tìm hiểu suy giảm miễn dịch do hiv

41 497 2
tìm hiểu suy giảm miễn dịch do hiv

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tìm hiểu suy giảm miễn dịch do hiv

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan MỤC LỤC SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 1 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 2 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan DANH MỤC HÌNH ẢNH SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 3 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan MỞ ĐẦU SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 4 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HIV 1.1. HIV/AIDS 1.1.1. Khái niệm về AIDS - AIDS do 4 chữ đầu của tên bệnh bằng tiếng Pháp (Syndrom d'Immuno Déficience Acquise) có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Tiếng Anh gọi là AIDS (Acquired - Immuno - Deficiency - Syndrome). o Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng và dấu hiệu bệnh. o Suy giảm miễn dịch: Suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các mầm bệnh (vi trùng, virus, vi nấm ) o Mắc phải: Không phải do di truyền mà do bị lây lan từ bên ngoài - Thực chất của AIDS là một căn bệnh nhiễm trùng do vi rú HIV gây ra. Virus HIV phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và các nấm gây ra. - Thuật ngữ AIDS được dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy thuật ngữ HIV/AIDS được dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh 1.1.2. Sự hình thành và phát triển bệnh AIDS - Nhiễm HIV không phải là thành AIDS ngay mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và trong khoảng thời gian này, người nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh, họ vẫn sống, lao động và học tập bình thường, nhưng họ lại có thể làm lây truyền bệnh từ người này sang người khác vì HIV đang tồn tại và “sinh sôi nảy nở” trong cơ thể họ. - Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi nhiễm bệnh, sự chăm sóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối xử của xã hội - Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua một số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác nhau trong các tài liệu khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 giai đoạn chính như sau: * Giai đoạn 1: Là nhiễm HIV cấp (hay còn gọi thời kỳ cửa sổ - thời kỳ chuyển đổi huyết thanh). Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít những triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, nhưng sau đó các triệu chứng này qua đi một cách tự nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm cũng không “để ý” tới. Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, đôi khi tới 6 tháng. SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 5 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan Vào đầu giai đoạn này cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV) hoặc lượng kháng thể HIV còn ít nên các xét nghiệm thông thường (tìm kháng thể) không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính". Do vậy các nhà chuyên môn còn gọi giai đoạn này là “thời kỳ cửa sổ”. Đây là giai đoạn “nguy hiểm”, bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm máu thông thường (tìm kháng thể), mặc dù họ thật sự đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết. * Giai đoạn 2: Là Nhiễm HIV không có triệu chứng, có thể kéo dài nhiều năm, trung bình là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn. Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn thấp. Người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài và hoàn toàn khỏe mạnh như người không nhiễm HIV, do vậy họ vẫn sống, làm việc, học tập và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên họ có thể làm lây truyền HIV sang người khác. * Giai đoạn 3: Là AIDS, đây chính là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể, với một số biểu hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm nếu không được điều trị bằng thuốc kháng virus thì kết thúc bằng tử vong. Như vậy chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS: - Nhiễm HIV là khi người ta có mang HIV trong cơ thể nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và không có bất kỳ một triệu chứng bệnh nào liên quan đến HIV. Người nhiễm HIV chưa phải là người ốm, chưa phải là bệnh nhân, họ vẫn sống, lao động, học tập và sinh hoạt như mọi người bình thường khác. - Bệnh AIDS là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Người nhiễm lúc này có các biểu hiện lâm sàng nặng của nhiều loại bệnh do suy giảm miễn dịch liên quan đến HIV. Người nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS là người bệnh, họ cần được chăm sóc và điều trị thích hợp như mọi người bệnh khác. Người bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS có một vài đặc điểm chung, nhưng về cơ bản là khác nhau. Ta có thể phân biệt người bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dựa trên các đặc điểm dưới đây: SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 6 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan Bảng 1.1 So sánh đặc điểm của người nhiễm HIV và người bị AIDS Đặc điểm so sánh Người bị nhiễm HIV Người bị AIDS Có virus trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch thể khác? Có Có Có khả năng lây bệnh cho người khác không? Có Có Nếu xét nghiệm máu Có khả năng kết quả âm tính: khoảng 2 – 3 tháng đầu (giai đoạn cửa sổ).Hết giai đoạn cửa sổ, xét nghiệm lại kết quả dương tính Chắc chắn có kết quả HIV dương tính ngay Nhìn bề ngoài Hầu như không có biểu hiện gì, trông khoẻ mạnh như người bình thường. Có biểu hiện của các nhiễm khuẩn cơ hội như: sốt kéo dài, sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng, ỉa chảy hoặc ho kéo dài, lao phổi, ung thư Diễn biến Nhiều tháng đến nhiều năm Trong thời gian ngắn. Thường từ 1-2 năm nếu không được điều trị bằng ARV * Những dấu hiệu cho biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS - Do bị HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch nên người nhiễm HIV có thể mắc nhiều chứng bệnh khác nhau nên ở họ có thể có rất nhiều các biểu hiện (triệu chứng) bệnh khác nhau. - Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiễm HIV được coi như đã chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở người nhiễm xuất hiện ít nhất 02 triệu chứng chính cộng 01 triệu chứng phụ sau: Nhóm triệu chứng chính: - Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể. SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 7 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan - Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng. - Sốt kéo dài trên 1 tháng. Nhóm triệu chứng phụ: - Ho dai dẳng trên một tháng. - Nhiễm nấm Candida ở hầu họng. - Ban đỏ, ngứa da toàn thân. - Herpes ( Nổi mụn rộp ), Zona ( Giời leo ) tái phát. - Nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể 1.1.3. Tình hình bệnh AIDS ở Việt Nam và Thế Giới + Năm 1981 phát hiện tại Mỹ, sau đó lan rộng khắp thế giới. Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 14 triệu người mắc bệnh HIV, 2 triệu rưỡi người bị AIDS và con số này sẽ được nhân lên gấp 3 vào cuối thập niêm này. + Riêng ở Việt Nam các bệnh đầu tiên phát hiện cuối năm 1990, càng về sau phát hiện càng nhiều. Trong đó, đối tượng tiêm chích ma túy chiếm 90% số cas mắc bệnh, thứ đến là mãi dâm, bệnh hoa liễu Tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 14 tuổi, cao nhất mắc bệnh là 64 tuổi. Vì con số luôn biến động nên chỉ nêu ra đây con số mắc vào tháng 7.1992 là 76 người thì đến tháng 7.1993 (sau 1 năm) đã là 600 người ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Và đến đầu năm 1994 con số nhiễm HIV đã hơn 1.000 người. + Riêng Lâm Đồng đến đầu năm 1994, đã có 16 trường hợp nhiễm HIV ở những người có nguy cơ nhiễm HIV cao (xì ke, ma túy, gái mãi dâm) bao gồm 3 địa bàn Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc. Nếu chúng ta không tích cực phòng chống thì nguy cơ lây lan căn bệnh này tại địa phương rất lớn. 1.2. Virut HIV - HIV là chữ viết tắt của virus gây AIDS bằng tiếng Anh Human-Immuno- Deficiency-Virus, có nghĩa là virus làm suy giảm miễn dịch ở người, ta quen gọi là virus AIDS. - Nguồn gốc của nó hiện nay vẫn chưa xác định một cách dõ ràng. Chỉ biết rằng có 2 loại Virus là HIV1 và HIV2. Cả hai đều gây bệnh cho người. - Trong khi HIV1 là loại phổ biến nhất của sự căng thẳng, ảnh hưởng đến các quần thể trên tất cả các nơi trên thế giới tức là HIV2 ngày càng trở thành một mối đe dọa tương tự. SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 8 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan - Mặc dù cả hai HIV1 và HIV2 rất nhiều tương tự, theo như phương thức truyền dẫn, cũng như các triệu chứng có liên quan, có một vài sự khác biệt lớn. Sau đây là một số sự khác biệt lớn giữa hai chủng: + Sự khác biệt lớn đầu tiên giữa hai chủng nằm trong số các trường hợp được báo cáo mỗi căng thẳng. Trong khi HIV1 là dòng phổ biến nhất và được tìm thấy trong phần lớn các trường hợp nhiễm HIV, HIV2 là sự căng thẳng ít phổ biến hơn và không tìm thấy rất thường xuyên. + Một sự khác biệt lớn giữa HIV1 và HIV2 là liên quan đến các khu vực có tỷ lệ nhiễm. Trong khi HIV1 có thể được tìm thấy trên tất cả các nơi trên thế giới, HIV2 ít phổ biến hơn là tập trung chủ yếu đến các khu vực Tây Phi. HIV2 thường được tìm thấy chủ yếu ở các nước như Senegal, Nigeria, cũng như Bờ Biển Ngà. Ngoài ra, nó cũng đã lây lan sang các nước như Pháp và Bồ Đào Nha, như là một kết quả của mối quan hệ kinh tế với các quốc gia này. + Ngoài ra, HIV2 đã được tìm thấy để được làm chậm trong tiến trình và đã được tìm thấy để làm suy yếu hệ thống miễn dịch với một tốc độ chậm hơn nhiều, so với chủng HIV1. Nó cũng được cho biết rằng, HIV2 là ít lây nhiễm trong giai đoạn trước đó và cũng được cho là ít dễ dàng lây truyền. + Tuy nhiên, trong giai đoạn sau này nó là HIV2 mà không thiệt hại nhiều hơn. Nó đã được tìm thấy là nhiễm trùng ở các giai đoạn sau, gây ra một số bệnh trong một khoảng thời gian rất ngắn. + Người bị nhiễm HIV2 sống lâu hơn người bị nhiễm HIV 1 và khả năng lây truyền của HIV 2 từ mẹ sang con là rất hiếm. - Mặc dù có thể có một vài sự khác biệt giữa hai HIV1 và HIV2 cả hai chủng đều nguy hiểm. Vì vậy, cả hai cần tránh ở bất cứ giá nào. Các chế độ dự phòng giống nhau trong cả hai trường hợp. Vì vậy, không phân biệt trong đó căng thẳng nào, tốt nhất không để cho HIV dưới bất kỳ hình thức nào ảnh hưởng đến bạn. 1.2.1. Nguồn gốc của virut HIV + Virus HIV, trước đây được giới khoa học cho là được lây truyền từ loài khỉ sang con người vào những năm 1930, nhưng nó chỉ được chính thức thừa nhận sự tồn tại vào năm 1981, bởi các nhà khoa học Mỹ. + Tuy nhiên, thực tế nó đã xuất hiện ở người cách đây khoảng 100 năm. Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu trường đại học Arizona (Mỹ). SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 9 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan + Qua phân tích các mẫu tế bào được bảo quản từ năm 1959 bởi các bác sĩ ở nước CHDC Congo từ thời kỳ thuộc địa của Bỉ, dòng virus làm suy giảm hệ miễn dịch người (HIV) đã bắt đầu lây lan từ người sang người trong khoảng thời gian từ năm 1884 đến 1924, trước khi bùng nổ dịch AIDS. AIDS căn bệnh do virus HIV phá hủy các tế bào miễn dịch gây ra, lần đầu tiên được cộng đồng biết đến vào năm 1981, khi các bác sĩ Mỹ chú ý đến những trường hợp tử vong bất thường của một nhóm người đồng tính ở California và New York. Từ đó đến nay, căn bệnh này đã giết chết ít nhất 25 triệu người, và 33 triệu người khác đang mang virus HIV. + Ban đầu, virus HIV lây lan rất chậm thông qua đường tình dục, nhưng chúng có điều kiện và môi trường sống rất thuận lợi, nhờ vào quá trình đô thị hóa trong suốt thời kỳ thuộc địa. Dựa vào sự gia tăng các nhà nước thuộc địa và trung tâm thương mại như Kinshasa (nay là thủ đô nước CHDC Congo), cũng góp phần đưa khu vực Trung-Tây Phi trở thành nơi phát sinh đại dịch HIV/AIDS. + Kinshasa được thành lập vào năm 1881, Brazzaville (nay là thủ đô nước CH Congo) thành lập năm 1883, Yaounde (Cameroon) năm 1890, và Bangui (CH Trung Phi) năm 1899. Tất cả các thành phố trên đều ra đời trước hoặc trong khoảng thời gian mà dòng virus HIV-1 bắt đầu xâm nhập vào con người. Những thành phố này phát triển rất chậm, cho đến năm 1910, không có thành phố nào đạt dân số trên 10.000 người. + Theo giả thuyết, có một con tinh tinh bị nhiễm virus đã cắn vào người, sau đó nó bị bắt và bán để giết thịt. Từ đó, virus HIV đi vào máu người thông qua những vết đứt trên tay trong quá trình làm thịt con vật. Khi những thành phố này phát triển mạnh, kéo theo sự nở rộ của nạn mại dâm, đã tạo điều kiện cho virus có cơ hội lây lan nhanh chóng. 1.2.2. Đặc điểm của Virus HIV 1.2.2.1. Cấu tạo của Virus HIV Cấu tạo của virus HIV gồm: Hạt virus là một khối cầu, bờ ngoài gồ ghề có vỏ bên ngoài, trong là chất nền protein bao quanh lõi có mặt cắt dạng nón. Trong lõi có genome gồm 2 sợi RNA giống nhau gắn với enzyme DNA polymerase là reverse transcriptase. Trong quá trình nhiễm, virus HIV bám và nhiễm lõi của nó vào tế bào hệ thống miễn dịch của người. Tiếp theo chúng sử dụng enzyme reverse transcriptase để sao RNA genome của chúng thành phân tử DNA sợi kép trong bào chất của tế bào chủ. Phân tử xoắn kép này chuyển đến nhân, gắn vào nhiễm sắc thể tế bào chủ nhờ một enzyme khác. Một khi đã gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ, genome của virus có thể thực hiện một SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 10 [...]... là 1 gói nhỏ nằm bên trong tế bào nơi lưu giữ nguyên liệu gen Chương 2 SUY GIẢM MIỄN DỊCH DO HIV 2.1 Cơ chế xâm nhập vào tế bào vật chủ của virut HIV + Gồm các bước sau: 1 Virus xâm nhiễm vào tế bào 2 Phiên mã RNA của virus thành DNA sợi đơn nhờ enzyme phiên mã ngược SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 13 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS Nguyễn Thị Lan 3 Quá trình tổng hợp DNA sợi đôi từ DNA sợi... quan thần kinh, dạ SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 18 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS Nguyễn Thị Lan dày, ruột, da gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó chẩn đoán 2.3.1 Hoạt động của virus HIV - HIV tấn công lympho làm mất khả năng miễn dịch của hệ miễn dịch do đó người bệnh không có khả năng tiêu diệt virus... độ HIV trong dịch tiết: Nồng độ HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng cao thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn - Nồng độ HIV trong các dịch thể, các giai đoạn nhiễm HIV là rất khác nhau, ví dụ: + HIV có nhiều nhất trong máu, rồi đến dịch sinh dục, tiếp đến là sữa của người nhiễm + Ngay trong dịch sinh dục, thì tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn trong dịch tiết âm đạo nữ + Dịch thể của người nhiễm HIV. .. lại virus HIV từ những tế bào miễn dịch bị nhiễm và trong qúa trình nhân lên một chất peptid tự nhiên có mặt trong máu có thể giúp tìm ra liệu pháp mới chống bệnh HIV/ AIDS - Hiện nay, đã có khoảng 20 loại thuốc điều trị bệnh HIV/ AIDS, nhưng virus HIV này có nhiều khả năng thích nghi, gây hiện tượng kháng thuốc ở bệnh nhân SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 32 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS... năng lây nhiễm cho 1 tế bào mới Và mỗi 1 tế bào nhiễm mới có thể sản sinh ra nhiều virus mới SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 17 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS Nguyễn Thị Lan Hình 2.7 Tổ hợp virus và trưởng thành 2.3 Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm miễn dịch - Hệ miễn dịch của con người với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân... có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA) Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 31 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS... lây truyền HIV sau: - Đường máu - Đường tình dục - Đường truyền từ mẹ sang con - Mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc chắn là người đó không nhiễm HIV đều có nguy cơ nhiễm HIV 3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 23 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS Nguyễn Thị Lan - Các nghiên cứu về HIV cho thấy... năng miễn dịch tốt nhất Họ tin rằng việc tăng lượng tế bào CD4 là 1 dấu hiệu của sự phục hồi miễn dịch Nhưng ở đây cũng có 1 vài bất đồng quan điểm “CD4 mới có tốt như là CD4 cũ” - Phần lớn các biện pháp để phục hồi miễn dịch là cố gắng làm tăng số lượng tế bào CD4 Điều này dựa vào giả định là khi các tế bào CD4 tăng thì hệ miễn dịch khỏe hơn SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 35 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch. .. Lớp 11SHLT Trang 26 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS Nguyễn Thị Lan Tuy nhiên, quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ thấp hơn so với hai kiểu quan hệ tình dục nêu trên vì: + Trong miệng có một lượng nước bọt lớn Nước bọt vốn có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt hoặc làm bất hoạt HIV trước khi nó xâm nhập vào cơ thể + Nếu có nuốt phải các dịch nhiễm HIV (tinh dịch hay dịch âm đạo) thì acid... protein mới thì nó cũng SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 12 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS Nguyễn Thị Lan ngẫu nhiên tạo ra các con virus mới và như vậy HIV hầu như lây nhiễm vào các tế bào trong hệ miễn dịch + Sự lây nhiễm: Một số loại tế bào khác nhau có các protein trên bề mặt của nó, nó gọi là các cơ quan nhân cảm CD4 Virus HIV tìm kiếm các tế bào có các cơ quan nhận cảm bề mặt CD4, bởi . Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan MỤC LỤC SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 1 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan. 7 _ Lớp 11SHLT Trang 2 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan DANH MỤC HÌNH ẢNH SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 3 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị. 11SHLT Trang 17 Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan Hình 2.7. Tổ hợp virus và trưởng thành 2.3. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm miễn dịch - Hệ miễn dịch của con người

Ngày đăng: 19/11/2014, 18:12

Mục lục

  • 3.5. Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan