diễn biến của thị trường gas việt nam và chính sách can thiệp của chính phủ

11 661 1
diễn biến của thị trường gas việt nam và chính sách can thiệp của chính phủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – HCMC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  “DIỄN BIẾN CỦA THỊ TRƯỜNG GAS VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ” Người hướng dẫn: Ths. Trần Thanh Trọng Người thực hiện: Lớp K11407A Năm học: 2011 – 2012 Trương Nhật Duy - K114071093 Trần Nhất Đạt - K114071096 Nguyễn Công Lý - K114071134 LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG – CẦU GAS Khái niệm cung: Cung là biểu thị số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán muốn bán ở những mức giá trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Khái niệm cầu: Cầu biểu thị những số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua theo những mức giá trên thị trường trong những khoảng thời gian nhất định. Như vậy, trên thị trường giá và sản lượng gas ở mức cân bằng là trạng thái khi nguồn cung của nó đáp ứng được nhu cầu về nó trong một khoản thời gian nhất định. Với cách định nghĩa này, giải thích diễn biến của giá gas trên thị rường Việt Nam là việc đi tìm tính chất cung cầu của nó. Ngoài ra giá gas thị trường nước ta còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như: thuế, giá các mặt hàng khác… Xét về khía cạnh cung, thị trường Việt Nam đang bị chi phối bởi một số công ty kinh doanh. Chủ yếu gồm các công ty sau: Petrolimex, Petro VN gas, Saigon Petro, Gia Đình gas, VT gas, Elf gas, Shell gas, BP… trong đó Petro VN gas, Petrolimex…chiếm thị phần khá lớn. Hiện tại nguồn cung cấp gá cho thị trường Việt Nam gồm 2 nguồn. Một nguồn đến từ lượng gas sản xuất được trong nước tại nhà máy Dung Quất và Dinh Cố với sản lượng khoảng 640 nghìn tấn (chiếm 48%), nguồn cón lại là gas nhập khẩu (52%). Chính vì còn hơn 50% sản lượng gas phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài nên những biến động giá trên thị trường thế giới sẽ tác động không nhỏ tới giá gas ở Việt Nam. Đồ thị cung của thị trường gas nước ta biểu hiện trên đồ thị là đường có độ dốc lên từ trái qua phải, nghĩa là giá tăng thì lượng cung cũng tăng theo. Đồ thị biểu diễn hàm cung Xét về khía cạnh cầu: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng gas ngày càng tăng cả trong nước và thế giới. Biểu diễn đường cầu trên đồ thị là đường độ dốc tương đối lớn. Với đường cầu như vậy dễ thấy khi giá thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi rất lớn tới giá cân bằng. Đồ thị biểu diễn hàm cầu Kết hợp đồ thị cung – cầu: Với khả năng chi phối thị trường của mình, các công ty kinh doanh gas Việt Nam có thể hành động như một nhóm độc quyền cùng nhau thâu tóm thị trường thu lợi nhuận về phía mình. Điều này sẽ gây khó khăn lớn tới người tiêu dùng. Cung và cầu của mặt hàng này còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như sự điều tiết của chính phủ, ảnh hưởng của hiện tượng giá kéo theo… CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CAN THIỆP VÀO GIÁ XĂNG DẦU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 I. Những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi giá gas trên thị trường Việt Nam: Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2012 giá bán gas đã có những thay đổi chóng mặt. Một phần nguyên nhân của tình hình này là do nước ta phải sử dụng 52% gas nhập khẩu trong bối cảnh giá gas thế giới tăng cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật cung cầu, khi nguồn cung thị trường khan hiếm sẽ dẫn đến giá bị đẩy lên để đạt mức giá cân bằng. Ngoài ra, giá xăng dầu đang tăng cao cũng đã kéo theo hệ lụy là nhiều mặt hàng đồng loạt tăng giá bởi lẻ xăng dầu là mặt hàng cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải…Và trong các mặt hàng tăng giá theo đó dĩ nhiên gas cũng góp phần. Mặt khác có giai đoạn nhà nước đánh thuế nhập khẩu gas từ 2% rồi lên 5% cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá gas trên thị trường. Bên cạnh đó giá gas sản xuất trong nước không chịu thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, bảo hiểm… ít hơn hẵn so với nhập khẩu nhưng lại được tính theo giá của gas nhập khẩu. Đây chính là một vấn đề bất cập mà chính phủ cần giải quyết. Cùng với những nguyên nhân trên, việc thị phần thị trường gas Việt Nam quá tập trung trong tay các công ty kinh doanh (PV Gas 80%) đã ành hưởng xấu tới giá gas. Các công ty này có thể có những cách khác nhau để điều khiển thị trường và mang lại lợi nhuận cho họ. II. Những biến đổi về giá gas Việt Nam 3 tháng đầu năm 2012: Theo ước tính của Bộ Công Thương nhu cầu tiêu thụ gas của Việt Nam sẽ tăng và dao động rong khoảng 6-7% so với 2011. - 1/1/2012, Saigon Petro đã tăng giá bán lẻ gas thêm 24000đ/bình 12kg. Giá gas lúc này đạt tới mức 375000đ/bình 12kg. Lý do được đưa ra là do giá gas trên thị trường thế giới tháng 01/2012 đã tăng thêm 85USD/tấn so với giá bán của tháng cuối cùng trong năm cũ lên mức 880USD/tấn. - Ngày 5/1/2012 giá gas lại tăng thêm 8000đ/bình 12kg và đưa giá gas đạt mức mới là 383000đ/bình 12kg. Lý do tăng giá là do chính phủ nâng giá thuế nhập khẩu gas từ 2% lên 5% (áp dụng từ 1/1/2012). - Tháng 2/2012 giá gas lại tăng thêm 42000đ/bình 12kg. Nguyên nhân là do giá gas thế giới tăng thêm 145USD/tấn và đưa giá đạt mức 1025USD/tấn. Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng giá gas thị trường đã tăng thêm 74000đ/bình 12kg do các yếu tố cung và thuế của nhà nước. - 1/3/2012, giá bán lẻ gas các hãng đã tăng đồng loạt 52000-53000đ/bình 12kg do giá gas trên thế giới giao trong tháng 3/2012 đã leo lên mức 1205USD/tấn tức là tăng 180USD/tấn so với tháng trước. Trước tình hình giá gas leo thang bắt đàu từ 2/3 Bộ Tài chính đã giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% xuống còn 0% và yêu cầu các công ty phải hạ giá bán, nếu không sẽ bị xử lí theo qui định của pháp luật. - Ngày 3/3/2012, giá gas Saigon Petro giảm 16000đ/bình 12kg. Như vậy giá bán lẻ gas lúc này là 461000đ/bình 12kg. - Ngày 10/3/2012, giá bán lẻ gas của Saigon petro giảm 10000đ/bình 12kg . Giá gas lúc này là 451000đ/bình 12kg. Lý do mà công ty này đưa ra là muốn chia sẻ mọt phần khó khăn với người tiêu dùng và góp phần bình ổn giá. Nhưng có thể thực chất việc giảm giá là để kích cầu tiêu dùng vì có một bộ phận khách hàng chuyển sang dùng bếp điện, bếp than…để giảm bớt chi phí. Như vậy từ 1/1/2012 đến 10/3/2012 giá gas đã 4 lần điều chỉnh tăng và 2 lần điều chỉnh giám. Tổng mức tăng qua các lần là 100.000đ/bình 12kg. Giá 12/2011: 351000đ/bình 12kg. Ngày Mức tăng / giảm Giá mới 1/1/2012 24000 375000 5/1/2012 8000 383000 02/2012 42000 425000 1/3/2012 52000 477000 3/3/2012 -16000 461000 10/3/2012 -10000 451000 Bảng biểu hiện sự biến đổi giá gas 3 tháng đầu 2012 Biểu đồ thể hiện sự biến động giá gas III. Tác động của giá gas tới nền kinh tế Việt Nam: Việt Nam phải nhập khẩu 52% sản phẩn gas, dĩ nhiên sự gia tăng giá gas trên thị trường thế giới cũng kéo theo sự tăng giá liên tục của giá gas tại Việt Nam. Theo lí thuyết sự gia tăng mạnh về giá gas có thể tạo ra gánh nặng không nhỏ đối với nền kinh tế. - Thứ nhất, giá gas tăng làm mức sống người dân xuống dưới mức lẽ ra họ được nhận do tổng tiêu dùng cho sản phẩm gas tăng lên tương đối so với mức thu nhập. Sở dĩ như thế vì gas là mặt hàng thiết yếu nên giá gas tăng lên người tiêu dùng buộc vẫn phải sử dụng (có một bộ phận nhỏ chuyển sang dùng nguồn năng lượng khác xong không đáng kể). Do vậy người tiêu dùng có ít thu nhập hơn dùng để chi tiêu cho các hàng hóa khác. - Thứ 2 gas thuộc mặt hàng bình ổn giá nên việc tăng giá gas sẽ rất khó cho các nhà hoạch định chính sách có thể quản lí được. IV. Những chính sách can thiệp của chính phủ: 1. Các chính sách chính phủ đã thực hiện Trước tình hình giá gas biến động mạnh, chính phủ đã có những điều chỉnh để kiểm soát tình hình: - Đánh thuế nhập khẩu gas từ 2% lên 5% nhằm giảm nhập khẩu gas và kích thích tiêu dùng gas nội địa và tiết kiệm tài nguyên. - Giảm thuế từ 5% xuống còn 0% để giảm chi phí nhập khẩu gas, góp vần làm giảm bía bán gas bình ổn thị trường. Bên cạnh cái được của chính sách này nhà nước cũng phải chịu một khoản thâm hụt ngân sách. Đồng thời tạo cơ hội cho gas nhập khẩu chiếm ưu thế trên thị trường. - Dù gas nằm trong danh mục quản lý giá của Nhà nước, nhưng việc tăng, giảm giá gas hoàn toàn do các công ty tự quyết định. Điều này tạo cho thị trường có sự cạnh ranh xong cũng là cơ hội để các công ty gas “làm loạn giá”. 2. Những hạn chế cần được khắc phục: - Trên thế giới việc một công ty chiếm khoảng 30% thị phần đã có vấn đề, xong tại Việt Nam PV gas gần như chiếm độc quyền với khoản 80% thị phần. Theo một số doanh nghiệp kinh doanh gas cho rằng mặc dù việc đấu giá gas sản xuất trong nước được thực hiện công khai nhưng thực chất chỉ có 150000 tấn gas của nhà máy Dung Quất và 200000 tấn gas của nhà máy dinh Cố được đem ra đáu giá công khai, phần còn lại ưu tiên phân phối cho các đơn vị thuộc tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam với lí do để đảm bảo lượng tiêu thụ ổn định. Tuy nhiien gần đây các đơn vị trúng thầu đa số thuộc PV Gas, chưa kể hiện nay PV Gas đang dẫn đầu về nhập khẩu gas, các doanh nghiệp khác phải mua lại hàng từ PV Gas. Dễ thấy PV gas gần như nắm độc quyền trong tay. Phải chăng là do sự lỏng lẽo trong công tác quản lí của nhà nước. - Giá gas tăng và lượng nhập khẩu giảm: Từ đầu tháng 1 khi giá gas thế giới tăng các công ty gas trong nước cũng đã rụt rịch tăng giá theo. Nhưng trên thực tế vào thời điểm từ tháng 1-3 gas nhập khẩu theo múc giá mới chưa thể về Việt Nam. Doanh nghiệp chủ yếu bán lượng hàng tồn kho khi doanh nghiệp đã nhanh chóng nhập về khi giá thấp. Thực tế khi giá tăng doanh nghiệp đã giảm nhập khẩu. Theo tổng cục hải quan, trong 2/2012 khi giá CIF (đã bao gồm cước vận chuyển và bảo hiểm) nhập khẩu gas về cảng Việt Nam là 1078USD/tấn. Các công ty chỉ nhập 19000 tấn dầu giảm 73,3% so với thời điểm tháng 1 giá CIF gas nhập khẩu về Việt Nam là 927USD/tấn. Như vậy nếu doanh nghiệp trong tháng thứ 2 bán lượng hàng của tháng 1 nhập về thì sẽ lời ít nhất 42000đ/bình 12kg nhờ chênh lệch giá nhập khẩu giữa hai thời điểm. - Giá gas sản xuất trong nước lại phải bán ra theo giá thế giới . Như vậy khoản cước vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, bảo hiểm…cao hơn gần 100USD/tấn so với gas trong nước lại không được trừ vào giá bán để giảm giá cho người tiêu dùng mà lại chảy vào túi của các công ty. Rõ ràng gas nội địa chiếm gần 50% thị trường, cung với thuế chính phủ hoàn toàn có thể điều tiết được thị trường. Việc để giá gas nội địa theo giá thế giới như hiện nay theo các chuyên gia chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà không góp phần bình ổn giá thị trường gas. Qua phân tích trên có thể nhận thấy các doanh nghiệp đang mua rẻ và bán đắt. Vậy tại sao các công ty lại cho rằng doanh thu của mình không tăng. Vì thế nhà nước cần giám sát chặt chẽ vấn đề này. 3. Các biện pháp cần triển khai để kiểm soát tình trạng biến động giá. - Giải pháp làm giảm phụ thuộc vào nguồn cung thế giới: + Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở sản xuất. + Nghiên cứu KH-KT và áp dụng vào trong sản xuất. + Tiết kiệm tối đa tài nguyên. - Giải pháp sử dụng hàng hóa thay thế - giảm cầu: + Chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng khác như điện, than… V. Kết luận: Qua diễn biến của thị trường gas ta thấy, với cơ chế thị trường – nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay đã góp phần là nhân tố tác động đến giá cả của các ngành, các lĩnh vực quang trọng trong đó có cả nguyên nhiên liệu và khí đốt-gas. Thị trường gas của Việt Nam sẽ không tránh khỏi những bất cập về giá cả, giá cả sẽ do thị trường điều tiết, giá gas chỉ có thể bình ổn khi giá dầu trên thế giới bình ổn. Tuy nhiên đứng trước những thử thách khắc nghiệt đó đòi hỏi các cơ quan lãnh đạo chức năng cần phải có những chiến lược và mục tiêu cả trong ngắn hạn và trong dài [...]...hạn, chỉ tăng giá bán khi thật sự cần thiết nhằm bình ổn giá cả thị trường Nhằm mục đích tạo điều kiện cho người tiêu dùng thõa mãn nhu cầu dùng gas của mình một cách tốt nhất và thỏa mái nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cao một nền kinh tế mở như hiện nay . THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – HCMC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  “DIỄN BIẾN CỦA THỊ TRƯỜNG GAS VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ” Người hướng dẫn: Ths 2 gas thuộc mặt hàng bình ổn giá nên việc tăng giá gas sẽ rất khó cho các nhà hoạch định chính sách có thể quản lí được. IV. Những chính sách can thiệp của chính phủ: 1. Các chính sách chính phủ. điều khiển thị trường và mang lại lợi nhuận cho họ. II. Những biến đổi về giá gas Việt Nam 3 tháng đầu năm 2012: Theo ước tính của Bộ Công Thương nhu cầu tiêu thụ gas của Việt Nam sẽ tăng và dao

Ngày đăng: 19/11/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan