Chiến lược xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

26 775 0
Chiến lược xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

  !!"#$%&' Lời mở đầu Việt Nam với đường bờ biển dài hơn 3200 km, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km 2 va 1,4 triệu hecta mặt nước nội địa. Vì vậy, nguồn cung thủy hải sản của Việt Nam tương đối dồi dào và ổn định. Từ lâu, Việt Nam đã là quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn trong khu vực, và xuất khẩu thủy sản trở thành một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng được đa dạng hóa. Các sản phẩm như tôm cua, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Nhờ việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng đánh bắt xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng lên. Hiện nay, Viêt Nam đã có mặt trên 155 thị trường thế giới, trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ, Nhật Bản. Trong tương lai không xa, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam sẽ không ngừng phát triển bền vững. Đây là nguồn cung lớn phục vụ cho việc xuất khẩu thủy sản sang các thị trường lớn. Trong đó, Nhật Bản là một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng mà chúng ta cần khai thác. Các sản phẩm thủy sản và sản phẩm chế biến từ thủy sản sẽ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản sẽ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm chính như tôm, cua, cá ngừ, bạch tuộc. I. Tình hình nhập khẩu thủy sản trên thế giới. Giai đoạn năm 2008-2009 là thời kỳ khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, tiêu dùng giảm mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến nhập khẩu giảm sút ở tất cả các quốc gia. Đóng góp vào kim ngạch nhập khẩu thủy sản thế giới chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát triển Mỹ, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, và so với mọi năm thì hầu hết các nước có mức tăng trưởng âm. Cũng trong những năm này, ngành thủy sản có sự giảm sút mạnh về nhu cầu tiêu dùng ở châu Âu. Tuy nhiên, sang giai đoàn 2010 - 2011, ngành thủy sản thế giới đã có sự cải thiện, thể hiện ở sự gia tăng giá trị nhập khẩu. Mức tăng trưởng lớn nhất là Thụy Điển với 26%, Trung Quốc 22%, các nước Mỹ Nhật, Tây Ban Nha có mứ tăng xấp xỉ 10% Đơn vị % Hình 1.1. Biểu đồ mức tăng trưởng nhập khẩu theo giá trị 2009 - 2010 Nguồn: Trademap - Trung tâm Thương Mại Quôc tê (ITC), tháng 12/2011 Về giá trị nhập khẩu, năm 2010 Mỹ là nước có giá trị nhập khẩu lớn nhất thế giới chiếm 15%, theo sau là Nhật với 13%, thứ 3 là Tây ban Nha với 6% giá trị nhập khẩu thủy sản toàn thế giới. Pháp và Ý giữ vị trí thứ 4 và 5. Trung Quốc tuy là thị trường lớn nhưng chỉ chiếm 4% giá trị nhập khẩu toàn thế giới. Ngoài ra có thể kể đến Anh, Đức, Thụy Điển, Hàn quốc. Các quốc gia còn lại chiếm 38% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản thế giới. Đơn vị tỷ USD Hình 1.2. Biểu đồ 10 nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới 2010 Nguồn: Trade Map- Trung tâm Tương mại Quôc tê (ITC), tháng 12/2011 Đánh giá thị phần, giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới trong gia đoạn 2009 – 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 thấy ngành thủy sản thế giới đang hồi phục với nhu cầu tăng lên. Trong 2 quý đầu năm 2011, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với gần 8 tỷ USD, theo sau là thị trường Nhật bản với trên 7 tỷ USD. Tiếp đến là Tây Ban Nha đạt khoảng 3,5 tỷ USD, Pháp và Ý xếp thứ 4 và 5. Nhìn chung, trong số các quốc gia có kim ngạch nhập khẩu thủy sản lớn thì các nước EU vẫn chiếm khá nhiều như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Đơn vị tỷ USD Hình 1.3. So sánh giá trị nhập khẩu của 10 nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2009 – 2011. Nguồn: Trade Map- Trung tâm Tương mại Quôc tê (ITC), tháng 12/2011 II. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam và tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. (')'*++,#-.!/0 ! Trong giai đoạn 2005 – 2010, tổng sản lượng thủy sản từ khai thác, nuôi trồng và nhập khẩu tăng từ 3,57 triệu tấn năm 2005 tới 4, 94 triệu tấn năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,35/năm. Tổng lượng thủy sản 9 tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 4,1 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kì năm ngoái. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của khai thác nuôi trồng thủy sản khá ổn đinh, sẽ là nguồn cung lâu dài và dồi dào cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước. 1, Sản lượng thủy sản nuôi phát triển nhanh, từ 1,48 triệu tấn năm 2005 lên đến 2,66 triệu tấn năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng 12,49%/năm. Hình 2.1. Sản lượng thủy sản Việt Nam 2010-2011 (tính tới tháng 9/2011) Nguồn : Agroviet.gov.vn 1!/ Nghề khai thác thủy sản Việt Nam đã có sự gia tăng mạnh cả về số lượng tàu đánh bắt cũng như công suất tàu thuyền. Phương pháp và kĩ thuật dánh bắt ngày càng đa dạng, cải tiến, sản lượng đánh bắt tăng lên qua các năm. Hệ thống bến cảng, bến cá bước đầu hình thành, cải thiện một số cơ cơ sở vật chất, hậu cần dịch vụ cho nghề khai thác và tiêu thị sản phẩm. Sản lượng khai thác thủy sản trong giai đoạn những ăm gần đây tiếp tục tăng với mức tương đối ổn định. Hình 2.2. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam Nguồn: Agroviet.gov.vn ('('*++ !!"#$%&' Năm 2011, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã cán đích 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010. Đây là mức phát triển vượt bậc trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, cũng như ảnh hưởng của tác động từ biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Nhật Bản đang là thị trường dẫn đầu cả về giá trị lẫn sản lượng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Hình 2.3. Xuất khẩu thủy sản của Việt nam 2009 - 2011 Nguồn: Agroviet.gov.vn Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Có thể thấy, thị trường Nhật Bản hứa hẹn nhiều tiềm năng xuất khẩu và cần được khai thác hơn nữa. Nước/ Khu vực 2007 2008 2009 2010 EU 908.040.434 1.144.462.178 1.096.316.913 1.181.401.446 Nhật bản 745.951.011 828.349.718 757.914.986 896.980.119 Hoa kỳ 720.524.455 744.622.936 713.363.148 971.560.975 Hàn quốc 273.469.164 300.748.318 307.799.840 386.189.879 ASEAN 178.190.365 192.604.458 205.840.928 215.649.566 Khác 936.489.955 1.298.630.767 1.170.077.440 1.381.943.755 Tổng XK 3.762.665.385 4.509.418.376 4.251.313.256 5.033.725.739 Bảng 2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản 2007 – 2010 Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) 2009 2010 2011 XK thủy sản Việt Nam 4,25 5,01 6,11 % tăng trưởng so với năm trước -5,7% +18% +40,3% XK thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản 0,76 0,89 1,01 Tỷ trọng XK sang Nhật bản so với tổng XK thủy sản của VN 17,8% 17,7% 16,5% Bảng 2.2. Xuất khẩu thủy sản của Việt nam sang Nhật Bản Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản 10 tháng đầu năm 2012 đã tăng 15, 2%. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng xuất khẩu thủy sản Việt nam sang thị trường Nhật được mở rộng. Thị trường 9/2012 (GT) 10/2012 (GT) So với cùng kỳ 2011 (%) 10 tháng đầu năm 2011 (GT) So với cùng kỳ 2011 (%) Mỹ 97,205 111,381 -0,2 1.018,249 +6,7 EU 91,759 108,538 -16,5 955,572 -14,6 Nhật Bản 94,748 112,003 -6,9 907,799 +15,2 Cũng theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2011, đa số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều tăng trưởng so với những năm trước. Trong đó tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Trong năm 2011, thị phần xuất khẩu tôm sang Nhật có giảm sút nhưng giá tôm vẫn tăng ổn định thể hiện nhu cầu thị trường vẫn tốt, đặc biệt trong những tháng cuối năm do nhu cầu của các lễ hội. Nhật bản là thị trường lớn thứ 2 của tôm xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2011 tăng 82,8% so với năm 2010. Giá trị xuất khẩu cá ngừ tại thị trường Nhật Bản tăng mạnh. Thị trường Nhật bản chiếm 23,2% giá trị xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc của Việt Nam, đứng thứ 2 sau Hàn quốc xét theo thị trường đơn lẻ. Xuất khẩu mực và bạch tuộc tăng trưởng 16,4% năm 2011 so với cùng kì năm trước. Cũng theo VASEP, Nhật Bản đang dẫn đầu các thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam với mức tăng trưởng hàng tháng cao. Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Chỉ trong tháng 6/2012, với giá trị nhập khẩu tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái, Nhật Bản đã vượt lên dẫn đầu trong số các bạn hàng lớn và gắn bó với của nhuyễn thể chân đầu Việt Nam. Dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng mạnh với giá xuất hấp dẫn, ổn định hơn so với các thị trường nhập khẩu khác. Do nhiều ảnh hưởng của thiên tai, mức độ nhập khẩu của Nhật đã có giảm sút vào cuối năm 2011, nhưng dần ổn định và tăng trở lại khoảng đầu năm 2012. Có thể thấy, với đà tăng trưởng như hiện tại, cùng với nguồn hàng dồi dào, chất lượng, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ còn tiếp tục được đẩy mạnh và có chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản. ('2'//34#!!/56! 7 ! .6%&' ('2')'*8#69 Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các loại hải sản. Tuy nhiên, những năm gần đây, Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ. Ngư nghiệp Nhật Bản tuột dốc do trữ lượng cá ở các vùng nước ven biển cạn kiệt và những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá ở các vùng biển sâu. Hiện nay ngư nghiệp nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới. Để bù đắp sản lượng cá thiếu hụt, Nhật Bản phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nước này còn tăng số lượng hàng thuỷ hải sản nhập khẩu hàng năm. Cá vẫn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật, con số này cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây. Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Do vậy, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. ('2'('/:;!.6"#$%&' Trong vòng năm năm qua, Việt Nam liên tục đứng trong top những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới. Việt Nam có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, chi phí lao động và chi phí sản xuất rẻ. Đây là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới nói chung và thị trường Nhật bản nói riêng. <+('='/9.6%& Tuy nhiên, Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều nước láng giềng có lợi thế tương tự như Trung Quốc, Thái Lan, và một số sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước phát triển như Đài loan, Hàn quốc, Đây đều là những nước phát triển về công nghiệp chế biến, ưu thế trong việc xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao. Hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, tùy theo từng mặt hàng, được nhập từ rất nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Thuế suất nhập khẩu hàng thủy hải sản, tùy theo mặt hàng, từ 0 đến 40%, trung bình chiếm tỷ trọng khoảng 4% kim ngạch thương mại của Nhật. Các nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho Nhật Bản bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ, Nga, Chile, Việt nam xếp thứ 6 trong số các đối tác của Nhật Bản. Ngoài ra còn có các nhà cung cấp như Indonexia, Nauy, Hàn Quốc, Đài Loan … Như vậy, xuất khẩu thủy sản sang Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều đối thủ khá nặng ký. [...]... 2011 đạt trên 21 tỷ USD và vốn đầu tư cam kết của Nhật Bản lên đến hơn 26 tỷ USD Nhật Bản đang trở thành một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng đến 65% so với cùng kỳ năm trước Ngoài ra, Việt Nam và Nhật Bản có ký kết với nhau Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết vào ngày 25//12/2008 và... mặt hàng thủy sản, hiện tôm và mực đang là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao và được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản đạt trên 581 triệu đô la Mỹ, tăng 27,6% so với năm 2009, chiếm hơn 23% thị phần nhập khẩu của Nhật Bản và Việt Nam trở thành đối tác cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản Hình 3.1 Tỷ trọng các nhà cung cấp tôm trên thị. .. khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên Hàng nông sản, may mặc và thủy sản của Việt Nam sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Nhật Bản Ngược lại hàng công nghiệp, gồm cả phụ tùng ôtô và sản phẩm điện tử của Nhật khi vào Việt Nam sẽ được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu Việc thực thi Hiệp định VJEPA sẽ góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, nâng... Bên cạnh Inđônêsia thì xuất khẩu của Ấn Độ tới Nhật Bản cũng sẽ tăng mạnh do nước này đang gặp nhiều khó khăn từ các thị trường xuất khẩu khác như EU, Nga và Mỹ III Thị trường Nhật Bản 3.1 Các yếu tố môi trường 3.1.1 Về chính trị Quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực... lượng thủy sản đáng kể từ nhà sản xuất hoặc mua phần thủy sản còn lại trên thị trường để đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường và cắt giảm chi phí Thủy sản chế biến Đối với thủy sản chế biến nhập khẩu, hàng thường được giao tới các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ và chuỗi dịch vụ thực phẩm, và các đại lý bán buôn hàng công nghiệp thực phẩm ở Nhật Bản thông qua các nhà nhập khẩu. .. nhập kinh tế của khu vực và thế giới 3.1.2 Về pháp luật Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nhưng cũng là một thị trường rất khó tính Chất lượng hàng hóa nhập khẩu là vấn đề Nhật Bản không bao giờ đàm phán bởi đó là quy định bắt buộc đối với mọi nhà xuất khẩu khi tiếp cận thị trường này Hiện Nhật Bản là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu... và thủy sản của Nhật Bản đang bị thu nhỏ lại Theo một quan chức công ty thủy sản Nippon Suisan Kaisha của Nhật Bản :"Thời kì thuận lợi đã chấm dứt khi thị trường thủy sản ở Nhật Bản là thị trường của người mua" Để cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cố gắng giảm chi phí ở mức thấp nhất để hạ giá thành sản phẩm Các công ty Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo các nguồn cung các sản phẩm thủy. .. nhập khẩu của Nhật Bản là do quyết định của Nhật Bản về việc ngừng nhập khẩu thủy sản từ Bắc Triều Tiên từ năm 2007 và sụt giảm nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga b Cá ngừ Nhật Bản là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới Cá ngừ được nhập khẩu vào Nhật Bản để sử dụng làm món ăn sashimi Nguồn cung cá ngừ cho Nhật Bản đến từ các vùng biển đa dạng trên thế giới Do nhu cầu tiêu thụ cá ngừ của Nhật Bản. .. dành cho nấu ăn và giá hàng thủy sản tương đối cao so với các loại thịt Trong số các loại thủy sản người tiêu dung mua thì hàng thủy sản tươi sống chiếm tỷ trọng lớn nhất 60% Thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản rất đa dạng nhưng cũng khá độc đáo Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật rất chú ý đến chất lượng hàng hóa Do truyền thống và thói quen, thủy sản là một phần trong bữa... phải làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác 12 Chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật 13 Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp ngày thành lập công ty 14 Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ 3.2 Tình hình nhập khẩu và tiêu thụ hàng thủy sản của Nhật Bản 3.2.1 Tình hình nhập khẩu ở thị trường Nhật Bản Nhật Bản là nước nhập khẩu thủy sản lớn hàng đầu . hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2011, đa số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều tăng trưởng so với những năm trước. Trong đó tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trồng thủy sản. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Nhật Bản đang là thị trường dẫn đầu cả về giá trị lẫn sản lượng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Hình 2.3. Xuất khẩu. Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản 10 tháng đầu năm 2012 đã tăng 15, 2%. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng xuất khẩu thủy sản Việt nam

Ngày đăng: 19/11/2014, 20:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan