CHUYÊN ĐỀ: SỰ THAY ĐỔI VỀ NHU CẦU VÀ HÀNH VI VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA

25 706 2
CHUYÊN ĐỀ:  SỰ THAY ĐỔI VỀ NHU CẦU VÀ  HÀNH VI VUI CHƠI, GIẢI TRÍ  CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHUYÊN ĐỀ: SỰ THAY ĐỔI VỀ NHU CẦU VÀ HÀNH VI VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ths. Đỗ Văn Quân Viện Xã hội học Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Đặt vấn đề Hoạt động vui chơi giải trí là hoạt động thiết yếu của xã hội, nó bắt nguồn và phản ánh năng lực th ực tiễn của con người trong quá trình lao động sản xuất. Vui chơi giải trí là nhu cầu văn hoá cơ bản của con người, nhằm giải toả những căng thẳng do lao động đưa lại, bù đắp những thiếu hụt về đời sống tinh thần, tạo điều kiện để con người phát triển toàn dịên về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ và tình cảm, thoả mãn nhữ ng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của xã hội. Nhìn vào vòng đời của con người, hoạt động vui chơi giải trí gắn bó suốt cuộc đời con người, từ lúc thơ ấu đến khi về già. Nhìn vào xã hội, hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với bối cảnh xã hội trong từng thời điểm cụ thế và các giai tầng xã hội khác nhau. Nhìn vào lịch sử chúng ta nhận thấy có sự vận động phát triển c ủa các hoạt động vui chơi giải trí với xu hướng ngày càng hiện đại, đa dạng, phong phú và đóng vai trò quan trọ trong đời sống của con người (Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, 2004; tr. 15). 2 Vui chơi giải trí là một dạng hoạt động xã hội, diễn ra chủ yếu trong thời gian rỗi, nhằm lập lại thế cân bằng tâm sinh lý, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của con người. Vui chơi giải trí là hoạt động mang tính nhu cầu tự giác, tự nguyện, tự do rất cao của từng cá nhân hoặc nhóm xã hội, tuy nhiên đều phải hướng đến sự phù hợp với hệ th ống giá trị chuẩn của xã hội cũng như điều kiện kinh tế xã hội và khả năng chi trả của cá nhân và nhóm xã hội. Thực tế cho thấy ở những khu vực diễn ra quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế mạnh mẽ càng có sự biến đổi nhanh chóng, sự đa dạng hoá các hình thức hoạt động giải trí c ũng như các hệ quả xã hội của nó càng được thể hiện rõ. Bài viết dựa trên các dữ liệu và nghiên cứu có liên quan trong những năm gần đây tại một số khu vực ven đô Hà Nội và lân cận nhằm hướng đến phân tích thực trạng biến đổi, các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí của người dân tại khu vực đô thị hoá, công nghi ệp hoá. Đồng thời, đưa ra những hệ quả xã hội- trở ngại cho sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội, mà nguyên nhân là do sự tác động của hoạt động vui chơi giải trí mang lại. 1. Sự biến đổi về nhu cầu và hành vi vui chơi, giải trí- một chỉ báo về biến đổi mức sống và lối sống của người dân Có nhiề u cách phân chia các loại hình vui chơi giải trí, tuy nhiên trong khuôn khổ phân tích này tác giả chỉ hướng hướng vào vận dụng cách phân chia theo chủ thể tham gia hoạt động vui chơi giải trí này dựa vào dựa vào quy mô của chủ thể tham gia( bao gồm cá nhân, nhóm- gia đình; nhóm xã hội hay cộng đồng) và không gian vui chơi giải trí( trong gia đình và bên ngoài ra 3 đình). Qua đó phân tích cho thấy bức tranh đa dạng về sự biến đổi hoạt động vui chơi giải trí, cụ thể là những nhu cầu, khả năng và hành vi vui chơi giải trí khác nhau của các nhóm dân cư trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Sự biến đổi về khả năng và nhu cầu đáp ứng hoạt động vui chơi, giải trí Thông qua những nghiên cứu về biến đổi mức sống gần đây cho thấy (Tổng Cục thống kê 2006; Nguyễn Hữu Minh 2003; Trần Văn Thạch 2005; Đỗ Văn Quân 2006…), trong các gia đình ở khu vực đô thị hoá công nghiệp hoá đang có sự thay đổi mức sống đáng kể chỉ trong một thời gian ngắn. Các nghiên cứu này cho biết, chính thu nhập của ngươi dân có điều kiện hưởng thụ cuộc sống vật chất đầy đủ hớn và cuộc sống tinh thầ n phong phú hơn. Theo số liệu của Tổng cục Thống năm năm 2006, mức cho tiêu của người dân thành phố Hồ Chí Minh dành cho vui chơi, giải trí chiếm 30% tổng chi phí của gia đình, đối với khu vực Hà Nội và Huế có mức thấp hơn với khoảng 20%. Chính vì vậy, các phương tiện sinh hoạt nhằm phục vụ cho vui chơi giải trí như: báo, đài, ti vi, đầu vi deo, karaoke, điện thoại, internet… đang có xu hướng đượ c người dân tiếp cận nhiều hơn. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Minh cho biết, so với thời điểm năm 1995 thì tại thời điểm năm 2003 tỷ lệ các hộ có phương tiện nghe nhìn của một số khu vực đô thị hoá, công nghiệp hoá của thủ đô Hà Nội tăng lên rõ rệt. Bảng 1: Tỷ lệ các hộ gia đình có các phương tiện nghe nhìn (%) Địa bàn Ti vi màu Đầu video Đầu đĩa 4 1995 2000/0 3 1995 2000/0 3 1995 2000/03 1. Sài Đồng 46 94 16 47 1 3 2. Thạch Bàn 37 84 13 38 1 6 3. Gia Thuỵ 51 95 26 41 0 5 4. Cổ Nhuế 48 99 21 50 0,6 55 Nguồn: Khảo sát của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự năm 2003 Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy, tivi là phương tiện được hầu hết các hộ gia đình mua sắm, điều này nó thể hiện sự biến đổi rõ rệt về điều kiện khả năng tiếp cận phương tiện giải trí, cũng như như cầu về vui chơi giải trí của người dân ở khu vực đô thị hoá, công nghiệp hoá đã có sự khác biệt rất lớn trong khoảng trên 1 thập kỷ vừa qua. Không chỉ các cá nhân, nhóm hộ gia đình có sự biến đổi về điều kiện và nhu cầu vui chơi giải trí mà bản thân các nhóm xã hội-cộng đồng tại các địa bàn đô thị hoá, công nghiệp hoá cũng được thể hiện rất rõ nét- theo xu hướng thuận lợi hơn. Trong một nghiên cứu tác giả Nguy ễn Hữu Minh viết : Với sự đan cài giữa lối sống đô thị và lối sống nông thôn, việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của người dân vùng ven đô Hà Nội trở nên đa dạng và phong phú hơn. Cuộc sống chân lấm tay bùn dần bớt đi, việc đồng áng, lợn gà, bếp núc không còn quá vất vả mà đã có những phương tiện hiện đại giúp sức. Người dân có nhiều thời gian nhàn rỗ i hơn. Không chỉ sang hành xóm trò chuyện, uống nước, đánh cờ, chơi với cháu con họ còn có thể tham gia nhiều hoạt động văn hoá tinh thần trong và ngoài gia đình(Nguyễn Hữu Minh và cộng sự tr 44; 2003). 5 Các dữ liệu nghiên cứu định tính của nhóm tác giả thuộc Viện Xã hội học và Vụ Gia đình cũng gợi lên một chiều hướng tương tự. Đó tại các khu vực đô thị hoá, công nghiệp hoá đang xuất hiện sự biến đổi nhanh chóng theo xu hướng tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy nhu cầu vui chơi giải trí mang tính cộng đồng, tập thể cho các tầng lớp dân c ư: -Mọi tổ chức hình thành và hoạt động tốt. Như Câu lạc bộ dưỡng sinh của các cụ tối nào cũng tập. Có Nhà văn hóa, các cụ đến đó tập. Nhà văn hóa chúng tôi tự xây, tỉnh cho 7 triệu, xã cho 2 triệu nhưng để lấy được 7 triệu đó… Xây xong rồi, mãi mới có 7 triệu. Còn có Câu lạc bộ văn nghệ hoạt động được 8 năm nay rồi nhưng gần đây phát triển. Do m ột số bà yêu văn nghệ, được ban, ngành, tổ chức tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần. Hôm 01/5 họ tổ chức giao lưu tại hội trường. Họ quyên góp được gần hai triệu để tổ chức. Đời sống văn hóa đi lên. Ngày xưa mà hát, các cụ chửi cho(Nữ, PVS). -Nói chung thời gian rỗi của chúng tôi cũng qua ý kiến đề nghị ở trên là chúng tôi vẫn còn chư a xây dựng được nhà thờ gồm sân, chỗ vui chơi thể thao, bóng bàn… nhưng đến giờ này xây dựng hết không có điểm chơi. Số thanh niên cũng rất nhiều có cái đề nghị là có chỗ vui chơi giải trí như là câu lạc bộ tuổi già, thanh niên…(Nam, PVS). Sự biến đổi về hành vi vui chơi giải trí của người dân. Các nghiên cứu về biến đổi mức sống và lối sống tại các khu vực đô th ị hoá, công nghiệp hoá (Nguyễn Hữu Minh 2003; Đỗ Văn Quân 2006; ) đều có chung nhận định: xem ti vi và đọc báo là 2 hoạt động giải trí tại gia đình 6 được nhiều người dân lựa chọn tham gia hơn cả. Bởi vì nếu so sánh với các loại hình giải trí khác nó mang tính cá nhân nhiều hơn, lại thuận lợi, dễ thực hiện mỗi khi có thời gian nhàn rỗi. Đồng thời, hai loại hình giải trí này cũng có chức năng phong phú hơn, nó không chỉ thực hiện chức năng giải trí, thư giản mà còn thực hiện việc cung cấp các thông tin hữu ích nâng cao kiến thức cho người dân. Kết quả nghiên cứu của Viện Xã hội học và Vụ Gia đình cho biết có 81.5% khẳng định tiếp cận thông tin tốt hơn trước đây; chỉ có 15.9% ý kiến đánh giá kém hơn và 0.3% ý kiến cho rằng: Khó đánh giá. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự cho thấy có tới 92% số người được hỏi ở Cổ Nhuế: xem ti vi, và tỷ lệ ở Thạch Bàn- thấp nhất cũng có tỷ lệ 73%(xem bảng 2). Bảng 2: Tỷ lệ tham gia hoạt động giải trí tại gia đình(%). Địa bàn Xem ti vi Đọc sách báo Nghe nhạc Không làm gì 1. Sài Đồng 74 20 0 21 2. Thạch Bàn 73 14 2 2 3. Gia Thuỵ 80 33 4 14 4. Cổ Nhuế 92 15 4 2 Nguồn: Khảo sát của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự năm 2003 Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Quân vào năm 2006 tại một số cộng đồng ven đô Hà Nội đã khẳng định xu hướng gia tăng tương đối rõ nét về tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động giải trí taị gia đình (xem tivi, nghe đài, đọc sách báo) trong vòng 5 năm(từ 2000-2005)(xem bảng 3). 7 Bảng 3: Tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động giải trí tại gia đình trong thời gian(2000-2005)(%) Hình thức giải trí trong gia đình Tăng lên Như cũ Giảm đi 1. Xem ti vi 22,9 75,1 3,0 2. Đọc sách báo 44,3 52,2 3,5 3. Nghe đài 19,9 67,7 12,4 Nguồn: Khảo sát của Đỗ Văn Quân năm 2006 Các nghiên cứu cũng cho thấy trong những năm vừa qua tại các khu vực đô thị hoá, công nghiệp hoá tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ngoài gia đình cũng có những biến đổi đáng kể. Tuy nhiên, so với hoạt động vui chơi giải trí tại gia đình, các hoạt động vui chơi giải trí bên ngoài gia đình của người dân tại khu vực đang đô thị hoá, công nghiệp hoá còn chưa cao. Khảo sát củ a Nguyễn Hữu Minh và cộng sự(2003) cho biết, bên cạnh những hình thức vui chơi giải trí bên ngoài gia đình mang tính chất truyền thống(sang chơi nhà hàng xóm, đi tham bạn bè, họ hàng ), đã có một bộ phận không nhỏ người dân tiếp cận với loại hình giải trí hiện đại(xem phim ở rạp, xem ca nhạc, hát karaoke )(xem bảng 4). Bảng 4: Tỷ lệ tham gia các hoạt động giải trí ngoài gia đình(%) Địa bàn Sang chơi hàng xóm Đi thăm bạn bè Đi thăm họ hàng Xem phim, ca nhạc Hát karaoke 1. Sài Đồng 25 9 6 3 2 2. Thạch Bàn 32 14 21 0 14 3. Gia Thuỵ 25 9 9 1 5 8 4. Cổ Nhuế 36 13 11 0 9 Nguồn: Khảo sát của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự năm 2003 Cũng theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Minh và cộng sự năm 3003 cho thấy có sự biến đổi rất rõ nét về sự tham gia của các hoạt động vui chơi giải trí của người dân trong những năm vừa qua. Chẳng hạn qua nghiên cứu tại địa bàn xã Cổ Nhuế các tác giả đã đưa ra bảng số liệu như sau(xem bảng 5): Bảng 5: So sánh mức độ tham gia các hoạt động vui chơi giả i trí ngoài gia đình trong vòng 5 năm(%). Xu hướng Lể hội văn hoá Đi đình chùa Thượng thọ, sinh nhật Du lịch, nghỉ mát Các điểm vui chơi Tăng lên 13 14 9 11 10 Giảm đi 4 3 4 7 6 Nguồn: Khảo sát của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự năm 2003 Các tác giả đi đến nhận định: có thể nói rằng việc tham gia các hoạt động văn hoá tinh thần của cư dân ven đô là một nhu cầu thực tế. Những hoạt động này càng ngày càng có xu hướng gia tăng theo đà tăng trưởng của kinh tế, sự phát triển của xã hội(Nguyễn Hữu Minh và cộng sự: 2003; tr 45). Nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Quân năm 2006 đã khẳng định rõ hơn cho nhận định này. Cụ thể là ở xu hướng biến đổi, với tỷ lệ gia tăng người dân tham gia các hình thức vui chơi giải trí bên ngoài gia đình trong vòng 5 năm(xem bảng 6). 9 Bảng 6: Tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động giải trí tại gia đình trong thời gian(2000-2005)(%) Hình thức giải trí ngoài gia đình Tăng lên Như cũ Giảm đi 1.Tham gia lễ hội văn hoá, đi chùa 33.3 59.7 7.0 2. Tham quan du lịch 18.4 74.6 7.0 3.Chơi các môn thể thao 12.9 82.1 5.0 Nguồn: Khảo sát của Đỗ Văn Quân năm 2006 Đặc biệt, một khảo sát gần đây của Viện Xã hội học và Vụ Gia đình cho thấy, tại các khu vực đang đô thị hoá, công nghiệp hoá có sự biến đổi rõ rệt về tần suất tiếp cận các hình thức vui chơi giải trí bên ngoài gia đình của bản thân người dân. Chẳng hạn, thời điểm trước khi thu hồi ruộng đất để tiến hành đô thị hoá, công nghiệ p hoá chỉ có 0.3% số người được hỏi cho biết: thường xuyên đi dự hoạt động sinh nhật, tuy nhiên vào thời điểm sau khi thu hồi ruộng đất có tới 8.9% khẳng định vấn đề này. Bảng 7: Tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động giải trí tại gia đình trước và sau khi thu hồi ruộng đất(%). Trước khi bị trưng dụng ruộng đất Sau khi bị trưng dụng ruộng đất Các loại hình vui chơi giải trí Thường xuyên Thỉnh thoảng Không tham gia Thường xuyên Thỉnh thoảng Không tham gia 1. Dự sinh nhật 0.3 15.7 84.1 8.9 42.4 48.7 2. Mừng thọ 16.8 61.4 21.8 32.7 62.1 5.2 3. Dự lễ hội 18.1 55.0 27.0 24.9 59.9 11.8 10 4. Chơi thể thao 1.8 17.3 80.9 5.7 32.8 61.5 5. Đi du lịch 0.8 21.0 78.3 4.9 44.1 51.0 Nguồn: Khảo sát của Viện Xã hội học và Vụ Gia đình năm 2009 5. Nguyên nhân và những thách thức đặt ra trong quá trình biến đổi nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí Nguyên nhân mang tính vĩ mô- bối cảnh xã hội chuyển đổi và phát triển Có thể nói sự ảnh hưởng trước hết và mang tính vĩ mô chính là bối cảnh xã hội của Việt Nam hiện nay đang gia tốc chuyển đổi theo xu hướng: kinh tế thị trường, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Chính bối cảnh chuyển đổi rộng lớn và sâu sắc này đã tất yếu dẫn đến sự biến đổi về điều kiện, nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí của các giai tầng trong xã hội nói chung và ở các khu vực đô thị hoá, công nghiệp hoá nói riêng. Đặc trưng nổi bật trong các xã hội hiện đại là thời gian nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng nhiều hơn, do năng xuất lao động tăng lên và do các quy định về nhu cầu tái sản xuất sức lao động của con người được đảm bảo hơn. Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi cũng như sự quan tâm đến nhu cầu về tái sản xuất sức lao động đã kéo theo quá trình hình thành một nền văn hoá đại chúng được phổ biến sâu rộng đến các giai tầng khác nhau trong xã hội. Với đặc tính là sản xuất công nghệ và hàng loạt, thời gian nhàn rỗi, nhu cầ u về vui chơi giải trí không còn là thứ đặc quyền của một bộ phận thiểu số, mà nó trở thành một nhu cầu phổ biến trong xã hội. Cùng với đó, trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, các quan hệ trong hoạt động vui chơi giải tri chuyển đổi sang sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của các giai tầng trong xã hội. Chính quá trình đổi mới với việc thực [...]... ông khác(Nam PVS) Sự biến đổi nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí- Những thách thức đặt ra Theo những dữ liệu từ các cuộc khảo sát của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự( 2003); Ngô Văn Giá (2006); Vi n Xã hội học và Vụ Gia đình (2009) cho thấy, sự biến đổi về nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí của người dân trong các cộng đồng đô thị hoá, công nghiệp hoá- chỉ báo về tích cực về mức sống và lối sống xuất hiện... cửa(Nữ PVS) Nghề nghiệp, học vấn và sự khác biệt vui chơi giải trí Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh và cộng sự 2003 cho biết, nghề nghiệp chính của hộ gia đình và học vấn của chủ hộ là hai nhân tố có ảnh 16 hưởng quan trọng đến nhu cầu và hành vi tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí của người dân trong các cộng đồng đang đô thị hoá và công nghiệp hoá Chẳng hạn, đối với hoạt động giải trí đi du lịch-một... đến sự biến đổi về nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí của người dân cũng diễn ra mạnh mẽ và phong phú hơn Chẳng hạn, tại Thạch Bàn và Gia Thuỵ tốc độ đô thị hoá chậm hơn ở Cổ Nhu và Sài Đồng, điều này đã dẫn đến các hoạt động vui chơi giải trí bên ngoài gia đình mang tính chất hiện đại, phải chi phí nhiều của Thạch Bàn và Gia Thuỵ cũng thấp hơn Ngược lại, tại các cộng đồng này các hoạt động vui chơi,. .. do tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là khá rõ ràng Với đặc trưng của nó là sự gia tăng các nhu cầu và hành vi về vui chơi giải trí mang tính hiện đại, công nghiệp và đô thị của người dân trong các cộng đồng Tất nhiên, quá trình này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính đặc trưng cá nhân và hộ gia đình: học vấn, nghề nghiệp, lứa tuổi Hai là, cùng với sự gia tăng các... do cuộc khảo sát của Vi n Xã hội học và Vụ Gia đình tiến hành vào năm 2009 tại Vĩnh Phúc cho thấy quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí của người dân trong các cộng đồng đô thị hoá và công nghiệp hoá Có thể nhận thấy sư tác động này ở trên hai phương diện sau đây Một là, quá trình chuyển đổi mục đích sử... hình vui chơi giải trí mang tính hiện đại, công nghiệp và đô thị, nhiều loại hình vui chơi giải trí mang tính truyền thống, nông nghiệp, nông thôn vẫn tiếp tục được bảo lưu, phát huy và phát triển Đặc biệt, các lễ hội văn hoá được tổ chức sâu rộng ở nhiều địa phương thu hút nhiều người tham dự 23 Ba là, có một xu hướng phân tầng khá rõ nét về nhu cầu và hành vi vui chơi giải trí giữa các nhóm dân cư,... người nông dân không còn hoặc giảm hoạt động sản xuất nông nghiệp vốn rất vất vả Đồng thời, vi c chuyển đổi sang nghề mới của phần lớn người dân gặp khó khăn, đặc biệt một bộ phận không nhỏ người dân thất nghiệp, hoặc thiếu vi c làm Điều này đồng nghĩa với quỹ thời gian rãnh rỗi của họ nhiều hơnmột trong những điều kiện tiên quyết tạo ra nhu cầu và khả năng thực hiện hành vi vui chơi giải trí của người. .. động vui chơi giải trí tại các cộng đồng đô thị hoá, công nghiệp hoá đang đặt ra những thách thức-nan giải mà bản thân họ không tự giải quyết được Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học; tăng cường các biện pháp quản lý phù hợp của chính quyền, cơ quan chức năng và sự tham gia tích cực của người dân trong các cộng đồng cùng giải quyết vấn đề Năm là, sự gia tăng biến đổi về. .. về vui chơi giải trí của cộng đồng dân cư muốn đi vào quỹ đạo lành mạnh, tích cực cần phải quan tâm vấn đề giải quyết công ăn vi c làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho nhóm cư dân trong độ tuổi lao động; quan tâm định hướng giáo dục thanh thiếu niên(nhất là tiếp cận internet); chú ý thoả đáng đến đến đặc điểm và nhu cầu vui chơi giải trí của người cao tuổi(cần chú ý xây dựng và phát triển các thiết chế vui. .. ngoài vi c phụ thuộc và thu nhập, hoạt động vui chơi, giải trí bên ngoài gia đình còn liên quan đến: học vấn, thói quen, lối sống, thi hiếu của các nhóm xã hội Nhóm lứa tuổi và sự khác biệt về vui chơi giải trí 17 Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Minh và cộng sự( 2003) cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm lứa tuổi: trung niên trở lên và thanh thiếu niên trong vi c lựa chọn loại hình vui chơi giải . và cộng đồng xã hội, mà nguyên nhân là do sự tác động của hoạt động vui chơi giải trí mang lại. 1. Sự biến đổi về nhu cầu và hành vi vui chơi, giải trí- một chỉ báo về biến đổi mức sống và. 1 CHUYÊN ĐỀ: SỰ THAY ĐỔI VỀ NHU CẦU VÀ HÀNH VI VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ths. Đỗ Văn Quân Vi n Xã hội học Học vi n Chính trị -Hành. khả năng và hành vi vui chơi giải trí khác nhau của các nhóm dân cư trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Sự biến đổi về khả năng và nhu cầu đáp ứng hoạt động vui chơi, giải trí Thông

Ngày đăng: 17/11/2014, 20:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan