TIỂU LUẬN NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

30 547 1
TIỂU LUẬN NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài số 2 : “ NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA” SVTH : Nguyễn Nhật Hùng STT : 37 Nhóm : 3 Lớp : Cao học Đêm 1 – K20 GVHD : TS. Bùi Văn Mưa Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 4 CHƯƠNG 1 4 SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA 4 1.2.1Khởi nguyên vũ trụ 4 1.2.2 Thế giới quan – Nhân sinh quan 5 1.2.3 Những tư tưởng biện chứng 7 1.2.4 Quan điểm chính trị xã hội 7 Về phương châm xử thế 8 9 CHƯƠNG 2 9 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA ĐẠO GIA 9 2.1 Sự khác biệt trong lịch sử hình thành và phát triển 9 2.2.1 Khởi nguyên vũ trụ 13 2.2.2 Thế giới quan – Nhân sinh quan 14 2.2.3 Những tư tưởng biện chứng 16 2.2.4 Quan điểm chính trị - xã hội 17 2.2.5 Quan điểm phương châm xử thế 20 CHƯƠNG 3 21 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT NHO GIA VÀ ĐẠO GIA ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM 21 3.2.1 Ảnh hưởng của Nho giáo trước Cách mạng tháng 8 22 3.2.2 Ảnh hưởng của Nho giáo trong thời kỳ sau cách mạng tháng 8 23 3.3.1 Những ảnh hưởng tích cực 23 3.3.2 Những ảnh hưởng tiêu cực 25 KẾT LUẬN 25 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 2 LỜI MỞ ĐẦU Triết học ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ VIII - thế kỷ VI Tr.CN. Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau vể triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Để có một định nghĩa Triết học hoàn chỉnh như vậy, lịch sử Triết học đã phải trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, có lúc phát triển đến đỉnh cao như giai đoạn Triết học của Arixtốt, Đemôcrit và Platon nhưng cũng có lúc nó bị biến thành một môn của thần học theo chủ nghĩa kinh viện trong một xã hội tôn giáo bao trùm mọi lĩnh vực vào thế kỷ thứ X – XV. Đến những năm 40 của thế kỷ XIX – Triết học Mác ra đời dựa trên những điều kiện lịch sử về kinh tế xã hội, những tiền đề khoa học tự nhiên và sự kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Sự phát triển của Triết học là sự phát triển song song giữa hai nền Triết học Phương Tây và Triết học Phương Đông. Nhưng do điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa mà sự phát triển của hai nền Triết học có sự khác nhau. Nhưng dù phát triển ở Phương Đông hay Phương Tây thì Triết học cũng là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người. Nền triết học Trung Hoa cổ đại ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị - Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 3 đạo đức của xã hội. Tuy họ vẫn đứng trên quan điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng những tư tưởng của họ đã có tác dụng rất lớn, trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông. Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái Triết học khá hoàn chỉnh. Trong số các trường phái triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc tri thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là nho học hay “Khổng học” - gắn với tên người sáng lập ra nó. Một trường phái Triết học lớn nữa của Trung Quốc là Đạo giáo. Đạo giáo tức là giáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, là tôn giáo đặc hữu chính thống của nước này. Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y học, hóa học, vật lý, địa lý, lịch sử,… Hai trường phái Triết Học này đã có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của Triết học sau này, không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Chính vì thế, tôi quyết định chọn đề tài tiểu luận “Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia & Đạo gia” nhằm hiểu rõ hơn về quan điểm Triết học của Nho gia – Đạo gia và những ảnh hưởng sâu sắc của của nó đến xã hội Việt Nam từ ngàn xưa cho đến nay. Qua đó có thể lý giải những đặc trưng của Triết học Phương Đông và hiều biết thêm về sự phát triển tư tưởng của Việt Nam. Nội dung đề tài tiểu luận gồm ba phần chính: Chương I: SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA Chương II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 4 Chương III: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT NHO GIA VÀ ĐẠO GIA ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM CHƯƠNG 1 SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA 1.1 Nét tương đồng trong lịch sử hình thành và phát triển Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn, được hình thành và phát triển trong thời Xuân thu, Chiến quốc. Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nhiều học thuyết. Đây là thời đại tư tưởng được giải phóng, tri thức được phổ cập, nhiều học giả đưa ra học thuyết của mình nhằm góp phần biến đổi xã hội, khắc phục tình trạng loạn lạc bấy lâu nay. Có hàng trăm học giả với hàng trăm tác phẩm ra đời, cho nên thời này còn gọi là thời “Bách gia chư tử, trăm nhà trăm thầy”; “Bách gia tranh minh, trăm nhà đua tiếng”. Trong đó có 6 học phái lớn là Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia và Danh gia. Nho gia và Đạo gia tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, được hoàn thiện liên tục và có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến nền văn hóa tinh thần của Trung Quốc nói riêng và nhiều quốc gia phương Đông nói chung. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả hai trường phái triết học đã hoà hợp thành một truyền thống. Ảnh hưởng hai trường phái triết học này trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến một số nước Châu Á lân cận như Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Lào, Campuchia… 1.2 Nét tương đồng về quan điểm 1.2.1 Khởi nguyên vũ trụ - Quan niệm về đạo: Cả 2 trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ Đạo. Đạo để chỉ cái nguyên lí tuyệt đối của vũ trụ đã có từ trước khi khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Đạo có thể quan niệm dưới 2 Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 5 phương diện: vô và hữu . Vô, thì Đạo là nguyên lí của trời đất, nguyên lí vô hình. Hữu, thì Đạo là nguyên lí hữu hình, là mẹ sinh ra vạn vật “Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”. + Đạo gia: Lão Tử cho rằng đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật. Vạn vật nhờ đạo mà được sinh ra, nhờ đức mà thể hiện và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với đạo. + Nho gia: Kkổng Tử coi đạo đức là nền tảng của xã hội, là công cụ để giữ gìn trật tự xã hội và hoàn thiện nhân cách cá nhân cho con người. Xuất phát từ khai thác lý luận âm dương – ngũ hành. Đổng Trọng Thư là người đã đưa ra thuyết “trời sinh vạn vật” và “thiên nhân cảm ứng” để hoàn chỉnh thêm nho gia trong việc giải thích vạn vật, con người và xã hội. - Quan niệm về âm dương: Cả 2 trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ âm dương. + Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. + Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. 1.2.2 Thế giới quan – Nhân sinh quan - Bản tính nhân loại đều có một tính gốc + Nho Gia: Tính gốc là tính thiện hay tính ác. + Đạo Gia: Tính gốc và khuynh hướng “vô vi” hay “hữu vi”. “Vô vi” là khuynh hướng trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với Đạo. - Về đạo đức: “Đạo” liên quan đến sự phát triển, tiến hoá của trời đất muôn vật + Nho Gia: Đạo là quy luật biến chuyển, tiến hoá của vạn vật trời đất. Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 6 + Đạo Gia: Đạo là bản nguyên của vũ trụ, sáng tạo ra vạn vật, là phép tắc của vạn vật, quy luật biến hóa tự thân của vạn vật. - “Đức” gắn chặt với Đạo + Nho Gia: đường đi lối lại đúng đắn phải theo để xây dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp là đạo; noi theo đạo một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn trong cuộc sống thì có được đức trong sáng quý báu ở trong tâm. + Đạo Gia: Đạo là quy luật biến hóa tự thân của vạn vật, quy luật ấy gọi là Đức. - Quan điểm về con người + Tập trung chủ yếu vào xã hội và con người, coi trọng hành vi cá nhân, hướng tới sự thống nhất, hài hòa giữa con người và xã hội. + Coi con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu: hướng vào nội tâm - luôn cố gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội xung quanh và ít quan tâm đến khoa học tự nhiên. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận, là nguyên nhân sâu xa của sự kém phát triển kinh tế, khoa học so với văn minh Phương Tây (hướng ngoại). - Hòa hợp và trọng truyền thống + Ta có thể tóm tắt tư tưởng của 2 vào trường phái vào 2 đặc điểm cá biệt: hòa hợp và trong truyền thống. Trong cả Nho giáo lẫn Ðạo học, ta đều thấy ý tưởng về hòa hợp tự nhiên cùng tính tương liên của mọi sự vật, và minh triết đến từ sự thừa nhận trạng thái đó, đồng thời sống hòa hợp dưới ánh sáng khôn ngoan của nó. + Nhìn từ viễn cảnh hiện đại, ta thấy Nho giáo lẫn Ðạo học đều có vẻ là tôn giáo, tuy thế, xét theo nguyên ngữ, cả hai chỉ được đề cập tới một cách đơn giản là “giáo” với ý nghĩa giáo hóa, dạy bảo cách sống sao phải đạo làm người. Tuy cả hai có triển khai các thành tố tôn giáo và siêu hình nhưng rõ ràng chúng bắt nguồn từ các hệ thống triết học, được các tôn sư và các cá nhân đi theo làm thành các “học phái. Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 7 1.2.3 Những tư tưởng biện chứng + Khổng Tử và Nho gia nói chung ít quan tâm đến vấn đề lý giải thế giới, nguồn gốc của vũ trụ. Tuy nhiên để tìm chổ dựa vững chắc cho lý luận đạo đức của mình, Khổng Tử cho rằng vạn vật không ngừng biến hóa theo một trật tự không gì cưỡng lại được. Chúng ta có thể bắt gặp tư tưởng này trong Đạo gia với quan niệm của Lão Tử về đạo: Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi), vừa mang tính phổ biến. - Đều theo chủ nghĩa duy tâm + Nho Gia: Mạnh Tử hệ thống hóa triết học duy tâm của Nho gia trên phương diện thế giới quan và nhận thức luận. Tư tưởng triết học của Tuân Tử thuộc chủ nghĩa duy vật thô sơ. + Đạo Gia: đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể. Lão Tử cho rằng “Không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần nhòm qua khe cửa mà biết đạo trời”. 1.2.4 Quan điểm chính trị xã hội − Quan điểm chính trị và xã hội của Đạo gia và Nho gia hoàn toàn khác xa nhau. Trong khi Đạo gia khuyên con người phải sống theo lẽ tự nhiên thì Nho gia khuyên con người phải sống theo lễ và mệnh trời. Tuy nhiên cũng có một nét tương đồng nhỏ về phong cách sống, đó là Đạo gia khuyên con người sống không giả tạo, từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Trong khi đó Nho gia cũng khuyên con người sống phải chừng mực, điều gì mà mình không muốn cũng đừng nên áp dụng cho người khác. Các học thuyết đưa ra cũng đều nhằm hướng đến tập trung giải quyết những vấn đề thực tiễn Xã hội thời đại đặt ra, giải quyết những mâu thuẫn do xã hội đưa ra và đưa con người đến một lối giải thoát theo các cách khác nhau. − Người trị vì thiên hạ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp và đáng quý. Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 8 Về phương châm xử thế − Con người sống và hành động dựa trên các nguyên tắc cơ bản, hợp với lòng người theo một quan niệm nhân sinh vững chắc. Cả hai trường phái đều hướng con người đến cái thiện, khuyên con người sống tốt để có gia đình hạnh phúc và góp phần cho một xã hội ổn định. + Nho gia nguyên thủy cho rằng nền tảng của gia đình – xã hội là những quan hệ đạo đức – chính trị, đặc biệt là quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ. Các quan hệ này được nho gia gọi là đạo. Khi các quan hệ này chính danh thì xã hội ổn định, gia đình yên vui và ngược lại. Nho giáo nguyên thủy là triết lý của Khổng Tử và Mạnh tử về đạo làm người quân tử và cách thức trở thành người quân tử, cách cai trị đất nước. + Đạo gia thì giáo huấn con người theo thuyết vô vi: sống và hành động theo lẽ tự nhiên, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên, là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Nghệ thuật sống dành cho con người là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung. − Đề cao và coi trọng người quân tử. [...].. .Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 9 CHƯƠNG 2 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA ĐẠO GIA 2.1 Sự khác biệt trong lịch sử hình thành và phát triển  Nho Gia Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc,... của Nho gia nguyên thủy Ông đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử Ông đã khép lại một giai đoạn hình thành Nho gia Vì vậy, Nho gia Khổng- Mạnh còn được gọi là Nho gia Nho gia nguyên thủy hay Nho gia tiên Tần Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học, còn Nho giáo mang tính tôn giáo Ở Nho. .. tu theo Đạo giáo, chỉ biết xuất thế lo tu độc thiện kỳ thân Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 21 CHƯƠNG 3 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT NHO GIA VÀ ĐẠO GIA ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM 3.1 SỰ DU NHẬP CÁC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VÀO VIỆT NAM Thời kỳ Bắc thuộc bắt đầu bằng sự xâm lược của nhà Hán năm 110 trước công nguyên cho tới khi Ngô Quyền giành được độc lập vào năm 939 Trong thời gian này,... con người và xã 11 Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia hội Ông đã hệ thống hóa kinh điển Nho gia thành Tứ thư và Ngũ kinh, đồng thời đưa ra quan niệm tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Những quan điểm này đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn đạo đức và nền tảng tư tưởng xã hội, trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị Trung Quốc Nho gia không dừng lại với... kinh Lão Tử Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 12 của Lão Tử xuất hiện Theo truyền thuyết, Lão Tử (khoảng 580- 500 TCN)- người nước Sở- là người sáng lập ra Đạo gia Học thuyết Đạo gia của ông được ông trình bày trong cuốn Đạo đức kinh Sách Đạo đức kinh chỉ có khoảng 5 nghìn chữ, được phân ra Thiên thượng 37 chương và Thiên hạ 44 chương, tất cả gồm 81 chương Phần thứ nhất nói về Đạo, phần... độ tập quyền trung ương lớn mạnh và thống nhất Trải qua nhiều nỗ lực của giai cấp thống trị và các đại sĩ phu thời Hán, Khổng Tử và tư tưởng Nho gia của ông mới trở thành tư tưởng chính thống Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 10 Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc Về sau Kinh Nhạc bị... Hưng Đạo) và Bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh Công chúa) Việc thờ đức Thánh Trần với tam phủ (nữ thần trời-đất-nước) và tứ phủ (nữ thần mâymưa-sấm-chớp) đi liền với tín ngưỡng đồng bóng Người thờ đức Thánh Trần được gọi là ông đồng; người thờ tam phủ, tứ phủ thì gọi là bà đồng Các ông đồng, bà đồng có thể cho người khác mượn thân xác của mình, trạng thái này gọi là lên đồng Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho. .. nam chỉ đạo hệ thống những Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 22 luận điểm cách mạng nổi tiếng của Người Nó quyết định tính đúng đắn của đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vạch ra, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam" 3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIA O ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM 3.2.1 Ảnh hưởng của Nho giáo... xác thực và rất đáng tin Từ xưa tới nay, Đạo tồn tại mãi, nó sáng tạo vạn vật Chúng ta do đâu mà biết được bản nguyên của vạn vật Do nắm, hiểu được Đạo Cuối cùng trở lại chương 1, ông viết: “Cái không tên là khởi thủy của trời đất, cái có tên là mẹ sinh ra muôn vật” Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 14 Vạn vật đều có nguồn gốc từ đạo Đạo ở đây được hiểu là quy luật tồn tại khách quan,... quốc gia thống nhất Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho Gia & Đạo Gia 26 Tư tưởng triết học Đạo gia đã để lại những tinh hoa và những lý luận, quan điểm sâu sắc, những tư tưởng vượt thời đại làm nền tảng cho rất nhiều môn khoa học hiện đại ngày nay, khơi nguồn cho nhiều tư tưởng triết học sau này Bên cạnh những tư tưởng tiến bộ vượt bậc so với quan điểm đương thời về quan điểm duy vật và biện . nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng. tài số 2 : “ NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA” SVTH : Nguyễn Nhật Hùng STT : 37 Nhóm : 3 Lớp : Cao học Đêm 1 – K20 GVHD : TS. Bùi Văn Mưa Nét tương đồng và khác biệt giữa. hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Để có

Ngày đăng: 19/11/2014, 20:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan