Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế

60 484 1
Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế

Häc viÖn b¸o chÝ tuyªn truyÒn Khoa chÝnh trÞ hoc Bài tiểu luận Môn : Thể chế chính trị thế giới đương đại Đề tài: Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Thành Lớp: Chính trị học k27 Hà nội 4/2010 Môc lôc 1 Trang A, Phần mở đầu…………………………………………….…….4 B, Phần nội dung…………………………………………… 9 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề dân chủ trên thế giới và Việt Nam…………………………………………………………………9 1.1, Cơ sở lý luận…………………………………………………… 9 1.1.1, Các lý thuyết cổ điển về dân chủ…………………………… 9 1.1.2, Các lý thuyết hiện đại ở phương Tây về dân chủ………… 11 1.1.3, Dân chủ ở Việt Nam……………………………………… 13 1.2, Cơ sở thực tiễn………………………………………………… 16 1.2.1, Tình hình chung…………………………………………….16 1.2.2, Thực tiễn dân chủ ở Việt Nam…………………………… 18 1.3, Khái niệm dân chủ, cơ chế thực hành dân chủ………………… 21 Chương II: Xu thế hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hành dân chủ ở nước ta………….25 2.1, Hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan của các nước trong giai đoạn hiện nay………………………………………………………….25 2.2, Những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế…………………… 31 2.3, Quan điểm phát triển thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế……………………………………………………………… 35 2.4, Phương hướng phát triển nền dân chủ ở nước ta hiện nay………40 2.5, Một số cơ chế thực hành dân chủ đã được triển khai ở 2 nước ta…………………………………………………………………… 43 Chương III: Một số giải pháp đề xuất xây dựng và hoàn thiện cỏ chế thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế. Những bài học kinh ngiệm…………………………………………………………….45 3.1,Một số giải pháp đề xuất…………………………………………45 3.2, Những bài học kinh nghiệm…………………………………… 49 C, Phần kết luận………………………………………………………… 56 Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………….59 3 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Dân chủ ngày nay đã trở thành khẩu ngữ hàng ngày trong đời sống chính trị, xã hội trên toàn thế giới. Không một đảng phái chính trị nào, không một quốc gia nào không nói tới dân chủ và luôn nêu cao khẩu hiệu dân chủ, coi đó như là cơ sở cho hoạt động của đảng phái mình. Việc phát triển một lý luận về dân chủ có ý nghĩa to lớn trong việc vạch ra con đường hướng tới tương lai tươi sáng hơn của cả loài người và góp phần vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, giành chủ quyền quốc gia và thiết lập trật tự, bình đẳng trong các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Ở nước ta, dân chủ là một nội dung quan trọng của cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và lãnh đạo thực hiện từ những năm mới thành lập, đó là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội mấy chục năm qua, đặc biệt là trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay thì dân chủ vẫn luôn là mối quan tâm và được đặc biệt chú ý. Mặc dù trong những năm qua dân chủ đã có những bước phát triển và thành công nhưng trong thực tế những hiện tượng vi phạm quyền dân chủ của dân, tình trạng quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, tham nhũng đang có xu hướng phát triển. Bộ máy hành chính gây nên nhiều phiền hà cho nhân dân, nhiều chủ trương, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước chưa có sự tham gia đóng góp của nhân dân, nếu có cũng chỉ mang tính hình thức, định hướng, do đó đã có những sai sót không đáng có. Phát huy dân chủ không chỉ góp phần củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân ở cơ sở, không chỉ là giải pháp để 4 hạn chế sự tha hóa quyền lực, chống lại tệ nạn quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước mà nó còn khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của quần chúng lao động, phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của toàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang tiến hành xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống mọi mặt của nhân dân được nâng lên, thì vấn đề dân chủ và dân chủ cơ sở ngày càng có vai trò và ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề dân chủ là một vấn đề cấp thiết có tầm quan trọng quyết định tới ổn định an ninh-chính trị, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này đang là đối tượng nghiên cứu và tìm hiểu của nhiều nhà khoa học và độc giả trên cả nước. Tại đại hội khóa VIII ngày 18/2/1998 Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị số 30 CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Chỉ thị 30 của bộ chính trị sau đó được cụ thể bằng nghị định 29/ NĐ – CP ngày 11/5/1998 và nghị định 79/ NĐ-CP ngày 7/7/2003 ban quy chế thực hiện dân chủ ở xã thay thế nghị định 29. Tiếp đó, Ban bí thư TW Đảng ( khóa IX ) ban hành chỉ thị số 10 và thông báo kết luận số 159, ủy ban thường vụ quốc hội ban hành các nghị quyết và pháp lệnh số 34/2007, chính phủ ban hành các nghị định về quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH đã tạo ra cơ chế cụ thể về quyền làm chủ của nhân dân. Cùng với việc ban hành các chỉ thị, nghị định của chính phủ là các bài viết, sách báo đóng góp ý kiến, xây dựng cho việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được nâng cao và hoàn thiện. 5 Bà Hà Thị Khiết – Bí thư Trung ương Đảng, trưởng ban dân vận Trung ương đã có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí của Đảng góp phần tích cực vào việc xây dựng quy chế dân chủ cơ sở. Bài : “ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở kết hợp chặt chẽ các nội dung trong tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh”, trong bài viết này đồng chí đã nêu lên thực trạng, tầm quan trọng cũng như những yếu kém trong công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thông qua đó đồng chí đã liên hệ với các nội dung trong tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh, gắn tư tưởng của Hồ Chí Minh vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ông Huỳng Đảm - Ủy viên Trung ương Đảng, chủ tịch ủy ban Trung ương mặt trân Tổ quốc Việt Nam, có bài: “ Nhìn lại 10 năm thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn” ( Tạp chí Cộng sản T10/2009 ). Trong bài viết này ông đã khẳng định : “ Qua 10 năm thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn quyền làm chủ của nhân dân ở các địa phương trong cả nước được phát huy mạnh mẽ. Đó là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển, đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn các cấp ủy, chính quyền và Mặt trận tổ quốc Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy chế”. Bên cạnh các bài viết thì một số cuốn sách nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở cũng đã được xuất bản : Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay – TS Nguyễn Văn Sáu, GS Hồ Văn Thông- Chủ biên NXB Chính trị Quốc Gia-2003; Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới GS. TS Hoàng Chí Bảo -Chủ biên, NXB Chính trị Quốc Gia 2007 ; Quy chế dân chủ ở cơ sở- Ý Đảng, lòng dân Ban dân vận Trung ương Chủ biên. NXB Chính trị Quốc Gia 2005….Nội dung 6 chủ yếu của các cuốn sách trên nói về tầm quan trọng của vấn đề dân chủ cơ sở, cùng với đó là một số chủ trương, biện pháp góp phần vào việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận tập trung chủ yếu vào việc ảnh hưởng của xu thế hội nhập quốc tế đối với vấn đề dân chủ ở nước ta, hội nhập quốc tế sẽ đặt ra những lợi thế và thách thức gì cho việc thực hành dân chủ. Ngoài ra, tiểu luận còn nghiên cứu một số cơ chế thực hành dân chủ đã được thực hiện ở nước ta trong thời gian qua. 4. Cơ sở nghiên cứu Cơ sở lý luận: đề tài lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Cơ sở thực tiễn: đề tài lấy những vấn đề thực tế về dân chủ đang diễn ra ở các cấp cơ sở trên cả nước, qua đó tổng hợp, phân tích để tìm ra những nguyên nhân cũng như đề ra những giải pháp cho việc giải quyết những vấn đề này. 5. Nhiệm vụ, chức năng Nhiệm vụ: đề tài tiểu luận tập trung vào việc nghiên cứu những vấn đề về việc xây dựng, hoàn thiện những cơ chế của việc thực hành dân chủ ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế của nền kinh tế thế giới hiện nay. Chức năng: nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản còn đang tồn tại trong việc thực hiện cơ chế thực hành dân chủ trong xu thế hội nhập quốc tế, để đề ra những giải pháp cơ bản nhất cho vấn đề này. 6. Phương pháp nghiên cứu 7 Để giải quyết những vấn đề đặt ra của tiểu luận, tác giả đã sử dụng tổng hợp những nguyên tắc về phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, thống kê, logic… 7. Kết cấu tiểu luận Kết cấu tiểu luận gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong phần nội dung được chia ra thành 3 chương, 10 tiết và 5 tiểu tiết, ngoài ra còn một số phần như mục lục, danh mục tài liệu tham khảo. 8 Phần nội dung Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề dân chủ 1.1, Cơ sở lý luận 1.1.1, Các lý thuyết cổ điển về dân chủ a) Lý thuyết dân chủ cổ đại Hy Lạp Những quan điểm về dân chủ cổ đại đã được Pericle chỉ ra và là nguyên tắc chủ đạo của nền chính trị Aten. Trên cơ sở đó, Aristot tổng kết nền dân chủ có những đặc trưng sau đây: - Tất cả mọi người đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các chức vụ của nhà nước - Tất cả nhân dân cai trị một người và mọi người cai trị tất cả - Các công chức phải được chọn bằng rút thăm ( hoặc là tất cả hoặc là một số công việc không cần đến sự kinh nghiệm, kỹ năng đặc biệt) - Nhiệm kỳ của các quan chức không phụ thuộc vào việc sở hữu nhiều hay ít tài sản. - Một người không thể giữ một chức vụ hai lần, trừ những trường hợp đặc biệt. -Tất cả ( hoặc càng nhiều càng tốt) các vị trí công quyền đều có nhiệm kỳ ngắn hạn. 9 - Hội đồng xét xử được chọn từ tất cả mọi người và có quyền phán xét tất cả hoặc hầu hết các vấn đề- tức là tất cả những vấn đề tối cao và quan trọng nhất như Hiến pháp, các vụ án đăc biệt, các hợp đồng giữa các cá nhân… - Đại hội đồng là cơ quan thẩm quyền tối cao trong mọi vấn đề, hoặc chí ít là trong những vấn đề quan trọng nhất, các quan chức hành pháp không có thẩm quyền đối với bất kỳ (hoặc càng ít càng tốt) vấn đề gì… - Lương cho bộ máy công quyền được phát định kỳ cho tất cả. - Nguồn gốc xuất thân, của cải và giáo dục là những chuẩn mực xác định đẳng cấp của chế độ quý tộc vì vậy những cái đối lập với chúng (xuất thân từ tầng lớp dưới, thu nhập thấp, nghề nghiệp chân tay) lại được xem như là nét dân chủ điển hình. - Không có quan chức nào chiếm vị trí công quyền suốt đời. Theo quan niệm đó và bình đẳng là những điều kiện của dân chủ và là điều kiện tiền đề của nhau. b) Chủ nghĩa tự do Sau thời kỳ cổ đại Hy Lạp – La Mã, phương Tây rơi vào thời kỳ Đêm trường Trung cổ với sự thống trị của chế độ phong kiến và nhà thờ Thiên chúa giáo. Vương quyền bị lấn át hẳn bởi thần quyền, tôn giáo, quan điểm của các giáo sĩ ngự trị toàn xã hội. Mặc dù có một số tư tưởng chính trị tiến bộ xuất hiện nhưng nhìn chung là không đáng kể. Từ thế kỷ 16 trở đi cùng với đà phát triển của chủ nghĩa Tư bản, với tiền đề là các chế độ cộng hòa tồn tại hàng trăn năm trong các đô thị trung cổ, các tư tưởng dân chủ lại có điều kiện khôi phục, phát triển. Từ đó trong suốt 300 năm, các tư tưởng đó ngày càng phát triển, đặc biệt vào thế kỷ 18, 19 với sự xuất hiện của nhà nước Mỹ (1776) . Trong thời kỳ này tư tưởng dân chủ được phân ra làm 2 dòng lớn có ảnh hưởng lẫn nhau, có những điểm chung nhưng cũng có 10 [...]... nữa, chủ động hơn nữa trong việc hội nhập kinh tế quốc tế Vấn đề là hội nhập như thế nào ? 2.2, Những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế Xu thế hội nhập không phải chỉ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển dân chủ mà nó cũng đặt ra những vấn đề mà hệ thống chính trị và xã hội cần giải quyết Thêm nữa, việc mở rộng và thực. .. II Xu thế hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hành dân chủ ở nước ta 2.1, Hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan của các nước trong giai đoạn hiện nay “Toàn cầu hoá” là một xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, mà trước hết là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động Cách đây hơn 150 năm, C.Mác đã dự báo xu hướng này và. .. tính đến những xu thế của thế giới, tận dụng những cơ hội do chúng đem lại; đồng thời, đối phó với những thách thức do xu thế phát triển của kinh tế thế giới Tình thế ấy, buộc chúng ta phải hội nhập và chủ động hội nhập Sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta xu t phát từ nhân tố chủ quan và khách quan - Về nhân tố chủ quan: nền kinh tế của nước ta đang phát triển một cách nhanh chóng nhờ vào công cuộc... độc lập cho dân tộc rồi mà nhân dân không có dân chủ thì độc lập cũng trở nên vô nghĩa Từ khi bị mất nước vào tay Thực dân Pháp dân chủ trở thành một phong trào, một nội dung cơ bản của dân tộc và giải phóng dân tộc trở thành mọt phong trào, một nội dung cơ bản của dân chủ Sau Cách mạng T8 nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập Nhân dân ta từ địa... việc xây dựng chế độ làm chủ tập thể, thực hiện chuyên chính vô sản Đây thực chất là được coi là 2 mặt gắn bó hữu cơ của nền dân chủ trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội Hay nói cách khác là nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ Chế độ 19 làm chủ tập thể được Đảng ta quan niệm là chế độ trong đó mọi người làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ trong sản xu t,... làm chủ tập thể, mà tính tất yếu khách quan của nó xu t hiện khi chính quyền nhà nước thuộc về nhân dân, phải được xây dựng thành chế độ xã hội mà Nghị quyết Đại hội IV gọi là “ chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa” Chế độ đó là tổng hợp các mối quan hệ, cơ chế, phương thức, mục tiêu và lực lượng nhằm xây dựng xã hội nước ta thành một xã hội trong đó người làm chủ chân chính là cộng đồng xã hội, ... nhà nước cùng với các thiết chế chính trị khác Tuy nhiên, cho đến nay trong tất cả các chế độ dân chủ đã từng tồn tại thì chỉ có chế độ dân chủ Xã họi chủ nghĩa là chế độ thực sự của dân, do dân và vì dân Trong thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa xã hội cùng với sự phức tạp hóa của các yếu tố cấu thành lên một nền dân chủ thì phạm vi dân chủ càng được mở rộng, hình thức và biện pháp thực. .. xu thế hội nhập có phải là dân chủ xã hội chủ nghĩa không? Câu trả lời cho những câu hỏi đó là có thể Phát triển dân chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có thể đưa đến một nền dân chủ không phải xã hội chủ nghĩa Trong nền dân chủ đó, Đảng Cộng sản sẽ không có vai trò lãnh đạo (giống như Liên Xô và Đông Âu) Và đó chính là nguy cơ của quá trình phát triển dân chủ Tuy nhiên, không phải vì thế. .. xã hội chủ nghĩa Như vậy, để vượt qua được thử thách, tránh được nguy cơ cơ thì đòi hỏi bản lĩnh trí tuệ của Đảng phải được nâng cao Nó phải được thể hiện trong việc nhận thức được quy luật khách quan và nghệ thuật lãnh đạo xã hội 2.3, Quan điểm phát triển thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế Xu thế hội nhập đặt ra một cách trực tiếp và gián tiếp những đòi hỏi đối với các thể chế. .. dân chủ Đó là những đòi hỏi đối với Nhà nước, Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các thể chế khác của nền dân chủ ở nước ta Từ những điều nói trên, chúng ta có thể khái quát và nhấn mạnh một số quan điểm chủ yếu cần quán triệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta như sau: Quan điểm thứ nhất, phát triển dân chủ là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với nước ta hiện nay Xây dựng và . việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế ………………… 31 2.3, Quan điểm phát triển thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế ……………………………………………………………. luận Môn : Thể chế chính trị thế giới đương đại Đề tài: Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hành dân chủ ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Thành Lớp: Chính. 1.2.2, Thực tiễn dân chủ ở Việt Nam…………………………… 18 1.3, Khái niệm dân chủ, cơ chế thực hành dân chủ ……………… 21 Chương II: Xu thế hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng và hoàn thiện

Ngày đăng: 19/11/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan