TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

28 293 0
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Triết học ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ VIII - VI TCN mà sơ khai là nền triết học Hy Lạp cổ đại, Ấn Độ và Trung Hoa.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài số 02: “NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA” SVTH : Hoàng Lan Huệ STT : 34 Nhóm : 03 Lớp : Cao học Đêm 01- K20 GVHD : TS. Bùi Văn Mưa Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Triết học ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ VIII - VI TCN mà sơ khai là nền triết học Hy Lạp cổ đại, Ấn Độ và Trung Hoa. Nền triết học Trung Hoa cổ đại ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong kiến. Đất nước Trung Hoa đầy biến động đã điều kiện cho nhiều hệ thống triết học ra đời, phát triển, góp phần đưa ra những phương cách giải quyết khác nhau cho những vẫn đề thực tiễn chính trị- đạo đức- xã hội mà thời đại đặt ra. Trong số sáu học phái triết học lớn của triết học Trung Quốc cổ- trung đại phải kể đến hai trường phái triết học đã giữ vai trò rất lớn trong đời sống tư tưởng của nhân dân Trung Quốc, đó là Nho gia và Đạo gia. Trong quá trình phát triển của mình, hai trường phái triết học này luôn có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau và do đó, bên cạnh những nét khác biệt của mỗi trường phái, chúng lại có những nét tương đồng với nhau. 3 Vậy những sự tương đồng và khác biệt giữa hai trường phái này là gì, những yếu tố nào đã tác động tạo nên những đặc điểm giống và khác nhau giữa hai trường phái đó và những trường phái triết học này đã có những ảnh hưởng gì đến đời sống tư tưởng, tâm linh của người Việt Nam- một dân tộc vô cùng gần gũi với nhân dân Trung Quốc,… Tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết trong Bài tiều luận thông qua ba chương: Chương I- Sự tương đồng giữa Nho gia và Đạo gia Chương II- Sự khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Chương III- Những ảnh hưởng của Nho gia và Đạo gia đến xã hội Việt Nam Chương I- SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA 1. Nét tương đồng trong lịch sử hình thành và phát triển Về không gian, Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn ra đời và phát triển gắn liền với sự những thay đổi của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Chính sự đa dạng về dân tộc, văn hóa, lối sống, ngôn ngữ, tâm linh,…ở các vùng miền khác nhau đã dẫn đến những cuộc tranh chấp, xung đột kéo dài triền miên. Nhưng cũng chính xã hội đầy biến động ấy đã tạo nên một nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ với sự phát triển nhanh của chữ viết, sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm tiểu thuyết, thơ ca, sử ký,… và tác động không biên giới của bốn phát minh kỹ thuật vĩ đại của người Trung Hoa. Một xã hội với nhiều biến động và một nền văn hóa phát triển lừng lẫy là những tiền đề rất lớn thúc đẩy các nhà tư tưởng của các trường phái, đặc biệt là hai trường phái Nho gia và Đạo gia ra đời. Hai trường phái đã không chỉ hấp thu những tinh hoa văn hóa thời đại để bổ sung cho những học thuyết của mình mà còn góp phần bồi dưỡng thêm đời sống tinh thần và làm chỗ dựa tư tưởng cho quần chúng nhân dân trong thời đại lúc bấy giờ. 4 Về thời gian, Nho gia và Đạo gia được hình thành và phát triển trong thời Đông Chu. Trong thời kỳ này, đồ sắt được dùng phổ biến, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất được hình thành thay thế cho chế độ ruộng đất tĩnh điền trước đó đã làm nảy sinh một loạt những thế lực chính trị mới. Đó là tầng lớp địa chủ mới đang lấn át và xung đột gay gắt với tầng lớp quý tộc cũ. Do vậy, xã hội rơi vào tình trạng rối ren, các giá trị, chuẩn mực cộng đồng bị đảo lộn. Chính sự tranh giành quyền lực, địa vị xã hội của các thế lực chính trị đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt. Do đó có thể nói, xã hội loạn lạc đã tạo ra một thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nhiều học thuyết. Đây là thời đại tư tưởng được giải phóng, tri thức được phổ cập, nhiều học giả đưa ra học thuyết của mình nhằm góp phần biến đổi xã hội, khắc phục tình trạng rối ren của xã hội. Trong những học thuyết ấy, tư tưởng triết học có tính hệ thống là Nho gia và Đạo gia do đó đã ra đời cùng nhằm đưa ra những phương cách giải quyết khác nhau cho những vấn đề thực tiễn chính trị- đạo đức- xã hội mà thời đại đặt ra. 2. Nét tương đồng trong quan điểm 2.1 Về khởi nguyên vũ trụ Cả hai trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ Đạo. Đạo để chỉ cái nguyên lí tuyệt đối của vũ trụ đã có từ trước khi khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Đạo có thể quan niệm dưới 2 phương diện: vô và hữu . Về phương diện vô, Đạo được coi là nguyên lí của trời đất, nguyên lí vô hình. Còn theo phương diện hữu thì Đạo được xem là nguyên lí hữu hình, là mẹ sinh ra vạn vật “Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”. Đối với Nho gia, Khổng Tử coi đạo đức là nền tảng của xã hội, là công cụ để giữ gìn trật tự xã hội và hoàn thiện nhân cách cá nhân cho con người. Xuất phát từ khai thác lý luận âm dương – ngũ hành, Đổng Trọng Thư là người đã đưa ra thuyết “trời 5 sinh vạn vật” và “thiên nhân cảm ứng” để hoàn chỉnh thêm Nho gia trong việc giải thích vạn vật, con người và xã hội. Đối với Đạo gia, Lão Tử cho rằng Đạo vừa dùng để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín và huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới. Đạo sinh ra vạn vật, vạn vật nhờ Đạo mà được sinh ra và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với Đạo. Bên cạnh đó, cả hai trường phái triết học này đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ âm dương. Lý luận âm dương- ngũ hành đã được Đổng Trọng Thư phát triển theo tinh thần Nho giáo và lợi ích chính trị của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương mâu thuẫn, thống nhất và giao hòa lẫn nhau, trong âm có dương và trong dương có âm; âm và dương tác động, chuyển hóa lẫn nhau, dương cực thì âm sinh, dương tiến thì âm lùi, dương thịnh thì âm suy,… Và Thái cực là cội nguồn của mọi sự biến hóa trong vũ trụ, nó thống nhất trong mình hai lực lượng đối lập âm và dương. Có thể lý giải điểm tương đồng của hai trường phái này về quan điểm khởi nguyên vũ trụ như sau: Do trình độ nhận thức thời Trung Hoa cổ- trung đại còn nhiều hạn chế, họ không thể cắt nghĩa được sự hình thành vũ trụ, nguyên nhân nào đã dẫn đến những cuộc xung đột triền miên và họ tìm mọi cách để có thể lý giải thế giới, mặc dù đó chỉ là dựa trên cảm tính và niềm tin. Để lý giải nguyên nhân xảy ra các xung đột làm xã hội loạn lạc và làm cách nào để giải quyết những xung đột ấy, họ tìm cách tìm ra một điểm chung và lấy cái đó làm chuẩn để có thể tập hợp 6 Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng, bản thân vũ trụ, cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai cái lực lượng đối lập nhau là âm và dương. Và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực lượng ấy. Mặt khác, tư tưởng triết học Trung Quốc thời kỳ này đều có mầm mống từ thần thoại thời Tam Đại với các biểu tượng như đế, thượng đế, quỷ thần,…và các tư tưởng này đã hòa quyện và chi phối mạnh đời sống tinh thần của người Trung Quốc, chúng không chỉ dùng để bói toán mà còn để lý giải vũ trụ, xã hội và con người. 2.2 Về Thế giới quan- Nhân sinh quan Nho gia và Đạo gia coi bản tính nhân loại đều có một tính gốc. Đối với Nho gia, tính gốc đó là tính thiện và tính ác. Con người có tính người, tính người do trời phú, sự phú cái tính ấy về cơ bản là đồng đều ở mỗi con người. Nhưng do trong cuộc sống, với những điều kiện, hoàn cảnh, môi trường, tập quán, tập tục không giống nhau nên người này khác xa với người kia. Và từ đó hình thành nên những con người có tính thiện và tính ác. Còn đối với Đạo gia, tính gốc là khuynh hướng “vô vi” và “hữu vi”. “Vô vi” là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự thiên. Do đó, “vô vi” là khuynh hướng trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với Đạo. Nho gia và Đạo gia coi Đạo liên quan đến sự phát triển, tiến hóa của trời đất muôn vật và Đức gắn chặt với Đạo. Theo Nho gia, Đạo là quy luật biến chuyển, tiến hoá của vạn vật trời đất và đường đi lối lại đúng đắn phải theo để xây dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp là Đạo. Việc noi theo Đạo một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn trong cuộc sống thì có được Đức trong sang, quý báu ở trong tâm. Còn theo Đạo gia, Đạo là bản nguyên của vũ trụ, sáng tạo ra vạn vật, là phép tắc và quy luật biến hóa tự thân của vạn vật. Đức được dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của Đạo, là cái hình 7 thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật. Quan điểm về con người, cả Nho gia và Đạo gia đều coi con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu. Nội dung của hai trường phái này tập trung chủ yếu vào nghiên cứu xã hội và con người, coi trọng hành vi cá nhân, hướng tới sự thống nhất, hài hòa giữa con người và xã hội. Đây không chỉ là đặc điểm riêng của hai trường phái này mà còn là đặc điểm chung của tất cả các trường phái triết học, đặc biệt là triết học phương Đông. Triết học của hai trường phái này nói riêng và triết học phương Đông nói chung là triết học “hướng nội”- hướng vào nội tâm - luôn cố gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội xung quanh, ít quan tâm đến khoa học tự nhiên. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận, là nguyên nhân sâu xa của sự kém phát triển về kinh tế, khoa học của phương Đông so với văn minh Phương Tây- nơi có nền triết học “hướng ngoại”. Một đặc điểm nữa, Nho gia và Đạo gia đều có chung hai đặc điểm cá biệt: hòa hợp và trọng truyền thống. Trong cả Nho gia lẫn Ðạo gia, ta đều thấy ý tưởng về sự hòa hợp tự nhiên cùng tính tương liên của mọi sự vật và sự minh triết của con người đến từ sự thừa nhận trạng thái đó, đồng thời sống hòa hợp dưới ánh sáng khôn ngoan của nó. Khổng Tử đặt cơ sở lập luận trên sự quan sát các xã hội thực tế và trên sự chấp nhận những truyền thống được lưu truyền trong chúng. Ngài thừa nhận rằng không lời giảng dạy nào do ngài nói ra có nguồn gốc từ ngài. Ngài “thuật nhi bất tác: chỉ kể lại chứ không đặt ra”. Ngài tự xem mình chỉ là kẻ trình bày chi tiết các lời giảng cổ truyền, đặc biệt những gì được thu thập trong quá khứ và phản ánh sinh hoạt thời sơ Chu. Nhìn từ viễn cảnh hiện đại, ta thấy Nho gia lẫn Đạo gia đều có vẻ là tôn giáo, tuy nhiên, xét theo nguyên ngữ, cả hai chỉ được đề cập tới một cách đơn giản là “giáo” với ý nghĩa giáo hóa, dạy bảo cách sống sao phải đạo làm người, phù hợp với truyền thống đạo đức làm người. Tuy cả hai có triển khai các 8 thành tố tôn giáo và siêu hình nhưng rõ ràng chúng bắt nguồn và hấp thu từ các hệ thống triết học trước, được các tôn sư và các cá nhân đi theo làm thành các học phái. Về tư tưởng thực chứng luận, Khổng Tử và Nho gia nói chung ít quan tâm đến vấn đề lý giải thế giới, nguồn gốc của vũ trụ. Tuy nhiên để tìm chỗ dựa vững chắc cho lý luận đạo đức của mình, Khổng Tử cho rằng vạn vật không ngừng biến hóa theo một trật tự không gì cưỡng lại được. Chúng ta có thể bắt gặp tư tưởng này trong Đạo gia với quan niệm của Lão Tử về Đạo: Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi), vừa mang tính phổ biến. Một đặc điểm nữa là cả Nho gia và Đạo gia đều theo chủ nghĩa duy tâm. Mạnh Tử đã hệ thống hóa triết học duy tâm của Nho Gia trên phương diện thế giới quan và nhận thức luận. Còn tư tưởng triết học của Tuân tử của trường phái Nho gia lại thuộc chủ nghĩa duy vật thô sơ. Đối với Đạo Gia, trường phái này đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể. Lão tử cho rằng “Không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần nhòm qua khe cửa mà biết đạo trời”. 2.3 Về chính trị - xã hội Quan điểm chính trị và xã hội của Đạo gia và Nho gia hoàn toàn khác xa nhau. Trong khi Đạo gia khuyên con người phải sống theo lẽ tự nhiên thì Nho gia khuyên con người phải sống theo lễ và mệnh trời. Tuy nhiên cũng có một nét tương đồng nhỏ về phong cách sống, đều hướng con người đến bản tính thiện, sống hợp với Đạo và hợp với lòng người. Nho gia khuyên con người sống phải chừng mực, điều gì mà mình không muốn cũng đừng nên áp dụng cho người khác. Trong khi đó, Đạo gia khuyên con người sống không giả tạo, từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Mặt khác, một đặc điểm chung khác giữa các trường phái này là đều đưa ra các học thuyết nhằm hướng đến tập trung giải quyết những vấn đề thực tiễn mà 9 thời đại đặt ra, đó là giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội rối ren, loạn lạc và đưa con người đến một lối giải thoát theo các cách khác nhau. Hai trường phái triết học này đã phản ánh quan niệm nhân sinh của một bộ phận trong xã hội lúc bấy giờ nên do đó, nó đã có một chỗ đứng nhất định trong đời sống trong xã hội đương thời. Đối với Nho gia, nó đã thỏa mãn phần nào tư tưởng, tình cảm của của tầng lớp thống trị trong xã hội, đối với Đạo gia, nó phù hợp với quan niệm nhân sinh của tầng lớp quý tốc sa sút trong cuộc chiến triền miên trong thời Đông Chu. Bên cạnh đó, theo hai trường phái triết học này thì người trị vì thiên hạ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp và đáng quý. Những phạm trù đạo đức của trường phái này như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng,…thể hiện những nguyên tắc cơ bản của đạo đức Nho giáo- đạo đức hướng đến xây dựng mẫu người quân tử. Theo Khổng Tử, người ham học gần với đức trí, người ham làm gần với đức nhân, người biết hổ gần với đức dũng. Ai biết ba điều ấy ắt biết phép tu thân. Biết phép tu thân ấy biết phép trị nhân. Biết phép trị nhân tất biết phép tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Còn theo Lão Tử, bậc thánh nhân là những người có bản tính tự nhiên tốt đẹp vốn có và trị vì thiên hạ bằng những lẽ tự nhiên của đạo vô vi. Một điều quan trọng nữa là xã hội mà cả hai trường phái này đều hướng đến xây dựng là một xã hội của quá khứ và không có thực. Khổng Tử mong muốn một xã hội thái bình ổn định, có trật tự, kỷ cương, mọi người được chăm sóc bình đẳng và mọi cái đều là của chung còn Lão gia lại muốn đưa xã hội trở về thời đại nguyên thủy chất phác, không có đấu tranh và giành giật, cuộc sống êm đềm, dửng dưng, tự tại và thoát tục. 2.4 Về phương châm xử thế Theo hai trường phái triết học này, con người sống và hành động dựa trên các nguyên tắc cơ bản, hợp với lòng người theo một quan niệm nhân sinh vững chắc. Cả hai trường phái đều hướng con người đến cái thiện, khuyên con người 10 [...]... tỏ những nét tương đồng và khác biệt giữa hai trường phái triết học này, chúng ta cần xem xét chúng một cách toàn diện và khách quan nhất, trong một hoàn cảnh cụ thể và trong mối liên hệ với môi trường xung quanh TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo: 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học) , Nhà xuất bản Lý luận chính... Khổng Tử và Mạnh Tử đều nhất trí coi chuẩn mực đạo đức là tiêu chuẩn của người quân tử 11 Chương II- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA 1 Nét khác biệt trong lịch sử hình thành và phát triển Đối với Nho gia: Nho gia phát triển trong thời Xuân Thu, khi đất nước rối ren, loạn lạc với hơn 400 cuộc chiến lớn nhỏ nhằm thôn tính lẫn nhau Sự phát triển của Nho gia gắn liền với những thay đổi trong lịch sử... Tần lớn mạnh, giang sơn được thống nhất Do đó, Đạo gia lấy thuyết vô vi làm nền tảng, khuyên con người nên sống và hành động theo lẽ tự nhiên, mơ ước đưa xã hội về thời nguyên thủy chất phác Bên cạnh đó, Nho gia và Đạo gia cũng có những nét tương đồng trong quan điểm vì chúng có những nét tương đồng trong lịch sử hình thành và phát triển Về không gian, hai trường phái đều được nuôi dưỡng và phát triển... 2006 2 Tiểu ban Triết học, Triết học (Phần I & II, dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học) , LHNB Trường ĐH Kinh tế TPHCM, 2010 27 3 Khoa Triết học trường ĐH Kinh tế TPHCM, Giáo trình Đại cương lịch sử Triết học, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, 2003 4 Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), Lịch sử Triết học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 5 Nguyễn Đăng Duy, Đạo. .. khác nhau đó vẫn có những điểm chung Nho gia và Đạo gia có những điểm khác nhau trong quan điểm là do chúng được hình thành và phát triển trong những giai đoạn khác nhau của thời Đông Chu Nho gia phát triển trong thời Xuân Thu, khi đất nước rối ren, loạn lạc nên trong các học thuyết của mình, Nho gia chủ trương hữu vi, mong muốn xây dựng một xã hội đại đồng Đạo gia ra đời, phát triển từ cuối thời Xuân... của Tuân Tử và phái của Mạnh Tử là mạnh nhất Mạnh Tử (372 - 298 TCN) đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nho gia nguyên thủy Ông đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử Ông đã khép lại một giai đoạn hình thành Nho gia Vì vậy, Nho gia Khổng- Mạnh còn được gọi là Nho gia Nho gia nguyên thủy hay Nho gia tiên Tần Đến thời Tây Hán, Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên... có gia đình ấm êm, hạnh phúc và góp phần cho xây dựng một xã hội ổn định Nho gia nguyên thủy cho rằng nền tảng của gia đình – xã hội là những quan hệ đạo đức – chính trị, đặc biệt là quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ Các quan hệ này được nho gia gọi là Đạo khi các quan hệ này chính danh thì xã hội ổn định, gia đình yên vui và ngược lại Đạo gia thì giáo huấn con người theo thuyết vô vi: sống và. .. vấn đề giai cấp: Đối với Nho gia, Nho gia đề cao chính danh, phải có danh vị Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình "Danh không chính thì ngôn không thuận, ngôn không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ) Quan niệm về giai cấp trong Nho gia rất rõ ràng, quân tử ra quân tử và tiểu nhân ra tiểu nhân Tuy nhiên, Đạo nhân” chỉ là đạo của... nhiên và xã hội mà con người sinh sống Về tư tưởng biện chứng: Theo Nho gia: Khổng Tử tìm cách kết hợp nền văn minh nông nghiệp với văn minh gốc du mục Phương pháp chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản Về tín ngưỡng: Nho gia luôn luôn tin rằng Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là Trời và Người tương quan với nhau 16 Về thực hành: Nho gia lấy hành động thực nghiệm làm trọng Về trí thức: Nho gia lấy... không chỉ hấp thu những tinh hoa văn hóa thời đại để bổ sung cho những học thuyết của mình mà còn góp phần bồi dưỡng thêm đời sống tinh thần, tư tưởng cho quần chúng lúc bấy giờ Về thời gian, Nho gia và Đạo gia được hình thành, phát triển trong thời Đông Chu, khi xã hội rối ren Nho gia và Đạo gia đưa ra những phương cách giải quyết khác nhau cho những vấn đề thực tiễn thời đại đặt ra, mong muốn xây dựng . HỌC Đề tài số 02: “NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA” SVTH : Hoàng Lan Huệ STT : 34 Nhóm : 03 Lớp : Cao học Đêm 01- K20 GVHD : TS. Bùi Văn Mưa Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011 2 MỤC LỤC LỜI

Ngày đăng: 19/11/2014, 20:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan