Nghiên cứu văn hóa cồng chiêng của các dân tộc tây nguyên ý nghĩa rút ra đối với sự phát triển kinh tế xã hội của việt nam trong giai đoạn hiện nay

56 3K 10
Nghiên cứu văn hóa cồng chiêng của các dân tộc tây nguyên  ý nghĩa rút ra đối với sự phát triển kinh tế xã hội của việt nam trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Ngày nay, sự phát triển của mỗi quốc gia không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển khoa học-kĩ thuật mà còn phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống,vào sự giàu có cả vật chất lẫn tinh thần. Do đó,văn hóa không thể thiếu trong chiến lược phát triển lâu bền của mỗi quốc gia. Văn hóa với tư cách là động lực mục tiêu và hệ điều tiết của sự phát triển kinh tế- xã hội.Văn hóa do con người sáng tạo ra, hướng con người đến sự phát triển toàn diện về cái Chân-Thiện-Mỹ. Chính văn hóa làm cho con người nâng cao chất lượng cuộc sống,làm cho con người thực sự có cuộc sống xứng đáng với con người.Cùng với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao,sức lao động và giá trị sản xuất đã chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp,rồi từ công nghiệp sang dịch vụ. Để thích ứng với điều đó,các loại hình nguồn lực mà phát triển kinh tế trông chờ vào cũng thay đổi.Động lực chủ yếu để thúc đầy phát triển kinh tế giờ đât không chỉ là sức lao động và tư bản nữa,bao gồm cả tri thức,khoa học kĩ thuật và công nghệ Những tri thức đó mang sức mạnh của nguồn lực trí tuệ,do đó không tách rời mà gắn liền với con người,với năng lực và trình độ của chủ thể người -chủ thể sáng tạo văn hóa.Vấn đề văn hóa đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm khi khẳng định rằng : “Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế”. Điều này đã khẳng định ở các kỳ đại hội IV,VII,VIII,IX ,X,XI của Đảng. Đại hội IX khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội”. Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa. Văn hóa được kết tinh và thể hiện trong mọi yếu tố của hoạt động kinh tế. Đó là tri thức và 2 kiến thức,các quy tắc văn hóa-đạo đức, thói quen và tập quán, tôn giáo và tín ngưỡng Thực chất của hoạt động kinh tế là con người sử dụng toàn bộ những tri thức đã tích lũy được để tạo ra các giá trị vật chất mới. Thực tế là, đất nước ta sau chiến tranh, từ nghèo khó, lạc hậu bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chúng ta dễ rơi vào cách hiểu,cách làm lệch lạc. Năm 1986, đất nước ta tiến hành đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng thành công mô hình kinh tế đó là cả một quá trình khó khăn phức tạp bởi bên cạnh yếu tố tích cực nó còn những yếu tố tiêu cực: tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, suy thoái cạn kiệt tài nguyên Do vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải thấy vai trò điều tiết tinh thần, làm mạnh hóa các mối quan hệ con người với tự nhiên,con người với con người. Việc nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế-xã hội,kế thừa và phát triển nội lực văn hóa để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước là một chiến lược quan trọng vừa có tính cấp thiết, vừa là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng,toàn dân ta.Với ý nghĩa đó,tác giả chọn vấn đề: “Nghiên cứu văn hóa Cồng Chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Ý nghĩa rút ra đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về văn hóa và phát triển,khoa học làm rõ hơn vai trò của văn hóa quần chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay và đề xuất một số giải pháp có tính định hướng cho việc xây dựng chiến lược văn hóa cho sự phát triển đất nước. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên khoa học phải thực hiện các nhiệm vụ: 3 Nêu lên một só quan niệm về văn hóa, xác định khái niệm cấu trúc,chức năng của văn hóa; phân tích dưới góc độ triết học mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa. So sánh các lý thuyết phát triển,tác động của văn hóa theo hai hướng tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng chiến lược phát triển văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề “ Nghiên cứu văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên và ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Phạm vi nghiên cứu Đề tài khoa học này đi sau vào tìm hiểu khái niệm: Văn hóa,phát triển,vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đề tài khoa học này lý giải dưới góc độ triết học về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế - xã hội trong tình hình hiện nay. 4.Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nêu trên, đề tài khoa học đã dựa vào một số cơ sở lý luận,phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đó là: Phương pháp lịch sử - cụ thể, phân tích –tổng hợp, hệ thống hóa – khái quát hóa 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: vai trò của nghiên cứu văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong việc tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề của văn hóa - xã hội. 6.Kết cấu của bài khoa học 4 Ngoài phần mở đầu,kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của khóa luận bao gồm 2 chương: Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA. Chương II:ẢNH HƯỞNG ĐẾNSỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CẢ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 5 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA 1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN - XÃ HỘI CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN 1.1.1 Vị trí-địa lý Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri(Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng 54.641,0 km². Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800–1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900–1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam). 6 Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước, dân số đến cuối năm 2009 là 5.107.437 người, là một trong bảy vùng kinh tế - sinh thái của nước ta hiện nay. Toàn vùng có 61 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 thành phố (Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum, Bảo Lộc), 4 thị xã (An Khê, Ayun Pa, Buôn Hồ, Gia Nghĩa) và 52 huyện; 722 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 77 phường, 47 thị trấn và 598 xã; 7.334 thôn buôn, tổ dân phố, trong đó có 2.764 thôn, buôn, bon, làng có đông đồng bào các DTTS sinh sống. Ở vào vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông Dương, có những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; có hệ thống đường giao thông liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ; có các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông - Tây và không quá xa các cảng biển nước sâu như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, 4 tỉnh có đường biên giới giáp với hai nước Lào và Campuchia dài 554km (biên giới giáp với CHDCND Lào dài 135km, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia dài 419km). Nằm dọc trên toàn tuyến biên giới có 29 xã thuộc 12 huyện của 4 tỉnh, với tổng số dân 124.000 người. Toàn tuyến biên giới có năm cửa khẩu chính đi sang hai nước Lào, Campuchia; trong đó cửa khẩu Bờ Y, thuộc huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum đi sang tỉnh Atôpư (Lào) và cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) sang tỉnh Rattanakiri (Campuchia) đã được đầu tư xây dựng thành cửa khẩu quốc tế. Ba cửa khẩu khác đã khai thông thành cửa khẩu quốc gia, gồm: Bu Prăng, Đăk Peur (tỉnh Đắk Nông) và Đăk Ruê (tỉnh Đắk Lắk) đi sang tỉnh Mondulkiri (Campuchia) Hệ thống giao thông đã và đang hình thành rộng khắp, vừa liên kết 5 tỉnh trong vùng, vừa nối Tây Nguyên với các vùng khác trên tuyến hành lang Đông-Tây. Trong đó, có 10 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài gần 2.000km, 59 tuyến tỉnh lộ đã được nhựa hóa và cứng hóa. Có 3 sân bay đang hoạt động (Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Liên Khương) được đầu tư, 7 nâng cấp, có thể tiếp nhận máy bay tầm trung (Airbus A320, A321) nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.Sắp tới, đã có chủ trương của Chính phủ mở các tuyến đường sắt từ Bảo Lộc, Gia Nghĩa đi cảng Thị Vải và từ Tuy Hòa (Phú Yên) lên Buôn Ma Thuột Tây nguyên sinh vật là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam.Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Các cây dược liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng, và các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi tuy nhiên những năm gần đây, tài nguyên rừng của Tây Nguyên đã suy giảm nhiều. Theo tài liệu của Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Trung bộ, năm 1980 diện tích rừng của Tây Nguyên là 3.868.400 ha (chiếm 70,66% tổng diện tích tự nhiên), tương ứng với trữ lượng gỗ rừng là 411.301.215m3, trữ lượng tre nứa là 3,5 tỷ cây; trong đó rừng phòng hộ chiếm 39%, rừng đặc dụng chiếm 28%. Nhưng hiện nay, diện tích có rừng chỉ còn 2.902.000ha, và một phần không nhỏ trong số đó là rừng cây bụi hỗn giao, rừng tre nứa nghèo kiệt, rừng tái sinh sau nương rẫy và rừng trồng phân tán. Trữ lượng rừng chỉ còn khoảng 250 triệu m3 gỗ và 2,7 tỷ cây tre nứa. Các loài gỗ quý hiện đang giảm nghiêm trọng về trữ lượng và diện phân bố, nhiều loài không còn khả năng tái sinh. Sự suy giảm tài nguyên rừng là nguyên nhân chính làm cho khí hậu diễn biến bất thường như hạn hán, lũ quét, mùa khô đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng lên. 8 Bên cạnh tài nguyên rừng, Tây Nguyên còn có lợi thế lớn về đất. Theo phân loại hiện hành, đất ở Tây Nguyên được phân thành 11 nhóm chính, trong đó tập trung ở hai nhóm có diện tích lớn nhất là nhóm đất xám (acrisols) và nhóm đất đỏ (ferrasols). Nhóm đất xám (acrisols) hình thành trên đá biến chất granit, chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên của toàn vùng, phân bố đều ở hầu hết các huyện, thị, thành phố. Nhóm đất đỏ (ferrasols) được hình thành trên đá mẹ bazan do quá trình phong hóa, trong đó nổi bật là đất đỏ bazan với khoảng 1,45 triệu ha, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên: Kon Hà Nừng, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đắk Nông, Lâm Viên và Di Linh. Đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn rất cao, kết cấu viên cục và độ xốp 65%, hàm lượng độ ẩm trong tầng đất mặt vào mùa khô vẫn đạt 40%, được xếp vào loại đất tốt nhất trên thế giới. Ngoài ra,còn có hàng chục vạn ha đất đen, đất phù sa và nhiều nhóm đất khác thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Tài nguyên đất là yếu tố quan trọng để Tây Nguyên trở thành một vùng sinh thái đặc thù có ưu thế lớn về nông nghiệp, rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, với nhiều sản phẩm chủ lực như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ngô lai, bông vải, chè, rau, hoa, cây ăn trái. Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hoá nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới 20%). Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên khá đa dạng. Một số loại đã được điều tra có trữ lượng lớn như: than bùn, than nâu, sét cao lanh, puzơlan. Đặc biệt là bô- xít có trữ lượng rất lớn (dự báo khoảng 4,5 tỷ tấn) chiếm 91% trữ lượng bô-xít của cả nước, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng. Theo đánh giá của hầu hết các nghiên cứu về bô xít ở Tây Nguyên thì chất lượng quặng thuộc loại tốt nhất ở nước ta và tương đối tốt so với các mỏ đang khai thác trên thế giới. Ở dạng quặng nguyên khai, hàm lượng alumin (Al2O3) trung bình, các tạp chất bất lợi (như SiO2, Fe2O3, TiO2) khá nhiều; nhưng sau khi đã tuyển rửa, chất lượng quặng 9 được nâng lên và hàm lượng Al2O3 trong quặng tinh tăng từ 48% lên 53%, thuận lợi cho việc hòa tác ở nhiệt độ thấp theo công nghệ Bayer. Vì vậy, bô-xít ở Tây Nguyên được đánh giá là có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nhôm-alumin. Nhóm khoáng sản kim loại có giá trị như sắt, wonfram, antimon, chì, kẽm, vàng; nhóm đá quý như saphia, xircon, corindon, thạch anh hồng và thạch anh tinh thể khá nhiều và phân bố đều ở các tỉnh. Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc. [theo atlat Việt nam xuất bản 2012] Tây Nguyên còn là vùng đất lý tưởng để làm du lịch, bởi có những điều kiện thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn, thông qua khai thác cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá, lịch sử và di sản văn hóa tộc người. Về du lịch sinh thái, có một hệ thống thắng cảnh và khu hệ động, thực vật rất hấp dẫn như: Hồ Yaly, rừng quốc gia Chư Mom Ray, rừng đặc dụng Đăk Uy, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum), biển Hồ, thác Phú Cường, thác Yama Yang Yung, vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (tỉnh Gia Lai), thác Gia Long, thác Bảy Nhánh, Ho Lăk, vườn quốc gia Yok Đôn, vườn quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk), thác Ba Tầng, Dray Sáp, Gia Long, Trinh Nữ, suối khoáng Đăk Song, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (tỉnh Đắk Nông), hồ Than Thở, hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, hồ Đa Nhim, Đan Kia-Suối Vàng, thác Đam B'ri, rừng Mađagui, vườn quốc gia Cát Tiên, khu bảo tồn Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng). Về du lịch văn hóa: Tây Nguyên có một hệ thống các buôn, bon, làng, plây cổ truyền của đồng bào các DTTS, nơi còn giữ được những đặc điểm cấu trúc, sinh hoạt văn hóa truyền thống như làng Kon Kơ Tu, làng Kon Du, làng Kon Sôi (tỉnh 10 Kon Tum); làng Đê K'tu (tỉnh Gia Lai); buôn Akô Dhung, buôn Jun (tỉnh Đắk Lắk) và các buôn, bon của người Mnông, người Mạ, người K'ho ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng. Những nơi này còn giữ được các nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng như nghề dệt thổ cẩm, đẽo tượng, đan lát mây tre, Nhiều lễ hội và sinh hoạt văn hóa đặc sắc, có ở hầu hết các dân tộc mà du khách rất muốn tìm hiểu, khám phá như: Lễ hội đâm trâu, lễ táng treo, lễ bỏ mả, lễ cúng cơm mới, lễ cúng bến nước, hội voi, tục uống rượu cần, cùng với nhiều di sản văn hóa vật thể và các di tích lịch sử, văn hóa mà xét về tính độc đáo, tính đa dạng cũng như mức độ nổi tiếng đều có sức hấp dẫn. Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu. Nguồn nước ngầm tương đốilớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét. Khí hậu : Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao. 1.1.2 Kinh tế, xã hội và môi trường 1.1.2.1 Kinh tế So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp. Tuy nhiên, Tây Nguyên có lợi điểm về tài nguyên thiên nhiên. Tây Nguyên [...]... HƯỞNG CỦA VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM C TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.2.1 Giá trị văn hoá Cồng chiêng đối với kinh tế xã hội cả nước 2.2.1.1Giá trị văn hoá Cồng chiêng đối với kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay Tây nguyên với diện tích tự nhiên 54.700km2 (chiếm 16,3% diện tích cả nước) dân số gần 5,2 triệu người, là một trong sáu vùng kinh tế lớn của. .. góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội giúp cho hình ảnh con người Tây nguyên đẹp hơn trong mắt mọi người 28 Chương 2 29 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1TÁCĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỚI VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN 2.1.1 Xu thế toàn cầu hóa Trong vài thập kỉ gần đây,ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến ăn hóa dân tộc là một đề tài được nhiều... riêng của Việt Nam và cũng được thấy 26 những nhạc cụ rất độc đáo trong dàn nhạc cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên Đây là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam, rất tuyệt vời và đặc sắc.Việc công nhân Danh hiệu Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đối với Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là rất xứng đáng” Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, âm hưởng cồng chiêng. .. động 5 năm nhằm điều tra, sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng Đây cũng là một bước trong kế hoạch chuẩn bị hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là di sản của nhân loại 2.1.2 Tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên trong giai đoạn hiện nay Hiện nay, nhiều người trong các buôn làng ở Tây Nguyên không còn biết hết các nghi lễ truyền thống.Việc... đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cư dân các dân tộc Đồng thời giới thiệu với du khách những thành tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của các dân tộc Tây Nguyên. Cũng trong khuôn khổ của Festival, bên cạnh các hoạt động văn hóa còn hội chợ triển lãm về công cụ sản xuất, đồ gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ của các dân tộc Tây Nguyên 18 “Một cảm giác hoành tráng,... nặng Các dân tộc Tây nguyên đều đặt tên chiêng trong một bộ theo vai vế như trong một gia đình và phân biệt chiêng thiêng (có Yàng trú ngụ) với chiêng thường để dùng trong các dịp lễ trọng hoặc sinh hoạt thường ngày Có bộ chiêng chỉ được đánh khi có vật hiến sinh từ bò trở lên 1.2.2 Giá trị của văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đối với dân tộc và thế giới 20 1.2.2.1 Đối với dân tộc Không gian văn hóa cồng. .. phương Tây, cần phát triển và tự hào có một nền văn hóa bản địa lâu đời như Việt Nam. Bởi lẽ văn hóa lẫn “toàn cầu hóa đều có những tác động qua lại lẫn nhau.Toàn cầu hóa ảnh hưỡng lẫn đến sự phát triển của văn hóa nói chung và cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng Toàn cầu hóa (Globalization) là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới,tạo ra bởi mối liên kết và trao... của Việt Nam được nhận danh hiệu này Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc 17 Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, ... Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng trong đó Đắk Lắk là một điểm quan trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu vực Tây nguyên nơi có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. .. gian văn hóa cồng chiêng gắn với không gian sinh sống của đồng bào Tây Nguyên. Chính vì thế mà các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực để sưu tầm, bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Nhiều người thường nói, mái nhà rông của đồng bào J’rai, ngôi nhà dài của đồng bào Êđê là linh hồn của buôn, làng Tây Nguyên thì âm nhạc cồng chiêng là sinh khí của . là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng,toàn dân ta .Với ý nghĩa đó,tác giả chọn vấn đề: Nghiên cứu văn hóa Cồng Chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Ý nghĩa rút ra đối với sự phát triển kinh tế-xã. đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Phạm vi nghiên cứu Đề tài khoa học này đi sau vào tìm hiểu khái niệm: Văn hóa, phát triển, vai trò của văn hóa đối với. văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước. 3 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề “ Nghiên cứu văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên và ý nghĩa đối

Ngày đăng: 19/11/2014, 11:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan