Tư tưởng triết học Nho gia và những giá trị, hạn chế của nó

14 1.1K 4
Tư tưởng triết học Nho gia và những giá trị, hạn chế của nó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đạo đức là một vấn đề luôn luôn được chú trọng trong bất kỳ một xã hội nào. Một trong những trường phái triết học đề cao vấn đề đạo đức là Nho gia. Nho gia là một trường phái triết học lớn được hoàn thiện liên tục và có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến nền văn hóa tinh thần của Trung Quốc nói riêng, của nhiều quốc gia phương Đông nói chung và đặc biệt là Việt Nam.

Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa LỜI MỞ ĐẦU Đạo đức là một vấn đề luôn luôn được chú trọng trong bất kỳ một xã hội nào. Một trong những trường phái triết học đề cao vấn đề đạo đức là Nho gia. Nho gia là một trường phái triết học lớn được hoàn thiện liên tục và có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến nền văn hóa tinh thần của Trung Quốc nói riêng, của nhiều quốc gia phương Đông nói chung và đặc biệt là Việt Nam. Học triết học Nho gia giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của đạo đức, hiểu đúng và đầy đủ về đạo đức là nền tảng để xây dựng xã hội. Với những ý nghĩa đó, em thực hiện đề tài: “Tư tưởng triết học Nho gia và những giá trị, hạn chế của nó”. Nhiệm vụ đặt ra trong bài tiểu luận này là phải tìm hiểu rõ tư tưởng của các triết gia tiêu biểu thuộc các trường phái của Nho gia. Đồng thời nêu lên được những giá trị sâu sắc của triết học Nho gia và những hạn chế của triết học Nho gia. Khi thực hiện bài tiểu luận này em đã sử dụng nhiều tài liệu nhưng tài liệu chính là giáo trình Triết học phần I: Đại cương về lịch sử triết học, của tiểu ban triết học thuộc khoa lý luận chính trị, trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh biên soạn. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy để em hoàn thành bài tiểu luận này được tốt hơn. HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 1 Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC NHO GIA 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của triết học Nho gia - Nho gia là một trường phái triết học lớn và được hình thành rất sớm ở Trung Quốc. Trãi qua quá trình hình thành và hoàn thiện lâu dài, Nho gia có ảnh hưởng lớn đến văn hóa tinh thần của Trung Quốc và các quốc gia phương Đông. - Nho gia do Khổng Tử sáng lập vào cuối thời Xuân Thu. Khổng Tử rất xem trọng các vấn đề về đạo đức, chính trị, xã hội. Ông xem trọng đạo đức, coi đạo đức là nền tảng của xã hội, là công cụ để giữ gìn trật tự xã hội và hoàn thiện nhân cách cá nhân cho con người. [1,52] - Khổng Tử (còn gọi là Khổng Phu Tử, 551 – 479 TCN). Người ta còn gọi ông là Khổng Khâu, tên tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ông là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Quốc, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đến cuộc sống và tư tưởng Đông Á. Triết học của ông nhấn mạnh vai trò cá nhân và việc cai trị bằng đạo đức; sự chính xác của những mối quan hệ xã hội; sự công bằng và sự ngay thẳng. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Ông mất tháng 4 năm 479 trước Công nguyên, thọ 73 tuổi. [5,1] - Lý luận của ông là một hệ thống triết lý sâu sắc về đạo đức, chính trị, xã hội, được học trò chép lại thành sách Luận ngữ. Lý luận về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng …tạo nên nội dung quan điểm về đạo đức của ông.[1,53] - Kinh điển của Nho gia gồm hai bộ là Bộ Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu) và Bộ Tứ Thư (Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử). HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 2 Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 1.2 Các trường phái của triết học Nho gia và những tư tưởng nổi bật của những trường phái này 1.2.1 Nho gia nguyên thủy 1.2.1.1 Các triết gia tiêu biểu của Nho gia nguyên thủy - Khổng Tử là người sáng lập ra Nho gia vào cuối thời Xuân Thu. - Đến thời Chiến Quốc do mâu thuẫn giữa các triết gia mà Nho gia chia thành 8 phái. Trong đó phái của Tuân Tử và phái của Mạnh Tử là mạnh nhất. Mạnh Tử đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nho gia nguyên thủy, khép lại một giai đoạn quan trọng là giai đoạn hình thành Nho gia. Vì vậy, Nho gia Khổng - Mạnh còn được gọi là Nho gia nguyên thủy hay Nho gia tiên Tần. + Tuân Tử (315-230 TCN) phát triển Nho gia theo xu hướng duy vật. .[1,53] + Mạnh Tử (372-298 TCN, người Sơn Đông, học trò của Khổng Cấp là cháu nội của Khổng Tử) phát triển Nho gia theo xu hướng duy tâm. Mạnh Tử tin tưởng sâu sắc vào sự tồn tại của thiên mệnh. Ông lý giải bản tính thiện của con người thông qua lý luận về nhân, lễ, nghĩa và trí, trong đó nhân, nghĩa là quan trọng nhất. [1,53] 1.2.1.2 Một số tư tưởng triết học cơ bản của Nho giáo nguyên thủy - Nho giáo nguyên thủy là triết lý của Khổng Tử và Mạnh Tử về đạo làm người quân tử và cách thức trở thành người quân tử, cách cai trị đất nước. a) Tư tưởng của triết học Nho gia về đạo đức xã hội - Nho gia nguyên thủy cho rằng, nền tảng của gia đình - xã hội là những quan hệ đạo đức - chính trị, đặc biệt là ba quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. Các quan hệ này được Nho gia gọi là đạo. Khi các quan hệ này chính danh thì xã hội ổn định, gia đình yên vui. Xã hội thời Xuân thu loạn lạc, kỷ cương lỏng lẻo. Vì vậy, Khổng Tử cho rằng, muốn cải loạn thành trị, muốn thực hiện xã hội đại đồng thì phải chấn chỉnh lại ba mối quan hệ đó, Nho gia nguyên thủy lấy giáo dục đạo đức làm tư tưởng chủ đạo. HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 3 Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa - Quan niệm về lễ: Theo Khổng Tử để đạt được nhân, để lập lại trật tự, khôi phục kỷ cương cho xã hội Khổng Tử chủ trương phải dùng lễ, đặc biệt là lễ của nhà Chu. Vì lễ có thể: xác định được vị trí, vai trò của từng người; phân định trật tự, kỷ cương trong gia đình và ngoài xã hội; loại trừ những tật xấu và tạo ra những phẩm chất cá nhân mà xã hội đòi hỏi. Khổng Tử cho rằng: lễ trước hết là lễ giáo phong kiến như phong tục tập quán, những quy tắc, quy định về trật tự xã hội; sau đó là luân lý đạo đức như ý thức, thái độ, hành vi ứng xử. b) Tư tưởng của triết học Nho gia về con người - Dựa trên thuyết thiên mệnh, Khổng Tử cho rằng: “Thiên mệnh chi vị tính, xuất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo và tính tương cận, tập tương viễn” [1,57]. Điều này có nghĩa là: Con người có tính người, tính người do trời phú, sự phú cái tính ấy về cơ bản là đồng đều ở mọi con người. Theo Khổng Tử, do điều kiện sống, hoàn cảnh, môi trường khác nhau, do những tập quán khác nhau mà người này khác người kia. Vậy, tập là điều kiện, hoàn cảnh, là nguyên nhân làm thay đổi tính tình ở mỗi con người, làm cho con người không giữ được tính do trời phú cho, làm cho con người trở nên vô đạo. Vì vậy, muốn giữ được tính cho con người phải lập đạo; nghĩa là phải làm giáo dục cho cả nước, cả thiên hạ hữu đạo. Hữu đạo là thể hiện được mối quan hệ giữa người và người, giữa người và trời đất - vạn vật một cách đúng đắn, nghĩa là phù hợp với thiên mệnh, mà thực chất là làm theo các nguyên tắc, phương châm cơ bản của Nho gia. Khổng Tử cho rằng, nếu lập đạo của trời, nói về âm và dương; lập đạo của đất, nói về cương và nhu; thì lập đạo của người, phải nói về nhân và nghĩa. - Quan niệm về nhân và nghĩa: là quan niệm trung tâm của đạo đức Nho gia nguyên thủy, chúng hợp với các quan niệm khác tạo thành hệ thống phạm trù đạo đức của phái này: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng… + Quan niệm về nhân: Nhân được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người, chi phối mọi quan hệ giữa người với người trong xã hội. Khổng Tử cho rằng, nhân là lòng thương người (ái nhân); còn Mạnh Tử thì cho rằng, nhân HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 4 Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa là lòng trắc ẩn. Nói chung, nhân là cách đối xử của con người với con người, tức muốn thực hiện đức nhân cần phải: Điều gì mà mình không muốn thì cũng đừng đem áp dụng cho người khác; mình muốn lập thân thì cũng giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt; khống chế mình theo đúng lễ…Người có đức nhân thì bên ngoài xã hội luôn cung, khoan, tín, mẫn, huệ (cung kính, khoan hòa, tín nhiệm, nhạy bén, rộng rãi)…, bên trong gia đình luôn hiếu, đễ (hiếu thảo, nhường nhịn)… + Quan niệm về nghĩa: Theo Nho gia, nếu nhân là lòng thương người, đức nhân dùng để đối xử với người và tạo ra người, thì nghĩa là dạ thủy chung, đức nghĩa dùng để đối xử với chính mình và tạo ra ta. Đức nhân thể hiện trong quan hệ với người khác; còn đức nghĩa thể hiện trong quan hệ với mình. Khi nói một điều gì đó hay khi làm một việc gì đó mà ta cảm thấy thoải mái, thảnh thơi, hứng thú trong lương tâm thì đó là ta nói điều nghĩa, ta làm việc nghĩa. + Quan niệm về trí: Trí là sự sáng suốt nhận thức thấu đáo mọi vấn đề, hiểu thấu đạo trời, đạo người, hiểu cả thiên hạ, biết sống hợp với nhân. Khổng Tử coi trí là điều kiện để có nhân. Muốn có trí thì phải học. + Quan niệm về tín: Tín là lòng dạ ngay thẳng, lời nói và việc làm nhất trí với nhau. Tín là đức trong mối quan hệ bạn bè và rất quan trọng với mọi người. Sách Đại học chỉ rõ rằng “ Giao kết với người, cốt ở chữ tín”. Tín củng cố sự tin cậy giữa người với người, củng cố lòng tin với đạo lý thánh hiền, tin vào sự tốt đẹp. + Quan niệm về dũng: Dũng là sức mạnh tinh thần, lòng can đảm, biết xấu hổ vì cái sai, cái xấu để vứt bỏ chúng mà làm theo nhân nghĩa…Là đức nói lên tinh thần hăng hái, quyết tâm khắc phục khó khăn, dũng cảm biểu hiện sức mạnh và ý chí thực hiện mục đích của mình. Khổng Tử rất quan tâm tới chữ dũng, nhưng ông vừa cổ vũ vừa dè dặt. Ông cổ vũ tinh thần quả cảm, khí phách anh hùng của những nhân dân đối với vua chúa phong kiến. Mặt khác, ông lại dè dặt đối với dũng vì người dũng là người không sợ sệt. Ông thường hay gắn dũng với nghĩa để kết luận HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 5 Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa người quân tử coi trọng điều nghĩa, gắn dũng với lễ cho thấy rằng quân tử ghét những kẻ có dũng mà không có lễ… - Theo Nho gia, ngũ luân là năm mối quan hệ mà con người phải xác định và làm tròn trách nhiệm của mình trong các quan hệ ấy, trong đó có ba quan hệ chính – tam cương là vua tôi, cha con, chồng vợ. Trong tam cương có hai quan hệ mấu chốt là vua - tôi, biểu hiện bằng đức trung, cha - con biểu hiện bằng đức hiếu. Giữa trung và hiếu, thì trung đứng đầu. Những đức tính con người thường xuyên phải trau dồi là ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Đứng đầu ngũ thường là nhân, nghĩa, trong đó nhân là chủ. Vì vậy gọi đạo của Khổng Tử là đạo nhân. Nho gia đặt con người trong năm mối quan hệ với những lập luận khá chặt chẽ, làm cơ sở cho mục tiêu phấn đấu và nội dung tu dưỡng của con người là có tính hợp lý hơn. Nó thực sự góp phần củng cố trật tự xã hội, nó là sản phẩm của xã hội và cũng là nguyên nhân trì trệ xã hội đó. c) Tư tưởng của triết học Nho gia về giáo dục đạo đức - Các nguyên tắc đạo đức cơ bản của Nho giáo là đạo đức hướng đến xây dựng mẫu người quân tử. Khổng Tử cho rằng, người quân tử là người có đủ tam đức (trí, nhân, dũng); do có trí nên người quân tử không nhầm lẫn, do có nhân nên người quân tử không buồn phiền, do có dũng nên người quân tử không có gì phải kinh sợ. Khổng Tử chú trọng đến tam đức. Đến thời Chiến quốc, Mạnh Tử bỏ dũng thay vào đó là lễ và nghĩa thành tứ đức (nhân, lễ, nghĩa, trí). - Khổng Tử và Mạnh Tử đều nhất trí coi chuẩn mực đạo đức là tiêu chuẩn của người quân tử, và muốn trở thành người quân tử cần phải tu thân. Để tu thân cần phải đạt đạo (con đường phải theo, quan hệ mà con người phải biết giữ để ứng xử trong cuộc sống) mà trước hết là đạo quân - thần, phụ - tử, phu - phụ và cần phải đạt đức (phẩm chất tốt đẹp của con người cần phải thể hiện trong cuộc sống), đồng thời phải biết thi, thư, lễ, nhạc. 1.2.2 Trường phái của Đổng Trọng Thư thời Tây Hán HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 6 Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa - Thời Tây Hán, Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) dựa trên lợi ích giai cấp phong kiến, khai thác lý luận Âm dương - Ngũ hành, đưa ra thuyết trời sinh vạn vật và thiên nhân cảm ứng để hoàn chỉnh thêm Nho gia trong việc giải thích vạn vật, con người và xã hội. Ông đã hệ thống hóa kinh điển Nho gia thành Tứ thư và Ngũ kinh, đồng thời đưa ra quan niệm tam cương (quân - thần, phụ - tử, phu - phụ), ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phụ, phu tử tòng tử), tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh)… đối với phụ nữ. → Những quan niệm này đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn đạo đức và nền tản tư tưởng xã hội, trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị Trung Quốc. Nho gia với tư cách là một trường phái triết học vươn lên thành một hệ tư tưởng xã hội và được mở rộng thành một hệ thống niềm tin, tín ngưỡng và nghi thức được phổ biến trong toàn xã hội. 1.2.3 Trường phái của Chu Đôn Di và Thiệu Ung thời nhà Tống - Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc và Đạo giáo ra đời, Nho giáo hấp thụ một số tư tưởng của hai học thuyết này để phát triển tiếp tục. Sang thời nhà Tống, Nho giáo mới thật sự phát triển mạnh. Chu Đôn Di (1017-1073) và Thiệu Ung (1011- 1077) là những người đã khởi xướng lý học trong Nho giáo. Theo thuyết thái cực đồ, Chu Đôn Di cho rằng: Nguồn gốc của Vũ trụ là thái cực; Thái cực có thể động và thể tĩnh; Động sinh ra dương, động cực rồi lại tĩnh, và ngược lại. Âm dương tác động sinh ra Ngũ hành, rồi sinh ra vạn vật. Thời này còn có hai anh họ Trình là Trình Hạo (1032-1085), Trình Di (1033-1107), và Chu Hy (1130-1200)… là những nhà lý học xuất sắc. Họ đã nêu thuyết cách vật tri trí (cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ)…[1,54] 1.2.4 Nho giáo thời Minh - Thanh - Nho giáo tiếp tục chi phối đời sống tư tưởng xã hội Trung Quốc qua các triều đại tiếp theo. Đến thời Minh - Thanh thì Nho giáo không có phát triển mới nổi bật mà ngày càng khắc khe và bảo thủ. Sang thế kỷ XIX, Nho giáo trở nên già cỗi và không còn hợp với thời đại nữa. HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 7 Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC NHO GIA 2.1 Những giá trị của triết học Nho gia 2.1.1 Nho gia đã đưa ra những tiêu chuẩn đạo đức nhằm hoàn thiện nhân cách cho con người - Chúng ta nhận thấy, với tư cách là hệ tư tưởng chỉ đạo đường lối trị nước ở Trung Quốc trên 2000 năm, Nho giáo đã đóng góp lớn vào sự nghiệp tổ chức và quản lý xã hội, vào sự nghiệp phát triển văn hóa và giáo dục, quá trình rèn luyện đạo đức cá nhân, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. - Dựa trên thuyết thiên mệnh, Mạnh Tử cho rằng nhân chi sơ tính bản thiện; bởi vì, khi sinh ra mỗi con người đều có đủ nhân, lễ, nghĩa, trí. Nhân, lễ, nghĩa, trí là xuất phát từ tâm. Là người ai cũng có cái tâm. Tâm là cội nguồn của tính thiện trong con người. Vì vậy, con người cần phải trường kỳ tâm dưỡng kỳ tính, tức là giữ gìn cái tâm thiện ấy. Để vãn hồi tính thiện cho con người thì phải lập lại trật tự kỷ cương cho xã hội trên cơ sở thực hành đường lối nhân nghĩa. Ý nghĩa tích cực “thuyết thiên mệnh” của Mạnh Tử là ở chỗ phát huy bốn đầu mối, làm cho phần tốt trong con người ngày càng phát triển, còn phần xấu ngày càng thu hẹp lại. 2.1.2 Nho giáo đã đưa ra những quan điểm về quản lý xã hội - Thực hiện thuyết chính danh: Nho giáo chủ trương làm cho xã hội có trật tự, ổn định. Mỗi người làm đúng danh của mình thì xã hội sẽ có trật tự, kỉ cương, gia đình yên ấm. Nho giáo đề cao công bằng xã hội. - Nho giáo lấy gia đình để hình dung thế giới: Coi xã hội như một gia đình thu nhỏ. Gia đình có hòa thuận, êm ấm thì xã hội mới phát triển. Cộng đồng được xem như một gia đình và các quan hệ cha con, vợ chồng, anh em phải có trên có dưới. Cách cư xử đúng vai trò như vậy làm cho gia đình hòa thuận, êm ấm. Theo Nho giáo áp dụng mối quan hệ như vậy trong xã hội sẽ làm cho xã hội ổn định. Một xã hội muốn ổn định thì cần phải có những gia đình hòa thuận, để làm được điều đó Nho giáo đòi hỏi mỗi con người trong gia đình phải biết tuân theo lễ. HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 8 Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa - Nho gia nguyên thủy khao khát cải biến xã hội thời Xuân thu - Chiến quốc từ loạn thành trị là một mong muốn của cả xã hội lúc bấy giờ. Nó thể hiện tính nhân bản sâu sắc. Đồng thời Nho gia nguyên thủy Khổng - Mạnh cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân bản và toát lên tinh thần biện chứng sâu sắc. 2.1.3 Giá trị về mặt giáo dục - Khổng Tử cho rằng giáo dục không chỉ mở mang nhân cách, tri thức, giải thích vũ trụ mà ông còn chú trọng đến việc hình thành nhân cách con người, lấy giáo dục để mở mang cả trí, nhân, dũng, để dạy con người ta thành con người đạo lý. Như vậy, tư tưởng giáo dục của Nho gia đã góp phần đưa ra những tiêu chuẩn để giáo dục một con người hoàn thiện cả về nhân cách và đạo đức. - Nho gia rất xem trọng các quan niệm ngũ luân, tam cương, trung và hiếu. Nho gia còn cho rằng những đức con người thường xuyên phải trao dồi là ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Đứng đầu ngũ thường là nhân, nghĩa, trong đó nhân là chủ. Vì vậy gọi đạo của Khổng Tử là đạo nhân. Nho gia đặt con người trong năm mối quan hệ với những lập luận khá chặt chẽ, làm cơ sở cho mục tiêu phấn đấu và nội dung tu dưỡng của con người là có tính hợp lý hơn. Nó thực sự góp phần tạo ra mục tiêu phấn đấu cho mỗi con người. - Mục đích của giáo dục là học để ứng dụng cho có ích với đời, với xã hội, chứ không phải là để làm quan hưởng bổng lộc, học để hoàn thiện nhân cách. Học để tìm tòi đạo lý. Quan điểm giáo dục của Nho gia với mục đích cao cả thực sự là một quan điểm mang tính nhân văn sâu sắc. - Khổng Tử coi giáo dục cho dân đạo lý làm người là quan trọng, thể hiện tư tưởng giáo dục của Nho giáo, tư tưởng của Khổng Tử là nhằm đào tạo lớp người lấy đức trị là chính. 2.1.4 Những giá trị về mặt chính trị - Khổng Tử mong muốn có một xã hội mà ở đó có trên dưới phân minh phổ biến đó là trật tự về danh vị. Thuyết chính danh của Nho gia nhằm đưa xã hội loạn trở thành trị. Khổng Tử cho rằng xã hội cần phải có chính danh. Chính danh có HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 9 Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa nghĩa là một người cần phải có vị trí phù hợp với cái danh của họ. Theo Nho gia, trong xã hội, mỗi người làm đúng theo danh của mình thì xã hội sẽ yên ổn và có trật tự. Như vậy, thuyết chính danh của Nho gia đã góp phần tạo nên cơ sở để xác định đúng danh vị và quan hệ trong xã hội, là cơ sở để ổn định chính trị của quốc gia. - Nho gia chủ trương theo thuyết lễ trị. Những quan niệm về lễ của Nho gia bao gồm: nghi thức, quy chế, kỷ cương, trật tự, tôn ti của cuộc sống chung trong xã hội cũng là cơ sở tốt để quản lý xã hội. Như vậy, thuyết lễ trị của Nho gia đã góp phần làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở để quản lý xã hội. 2.2 Những hạn chế của triết học Nho gia 2.2.1 Những hạn chế về mặt văn hóa - Cuối thời đại phong kiến, do tính phục cổ, bảo thủ mà Nho giáo đã tạo ra tình trạng trì trệ kéo dài của xã hội Trung Quốc, làm cho Trung Quốc không bắt kịp vào trào lưu văn minh của thế giới. - Quan niệm về nhân của Khổng Tử có nội dung giai cấp rõ ràng, ông cho rằng chỉ có người quân tử, tức kẻ cai trị, mới có được đức nhân, còn người tiểu nhân tức nhân dân lao động, không thể có được đức nhân. Đạo nhân chỉ là đạo của người quân tử, của giai cấp thống trị. Đây là quan niệm cổ hủ, mang tính phân biệt giai cấp, bất bình đẳng xã hội. - Nho giáo nhấn mạnh tư tưởng thiên mệnh: Theo Khổng Tử thì trời có ý chí, ý trời là thiên mệnh không thể thay đổi được, không thể cải thiện được mệnh trời, ông xem trời đất là một. Quan điểm này được thể hiện một cách đầy đủ và rõ ràng. Đối với thần ông có tư tưởng thiếu nhất quán. Đến các thế hệ học trò của ông tư tưởng thiên mệnh được củng cố và khẳng định và là tư tưởng cơ bản của Nho giáo chi phối các tư tưởng khác. Quan niệm này của Nho giáo mang tính duy tâm chủ quan, thiếu tính khách quan khoa học. - Khổng Tử ít quan tâm đến các vấn đề nguồn gốc của vũ trụ nên quan điểm của ông về trời - đất, quỷ - thần không rõ ràng. Tuy nhiên để tìm chỗ dựa vững chắc cho lý luận của mình, Khổng Tử và Mạnh Tử đều xây dựng thuyết thiên mệnh. Từ HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 10 [...]... một cách linh hoạt Thực tế những tư tưởng nhân đạo và khát vọng hòa bình của Nho gia cũng là khát vọng của chúng ta hiện nay Tuy có những hạn chế về mặt tư tưởng nhưng những biện pháp mà Nho gia đề ra vẫn có giá trị đến ngày nay Những mong muốn của Nho gia trong việc xây dựng xã hội cũng có một số điểm tốt mà chúng ta cần học tập HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 13 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa... sinh học - tự nhiên của con người 2.2.2 Những hạn chế về mặt tư tưởng giáo dục - Nho giáo ở vị trí độc tôn thời phong kiến, mang nặng tính giáo điều nguyên tắc nên hạn chế khả năng sáng tạo của con người: Nho giáo gắn với chính quyền tập trung quan liêu Vì vậy, để bảo vệ chính quyền phong kiến giai cấp phong kiến đã sử dụng Nho giáo như một công cụ để bảo vệ mình Các học sĩ, quan lại đều lấy tư tưởng Nho. .. được Đặc biệt những tư tưởng về giáo dục đạo đức và nhân cách cho con người có những điểm chứa đựng những giá trị rất tốt mà xã hội ngày nay có thể học tập Trong cuộc cách mạng dân tộc, với ảnh hưởng của Nho gia, từ một hệ tư tưởng duy tâm theo ý chí con người chuyển sang chủ nghĩa duy vật với phương pháp khoa học, tư tưởng dân tộc sang tư tưởng cách mạng đòi hỏi một quá trình xem xét và vận dụng một... Thanh Xuân, Triết học phần I: Đại cương về lịch sử triết học, Tiểu ban triết học trường đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, 2011 [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học) , Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006 [3] GS,TS Nguyễn Hữu Vui và GS,TS Nguyễn Ngọc Long (đồng chủ biên), Giáo trình Triết học Mác –... tư tưởng Nho giáo làm thước đo cho mọi suy nghĩ và hành động của họ Khi đã chiếm được vị trí cao trên vũ đài tư tưởng, Nho giáo không tiếp tục đi sâu vào khám phá những vấn đề bản chất của đời sống và của vũ trụ Nho giáo chỉ chú trọng đến những quan hệ chính trị và đạo đức thực tế cho nên khi xã hội phong kiến rối loạn, vấn đề số phận và yêu cầu giải phóng con người được đặt ra thì Nho giáo lại không... Chính vì thế mà có những mối quan hệ đã trở nên quá cứng nhắc, khô khan, khuôn mẫu HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 12 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa KẾT LUẬN Chúng ta có thể nhận thấy rằng, Nho giáo đã tồn tại từ rất lâu và ảnh hưởng của Nho giáo không chỉ ở quá khứ mà còn ảnh hưởng đến hiện tại và tư ng lai nữa Nho giáo có những tư tưởng tích cực về mặt văn hóa, đạo đức, giáo dục và xã hội mà đến... 2.2.3 Những hạn chế về mặt kinh tế - Các nhà Nho chỉ chăm lo vào học hành, thi cử mà không chăm lo phát triển kinh tế, xa rời thực tế dẫn đến nền sản xuất kém phát triển Chính sách kinh tế của nhà nước là trọng nông, nhiều chính sách xã hội và văn hóa cũng cản trở cải cách Nho giáo cũng coi thường những người chạy theo lợi nhuận, không coi trọng thương nghiệp.[6,16] 2.2.4 Những hạn chế về mặt chính trị,. .. quan hệ này phản ánh quan hệ gia đình và quan hệ xã hội trong cuộc sống Trong xã hội phong kiến mỗi gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng, còn các quan hệ xã hội thì được củng cố bằng chế độ chính trị đẳng cấp Song song đó là những yêu cầu giao tiếp bắt buộc mỗi thành viên trong xã hội phải thực hiện Tư ng ứng với những mối quan hệ đó Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy... không dựa vào quần chúng nhân dân bị trị mà chỉ dựa vào các quan hệ đạo đức - chính trị - xã hội, xuất phát từ việc giáo dục, rèn luyện nhân cách cá nhân cho tầng lớp thống trị là một chủ trương duy tâm, ảo tư ng, xa rời thực tế cuộc sống bấy giờ Do không phù hợp với ước vọng của quần chúng nhân dân, nó mãi mãi chỉ là một lý tư ng - Do không hiểu nguyên nhân sâu xa của các sự biến lịch sử và bị những quyền... hiểu nguyên nhân sâu xa của các sự biến lịch sử và bị những quyền lợi giai cấp quy định nên những kế sách chính trị của Khổng Tử chỉ dừng lại ở tính chất cải lương và duy tâm, chứ không phải bằng cách mạng hiện thực.[3,53] - Phong kiến dựa vào Nho giáo để cai trị với những thủ tục hà khắc trong quan hệ tam cương ngũ thường: Theo Nho giáo mọi người trong xã hội đều bị ràng buộc bởi các mối quan hệ tự . http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080328 0145 03AATEqAK [6]http://docs.4share.vn/docs /149 37/Nhung_gia_tri_tich_cuc_va_han_che_trong_ho c_thuyet_nho_giao_vaanh_huong_cua_noo_viet_nam_hien_nay.html HVTH: Nguyễn Hoàng Thái Châu 14

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan