đất nước thì chắc Việt Nam thành cường quốc số 1 thế giới. Thực tại, hiện nay chúng ta đang là cường quốc chém gió số 1 thế giới mà thôi. Đất nước tiến lên là do con người có làm hay không chứ không phải có nói hay không. Nói nhiều không đẻ ra hạt gạo để ăn. Hơn thế, nó chỉ làm tốn thêm gạo. Tôi đặt câu hỏi, tại sao có những vị muốn thay Hiến Pháp, muốn đòi tự do ngôn luận? Trước tiên là cho họ cái quyền được tự do nói, nói lung tung, nói sai quấy, noi dối mà không chịu sự quản thúc. Lời nói cần cẩn trọng. Tự do ngôn luận có nguy cơ mở màn cho một xã hội giả dối. Vậy nên nếu tự mình không ý thức được trong lời nói thì cần phải có kỷ cương xã hội để chế định. Nếu không thì sẽ có những việc như có con bé cần tiền mà tuyên truyền bán nước lại được nhóm nhóm các vị nhân sĩ trí thức tôn lên giống như nhà cách mạng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành hay anh hung tuổi thiếu niên Trần Quốc Toản. Tự do ngôn luận mà đổi trắng thay đen, nói dối như thế thì tôt nhất đừng tự do. Trên đây chỉ là đôi chút một số nhận định của mình, hy vọng sẽ không khiến các bạn khó chịu. Đến đây cảm thấy đã dài, xin hết ở đây, có gì hẹn gặp ai thích đọc ở các bài viết ra sau này. …………………… 6. Gần mực thì đen, Gần đèn thì sáng. Bài làm Từ xưa,trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút được biết bao bài học quý giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội. Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen,gần đen thì rạng” đã nói lên kinh nghiệm đó. Để nêu lên một bài học,một kinh nghiệm trong cuộc sống,ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình.Mực màu đen,tượng trưng cho những cái xấu xa,những cái không tốt đẹp.Đèn là vật phát ra ánh sáng,soi tỏ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho những cái tốt đẹp,sáng sủa.Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực và đèn”,câu tục ngữ đã đưa ra kết luận : “Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng”. Đó là quy luật của sự vật. Dựa vào thực tế cuộc sống của con người,ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt,có thể gần mực mà không đen,gần đèn mà không rạng.Vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh,chế ngự môi trường xung quanh. Trong thực tế,hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ sung cho nhau,giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách. Trong kho tàng văn học dân gian,nhân dân ta có câu tương tự : Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài Và : Thói thường gần mực thì đen Anh em bạn hữu phải nên chọn người. Những câu ca dao,tục ngữ đó đã khẳng định ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đối với việc hình thành nhân cách.Trong thực tế cuộc sống,nhà trường làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt.Ở gia đình cũng vậy, cha mẹ là những tấm gương sáng,anh chị em hòa thuận, thì gia đình sẽ có những người con ngoan. Ở lớp học cũng thế,lớp nào biết quan tâm xây dựng tập thể tốt,quan hệ giữa thầy và trò,bạn bè đúng đắn,thân ái đoàn kết, thì lớp đó có nhiều học sinh giỏi,đạo đức tốt.Gần gũi hơn,trong quan hệ bạn bè,nếu ta chơi với một người bạn tốt,chăm ngoan,học giỏi,thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và sẽ trở thành người tốt.Ngược lại,trong một gia đình,nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái,anh em không nhường nhịn nhau,thì con cái trong gia đình cũng dễ lười biếng,ăn chơi,đua đòi. Ở những môi trường xã hội phức tạp càng dễ sinh ra những hành vi phạm pháp. Trong thực tế,khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp.Trong xã hội cũ cũng như trong xã hội chúng ta ngày nay,những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh, tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Có lúc, có nơi, cái chưa lành mạnh, cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp, cái lành mạnh. Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân cách. Nhưng chính trong môi trường không thuận lợi ấy,vẫn có những con người có phẩm chất cao đẹp,có tình cảm đạo đức tốt đẹp,có những hành động cao cả.Chính trong môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những bông sen thơm ngát từ chốn bùn đen hôi tanh.Đó là những con người biết vượt lên trên mọi cám dỗ thấp hèn,làm được những việc có ích cho đất nước và cho chính bản thân mình. Ngày nay, trên đất nước ta còn nhiều hiện tượng tiêu cực,mặc dù chế độ ta về cơ bản là tốt đẹp. Do đó,bất cứ lúc nào, vẫn có những trường hợp gần mực mà không đen,gần đèn mà vẫn tối tăm. Sống trong môi trường tốt đẹp,nhưng chúng ta vẫn phải tiếp xúc với những hiện tượng không lành mạnh, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc,đã mang đến cho chúng ta một bài học bổ ích,có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân.Câu tục ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi,đầy rẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua.Nó giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực mã vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng. ………………………………… 7.Lí tưởng là ngon đèn soi sáng Bài làm Cuộc sống ngày càng vận động và phát triển theo chiều hướng mới. Để tồn tại và có một cuộc sống bền vững thì mỗi người chúng ta cần phải có một phương hướng sống nhất định, một lí tưởng mà ta sẽ hướng tới để thực hiện trong suốt cuộc đời. Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Vậy cuộc sống sẽ ra sao nếu mỗi người không có lí tưởng xác định?Cuộc đời sẽ ra sao nếu mỗi người chỉ sống vì những mục đích không rõ ràng và chỉ cho bản thân mình? Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh. “Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lí tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. “Lí tưởng” rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lí tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng”. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình. Vậy một người có lí tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6- 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lí tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có một lí tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Mà muốn có được những lí tưởng có nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng của mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người. Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lí tưởng đối với mỗi người qua việc ví lí tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lí tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lí tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lí tưởng cuộc đời 8. Suy nghĩ về đức tính tự tin Bài làm Trong thực tế cuộc sống, ta có thể thấy được rất nhiều những danh nhân, những con người thành đạt với sự thành công trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta thường hay đặt câu hỏi rằng tại sao và bằng cách nào mà những người như thế có thể tiếp cận được sự thành công, ngoài những đức tính, phẩm chất cần thiết như sự chăm chỉ, tài năng, linh hoạt trong giao tiếp, may mắn,… Để có được những sự thành đạt như thế, con người cần có một phẩm chất không kém phần quan trọng ở thời đại này, đó chính là sự tự tin. Vậy sự tự tin là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống mỗi con người? Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành công, những thành quả mà mình đã đạt được trong quá khứ để vững bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai; tin vào tài năng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình theo đuổi và tin rằng dù có phải thất bại đi chăng nữa, mình vẫn có thể thực hiện được nó ở những lần sau. Tự tin trái ngược với sự hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thất bại, không dám theo đuổi ước mơ. Sự tự tin trong cuộc sống có thể được biểu hiện ở những việc làm nhỏ nhất như tự tin thuyết trình bài học trước lớp, tự tin đóng góp phát biểu ý kiến của mình cho tập thể lớp; cho đến những việc làm lớn hơn như công bố phát minh của một nhà khoa học hay một nhà văn cho ra đời tác phẩm của mình trước công chúng, và còn rất nhiều biểu hiện của sự tự tin trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết. Tự tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể tồn tại và phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp. Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo được một nền móng vững chãi trong tâm hồn, một bản lĩnh vững chắc của bản thân, từ đó chúng ta có thể xác định rõ rang rằng: chúng ta là ai trong cuộc đời này, xác định rõ con đường chúng ta sẽ đi trong cuộc đời, sự nghiệp. Chỉ có thế chúng ta mới có thể hình thành và theo đuổi ước mơ đúng đắn của chính bản thân mình, cũng là thể hiện bản thân. Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống hay công việc thường nhật mang đến cho ta khả năng quyết đoán trong việc lựa chọn khi mắc phải những vấn đề cần sự giải quyết. Những sự lửa chọn có thể là rất nhỏ như chọn đề trong một bài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn ban ngành, công việc mà chúng ta sẽ làm trong tương lai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng đều ảnh hưởng đến kết quả mà chúng ta đạt được sau này. Nếu không có sự tự tin thì làm sao chúng ta dám chọn đề văn khó hơn trong khi chúng ta đủ khả năng làm được, hay là chọn ban ngành mà mình yêu thích để mà theo đuổi. Kế đến, người tự tin sẽk hông ngần ngại trước bất cứ một công việc nào dù công việc đó có quá sức với họ đi chăng nữa và họ có thể thất bại. Qua đó, ta có thể thấy được: tự tin như một nguồn động lực giúp cho ta có thể chấp nhận đương đầu với những thử thách trong cuộc sống, dù thành công hay thất bại thì đó cũng là cơ hội để chúng ta học thêm những kiến thức mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong con người chúng ta mà bấy lâu naychúng ta không biết. [...]... người làm thầy trong xã hội này Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí... sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình... của xã hội, của đất nước Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trong các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng Xã hội. .. nhủ,động viên con cháu : “Đi một ngày đàng,học một sàng khôn” Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ,lạc hậu.Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh,ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng.Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi.Vì vậy mà trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó... là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình Một xã hội vô cảm là một xã hội chết Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ ……………………………………… 22 LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này,dân tộc... phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh …………………………………… 12 LÒNG YÊU NƯỚC Bài làm Văn hào Nga Ylia Erenbua đã từng viết trong một bài luận văn nổi tiếng Lòng yêu nước: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền... của người thầy thì không hề suy giảm Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn... mối quan hệ xã hội khác Cuộc vận động này là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt Điều đáng mừng là nhân dân, xã hội đều quyết liệt tham gia chống lại những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, sẵn sàng lên tiếng phê phán những cá nhân hoặc tổ chức có thái độ không hưởng ứng Sự khởi đầu tốt đẹp báo hiệu sự thành công của một cuộc vận động mang tính nhân văn sâu sắc Trên tiến trình đổi... thể hiện bản thân Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống hay công việc thường nhật mang đến cho ta khả năng quyết đoán trong việc lựa chọn khi mắc phải những vấn đề cần sự giải quyết Những sự lửa chọn có thể là rất nhỏ như chọn đề trong một bài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn ban ngành, công việc mà chúng ta sẽ làm trong tương lai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng đều ảnh hưởng... nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, . phải xa cuộc sống của con người đô thị, chịu giá rét, cô đơn trên ngọn núi cao hai nghìn sáu trăm mét. Với lòng say mê nghề nghi p áp dụng với việc làm, anh đem từng hiểu biết, những kinh nghi p. mới có kinh nghi m, từ đó dẫn tới thành công. Vậy đúng là thất bại đã sinh ra thành công, có bại mới có thắng. Câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng thật ra nó lại là 1 kinh nghi m sống. vệ đồng quê xanh tươi của Tổ quốc Đó cũng chính là hình ảnh cô kĩ sư trẻ đã dám rời bỏ cuộc sống thành thị, dấm vứt bỏ mối tình đầu mà cô cho là nhạt nhẽo để đến với vùng rừng núi xa xôi, hẻo

Ngày đăng: 21/11/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan