CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

18 976 1
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài nhóm 6 : Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị, hạn chế của nó.  Sinh viên thực hiện : Dương Quang Hiếu Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Văn Mưa STT : 57 Lớp : Đêm 5 – Khóa 21 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS. Bùi Văn Mưa TP. Hồ Chí Minh - tháng 1, 2012 SVTH: Dương Quang Hiếu 2 Lớp cao học: K21- Đêm 5 MỤC LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1 PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC 1 1 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS. Bùi Văn Mưa LỜI MỞ ĐẦU Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các mối quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Nền triết học Hy Lạp cổ đại có rất nhiều triết gia nổi bật như: Hêraclít, Zenon, Đêmôcrít, Xôcrát, Platông, Arixtốt…Trong đó, hai triết gia đã có những đóng góp quan trọng vào kho tàng triết học Hy Lạp cổ đại là Xôcrát [Socrate (469 – 399 TCN)], Platông [Platon (427 – 347 TCN)]. Chủ nghĩa duy tâm khách quan của hai ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị cho nhân loại, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế bên trong của nó. Với phương pháp nghiên cứu là phương pháp lịch sử và đối chiếu, cùng với việc tham khảo một số tài liệu: Đại cương về lịch sử triết học s– Bùi Văn Mưa chủ biên, 2011; Triết lý Quốc Trị Tây Phương – Dương Thành Lợi, 1994; Câu chuyện triết học - Trí Hải và Bửu Đích biên dịch; Lịch sử triết học phương Tây – Đinh Ngọc Thạch, 2010; Tìm lại nền văn minh Hy Lạp cổ đại – Nguyễn Kim Dân biên dịch, 2010; Ba mươi triết gia Triết gia Tây Phương – Nguyễn Ước…cùng một số tài liệu khác. Bài tiểu luận này hy vọng đề cập phần nào đến những tư tưởng, giá trị và những hạn chế của Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại. Bài tiểu luận quy mô như một bài thu hoạch, các vấn đề được đề cập chỉ mang tính khái quát, nên có thể chưa đầy đủ và chi tiết như độc giả mong muốn. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý độc giả để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. SVTH: Dương Quang Hiếu 4 Lớp cao học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI Văn minh Hy Lạp cổ đại phát triển rất rực rỡ, nó phong phú trong các lãnh vực kinh tế, xã hội, khoa học, văn học, nghệ thuật, và đặc biệt là về triết học. Điều đó có thể giải thích bằng tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ ở đây. Như Ăng-ghen nói: “nếu không có chế độ nô lệ, thì cũng không có nhà nước Hy Lạp, không có khoa học và nghệ thuật Hy Lạp”. Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại có thể chia làm ba thời kỳ: - Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ VI TCN). - Thời kỳ thứ hai (từ thế kỷ V TCN) - Thời kỳ thứ ba (từ thế kỷ thứ III TCN) Xuyên suốt ba thời kỳ ấy là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh giữa đường lối duy vật của Đê-mô- crít và đường lối duy tâm của Platông. Trường phái triết học duy tâm khách quan được xây dựng bởi Xôcrát và Platông hình thành trong thời kỳ thứ hai của lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển đến hình thức cao và cũng là thời kỳ phồn vinh nhất của triết học cổ đại Hy Lạp. Thời kỳ này đối tượng nghiên cứu của triết học được mở rộng sang các vấn đề về kết cấu của vật chất, nhận thức luận và đời sống chính trị. Trường phái duy tâm khách quan thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ Athen và hệ thống triết học duy vật của trưởng phái nguyên tử luận. [1, trang 105] SVTH: Dương Quang Hiếu 5 Lớp cao học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS. Bùi Văn Mưa II. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN 1. Triết gia Xôcrát 1 : Xôcrát khác với các nhà triết học khác, ông không hướng về nghiên cứu giới tự nhiên. Ông dành phần lớn công sức nghiên cứu triết học về nhân bản, về con người và về đạo đức, ông đã nói với các học trò rằng không nên đặt vấn đề nghiên cứu tự nhiên, vì giới tự nhiên đã được thần thánh an bài cả rồi, nếu cố công khám phá giới tự nhiên là xúc phạm đến thần thánh, thần thánh ở khắp mọi nơi, có sức mạnh kỳ diệu, sáng tạo ra thế giới, có thể nhìn thấy tất cả, nhưng không thích con người phát hiện ra mình. [9] Do vậy Xôcrát cho rằng triết học không có gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình, từ đây con người trở thành một trong những chủ đề trọng tâm nghiên cứu về triết học. Xôcrát tìm cách khám phá ra các chân lý chung cho con người trong các cuộc đàm thoại, theo ông để có cuộc đàm thoại, những người tham gia cuộc đàm thoại phải có “ngôn ngữ chung” nhất định, ngôn ngữ đó mang tính khách quan, nhờ đó con người mới khám phá ra chân lý một cách đích thực mà ai cũng phải thừa nhận. Theo ông ý thức của con người trong cuộc đàm thoại, ngoài yếu tố chủ quan, còn có một nội dung khách quan, có tri thức phổ biến mang tính tổng quát. Đó là những tri thức chung mà mỗi con người chúng ta có được bằng nỗ lực của mình. Xôcrát cho rằng tri thức chung đó là chân lý khách quan thu được trong các cuộc đàm thoại mà ai cũng phải thừa nhận. Nên ý kiến chủ quan của mỗi người không phải là tiêu chuẩn của chân lý. Theo ông khám phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật tức là phải hiểu nó có khái niệm. Nếu không có khái niệm xem như không có tri thức. Nhận thức luận của ông chủ yếu là thể hiện qua đạo đức của con người. Đạo đức học của ông mang tính chất duy lý, ông thừa nhận đạo đức và tri thức 1 Xôcrát (469 – 399 TCN): xuất thân trong một gia đình khá giả ở Athen. Cha làm nghề điêu khắc, mẹ là nữ hộ sinh. Ông hướng về chính thể chủ nô quý tộc chống lại chủ nô dân chủ. Năm 399 TCN, ông bị chủ nô dân chủ kết án tử hình về tội “coi thường luật pháp, chống lại chế độ bầu cử dân chủ”. Đối với ông chỉ có văn nói sống động, và văn viết đã bị khô cứng. Vì vậy cuộc đời ông không để lại một tác phẩm nào. Chỉ biết được ông qua những học trò của ông. Ông là người rất sùng bái thành thánh, thành kính tuân theo mọi nghi lễ tôn giáo và coi hành vi đạo đức và nhận thức hoàn toàn thống nhất với nhau… SVTH: Dương Quang Hiếu 6 Lớp cao học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS. Bùi Văn Mưa thống nhất là một, mỗi hành vi vô đạo đức đều là kết quả của sự dốt nát của chúng ta. Ông cho rằng muốn tuân thủ theo cái thiện thì phải nắm bắt được nó, hiểu nó. Muốn hiểu được nó phải thông qua các cuộc tranh luận, tọa đàm, luận chiến để tìm ra chân lý theo cách thức mà về sau được gọi là phương pháp Xôcrát [1,trang 106], bao gồm 4 bước: Một là “mỉa mai” đây là một thủ pháp phản biện rằng cách nêu lên những câu hỏi sao cho người đối thoại tự thấy mâu thuẫn với ý kiến của mình, từ đó mới thừa nhận sai lầm trong ý kiến đưa ra, thấy được sự thiếu sót ngu dốt của mình. Hai là “đỡ đẻ” đây là thủ pháp đi liền với thủ pháp thứ nhất, và được thực hiện sau khi tiến hành thủ pháp “mỉa mai”, bởi vì sau khi làm cho đối phương tranh luận thấy được cái sai của mình thì cần phải giúp đỡ họ tìm ra lối thoát bằng cách đạt tới tri thức đúng, từ bỏ quan điểm sai. Ba là “quy nạp” mục đích của yếu tố này là từ những cái riêng lẻ khái quát lên thành cái chung, có ý nghĩa phổ biến, nghĩa là từ những hành vi đạo đức cụ thể, riêng lẻ phải phân tích, so sánh để tìm ra cái thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức. Bốn là “xác định”, chủ yếu chỉ ra những hành vi đạo đức thuộc loại nào, chúng có phụ thuộc và quan hệ với nhau như thế nào. Bốn bước này quan hệ chặt chẽ với nhau trên bước đường tìm kiếm tri thức chân thật giúp con người sống đúng với tư cách và phận sự của mình trong đời sống xã hội. Về chính trị, Xôcrát chủ trương việc trị nước không nên do nhiều người mà phải do những nhà thông thái có tài năng và đạo đức, nói một cách khác là do một số quý tộc. Chủ trương đó rõ ràng là trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ dân chủ của Aten. [5, trang 245] Chủ nghĩa duy tâm của Xôcrát thể hiện trước hết việc tách các khái niệm ra khỏi chủ thể nhận thức. Khái niệm trong cách hiểu của ông chỉ là kết quả của những nỗ lực tinh thần, không đơn giản là hiện tượng chủ quan, mà là một hiện thể khách quan siêu thoát nào đó của lý tính. Khái niệm tồn tại tự thân và không SVTH: Dương Quang Hiếu 7 Lớp cao học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS. Bùi Văn Mưa lệ thuộc vào tồn tại của sự vật, con người. Ông đã phác thảo nên những nét đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan để Platông về sau đưa nó lên trình độ một hệ thống. 2. Triết gia Platông 2 : Platông chịu ảnh hưởng bởi ba nguồn gốc tư tưởng: tư tưởng của Xôcrát về cái phổ biến, cái chung làm cơ sở cho đạo đức; học thuyết của Pácmênít (500 – 449 TCN) và trường phái Êlê về sự tồn tại duy nhất, bất biến; tư tưởng của Pytago (571 – 497 TCN) về những con số được xem là bản chất chân thật của sự vật. Dựa vào ba nguồn gốc trên, Platông đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan có nội dung chính là thuyết ý niệm với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức- chính trị- xã hội. - Thuyết ý niệm: Platông chia thế giới làm hai loại: Thế giới ý niệm (là thế giới tồn tại chân thực, bất biến, vĩnh viễn, tuyệt đối, là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính) và thế giới của các sự vật cảm tính (là thế giới tồn tại không chân thực, thường xuyên biến đổi, phụ thuộc vào thế giới ý niệm, do các ý niệm sản sinh ra). Theo ông, thế giới ý niệm là nguyên mẫu, nó có trước và thế giới vật chất là cái được sinh ra, nó là thế giới cảm tính. Thế giới vật chất chẳng qua là cái bóng, là sự mô phỏng, bắt chước thế giới ý niệm, thế giới ý niệm quyết định thế giới vật chất, không có thế giới ý niệm thì không có thế giới vật chất[1, trang 106]. Ông đã lấy ví dụ về cái hang để minh hoạ cho quan điểm duy tâm khách quan của mình: Có một đoàn người đi qua cửa một cái hang tối và qua ánh sáng mặt trời chiếu vào, người ta chỉ nhìn thấy bóng của đoàn người đó in trên vách hang. Ông cho rằng, thế giới các sự vật hiện tượng chỉ là cái bóng in trên vách hang còn thế giới ý niệm mới chính là đoàn người thực đi ở bên ngoài cửa hang. [7] Các ý niệm, theo cách hiểu của Platông, là các khái niệm, tri thức đã được khách quan hoá, chúng tồn tại mãi mãi từ xưa đến nay. Thế giới ý niệm là vĩnh 2 Platông (427-347 TCN) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô quý tộc ở thành phố Aten, là nhà triết học duy tâm khách quan. Học thuyết triết học của ông dựa trên tiền đề lý luận về cái phổ biến của Xôcrat, lý luận về tồn tại duy nhất bất biến của trường phái Êlê và lý luận về con số của phái Pitago. Platông la người xây dựng Viện hàn lâm Aten và viết nhiều tác phẩm như: Biện hộ cho Xôcrát, Đối thoại, Bữa tiệc, Chế độ cộng hòa, Luật pháp… SVTH: Dương Quang Hiếu 8 Lớp cao học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS. Bùi Văn Mưa viễn, bất biến, không phân chia được và chỉ được nhận thức duy nhất bằng lý tính. Ông cho rằng thế giới ý niệm có vô vàn ý niệm, trong số tất cả các ý niệm thì ý niệm phúc lợi là cao nhất - nó là ý niệm của các ý niệm. Theo Platông, vật chất nói chung cũng tồn tại vĩnh viễn, nó là căn nguyên tạo ra chất liệu cụ thể của mỗi sự vật, làm cho chúng đa dạng, biến đổi không ngừng; các ý niệm là bản chất chung của mọi sự vật, là cơ sở thống nhất toàn vũ trụ, là linh hồn đem lại sinh khí cho toàn vũ trụ; còn các con số là một dạng bản chất độc lập đặc biệt chiếm vị trí trung gian ở giữa ý niệm và sự vật cảm tính, sự khác nhau giữa các sự vật là do khác nhau về quan hệ toán học, do những con số quyết định. Như vậy, tuy đứng trên lập trường duy tâm khách quan trong quan niệm về thế giới, coi sự vật chỉ là cái bóng của ý niệm nhưng ông đã thực hiện một bước tiến trong việc chuyển triết học từ tư duy ẩn dụ tới tư duy khái niệm, giải thích một hiện tượng ở mức độ khái niệm, tư duy lý luận [7]. - Quan điểm về nhận thức: Lý luận nhận thức và học thuyết về linh hồn của Platông được xây dựng trên cơ sở bản thể luận duy tâm khách quan mà cốt lõi của chúng là học thuyết về ý niệm và học thuyết về sự tồn tại độc lập của linh hồn bất tử. Ông cho rằng, nhận thức cảm tính không phải là nguồn gốc của tri thức chân thực, mà tri thức chân thực - nhận thức ý niệm - chỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý tính và thể hiện trong khái niệm. Theo ông, mọi tri thức phải có tính khái quát cao. Sự nhận thức của con người không phải là sự phản ánh thế giới vật chất mà là sự hồi tưởng của linh hồn bất tử, hồi tưởng lại những gì mà linh hồn bất tử đã quên đi khi nằm trong thế giới ý niệm. Linh hồn bất tử vốn thuộc về thế giới ý niệm, khi đó nó biết hết tất cả những gì thuộc về thế giới ý niệm nhưng vì thế giới ý niệm luôn vận động nên linh hồn bất tử vận động xuống mặt đất, nhập vào con người, biến con người từ một thực thể bất động vô tri, vô giác thành một cơ thể năng động và có tri giác. Nhưng cũng từ đó linh hồn bất tử quên hết những gì biết được ở thế giới ý niệm, khi nó hồi tưởng những gì đã biết tạo ra sự nhận thức. Quan niệm này của Platôn có một số yếu tố hợp lý khi ông đề cao vai trò của tư duy, sự tác động trở lại của tư duy đối với vật chất nhưng do ông đề cao quá theo hướng tuyệt đối hoá nên trở thành duy tâm; đồng thời khi SVTH: Dương Quang Hiếu 9 Lớp cao học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS. Bùi Văn Mưa thừa nhận linh hồn bất tử biết hết mọi điều trong thế giới ý niệm là ông đã khẳng định con người có khả năng nhận thức hoàn toàn về thế giới[7]. - Quan điểm về đạo đức: Xuất phát từ đạo đức học duy lý, Platông cho rằng, sống hạnh phúc là sống có đạo đức. Sống có đạo đức là làm điều thiện. Hành vi hướng thiện là hành vi không dựa trên khoái lạc, lợi thú chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời. Con người chỉ nhận thức được những ý tưởng này bằng lý trí. Theo Platông, con người muốn sống hạnh phúc phải dùng lý trí để chiêm nghiệm những ý tưởng và khắc phục những dục vọng vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thoát khỏi cùm gông của nhà tù thể xác. Dục vọng phải phục tùng trái tim, trái tim phải làm theo khối óc là điều kiện tiên quyết để sống hạnh phúc Như vậy theo Platông, con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở xung quanh mình, dưới trần gian, con người chỉ có thể đạt được hạnh phúc trong thế giới ý niệm, ở trên trời, sau khi chết. Quan niệm về đạo đức đầy tính chất duy tâm thần bí của Platông là cơ sở cho nền đạo đức Thiên chúa giáo sau này [1, trang 108]. - Quan điểm về chính trị - xã hội: Platông đã xây dựng học thuyết lý tưởng trên cơ sở học thuyết về linh hồn và học thuyết ý niệm, học thuyết đạo đức đặc biệt từ sự phê phán hạn chế của những hình thái nhà nước đã tồn tại trong lịch sử. Theo ông, đã có ba hình thái nhà nước đã tồn tại trước đó và đều xấu xa, tồi tệ. Trong đó hình thái nhà nước quân chủ được xây dựng và duy trì trên cơ sở làm giàu đến vô độ và cách thức hoạt động chủ yếu của nó là ăn cướp và đàn áp; hình thái nhà nước quân phiệt cũng hoạt động chủ yếu là ăn cướp, bóc lột và xâm lược; hình thái nhà nước dân chủ là hình thái xấu xa, tồi tệ nhất vì quyền lực của nhà nước thuộc về số đông. Theo ông, thể chế nhà nước lý tưởng nhất là nhà nước cộng hoà vì nó được xây dựng với ba đẳng cấp (tương ứng với ba loại linh hồn, ba phẩm chất đạo đức) là đẳng cấp cai trị (có linh hồn trí tuệ, phẩm chất thông thái và chủ yếu là các triết gia), đẳng cấp vệ quân (bảo vệ bộ máy cai trị và an ninh xã hội, có phẩm chất dũng cảm, trung thành), đẳng cấp nông dân và thợ thủ công (có nhiệm vụ tạo ra vật chất nuôi sống xã hội, có phẩm chất cần cù, chịu khuất phục và chế ngự dục vọng). Ông cho rằng giai cấp nô lệ không thuộc một SVTH: Dương Quang Hiếu 10 Lớp cao học: K21- Đêm 5 [...]... từng nói: “Dại dột cho ai không thấy giá trị Hy Lạp cổ đại Và những triết gia đã đóng góp vào kho tàng triết học ấy nổi bật và ngời sáng là Xôcrát và Platông – những triết gia đã dành gần cả cuộc đời của mình để nghiên cứu triết học Quả thật đến nay, những gì mà triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và chủ nghĩa duy tâm khách quan mang đến cho nhân loại vẫn còn nguyên giá trị Những thành tựu đã đạt được của. .. chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội; vừa kêu gọi phải xây dựng cho bằng được nhà nước cộng hòa lý tưởng, lại vừa ra sức bảo vệ cho bằng được lợi ích và địa vị của tầng lớp chủ nô quý tộc chống lại nhà nước dân chủ Aten [1, trang 109] SVTH: Dương Quang Hiếu 11 Lớp cao học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS Bùi Văn Mưa CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ... dân chủ pháp trị còn tốt hơn một chế độ quân chủ hay quý tộc trị vô pháp Nguyên tắc pháp trị của thầy Xôcrát đã được Platông nâng cao trong tác phẩm “Chính Khách và dần dần trở thành một trong những nguyên lý căn bản của các tổ chức chính trị Tây phương [2, trang 22] SVTH: Dương Quang Hiếu 14 Lớp cao học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS Bùi Văn Mưa II NHỮNG HẠN CHẾ 1... gia Platông và chủ nghĩa duy tâm khách quan của ông đã có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến nền triết học nói riêng và sự phát triển văn hóa Châu Âu nói chung Đặc biệt là nhận thức luận, triết học toán học và tư tưởng giáo dục toán học của ông, dưới điều kiện xã hội Hy lạp đương thời, đã có một tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự hình thành của khoa học và sự phát triển của toán SVTH: Dương Quang Hiếu... tựu đã đạt được của chủ nghĩa duy tâm khách quan là tiền đề cơ bản cho sự phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây ngày nay Mặc dù chủ nghĩa duy tâm khách quan vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm và các luận điểm chưa chính xác Tuy nhiên, có thể hiểu và thông cảm cho những thiếu sót này là do Xôcrát và Platông đã cố tâm đi tìm một mô hình tốt đẹp để giải quyết các khó khăn của chế độ đương thời Bởi... HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI I NHỮNG GIÁ TRỊ 1 Xây dựng nên những khái niệm về chuẩn mực đạo đức chung của con người: Xôcrát thường nhấn mạnh câu châm ngôn: “Người ơi, hãy tự biết mình” 3 Học thuyết của ông đưa tới niềm tin rằng mọi đức hạnh đều qui về một mối, đó là cái thiện, hoặc sự tự am hiểu bản ngã - “cái tôi” chân chính của ta - cùng những cứu cánh của nó qua quá trình... trung Hy Lạp SVTH: Dương Quang Hiếu 12 Lớp cao học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS Bùi Văn Mưa 2 Phương pháp biện chứng được cải tiến và áp dụng vào các vấn đề luân lý: Xôcrát đóng góp cho triết học một định hướng nhân văn cùng phương pháp mới mẻ tiếp cận tri thức, một khái niệm về linh hồn như tâm điểm của ý thức tỉnh táo bình thường lẫn đặc tính đạo đức và về ý nghĩa. .. học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS Bùi Văn Mưa học Vào TK 3 TCN, Platông đã thành lập học phái của mình ở Athens Platông rất coi trọng toán học Ông chủ trương bồi dưỡng khả năng tư duy logic thông qua môn hình học, bởi vì hình học mang lại cho con người ấn tượng trực quan, thể hiện sự trừu tượng của quy luật Logic trong các hình cụ thể Những học trò của Platông cũng... tuyệt đối hoàn hảo cho tất cả các chế độ SVTH: Dương Quang Hiếu 17 Lớp cao học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS Bùi Văn Mưa CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO *Sách: [1] Bùi Văn Mưa chủ biên - Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí... mâu thuẫn với chính chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội như đã nêu ở trên Ông vừa kêu gọi phải xây dựng cho bằng được nhà nước cộng hòa lý tưởng nhưng lại vừa ra sức bảo vệ cho bằng được lợi ích và địa vị của tầng lớp chủ nô quý tộc, chống lại nhà nước dân chủ Aten [1, trang 109] SVTH: Dương Quang Hiếu 16 Lớp cao học: K21- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS Bùi Văn . http://diendankienthuc.net/diendan/triet-hoc-phuong-tay/9482-cuoc-doi-va-cai- chet-cua-triet-gia-Xôcrát.html SVTH: Dương Quang Hiếu 18 Lớp cao học: K2 1- Đêm 5 . Dương Quang Hiếu Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Văn Mưa STT : 57 Lớp : Đêm 5 – Khóa 21 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS. Bùi Văn Mưa TP. Hồ Chí Minh - tháng 1, 2012 SVTH: Dương Quang. hệ thống triết học duy vật của trưởng phái nguyên tử luận. [1, trang 1 05] SVTH: Dương Quang Hiếu 5 Lớp cao học: K2 1- Đêm 5 Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại GVHD: TS. Bùi Văn Mưa II.

Ngày đăng: 20/11/2014, 23:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    • PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

      • TP. Hồ Chí Minh - tháng 1, 2012

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan