CHUYÊN ĐỀ SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VÀ CÁCH THỨC LỰA CHỌN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

22 511 1
CHUYÊN ĐỀ SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VÀ CÁCH THỨC LỰA CHỌN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Chuyên đề: SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VÀ CÁCH THỨC LỰA CHỌN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT PGS.TS Nguyễn Chí Dũng Viện Xã hội học Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 1. Vài nét về địa bàn khảo sát Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 8 t ỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có diện tích tự nhiên khoảng 1.371km 2 , dân số gần 1,2 triệu người và bao gồm 9 đơn vị hành chính: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện là Mê Linh, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo và Lập Thạch 1 . Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi rộng, rất thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị. Bên cạnh đó nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng dân số 2 , trong đó chủ yếu là lao động trẻ 1 Nguồn: Website tỉnh Vĩnh Phúc 2 Nguồn: Website tỉnh Vĩnh Phúc 2 Năm 1997, sau khi tách khỏi tỉnh Vĩnh Phú, đặc biệt là từ đầu những năm 2000 trở lại đây, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn Vĩnh Phúc được đẩy lên với tốc độ nhanh hơn. Đến nay, Vĩnh Phúc đã được coi là một trong những địa phương điển hình về “thu hồi đất” 3 . Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều Khu công nghiệp được thành lập như KCN Kim Hoa, KCN Quang Minh và 01 KCN đã có chủ trương thành lập (Bình Xuyên). UBND tỉnh đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thành lập thêm 02 KCN là Khai Quang và Chấn Hưng. Ngoài ra còn có 6 KCN khác là: Hương Canh (Bình Xuyên), Lai Sơn (Vĩnh Yên), Đạo Tú và Hợp Thịnh (Tam Dương), Xuân Hoà (Phúc Yên) và Tân Tiến (Vĩnh Tường). Vĩnh Phúc có lợi thế trong phát triển công nghiệp ở diện rộng vì nằm gần Thủ đô Hà nộ i, có nhiều thuận lợi về cơ sở hạ tầng cho nên quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp sang công nghiệp, cũng diễn ra nhanh hơn so với một số tỉnh khác. Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 588 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn là 28.800 tỷ đồng và 2.034 triệu USD. Nhờ thu hút được nhiều d ự án đầu tư nên tổng thu ngân sách của tỉnh hàng năm tăng cao, dự kiến năm 2008 đạt xấp xỉ 9.000 tỷ đồng. Năm 2008, tốc độ tăng GDP của tỉnh ước đạt 18%. Để đạt được những thành tựu này, tỉnh Vĩnh Phúc đã coi khâu giải phóng mặt bằng là then chốt. Toàn tỉnh đã chuyển gần 7.000 ha đất dành cho công nghiệp và phát triển đô thị. Với phương châm "có công nghiệp vào, đờ i sống nhân dân phải tốt hơn khi chưa có", Vĩnh Phúc tạo cơ chế cấp đất cho người dân bị mất 30% đất sản xuất trở lên ở những vị trí thuận lợi để họ làm dịch vụ; có chính sách ràng buộc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tạo việc làm cho con em nông dân trong các doanh nghiệp trên địa bàn 4 . 3 Nguồn: Kiều Minh- Báo ĐT VnExpress (11/2006). 4 Nguồn: www.ASSET.vn l Nguyễn Văn Chữ - Bộ Tài nguyên và Môi trường 3 Thị xã Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên là hai địa bàn đang diễn ra tốc độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng nên đã được chọn làm địa bàn khảo sát. Đặc biệt, tại huyện Bình Xuyên – hệ thống chính trị đã vào cuộc, góp phần thiết thực trong công tác đền bù GPMB. Khu công nghiệp Bình Xuyên và Khu công nghiệp Bá Thiện với tổng diện tích trên 600 ha được giải phóng mặt bằng nhanh. Đồng chí Bí thư huyện uỷ trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo GPMB, chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương chung về GPMB. Gia đình cán bộ, đảng viên gương mẫu nhận tiền, giao trả mặt bằng trước. Hai xã đông đồng bào công giáo là Bá Hiến và Thiện Kế vốn có tập quán chỉ chôn người chết một lần "nhất táng thiên thu", nhưng hưởng ứng "cu ộc vận động vì công nghiệp hoá" của địa phương, mọi người đều tự nguyện di chuyển trên 1.300 mồ mả để dành đất làm công nghiệp. Các xã, phường được khảo sát là phường Đồng Tâm và phường Khai Quang (Tp Vĩnh Yên); xã Bá Hiến và thị trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên). Khai Quang là một phường nằm ở phía Đông Nam thị xã Vĩnh Yên, diện tích tự nhiên là 1.117,17 ha và được phân chia thành 12 tổ dân phố. Dân số của phường tính đến năm 2009 là 16.661 kh ẩu, 1832 hộ. Trong những năm qua, thực hiện quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thu hồi đất phục vụ cho quy hoạch các KCN và xây dựng hạ tầng, đến nay trên địa bàn phường đã có 141 cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổng diện tích đất bị thu hồi năm 2005 là 33.67 ha; năm 2006 là 65.2 ha; năm 2007 là 20.8 ha; năm 2008 là 48 ha với 74 dự án. Do sự thu hẹp đất đai canh tác, cơ cấu kinh tế c ủa phường hiện nay là: công nghiệp – xây dựng – thương mại – du lịch và nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 33.988.000đ/người. 4 Phường Đồng Tâm nằm ở phía Tây thành phố Vĩnh Yên, diện tích tự nhiên là 7.52 km2, 2815 hộ và 14500 khẩu. Cơ cấu kinh tế của phường là thương mại, dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông nghiệp, thủy sản. Năm 2008, phường đã hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng với 8 dự án, tổng diện tích 345.182,4m2, giá trị bồi thường hơn 6 tỷ đồng với hơn 360 lượt hộ có đất thu hồi. Công tác xây dựng h ạ tầng cơ sở trên địa bàn phường được triển khai tốt, các thiết chế văn hóa – giáo dục và y tế được đầu tư đồng bộ và hiện đại. Thị trấn Hương Canh có diện tích tự nhiên là 1006,42 ha với 3818 hộ và 14499 khẩu. trong đó, hộ sản xuất nông nghiệp là 1670 hộ và hộ phi nông nghiệp là 2148 hộ. Trong tổng số 7670 lao động của thị trấn thì có tới 2537 người đang làm việc cho các doanh nghi ệp, cơ quan trên địa bàn. Diện tích đất nông nghiệp của thị trấn chỉ có 543,1 ha, đất phi nông nghiệp có 445,05 ha. Thời gian qua, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng được thực hiện trên địa bàn thị trấn nhưng tốc độ chậm vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như giá đền bù chưa hợp lý, ý thức trách nhiệm một số người chưa cao. Xã Bá Hiến nằm ở phía Bắc huy ện Bình Xuyên với 3216 hộ, 14 216 khẩu (khoảng 35% số khẩu là đồng bào theo đạo Thiên chúa). Cơ cấu kinh tế của xã là nông nghiệp, thủy sản – thương mại dịch vụ và xây dựng cơ bản. Những năm qua, thực hiện chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chính quyền địa phương đã tiến hành thu hồi và bàn giao hàng trăm ha đất cho các doanh nghiệp và cơ quan trên địa bàn. Riêng năm 2008, địa phương đã giao 83 ha cho tập đoàn Hồng hải, 0.77 ha cho KCN Bá Thiện xây nhà máy nước. Hiện nay, chính quyền xã vẫn đang tiếp tục thực hiện chính sách thu hồi và đền bù, giải phóng mặt bằng cho các hộ dân trong xã. Những năm sắp tới, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ giúp Bá Hiến trở thành một địa bàn có nhiều KCN với nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. 5 2. Sự thay đổi quan niệm và cách thức lựa chọn việc làm của người dân khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 2.1. Chuyển đổi đất và lựa chọn nghề nghiệp: Các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự hình thành các mô thức sống của người dân, trong đó đặc biệt quan trọng là các quan niệm và việc lựa chọn nghề nghiệ p. Bởi lẽ, chuyển đổi nghề nghiệp là vấn đề nổi bật, là sự biến đổi xã hội trực tiếp và dễ thấy nhất dưới tác động của chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Việt Nam thời gian qua. Cũng chính bởi vậy mà vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học (chẳng hạn như Nguyễn H ữu Minh, 2003; Ngô Văn Giá, 2005-2006; Nguyễn Văn Đáng, 2003…vv). Tuy nhiên, dưới góc độ lối sống, nhóm nghiên cứu không chỉ quan tâm xem người dân đã chuyển sang làm những công việc gì mà còn tìm hiểu động lực sâu sa khiến họ chuyển đổi nghề nghiệp, nơi làm việc mới, tính chất công việc và quan niệm của người dân đối với các loại hình công việc cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của h ọ. Nhóm nghiên cứu cùng các điều tra viên đã tiến hành phỏng vấn 400 chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ tại Vĩnh Phúc trong năm 2009 và có được kết quả như sau: Bảng 1: Nghề nghiệp chính của người được hỏi tại hai thời điểm (Tỷ lệ %). Trước khi bị thu hồi đất Hiện nay (2009) 1 Nông dân 91.2 51.4 2 Công nhân 1.0 2.8 3 Cán bộ công chức 2.8 3.8 6 4 Buôn bán 0.5 5.8 5 Lao động tự do 2.0 30.9 6 Tiểu thủ CN 0.3 0.5 7. Chủ cơ sở SX 0.0 0.5 8. Nội trợ 0.0 0.8 9 HS-SV 0.5 0.5 10 LL vũ trang 0.8 0.3 11 Hưu trí 1.0 2.0 12. Khác 0.0 0.8 Tổng 100.0 100.0 Có thể thấy, trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất – tức là khoảng 8 năm trước đây, tuyệt đại đa số những người được hỏi là nông dân (91.2%); chỉ có tỷ lệ rất ít là cán bộ công chức (2.8%) hoặc làm lao động tự do (2.0%). Số liệu này cho thấy địa bàn khảo sát trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một địa bàn thuần nông v ới cơ cấu nghề nghiệp khá đơn điệu. Tuy nhiên, đến thời điểm khảo sát (tháng 5/2009), tình trạng trên đã thay đổi căn bản. Tỷ lệ cư dân làm nông nghiệp tại 4 xã, phường khảo sát đã giảm gần một nửa, xuống còn 51.4%. Trong khi đó, số người làm lao động tự do tăng lên đáng kể, chiếm 30.9% số người được hỏi; số người chuyển sang buôn bán chiếm 5.8%. Đi ều đáng ngạc nhiên là, địa bàn khảo sát là nơi diễn ra quá trình CNH rất mạnh mẽ với rất nhiều khu công nghiệp và đô thị mới nhưng số người làm công nhân công nghiệp và công chức nhà nước lại gia tăng không đáng kể, tương ứng là 2.8% và 3.8% vào thời điểm năm 2009. Theo lý giải của người dân, thực trạng này có thể 7 bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: trình độ học vấn, tay nghề, tuổi tác, giới tính vv của người lao động khu vực chuyển đổi không đáp ứng được yêu cầu của các công việc mới. “ Các cháu trẻ, còn tuổi thì vào khu công nghiệp. Tuổi tôi làm sao vào được? Đi chợ cũng khó khăn, tranh mua tranh bán, mỗi ngày may thì được 15- 20 nghìn, không may thì lỗ. Giờ chẳng biết làm gì Chỉ được mấy ngày mùa bận rộn rồi lạ i thôi. Lại chờ gặt ” (Nữ, 45tuổi, nông dân). “ Một năm 2 vụ, mỗi vụ được 1 tạ bảy. Chăn nuôi, trồng thêm rau ăn. Thu nhập chủ yếu là ruộng, ngoài ra chẳng có gì. Thỉnh thoảng đi làm thuê, thợ xây… Nhưng không thường xuyên. Ra Tết đã hết cả lúa rồi. Mỗi năm thiếu ăn 4 tháng. Việc gì cũng làm, miễn là có thu nhập ” (Nam, 39 tuổi, làm thuê tự do). Thực tế này cho thấy xu hướng tham gia thị trườ ng lao động tự do vốn còn rất nhiều bấp bênh thay vì tham gia vào khu vực lao động chính thức của người dân vùng chuyển đổi. Theo số liệu khảo sát, có tới 49.8% số người được hỏi đã trả lời là họ phải chuyển đổi nghề nghiệp là do không có đất canh tác; 33.2% do thiếu đất. Đây là bằng chứng cho thấy, nhiều người dân buộc phải tìm nghề mới dù họ không hẳn đã muốn vậ y.Cùng với sự lựa chọn việc làm mới, nơi làm việc cũng có thể phản ánh suy nghĩ, quan niệm của người dân, thể hiện khả năng thích ứng của người dân vào một bối cảnh mới (xem bảng 2). Số liệu khảo sát cho thấy, tại cả hai thời điểm, đa số người dân vẫn chỉ làm việc tại nhà hoặc tại cộng đồng quen thuộc c ủa mình. Tuy nhiên, có một chút thay đổi đáng chú ý là số người lựa chọn các công việc chính tại nhà đã giảm (từ 61.3% giảm xuống còn 33.8% vào năm 2009) và số người lựa chọn các công việc ngoài gia đình đã tăng lên đáng kể (từ 35.9% tăng lên 62.2% vào thời điểm khảo sát). Điều này cho thấy, sự di động nghề 8 nghiệp đã diễn ra nhưng mức độ và phạm vi di động vẫn còn hạn chế. Người dân vẫn có xu hướng gắn bó với các công việc gần nhà thay vì phải đi làm ở những nơi xa địa bàn cư trú. Đây là một phát hiện phản ánh tâm lý, lối sống khá truyền thống của người dân tại các khu vực nông thôn của Việt Nam: họ chỉ rời nhà đi nơi khác khi đó là điều bắt bu ộc. Ngược lại, khi cơ hội vẫn còn thì họ luôn có xu hướng gắn bó với gia đình và cộng đồng truyền thống của mình. Bảng 2: Sự thay đổi về nơi làm việc của người được hỏi (Tỷ lệ %) Nơi làm việc Trước khi bị thu hồi đất Hiện nay (2009) 1 Tại nhà 61.3 33.8 2 Trong xã 35.9 62.2 3 Trong huyện, khác xã 1.0 2.8 4 Trong tỉnh, khác huyện 1.0 0.8 5 Tỉnh khác 0.5 0.3 6 Khác 0.3 0.3 Total 100.0 100 Để có thêm bằng chứng về sự thích ứng nghề nghiệp của người dân khu vực chuyển đổi, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu thêm về phương tiện đi làm của người được hỏi tại hai thời điểm khác nhau. Bảng 3: Phương tiện đi làm của người dân tại hai thời điểm (Tỷ lệ %) 9 Thời điểm Phương tiện đi làm Trước khi bị thu hồi đất Hiện nay (2009) 1 Đi bộ 21.5 12.9 2 Xe đạp 59.5 30.3 3 Xe máy 15.7 53.0 4 Xe buýt 0.3 0.3 6 Khác 3.0 3.5 Tổng 100,0 100 Kết quả cho thấy, trước khi bị thu hồi đất, phương tiện đi làm chủ yếu của người dân là đi bộ và xe đạp, tương ứng là 21.5% và 59.5% số người được hỏi sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay, xe máy đã trở thành phương tiện đi lại chủ đạo của người dân, được sử dụng bởi 53% số người được hỏi. Tuy nhiên, một dịch vụ đi lại gắn liền với các cộng đồng đô thị là xe buýt thì lại chỉ được sử dụng rất hạn chế, chỉ với 0.3% số người được hỏi tại cả hai thời điểm. Thực tế này phù hợp với mức sống cũng như tính chất các công việc của người dân khu vực chuyển đổi. Hơn thế, nó cũng cho thấy mức độ đô th ị hóa của địa phương là đang còn thiên về hạ tầng cơ sở chứ chưa có nhiều thay đổi mạnh mẽ về chiều sâu lối sống (xem bảng 3 ở trang 36). 2.2. Chuyển đổi đất và mong muốn nghề nghiệp: Sự thay đổi bối cảnh xã hội (sinh sống và làm việc) tất yếu làm thay đổi quan niệm, nhận thức của người dân về giá trị của các loại hình công việ c cũng 10 như các yếu tố có vai trò quan trọng đối với công việc chính của họ. Nếu như trong xã hội nông nghiệp truyền thống, các yếu tố như sức khỏe, kinh nghiệm, sự cần cù chăm chỉ, số lượng lao động đông…luôn được người dân đề cao thì trong xã hội hiện đại, bối cảnh CNH và ĐTH, rất có thể những quan niệm phổ biến đó của người dân đã thay đổi. Kết quả khảo sát cho bảng số liệu sau: Bảng 4: Các yếu tố quan trọng đối với công việc chính của người được hỏi (Tỷ lệ %; 1-2-3 là mức độ quan trọng, trong đó 1 là quan trọng nhất) Năm bị thu hồi đất Hiện nay (2009) Các yếu tố 1 2 3 1 2 3 1. Vốn 45.3 11.3 10.2 47.5 16.8 11.8 2. Kiến thức, kỹ năng 8.9 12.3 7.1 6.3 16.1 7.1 3. Kinh nghiệm SX, KD 7.9 16.6 12.0 3.8 13.8 13.6 4. Quan hệ xã hội 0.3 2.3 1.0 1.8 3.0 3.8 5. Sức khỏe 24.9 33.5 10.7 31.9 26.1 8.8 6. Diện tích đất SX, KD 9.9 13.9 7.9 1.0 5.3 3.8 7. Vị trí đất SX, KD 0.3 2.5 9.7 2.0 8.3 14.9 8. Sự chủ động, năng động của bản thân 1.3 3.0 21.4 2.8 7.8 20.2 9. Cần cù, chăm chỉ 1.0 4.3 16.5 0.0 2.3 4.3 10. Vị trí nơi ở 0.3 0.3 3.6 3.0 0.5 11.8 Tổng 100 100 100 100 100 100 [...]... hưởng quan trọng nhất đến công việc của họ hiện nay Như vậy, có thể thấy sự chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang các nghề phi nông nghiệp đã làm thay đổi nhận thức, thái độ của người dân đối với các yếu tố liên quan đến công việc chính của họ Để có một công việc ổn định với thu nhập tốt, đảm bảo cuộc sống thì rõ ràng người dân khu vực chuyển đổi đã phải đề cao các yếu tố mới như: kiến thức, kỹ... cứu này là đã nhận thấy sự thay đổi trong suy nghĩ, quan niệm của người dân đối với các yếu tố ảnh hưởng đến công ăn việc làm Theo đó, người dân khu vực chuyển đổi đã ý thức hơn về các yêu cầu như: tính năng động xã hội, nguồn lực tài nguyên như đất đai, kiến thức chuyên môn để có được một công việc tốt Tỷ lệ cao các hộ gia đình dùng tiền đền bù đất đầu tư cho học tập, chuyển đổi nghề nghiệp là thông... Thị Kim Hoa (2008), người dân khu vực chuyển đổi gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm mới phi nông nghiệp Tâm lý chung, đa số người dân vẫn muốn các thành viên trong gia đình có được việc làm trong khu vực nhà nước vốn mang tính chất ổn định hơn các khu vực khác Các thông tin về nơi làm việc và phương tiện đi làm cho thấy người dân vẫn có xu hướng muốn tìm kiếm công việc gần nhà, nhất... định hướng giá trị, quan niệm của người dân khu vực chuyển đổi về vấn đề lao động – việc làm Kết quả khảo sát cho 11 thấy, về tổng thể, lĩnh vực làm việc và các loại công việc mà những người được hỏi mong muốn lần lượt là: cán bộ, công chức nhà nước (51.1%); Làm cho doanh nghiệp nước ngoài (17.7%); Làm cho doanh nghiệp trong nước (16.5%); Tự tổ chức sản xuất kinh doanh (7.1%) và Làm thuê tự do (7.6%)... trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các yếu tố quan trọng đối với công việc chính của người được hỏi được xác định là: vốn, sức khỏe, diện tích đất để sản xuất kinh doanh Rất ít người đánh giá cao mức độ quan trọng của yếu tố sự chủ động, năng động của bản thân’ (chỉ chiếm 21.4%); thậm chí không ai coi “kiến thức, kỹ năng” và “vị trí đất sản xuất kinh doanh” là một trong ba yếu tố quan trọng... lao động – việc làm tại khu vực chuyển đổi hiện nay Đó là việc người dân chỉ có thể tham gia vào thị trường lao động tự do, vốn rất bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định Bởi vậy, mong muốn cho các thành viên gia đình được làm việc trong khu vực chính thức, ổn định (nhà nước, doanh nghiệp) là có phần hợp lý Đồng thời, nó cũng cho thấy những khó khăn của người dân trong quá trình thích ứng vào một hệ... khi bị thu hồi đất 3 Kết luận: Có thể thấy rõ một thực tế là quá trình chuyển đổi đất là nguyên nhân trực tiếp khiến đa số người dân phải thay đổi việc làm Xu hướng chung là họ lựa chọn những công việc thuộc khu vực lao động tự do, gần nhà Phổ biến nhất là việc chuyển sang kinh doanh một số dịch vụ đơn giản, buôn bán nhỏ và đặc biệt là làm thuê tự do Cũng giống như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu... hiệu quả của các hoạt động đó vẫn chưa cao do người dân chưa nhận được sự giúp đỡ cần thiết của các cơ quan quản lý nhà nước Nói cách khác, sự thích ứng của người dân vào thị trường lao động mới diễn ra một cách tự phát, thiếu sự hướng dẫn và giúp đỡ từ các cơ quan chức năng Bởi vậy, nhiều hộ gia đình tốn kém tiền của nhưng các thành viên vẫn chưa thể có được công ăn việc làm, chưa hòa nhập được vào với... nước và liên doanh Bảng số liệu dưới đây cho thấy chi tiết hơn về mối quan hệ giữa diện tích đất bị thu hồi và mong muốn nghề nghiệp/lĩnh vực làm việc của người được hỏi Theo đó, diện tích đất bị thu hồi không phải là yếu tố có nhiều ảnh hưởng đến mong muốn nghề nghiệp của người dân Dù bị thu hồi nhiều hay ít thì thứ tự ưu tiên vẫn là: khu vực nhà nước, khu vực liên doanh với nước ngoài, khu vực doanh... “Vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nông trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá” Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 4/7/2007) 26 Lê Du Phong (2007): “Thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người dân bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, đô thị và cho nhu cầu công cộng, lợi ích quốc gia” sgtt.com.vn ngày 30/12/2007 27 Lê Du Phong, Nguyễn V áng, Hoàng V.Hoa (2002): “ảnh hưởng của . nghiệp cả trong và ngoài nước. 5 2. Sự thay đổi quan niệm và cách thức lựa chọn việc làm của người dân khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 2.1. Chuyển đổi đất và lựa chọn nghề nghiệp:. 1 Chuyên đề: SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VÀ CÁCH THỨC LỰA CHỌN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT PGS.TS Nguyễn Chí. rất quan trọng đối với sự hình thành các mô thức sống của người dân, trong đó đặc biệt quan trọng là các quan niệm và việc lựa chọn nghề nghiệ p. Bởi lẽ, chuyển đổi nghề nghiệp là vấn đề nổi

Ngày đăng: 17/11/2014, 20:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan