sáng kiến kinh nghiệm Lich sử: Sử liệu và phương pháp tiếp cận

33 1.6K 10
sáng kiến kinh nghiệm Lich sử: Sử liệu và phương pháp tiếp cận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sử liệu và phương pháp tiếp cận A. PHẦN MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài. Thuật ngữ lịch sử được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau, về mặt khoa học có hai nghĩa chính: thứ nhất lịch sử là những gì đã thực tế xảy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người từ lúc xuất hiện đến nay. Thứ hai: lịch sử là những hiểu biết của chúng ta về những gì đã xảy ra trong quá khứ, những gì đã được ghi chép, nhận thức dưới nhiều dạng khác nhau như truyền miệng, thành văn Tầm quan trọng của việc dạy và học môn lịch sử trong trường THCS: Cung cấp cho học sinh (HS) một hệ thống kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho việc hình thành thế giới quan, giáo dục tư tưởng, tình cảm, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, bồi dưỡng truyền thống dân tộc và xây dựng phương pháp suy nghĩ đúng đắn cho học sinh. Làm cho học sinh bước đầu hiểu biết và vận dụng được các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn bao gồm: Kĩ năng sử dụng SGK và tài liệu học tập đơn giản. Kĩ năng trình bày, phân tích, so sánh đánh giá các nhân vật sự kiện lịch sử theo quan điểm duy vật lịch sử ở mức độ đơn giản. Bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp, tình cảm cách mạng và thái độ đúng đắn, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết quốc tế, yêu quý lao động và người lao động, tinh thần tự giác lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Như vậy việc dạy và học bộ môn lịch sử trong trường THCS là hết sức cần thiết. Để dạy và học môn lịch sử được tốt vấn đề tiếp cận các nguồn sử liệu giữ vai trò quyết định. I.1.1. Cơ sở lý luận. Xuất phát từ đặc trưng bộ môn: Lịch sử là những sự việc rất cụ thể, sinh động đã diễn ra trong quá khứ đó là kết quả hoạt động của con người, của các tập đoàn xã hội nhằm theo đuổi những mục đích nhất định vì thế lịch sử gắn liền với con người, với cuộc sống của họ trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, với những suy nghĩ, tình Hoàng Thị Biên Trường PTCS Yên Than 1 Sử liệu và phương pháp tiếp cận cảm, ước muốn, nguyện vọng cụ thể của họ: các sự kiện lịch sử diễn ra trong không gian, thời gian xác định, trong những điều kiện cụ thể. Vì vậy đối với bộ môn lịch sử trong trường THCS trước hết phải tái hiện " Cái đã diễn ra " phải tạo ra ở học sinh những hình ảnh chân thực, sinh động về các sự kiện lịch sử, cho học sinh hình dung được những hoạt động của con người trong không gian, thời gian và điều kiện cụ thể Tính hình ảnh, tính cụ thể của các sự kiện lịch sử là điều kiện để học sinh cảm xúc, hình dung và ghi nhớ những sự việc đã diễn ra là cơ sở để họ lĩnh hội bản chất và những mối quan hệ mang tính chất quy luật giữa các sự kiện lịch sử. Để tạo ra được hình ảnh lịch sử cụ thể cần phải kết hợp giữa lời nói sinh động với các nguồn sử liệu. Việc sử dụng sử liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp học sinh có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử giúp làm thoả mãn và làm phát triển hứng thú học sinh làm cho tài liệu học tập trở lên vừa sức hơn với học sinh, tăng cường hoạt động lao động của người học và bằng cách đó cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu học tập, làm tăng khối lượng công tác tự học trong tiết học của học sinh. Giúp cho giáo viên tiến hành một giờ học lịch sử tạo được hấp dẫn, cuốn hút, không khí lớp học sôi nổi, học sinh nắm bài tại lớp, tránh thuyết trình giáo điều nâng cao hiệu quả dạy và học. Sử dụng sử liệu lịch sử có vai trò quan trọng như vậy nhưng việc tiếp cận các nguồn sử liệu đó như thế nào đang là vấn đề bức thiết đặt ra. Cơ sở lựa chọn và tiếp cận các nguồn sử liệu trong giờ học lịch sử: Lựa chọn thận trọng các nguồn sử liệu sao cho phù hợp mục đích và nhiệm vụ dạy học của bài, trong trường hợp nào cần tiếp cận nhân vật lịch sử, trường hợp nào tiếp cận sử liệu tượng hình, thành văn Đảm bảo cho tất cả học sinh được tiếp cận sử liệu. Giáo viên hướng dẫn các em tự rút ra những nhận xét lịch sử qua việc tiếp cận sử liệu. Đảm bảo kết hợp việc sử dụng sử liệu với việc dùng lời nói sự kết hợp đó được biểu hiện dưới những hình thức sau: Giáo viên (GV) hướng dẫn tổ chức gợi mở khi học sinh tiếp cận sử liệu. Trong Hoàng Thị Biên Trường PTCS Yên Than 2 Sử liệu và phương pháp tiếp cận quá trình tiếp cận học sinh rút ra những nhận xét nêu mối quan hệ giữa bài giảng của giáo viên với nội dung sử liệu Trên cơ sở học sinh tiếp cận sử liệu có những nhận xét ban đầu GV dẫn các em suy nghĩ giúp các em phát hiện ra những nội dung lịch sử mới mà trong quá trình tiếp cận học sinh không thể nhận biết được. Xuất phát từ việc tiếp cận sử liệu của học sinh, GV thông báo về các mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng mà học sinh không thể trực tiếp nắm bắt được nhằm giúp các em tự rút ra kết luận khái quát những cứ liệu riêng biệt. Từ lời giảng của GV học sinh tiếp thu được những tri thức có quan hệ với các nguồn sử liệu. Việc sử dụng các nguồn sử liệu là một bộ phận hữu cơ của toàn bộ hoạt động giáo dục của thầy và trò trên lớp. Sử liệu phải được kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác, phải đảm bảo những yêu cầu về mặt sư phạm. Học sinh cần phải rút ra những nội dung cơ bản từ các nguồn sử liệu, tìm ra những mối quan hệ bản chất trong đó. Vì vậy khi sử dụng bất kì nguồn sử liệu nào cũng cần phải kết hợp với lời nói sinh động. Lời nói có hình tượng làm cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn, tạo hứng thú cho học sinh mặt khác cần phát huy nhận thức, phát triển tư duy lịch sử cho học sinh thông qua việc hướng dẫn các em tự tìm hiểu và tiếp cận các nguồn sử liệu. Như vậy nhờ việc phối hợp đồng bộ phương pháp dùng lời nói của GV với các nguồn sử liệu, GV sẽ huy động được tối đa khả năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, óc phân tích, tổng hợp nhất là khả năng tự sưu tầm các nguồn sử liệu và cách tiếp cận các nguồn sử liệu đó. I.1.2. Cơ sở thực tiễn. Xuất phát từ thực trạng việc dạy và học môn lịch sử trong nhà trường THCS hiện nay: Quan niệm của nhiều GV, học sinh, phụ huynh học sinh cho rằng bộ môn lịch sử là môn học phụ, không cần thiết nên không được quan tâm, ý thức học sinh không tốt dẫn đến chất lượng bộ môn thấp. Do đặc trưng bộ môn lịch sử là học thuộc với nhiều nhân vật, sự kiện, con số Hoàng Thị Biên Trường PTCS Yên Than 3 Sử liệu và phương pháp tiếp cận (ngày, tháng, năm) diễn ra những sự kiện lịch sử đó dài khó nhớ nên học sinh ngại học, chán học bộ môn lịch sử. Trong nhiều năm qua vấn đề sử dụng SGK như một phương tiện dạy và học, đặc biệt là tự học của học sinh chưa được chú ý thích đáng, học sinh chủ yếu nghe giảng, ghi chép mà chưa thực sự khai thác các nguồn sử liệu. Môn lịch sử là một môn học có đặc thù riêng phải sử dụng rất nhiều nguồn sử liệu khác nhau, nếu khai thác tốt các nguồn sử liệu sẽ có tác dụng rất lớn giúp học sinh say mê với bộ môn góp phần đẩy mạnh chất lượng dạy và học lên một bước mới. 1.2.1. Về phía giáo viên. Qua thực tế dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy: còn nhiều đồng chí GV trực tiếp giảng dạy do nhiều yếu tố như: dạy kiêm môn, dạy không đúng chuyên môn, mới ra trường phương pháp tiếp cận các nguồn sử liệu còn hạn chế nên không khai thác hết được mục đích của sử liệu muốn thể hiện. Chính nguồn sử liệu đó là minh chứng cho nội dung lịch sử đang được đề cập dẫn đến kĩ năng quan sát, mô tả, nhận xét, phân tích, đánh giá của học sinh không phát huy hết khả năng, tiết học đơn điệu, nhàm chán Đồng thời học sinh cũng không có phương pháp tiếp cận các nguồn sử liệu cho đúng, đủ, không biết phương pháp trình bày một vấn đề lịch sử có tính khoa học. 1.2.2. Về phía học sinh. Đồng thời học sinh cũng không có phương pháp tiếp cận các nguồn sử liệu cho đúng, đủ, không biết phương pháp trình bày một vấn đề lịch sử có tính khoa học. 1.2.3.Về cơ sở vật chất. - Bản đồ, tranh ảnh, hộp phục chế đã được trang bị nhưng chất lượng chưa cao, hiệu quả sử dụng thấp, vẫn còn thiếu nhiều. - Khả năng tự làm thiết bị dạy học còn hạn chế của giáo viên (do hạn chế về thời gian, kinh phí, về kỹ thuật ) - Thiếu phòng bộ môn, chưa có đủ tài liệu tham khảo về bộ môn trong thư viện I.2. Mục đích nghiên cứu. Hoàng Thị Biên Trường PTCS Yên Than 4 Sử liệu và phương pháp tiếp cận Đứng trước thực trạng và yêu cầu của bộ môn lịch sử trong trường THCS, GV dạy bộ môn phải tìm ra các phương pháp mang tính khoa học nhằm mục đích lôi cuốn học trò ham mê, thích học bộ môn lịch sử. Một trong những phương pháp ấy là việc " Tiếp cận các nguồn sử liệu " I.3. Thời gian - địa điểm. 1.3. Thời gian. Thời gian thực hiện đề tài trong 2 năm học, trên cơ sở từng tiết dạy. 2.3. Ðịa điểm. Ðịa điểm : Trường PTCS Yên Than với môn lịch sử 3.3. Phạm vi đề tài. Học sinh trường PTCS Yên Than 4.3. Giới hạn đối tượng nghiên cứu. “TiÕp cËn c¸c nguån sö liÖu " - Trường PTCS Yên Than 5.3.Giới hạn về địa bàn nghiên cứu. Nơi nghiên cứu - Trường PTCS Yên Than 6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát. Toàn thể học sinh trường PTCS Yên Than I.4. Phương pháp nghiên cứu. - Ðể nghiên cứu đề tài này tôi đã tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu, sách hướng dẫn sử dụng kênh hình. Các bài viết có tính chất khoa học và đã thành giáo trình giảng dạy. - Lấy thực nghiệm việc dạy học môn lịch sử trong trường và đánh giá kết quả luyện tập của học sinh, để từ đó tìm hiểu nguyên nhân rút ra hướng giúp học sinh tiếp cận các nguồn sử liệu. - Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp tiếp cận đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề, dự giờ thăm lớp I.5. Ðóng góp về mặt thực tiễn. Hoàng Thị Biên Trường PTCS Yên Than 5 Sử liệu và phương pháp tiếp cận Giúp HS có hiểu biết toàn diện về những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong qúa khứ từ đó các em có cách nhìn đúng đắn về bản chất sự kiện. B. PHẦN NỘI DUNG I. Chương 1 TÌM HIỂU VỀ SỬ LIỆU Sử liệu: học tập, giảng dạy, nghiên cứu lịch sử xã hội loài người đều cần đến những vật liệu cần thiết để hiểu và rút ra những kết luận đúng đắn phù hợp với thực tế khách quan - những vật liệu đó được gọi chung là sử liệu. Đối với sử học không có sự kiện nằm ngoài con người, ngoài những gì có liên quan mật thiết với con người, chịu sự tác động của con người không chỉ trong đời sống vật chất mà bao gồm cả những hoạt động trong đời sống tinh thần, tâm lí con người. Các loại sử liệu: ngiên cứu, giảng dạy, học tập lịch sử cần đến rất nhiều loại sử liệu khác nhau tuỳ thuộc vảo tình độ phát triển của xã hội. Nguồn sử liệu của nhà sử học ngày nay hết sức phong phú, tuỳ thuộc nội dung phản ánh và tính chất của sử liệu có thể chia sử liệu thành 6 loại: Sử liệu vật chất hay những di tích văn hoá vật chất của con người với những hiện vật như: rìu đá, mảnh gốm, lưỡi cày đồng, đồ trang sức, bia đá tự nó nói lên một hoạt động nhất định của nền sản xuất vật chất hay của nền văn hoá. Nguồn sử liệu chính thống như: Đại việt sử kí toàn thư, Luật Hồng Đức mang tính giai cấp và thời đại. Nguồn sử liệu tư nhân: mang tính chất cá nhân, địa phương rõ rệt Trong giảng dạy lịch sử nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo những con người có khả năng thích ứng cao đồng thời nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn theo hướng tránh lối dạy kiến thức có sẵn, dạy chay, tập cho học sinh sớm và thường xuyên tiếp cận với các nguồn sử liệu là một hướng đi đúng có ý nghĩa tích cực và thiết thực. Nếu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh cần lấy việc tập cho học sinh sớm và thường xuyên tiếp cận với các nguồn sử liệu khác nhau để phù hợp với phương pháp bộ môn: phương pháp " lịch sử " - phương pháp tìm hiểu xem xét các sự kiện lịch sử một cách cụ thể để khôi phục quá khứ gần đúng như nó đã từng tồn tại. Hoàng Thị Biên Trường PTCS Yên Than 6 Sử liệu và phương pháp tiếp cận Môn học lịch sử sẽ trở thành một môn học có nhiều hứng thú, bổ ích thiết thực như vậy sẽ góp phần duy trì và nâng cao chất lượng bộ môn. Nội dung nhiệm vụ nhận thức của học sinh qua bài học lịch sử: + Sự kiện lịch sử và việc nghiên cứu tìm hiểu sự kiện lịch sử (kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá ) + Nhân vật lịch sử. + Bản đồ lịch sử và nội dung các diễn biến lịch sử được thể hiện trên bản đồ. + Tranh ảnh, hiện vật lịch sử. + Các tài liệu khác như: - Thống kê, sơ đồ, niên biểu - Hiến pháp, tuyên ngôn, diễn văn, hồi kí, thơ, truyện kể - Giáo lí tôn giáo II. Chương II PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN II.1 Tiếp cận sự kiện lịch sử. Sự kiện lịch sử chỉ diễn ra một lần trong quá khứ, phản ánh một tiến trình lịch sử được xác định cụ thể về không gian, thời gian, bối cảnh, con người Sự kiên lịch sử luôn diễn ra trong một hoàn cảnh, điều kiện lịch sử nhất định và chính điều kiện hoàn cảnh lịch sử này cắt nghĩa những nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp và cả những nguyên cớ bùng nổ sự kiện. Hoàn cảnh lịch sử còn giúp con người ta hiểu diễn biến, kết quả của quá trình phát triển các sự kiện. Sự kiện lịch sử có thể đưa lại hậu quả lâu dài, hậu quả trước mắt, những hậu quả trong và ngoài nước. Có những sự kiện chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi chấm dứt nhưng dư âm còn vang mãi. Cũng có những sự kiện đã xuất hiện trong quá khứ nhưng vẫn tiếp diễn ở hiện tại và tương lai. Từ thực tế việc tiếp cận những sự kiện lịch sử đó với đúng bản chất là điều không đơn giản. Vì vậy khả năng tìm hiểu, phán đoán, lí giải các sự kiện lịch sử là một điều rất quan trọng. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự kiện lịch sử, đặt học sinh trước các sự kiện cụ thể và yêu cầu học sinh tiếp cận theo các góc độ sau: + Tên gọi sự kiện lịch sử, xác định thời gian mở đầu và kết thúc, diễn biến Hoàng Thị Biên Trường PTCS Yên Than 7 Sử liệu và phương pháp tiếp cận ( Nêu các giai đoạn phát triển và nội dung từng giai đoạn ) + Bối cảnh lịch sử (Chính trị, kinh tế, văn hoá trong và ngoài nước ) + Xác định xem sự kiện lịch sử thuộc lĩnh vực nào (Chính trị, kinh tế, văn hoá ) + Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện sự kiện: - Nguyên nhân sâu xa: Thường đã xuất hiện trước đó từ nhiều tháng, nhiều năm ở đây cần lưu ý yêu cầu học sinh phân tích các nguyên nhân để thấy mối liên hệ nội tại giữa các nguyên nhân ấy. - Nguyên nhân trực tiếp: duyên cớ làm xuất hiện sự kiện lịch sử, thông thường ta lưu ý các sự kiện vừa mới xuất hiện trước sự kiện lịch sử một khoảng thời gian ngắn có thể tính bằng giờ, ngày, tuần. + Tìm hiểu hậu quả của sự kiện lịch sử: cần gợi ý để học sinh tự nêu lên nhận xét, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử. Sự kiện đó gây lên hậu quả tích cực hay tiêu cực đối với tiến trình lịch sử có tác dụng thúc đẩy tiến bộ hay kìm hãm kéo dài. Hậu quả trước mắt có thể thấy ngay trong thời gian tính bằng tuần lễ nhưng hậu quả lâu dài phải sau một năm mới thấy được thậm chí có hậu quả mang ý nghĩa biểu tượng tồn tại bền vững với thời gian. Tìm hiểu vấn đề này có thể làm ngay trên lớp nhưng đối với hậu quả lâu dài có khi phải làm việc ở ngoài lớp, ở nhà, thư viện, bảo tàng. II.2 Tiếp cận nhân vật lịch sử. Hầu hết các bài học lịch sử trong chương trình đều đề cập tới những nhân vật lịch sử ( trừ bài Công xã nguyên thuỷ và một số bài ít đề cập như thời Chiếm hữu nô lệ và các bài văn hoá ). Chúng ta chỉ chọn một số nhân vật lịch sử tiêu biểu để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, hướng các em theo những nội dung sau: Ở mức độ tiếp cận đầu tiên học sinh cần tìm hiểu: + Ngày tháng năm sinh và mất. + Nơi sinh, nơi mất. + Đặc điểm nhận dạng. + Đôi nét về gia đình và hoàn cảnh xuất thân. Mức độ tiếp cận số hai Hoàng Thị Biên Trường PTCS Yên Than 8 Sử liệu và phương pháp tiếp cận + Nội dung thời đại lịch sử mà nhân vật lịch sử sống và hoạt động. + Nhân vật lịch sử bắt đầu hoạt động ( trên lĩnh vực nào ) từ khi nào, dưới chế độ xã hội nào, thái độ lập trường quan điểm chính trị, tư tưởng của nhân vật lịch sử đang được tìm hiểu. + Những giai đoạn hoạt động chính của nhân vật lịch sử, thành công hay thất bại, ảnh hưởng của nhân vật đến thời đại mà nhân vật đó sống và hoạt động, qua các nhận xét đánh giá của người đương thời và đối với ngày nay nếu còn. + Những nhận xét đánh giá về nhân vật lịch sử theo quan điểm hiện nay. * Tìm hiểu thêm các tài liệu khác học sinh chú ý ghi chép theo hướng: + Họ tên, đặc điểm nhận dạng + Gia đình, hoàn cảnh xuất thân của nhân vật + Năm sinh, năm mất, nơi sinh, nơi mất + Những giai đoạn sống và hoạt động chính của nhân vật lịch sử của nhân vật lịch sử: Mỗi giai đoạn nêu những sự kiện tiêu biểu + Những nhận xét đánh giá về nhân vật lịch sử qua thời gian + Tranh ảnh về nhân vật lịch sử, giải thích những nội dung tranh ảnh đó + Ghi chú nguồn tư liệu được sử dụng Giáo viên hướng dẫn các em ghi chép một cách khoa học II.3 Tiếp cận bản đồ lịch sử. - Tên bản đồ vẽ theo tỉ xích nào, độ chính xác cao hay thấp, phần lãnh thổ tiếp giáp với những vùng địa lí nào, ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, đặc điểm về địa lí tự nhiên, địa lí nhân văn ở những mức độ liên quan thể hiện trên bản đồ. - Bản đồ do ai vẽ, vẽ với mục đích gì, được vẽ như thế nào, nội dung lịch sử ,địa lí được thể hiện trên bản đồ. - So sánh những bản đồ phản ánh cùng khu vực, quốc gia trong những khoảng thời gian lịch sử khác nhau để những thay đổi về cương giới khu vực kinh tế, hành chính, địa danh, sự phân bố dân cư Hoàng Thị Biên Trường PTCS Yên Than 9 Sử liệu và phương pháp tiếp cận - Giải thích và đánh giá những thay đổi nêu trên về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, kinh tế phản ánh tiến trình lịch sử đôi khi phản ánh quy luật phát triển của lịch sử. - So sánh nhiều bản đồ thuộc các khu vực lãnh thổ khác nhau trên thế giới nhưng phản ánh chung một hiện tượng lịch sử giống nhau trên cơ sở đó học sinh viết thu hoạch dưới dạng một bài tự luận nhỏ. II.4. Tiếp cận tranh ảnh lịch sử. - Trong SGK có nhiều tranh ảnh lịch sử đó là những tài liệu quý đã được lựa chọn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy - học tập bộ môn. Khi tiếp cận tranh ảnh lịch sử cần lưu ý: + Nguồn gốc và thời điểm xuất hiện tài liệu: dù còn nguyên vẹn hay không, xấu hay đẹp, nội dung phản ánh toàn diện hay chỉ một mặt, một khía cạnh nào của lịch sử thì tranh ảnh gốc bao giờ cũng là có giá trị bậc nhất. Nói chung những tranh ảnh trong SGK hiện nay đều được lấy ra từ tư liệu lịch sử gốc. Hạn chế: còn nhiều tư liệu không được ghi rõ xuất xứ, không chú thích nội dung nên khi sử dụng còn gặp nhiều khó khăn. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số nội dung: + Những nhân vật chính trong tranh ảnh là những ai, họ đại diện cho ai, thuộc tầng lớp xã hội hoặc tổ chức chính trị xã hội nào + Cách thể hiện các nhân vật lịch sử của tác giả bức tranh, ảnh. Nhằm giúp học sinh đi sâu hơn vào nội dung tranh ảnh chúng ta có thể đưa ra những gợi ý: + Từng nhân vật: trước hết là những nhân vật chính thể hiện ở tư thế như thế nào, trong khung cảnh nào, vào thời điểm nào? + Trang phục của các nhân vật , nhất là các nhân vật chính: có phản ánh địa vị và hoàn cảnh xuất thân của nhân vật hay không? Để mở rộng phạm vi hiểu biết cũng là nhằm tăng cường rèn luyện khả năng quan sát, kĩ năng nhận biết và mô tả cho lịch sử chúng ta có thể nên thêm những gợi ý: Hoàng Thị Biên Trường PTCS Yên Than 10 [...]... KẾT LUẬN Để làm tốt vấn đề tiếp cận các nguồn sử liệu giáo viên cần: - Tích cực, chủ động sưu tầm sử liệu, phân loại sử liệu - Nghiên cứu kĩ nội dung của sử liệu đó (so sánh các nguồn sử liệu có cùng nội dung) - Định hướng phương pháp tiếp cận nguồn sử liệu đến với học sinh - Sau mỗi tiết đầu tiên có sử dụng sử liệu giáo viên hướng dẫn ln học sinh cách tiếp cận nguồn sử liệu đó - Giáo viên hướng dẫn... 30 Sử liệu và phương pháp tiếp cận D TÀI LIỆU THAM KHẢO, MỤC LỤC 1, Tài liệu tham khảo STT 1 TÊN TÀI LIỆU Bộ sách giáo khoa mơn Lịch sử khối 6 - 7 - 8 - 9 Hồng Thị Biên Trường PTCS n Than 31 2 3 Sử liệu và phương pháp tiếp cận Bộ sách giáo viên mơn Lịch sử khối 6 -7 - 8 - 9 Bộ sách bồi dưỡng chu kì Giáo viên mơn Lịch sử những 4 5 năm gần đây Phương pháp dạy - học mơn Lịch sử Bước đầu đổi mới phương pháp. .. Nhân vật lịch sử và danh nhân văn hố thế giới Tư liệu Lịch sử khối 6 - 7 - 8 - 9 Nhiều tư liệu liên quan khác 2 Phụ lục A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Thời gian - địa điểm 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Ðóng góp về mặt thực tiễn Hồng Thị Biên Trường PTCS n Than 32 Sử liệu và phương pháp tiếp cận B PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TÌM HIỂU VỀ SỬ LIỆU Chương II PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Chương III... SỐ CÁCH TIẾP CẬN III.1 THUYẾT MINH NỘI DUNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ NGƠ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 1.1 CẤU TRÚC BẢN ĐỒ Hồng Thị Biên Trường PTCS n Than 12 Sử liệu và phương pháp tiếp cận Bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường Ngơ Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 gồm: + Bản đồ lớn: thực hiện kế hoạch và diễn biến trận chiến trên sơng Bạch Đằng , kèm theo câu trích dẫn của sử gia Ngơ... hình 31 SGK/60 E Rút kinh nghiệm Phương pháp phù hợp với dặc trưng bộ mơn Hồng Thị Biên Trường PTCS n Than 25 Sử liệu và phương pháp tiếp cận Phân bố thời gian hợp lí giữa các phần Phương tiện đầy đủ Nội dung theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Bài dạy áp dụng 2 Bài 4 PHONG TRÀO CƠNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC Tiết 7- I PHONG TRÀO CƠNG NHÂN NỦA ĐẦU THẾ KỈ XIX A Mục tiêu bài học 1 Kiến thức - Sự ra... dũng cảm của qn và dân ta trong cuộc kháng chiến B Chuẩn bị 1 Giáo viên - Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống qn xâm lược Mơng Cổ thời Trần - Tư liệu lịch sử, CNTT 2 Học sinh: Hồng Thị Biên Trường PTCS n Than 21 Sử liệu và phương pháp tiếp cận - Chuẩn bị các câu hỏi trong sgk (Soạn các câu hỏi trong bài học) - Quan sát hình 29 và trả lời câu hỏi: bức tranh phản ánh điều gì? C Phương pháp - Giải quyết... tầm được nguồn sử liệu ( Sau mỗi tiết dạy giáo viên đều u cầu học sinh sưu tầm sử liệu liên quan bài học ) - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày một vấn đề lịch sử dưới hình thức viết bài tự luận hoặc trực tiếp trình bày - Thường xun cho học sinh trình bày một vấn đề lịch sử từ mức độ tiếp cận thấp đến mức độ tiếp cận cao Sau nhiều năm học tập, giảng dạy và nghiên cứu bộ mơn lịch sử trường THCS... nhiệt Nơi sản xuất nóng Hồng Thị Biên Trường PTCS n Than 27 Sử liệu và phương pháp tiếp cận bức vào mùa hè và lạnh vào mùa đơn khơng khí lao động nặng nề, ngạt thở, mơi trường bị ơ nhiễm( xưởng kéo sợi bơng có nhiề bụi, rất hại phổi) trẻ em và nữ cơng nhân gầy còm, xanh xao mắc các bệnh đau xương sống…thân thể phát triển khơng bình thường và nhiều người chết yểu chỉ 40 tuổi trơng già như người 60 tuổi,... tài của tơi ngày một hồn thiện Hồng Thị Biên Trường PTCS n Than 19 Sử liệu và phương pháp tiếp cận Vì vậy, bản thân kính mong sự đóng góp ý kiến của các nhà chun mơn và sự tiếp tục nghiên cứu của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hồn chỉnh hơn Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo của trường PTCS n Than và đồng nghiệp ở các đơn vị bạn đã giúp đỡ tơi hồn thành đề tài... các bè phái chủ nghĩa phi vơ sản (Gruđơng, Bacunin ) và đưa chủ nghĩa Mác thành hệ tư tưởng cách mạng chủ đạo trong phong trào cơng nhân quốc tế Quốc tế I giải tán (1876 ), Mác vẫn tích cực lãnh đạo phong trào cơng nhân các nước Hồng Thị Biên Trường PTCS n Than 17 Sử liệu và phương pháp tiếp cận Ơng đã góp ý kiến sửa chữa những sai lầm về chính trị và góp phần khơi phục lại Đảng xã hội dân chủ Đức Ơng . trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu và tạo biểu tượng về ba đẳng cấp trong xã hội. III.3. TIẾP CẬN NHÂN VẬT LỊCH SỬ. " Các Mác (1818 - 1883) nhà triết học, nhà kinh tế học, người sáng lập. từng giai đoạn ) + Bối cảnh lịch sử (Chính trị, kinh tế, văn hoá trong và ngoài nước ) + Xác định xem sự kiện lịch sử thuộc lĩnh vực nào (Chính trị, kinh tế, văn hoá ) + Tìm hiểu những nguyên nhân. vực kinh tế, hành chính, địa danh, sự phân bố dân cư Hoàng Thị Biên Trường PTCS Yên Than 9 Sử liệu và phương pháp tiếp cận - Giải thích và đánh giá những thay đổi nêu trên về các mặt kinh

Ngày đăng: 18/11/2014, 17:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan