Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biến đổi bệnh lý của bệnh cúm gia cầm type H5N1 tại tỉnh Bắc Giang

79 634 0
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biến đổi bệnh lý của bệnh cúm gia cầm type H5N1 tại tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ TRÚC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ CỦA BỆNH CÚM GIA CẦM TYPE A/H5N1 TẠI TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.64.01.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Tính PGS.TS. Tô Long Thành THÁI NGUYÊN - 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi trực tiếp nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quang Tính, PGS.TS. Tô Long Thành và sự giúp đỡ chân tình của các cô, chú, anh, chị phòng Bệnh lý - Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương, Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang. Các số liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực, được rút ra từ tình hình thực tế của tỉnh Bắc Giang trong những năm qua và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được trích rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013 Tác giả luận văn Trần Thị Trúc ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt 2 năm học tập, với sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của em đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em học tập và tiếp thu kiến thức trong suốt quá trình học tập. Các cán bộ thuộc phòng Bệnh lý - Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương. Ban lãnh đạo, cán bộ Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang và một số bạn đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực Chăn nuôi Thú y. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn trực tiếp: TS. Nguyễn Quang Tính - Khoa Chăn nuôi Thú y và PGS. TS. Tô Long Thành - Giám đốc Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ em vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013 Tác giả luận văn Trần Thị Trúc iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm 3 1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm 3 2.1.1. Lịch sử bệnh cúm gia cầm trên thế giới 3 1.2.2 Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam 6 1.3. Đặc điểm sinh học của virus cúm type A 9 1.3.1. Đặc điểm về hình thái, cấu trúc 9 1.3.2. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm type A 11 1.3.3. Thành phần hóa học và sức đề kháng của virus 13 1.3.4. Quá trình nhân lên của virus 14 1.3.5. Độc lực của virus 15 1.3.6. Danh pháp 16 1.3.7. Nuôi cấy và lưu giữ giống virus cúm gia cầm. 16 1.4. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm 17 1.4.1. Động vật cảm nhiễm 17 1.4.2. Động vật mang virus 17 1.4.3. Sự truyền lây 18 1.4.4. Tuổi mắc bệnh 19 1.4.5. Mùa bệnh 20 1.4.6. Tỉ lệ mắc, tỷ lệ chết 20 1.5. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh cúm gia cầm 21 iv 1.5.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm 21 1.5.2. Bệnh tích bệnh cúm gia cầm 23 1.6. Các phương pháp chẩn đoán bệnh cúm gia cầm 25 1.7. Phòng chống bệnh cúm gia cầm 26 1.7.1. Kiểm soát dịch bệnh 26 1.7.2. Vaccine phòng bệnh cúm gia cầm 27 1.8. Một số nghiên cứu về bệnh cúm gia cầm 29 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu 31 2.2. Nội dung nghiên cứu 31 2.3. Vật liệu dùng trong nghiên cứu 31 2.4. Phương pháp nghiên cứu 31 2.4.1. Điều tra một số chỉ tiêu và tình hình dịch cúm gia cầm từ năm 2004 đến năm 2013 31 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ 32 2.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh 32 2.4.4. Phương pháp mổ khám 32 2.4.5. Phương pháp làm tiêu bản vi thể 34 2.5. Phương pháp xử lý số liệu 36 2.6. Địa điểm nghiên cứu 36 2.7. Thời gian nghiên cứu 36 Từ tháng 08/2012 đến tháng 08/2013. 36 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm tại Bắc Giang 37 3.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Bắc Giang từ năm 2001 đến nay 37 3.1.2. Diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang từ năm 2004 đến năm 2013. 39 v 3.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo mùa 41 3.1.4. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo loại gia cầm 43 3.1.5. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phương thức chăn nuôi 44 3.1.6. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo quy mô đàn 45 3.2. Một số triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh 47 3.3. Tổn thương đại thể trên gà mắc bệnh cúm A/H5N1 50 3.4. Tổn thương vi thể trên gà mắc bệnh cúm A/H5N1 57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65 1. Kết luận 65 2. Đề nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 71 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Bắc Giang một số năm gần đây 37 Bảng 3.2. Tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm từ năm 2004 đến năm 2013 39 Bảng 3.3. Biến đổi tỷ lệ mắc bệnh cúm theo mùa 41 Bảng 3.4. Biến đổi tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo loại gia cầm 43 Bảng 3.5. Biến đổi tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phương thức chăn nuôi 44 Bảng 3.6. Biến đổi tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo quy mô đàn 46 Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng ở gà mắc cúm A/H5N1 47 Bảng 3.8: Tổn thương đại thể trên gà mắc bệnh cúm A/H5N1 51 Bảng 3.9. Tổn thương vi thể ở gà mắc bệnh cúm A/H5N1 58 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Hình thái của virus cúm 10 Hình 1.2. Cấu tạo virus cúm 10 Hình 1.3. Cấu trúc kháng nguyên của virus cúm 13 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh cúm gia cầm đã từng được biết đến từ sau những vụ đại dịch xuất hiện tại Hồng Kông năm 1997 gây ra cho các đàn gia cầm ở nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, dịch cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI - Highly Pathogenic Avian Influenza) xuất hiện và đã giết chết hàng chục triệu gia cầm trên thế giới, đồng thời khiến hàng tỷ gia cầm khác phải tiêu hủy bắt buộc để tránh lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi và nền kinh tế các nước có dịch (Cục thú y, 2004) [5]. Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm xuất hiện bất ngờ vào cuối năm 2003, trong khi đó ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta chủ yếu theo phương thức nông hộ nhỏ lẻ nên quá trình kiểm soát và khống chế dịch bệnh cực kỳ khó khăn vì đây là một dịch bệnh mới, có khả năng lây lan rất nhanh. Hiện nay, dịch cúm gia cầm đang là mối quan tâm lo ngại của toàn cầu, đã có trên 50 nước trên thế xuất hiện dịch và dịch bệnh có chiều hướng diễn biến khá phức tạp. Bắc Giang là một trong những tỉnh có số lượng gia cầm lớn trong cả nước. Mặc dù vấn đề phòng bệnh đã được quan tâm nhưng dịch bệnh vẫn hay xảy ra, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm. Căn bệnh là các virus thuộc họ Orthomyxoviridae, type A với nhiều phân type khác nhau gây nên. Về bản chất virus cúm là virus ARN với bộ gen gồm 8 phân đoạn mã hóa cho 10 loại protein khác nhau (Into và cs, 1998) [33]. Chính sự truyền lây của mầm bệnh giữa động vật nuôi và người làm cho bệnh cúm trở lên nguy hiểm hơn. Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm Quốc gia đã phải đưa ra những giải pháp mạnh như tiêu huỷ gia cầm, cấm lưu thông và tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế. Biện pháp lâu dài là chúng ta phải đi sâu nghiên cứu các đặc điểm của căn bệnh, đặc biệt là đặc điểm dịch tễ học để 2 góp phần đưa ra những chiến lược phòng, trị bệnh hiệu quả và tiến tới thanh toán dịch cúm gia cầm ở Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. Xuất phát từ yêu cầu của thực tế sản xuất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biến đổi bệnh lý của bệnh cúm gia cầm type H5N1 tại tỉnh Bắc Giang”. Từ kết quả của những nghiên cứu này sẽ giúp các cơ sở chăn nuôi gia cầm trong tỉnh Bắc Giang có thể chủ động xây dựng phương pháp phòng bệnh cúm gia cầm hợp lý và khoa học, đồng thời dựa vào các biến đổi bệnh lý cũng giúp cho công tác chẩn đoán, chống lây lan bệnh đạt hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang từ năm 2004 đến nay. - Xác định được những biến đổi bệnh lý đại thể của gà bị bệnh cúm gia cầm H5N1. - Xác định được những biến đổi bệnh lý vi thể của gà bị bệnh cúm gia cầm H5N1. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Các kết quả nghiên cứu có thể dùng tham khảo, bổ sung thêm những thông tin, bằng chứng xác thực vào đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm, các biến đổi bệnh lý của gà bị bệnh, bổ sung thêm số liệu vào công tác phòng chống, chẩn đoán bệnh cúm gia cầm tại Bắc Giang cũng như ở Việt Nam. [...]... thiệu chung về bệnh cúm gia cầm Bệnh cúm ở gia cầm (Avian Influenza) thường gọi là bệnh cúm gia cầm hoặc bệnh cúm gà, là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae Bệnh thường xảy ra nặng ở gà, vịt, lợn, một số động vật có vú khác và có thể lây sang người Biểu hiện của bệnh chủ yếu ở đường tiêu hoá và đường hô hấp Theo Tô Long Thành (2005) [20], virus cúm gia cầm là virus... 1.4.4 Tuổi mắc bệnh Gia cầm mắc bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở 4 - 66 tuần tuổi Gia cầm dễ mắc bệnh và có tỉ lệ chết cao nhất ở nơi bệnh phát ra lần đầu và trong tuổi sắp đẻ hoặc thời kỳ đẻ cao nhất Gia cầm có khả năng sản xuất càng cao thì càng mẫn cảm với cúm gia cầm Gia cầm non và gia cầm già mẫn cảm với mầm bệnh hơn gia cầm trưởng thành 20 1.4.5 Mùa bệnh Bệnh cúm gia cầm xảy ra quanh... huyết đặc biệt ở vùng hậu môn và van hồi manh tràng * Đối với ngan và vịt - Các biến đổi bệnh lý của bệnh cúm gia cầm ở ngan và vịt về cơ bản giống như ở gà Tuy nhiên, tần suất biến đổi bệnh lý tập trung chủ yếu ở phổi, tim, buồng trứng và đường ruột - Viêm xuất huyết phổi, xung huyết dưới màng xương lồng ngực được thấy thường xuyên và có thể đây là những biến đổi có tính đặc thù của bệnh cúm ở ngan và. .. trại lớn đều không có dịch, đặc biệt đã giảm thiểu ca nhiễm bệnh cúm trên người Từ những đòi hỏi cấp thiết của tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trong nước, trên cơ sở những ý kiến của các nhà chuyên môn và qua thử nghiệm thực tế sử dụng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống bệnh cúm gia cầm đã quyết định: “Sử dụng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm như là một vũ khí quan trọng... D J (1993) [27], tính nguy hiểm của bệnh còn thể hiện ở khả năng biến chủng của virus và khả năng gây bệnh cho cả con người Như vậy, bệnh cúm gia cầm đang ngày càng trở nên nguy hiểm 1.2 Lịch sử bệnh cúm gia cầm 2.1.1 Lịch sử bệnh cúm gia cầm trên thế giới Trong lịch sử, bệnh cúm lần đầu tiên được Hippocrate mô tả vào năm 412 trước công nguyên và ổ dịch giống như dịch cúm từ năm 1173 đã được tác giả... miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccine cho đàn gia cầm Như vậy, để kiểm soát dịch cúm gia cầm có hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, đặc biệt là chủ động tiêm vaccine cho đàn gia cầm 1.7.2 Vaccine phòng bệnh cúm gia cầm Tiêm phòng vaccine là một chiến lược để phòng chống bệnh cúm gia cầm Theo FAO và OIE , việc sử dụng các loại vaccine phòng cúm gia cầm có thể bảo hộ tốt chống lại bệnh. .. Dịch cúm gia cầm xảy ra ở 62 xã, phường của 36 huyện, quận, thuộc 23 tỉnh, thành phố Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 75.769 con trong đó gà là 211.938 con (chiếm 28,95%), vịt là 52.809 con (chiếm 69,7%) và ngan là 1022 con (chiếm 1,34%) Năm 2011: Dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 82 xã, 43 quận, huyện, thuộc 22 tỉnh, thành phố Tổng số gia cầm mắc bệnh là 110.311 con, tổng số gia cầm chết và. .. nhiều loại virus cúm với số lượng lớn trong cùng một không gian và thời gian kéo dài Một điều không thể không nói tới trong nghiên cứu về đặc tính kháng nguyên của virus cúm là giữa các biến thể tái tổ hợp và biến chủng subtype về huyết thanh học không hoặc rất ít có phản ứng chéo Vì thế, đặc điểm này sẽ 13 gây một trở ngại lớn cho các nghiên cứu nhằm tạo ra vaccine phòng cúm cho người và động vật Hình... cẩu…) Lợn mắc bệnh cúm thường do phân type H1N1, H3N3 Vịt nuôi cũng nhiễm virus cúm, nhưng ít phát hiện được do vịt có sức đề kháng với virus gây bệnh Tuy nhiên 1961, ở Nam Phi đã phân lập được virus cúm type A serotype H5N1 gây bệnh cho cả gà và vịt Vụ dịch xảy ra ở các nước Châu Á và một số nước Châu Âu thì virus cúm type A serotype H5N1 cũng gây bệnh cho gà, vịt, ngan, chim cút và một số loài chim... hiện ra ổ dịch mới trong cả nước Ngày cao điểm nhất có 267 xã, 20 7 huyện/thị trấn mới phát sinh ra dịch Số gia cầm tiêu huỷ là 2 - 3 triệu con/ngày, ngày cao điểm nhất lên tới 4 triệu con Đợt dịch này đã làm cho gia cầm của 2574 xã/phường thuộc 381 huyện/quận/thị xã của 57 tỉnh thành phố mắc bệnh Tổng số gia cầm bị chết do mắc bệnh và tiêu huỷ là hơn 43,9 triệu con, chiếm 16,8% tổng số gia cầm của cả . THỊ TRÚC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ CỦA BỆNH CÚM GIA CẦM TYPE A /H5N1 TẠI TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.64.01.01. riêng và Việt Nam nói chung. Xuất phát từ yêu cầu của thực tế sản xuất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biến đổi bệnh lý của bệnh cúm gia cầm type. Bắc Giang từ năm 2004 đến nay. - Xác định được những biến đổi bệnh lý đại thể của gà bị bệnh cúm gia cầm H5N1. - Xác định được những biến đổi bệnh lý vi thể của gà bị bệnh cúm gia cầm H5N1.

Ngày đăng: 19/11/2014, 19:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan