tiểu luận nguyên lý của cn mác-lênin về cnxh hiện thực và triển vọng

16 8.9K 109
tiểu luận nguyên lý của cn mác-lênin về cnxh hiện thực và triển vọng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Lời nói đầu 3 A. Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH hiện thực 4 I. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực 4 a. Sự xuất hiện của CNXH khoa học 4 b. CNXH khoa học trở thành hiện thực 5 II. Các giai đoạn phát triển của CNXH hiện thực 6 a. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng mười Nga đến kết thúc chiến tranh thế giới lần II (1945) 6 b. Giai đoạn từ sau 1945 đến đầu những năm 1970 6 c. Giai đoạn từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980 6 d. Giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến nay 7 III. Những thành tựu nổi bật của CNXH hiện thực 7 IV. Những nguyên nhân dẫn đến sự “thoái trào” của CNXH hiện thực 9 a. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết 9 b. Nguyên nhân chủ yếu. trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết 9 B. Triển vọng của CNXH hiện thực 10 I. Bản chất của CNTB – CNTB không phải là tương lai của loài người 10 a. Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi 10 b. Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản 11 II. Những thành tựu rực rỡ của CNXH ở Việt Nam và Trung Quốc 11 a. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội 11 b. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, đổi mới và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn 11 c. Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia trong thế giới đương đại 13 d. Triển vọng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam 14 Kết luận 15 Tài liệu tham khảo 16 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong thế kỉ XX, có một sự kiện lịch sử quan trọng trong xã hội loài người, đó là cách mạng tháng mười Nga năm 1917. Cuộc cách mạng đã giành được thắng lợi và hiện thực hóa chủ nghĩa xã hội trên thế giới, gián một đòn nặng vào hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa. Vậy, chủ nghĩa xã hội đã hình thành, tồn tại ra sao và triển vọng của nó thế nào? Trong khuôn khổ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin – Phần 3, với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Khánh Vân và sự phân công của lớp, nhóm 4 lớp 90 K34 xin trình bày nội dung về Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH hiện thực và triển vọng. Chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH hiện thực và triển vọng nói riêng là một nội dung khá rộng, sâu sắc và khoa học, với khả năng hạn chế, các thành viên của nhóm chỉ trình bài những vấn đề cơ bản của nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng 3 A. NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC. I. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực a. Sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội khoa học - Điều kiện kinh tế - xã hội: Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền công nghiệp lớn. Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và sự chuyển đổi về cơ cấu. Tỷ trọng công nhân công nghiệp đã tăng đáng kể và trở thành bộ phận hạt nhân của giai cấp. Đây là lực lượng công nhân lao động trong khu vực sản xuất then chốt có trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhất. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản, biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức và trên quy mô rộng khắp. Điều kiện kinh tế, xã hội ấy đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường, điều mà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước đó một vài thập kỷ đã không thể đảm đương; không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng của giai cấp công nhân mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự sinh thành ra lý luận mới, tiến bộ soi sáng sự vận động đi lên của lịch sử. - Tiền đề văn hoá và tư tưởng Đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học, văn hoá và tư tưởng. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng. Trong triết học và khoa học xã hội, phải kể đến sự ra đời của triết học cổ điển Đức với tên tuổi của các nhà triết học vĩ đại: Hêghen, Phoiơbắc; của kinh tế chính trị học cổ điển Anh: A. Smít và Đ. Ricácđô; của chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán: H. Xanh Ximông, S. Phuriê và R. Ôoen. Những giá trị khoa học, cống hiến mà các ông để lại đã tạo ra tiền đề cho các nhà tư tưởng, các nhà khoa học thế hệ sau kế thừa. Vấn đề còn lại là ở chỗ ai là người có đủ khả năng kế thừa phát triển những di sản ấy và kế thừa, phát triển như thế nào? 4 - Vai trò của Các Mác và Phriđrích Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. C. Mác (1818 - 1883) và Ph. Ăngghen (1820 - 1895) trưởng thành ở một quốc gia có nền triết học phát triển rực rỡ với thành tựu nổi bật là chủ nghĩa duy vật của L. Phoiơbắc và phép biện chứng của V.Ph. Hêghen. Bằng trí tuệ uyên bác, các ông đã tiếp thu với một tinh thần phê phán đối với các giá trị của nền triết học cổ điển và với kho tàng tư tưởng lý luận mà các thế hệ trước để lại; sớm đắm mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tất cả những điều đó đã cho phép các ông đến với nhau, trở thành đôi bạn cùng chí hướng, giúp các ông nhận thức được bản chất của những sự kiện kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội đang diễn ra trong lòng chế độ tư bản. Kế thừa các giá trị khoa học trong kho tàng tư tưởng nhân loại, quan sát, phân tích với một tinh thần khoa học những sự kiện đang diễn ra đã cho phép các ông từng bước phát triển học thuyết của mình, đưa các giá trị tư tưởng lý luận nói chung, tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng phát triển lên một trình độ mới về chất. b. Chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực V.I. Lênin (1870-1924) là người đã kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp cách mạng và khoa học của C. Mác và Ph. Ăngghen. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, Đảng Bônsevich Nga, đứng đầu là V.I.Lênin đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa phá tan dinh lũy cuối cùng của Chính phủ lâm thời tư sản Nga, báo hiệu sự toàn thắng của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành “Toàn bộ chính quyền về tay Xôviết”. Với sự thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga lịch sử đã mở ra một con đường mới cho sự giải phóng các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Nó đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử- thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười thể hiện sự ưu việt của chủ nghĩa Mác- Lênin so với các trào lưu cơ hội, xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chính từ đây chủ nghĩa xã hội không chỉ còn là lý tưởng, là học thuyết mà là hiện thực cụ thể. 5 II. Các giai đoạn phát triển của CNXH hiện thực a. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng mười Nga đến kết thúc chiến tranh thế giới lần II (1945). Đây là giai đoạn Chủ nghĩa xã hội mới hình thành ở Liên Xô, các điều kiện xây dựng chế độ mới rất khó khăn và phức tạp: nền kinh tế vốn đã lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thề giới thứ 1, sau đó là nội chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bị bao vây cấm vận về kinh tế. Tuy nhiên, với tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Nga, đứng đầu là Lênin, nước Nga đã vượt qua giai đoạn khó khăn với chính sách cộng sản thời chiến và chính sách kinh tế mới (NEP). Nhờ sự đứng vững của Liên Xô mà chủ nghĩa phát xít đã bị đánh bại trong Thế chiến II, cứu nhân loại thoát khỏi hiểm họa của chủ nghĩa phát xít. b. Giai đoạn từ sau 1945 đến đầu những năm 1970 Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Sau thế chiến II, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời như: Cộng hòa Dân chủ Đức , Bungari, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, Trung Quốc… Cùng với sự ra đời của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa thì những thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trong các nước tư bản chủ nghĩa, động viên các thuộc địa đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong những năm 60 của TK XX đã có hơn 100 quốc gia giành được độc lập dân tộc với những mức độ khác nhau. c. Giai đoạn từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980. Trong giai đoạn này thì nhiều nước đã không chú ý tới công tác xây dựng Đảng, tình trạng quan liêu, chệch mục tiêu, lý tưởng cách mạng khá phổ biến trong Đảng viên Đảng cộng sản. Bên cạnh đó, chủ nghĩa tư bản với những thay đổi mới để thích nghi với thời đại đã “qua mắt” những người cộng sản không nắm những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản. Trong xây dựng kinh tế thì chủ quan, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, chậm áp dụng khoa học kĩ thuật… Trong lĩnh vực xã hội thì bao cấp tràn lan, không tạo được động lực thúc đẩy xã hội phát triển. 6 Những sai lầm trên chậm được khắc phục nên đã đẩy các nước xã hội chủ nghĩa vào tình trạng khủng hoảng, buộc các nước phải đổi mới để tồn tại. Nhưng trong quá trình đổi mới thì nhiều Đảng Cộng Sản lại mắc những sai lầm mang tính nguyên tắc. Lợi dụng tinh hình đó,các thế lực chống phá đã tấn công làm sụp đỗ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. d. Giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến nay. Trong giai đoạn này thì chủ nghĩa xã hội lâm vào “thoái trào”, cùng với sự sụp đỗ của Liên Xô và các nước Đông Âu, nhiều Đảng Cộng Sản tan rã, một số nước có định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, giờ đây mất chỗ dựa về tinh thần và vật chất, thêm vào đó là sự chống phá quyết liệt của kẻ thù đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phạm vi của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Những thế lực phản động dùng trăm phương nghìn kế để chống chủ nghĩa xã hội, xác lập sự thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Lịch sử đặt ra những thách thức to lớn cho chủ nghĩa xã hội, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Để vượt qua những thách thức đó thì các nước xã hội chủ nghĩa phải tự khăc phục những khuyết điểm của mình, tranh thủ các điều kiện thuận lợi đê cải thiện đời sống cho nhân dân, nâng cao sức mạnh mọi mặt của đất nước, củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. III. Những thành tựu nổi bật của CNXH hiện thực Cho dù lịch sử có biến động như thế nào,dù ai đó cố tình xuyên tạc lịch sử cũng không thể phủ nhận được sự thật là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã có một thời phát triển rực rỡ và đã đạt được những thành tựu to lớn: Một là, chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội,thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới. Sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa cũng có nghĩa là chế độ dân chủ được thiết lập. Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của nó,chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa – chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động,thực hiện ngày càng đầy đủ những quyền dân chủ,ngăn ngừa và chấn áp những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân.Mặt khác,chế độ xã hội chủ nghĩa còn thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa và trên toàn thế giới. 7 Hai là, trong hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội,Liên Xô và các nước xã hội đã đat được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế,đã xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên quy mô lớn với trình độ hiện đại,bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Với công cuộc phát triển kinh tế,văn hóa,Liên Xô đã trở thành một nước có trình độ học vấn cao,thu được những thành tựu đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe,phát triển y tế và bảo đảm phúc lợi xã hội cho nhân dân lao động.Ngoài ra,Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trước đây đã đạt được những bước tiến lớn trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học,chinh phục vũ trụ,có tiềm lực quân sự và công nghiệp quốc phòng hùng mạnh.Trong các lĩnh vực văn hóa,nghệ thuật,khoa học và công nghệ cũng có những thành tựu to lớn. Ba là, với sự lớn mạnh toàn diện,chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới,đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc,mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập không chỉ mở ra một xu thế phát triển tất yếu cho các dân tôc là con đường xã hội chủ nghĩa ,mà bằng sự giúp đỡ tích cực,có hiệu quả về nhiều mặt,các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần làm phát triển mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Bốn là, sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hủy diệt,bảo vệ hòa bình thế giới. Năm là, ngay tại các nước phương Tây,nhân dân lao động với sự hấp dẫn thực tế của chủ nghĩa xã hội đã đấu tranh đòi các quyền dân sinh,dân chủ,các phúc lợi xã hội.Với sức ép từ các nước xã hội chủ nghĩa,các nước phương Tây cũng đã nhượng bộ và chấp nhận thực tế rất nhiều yêu sách của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 8 IV. Những nguyên nhân dẫn đến sự “thoái trào” của CNXH hiện thực a. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết Sau khi V.I.Lenin qua đời, ở Liên Xô, chính sách kinh tế mới không đươc tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan lieu, bao cấp. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động. Mà đây là yếu tố như Lenin nói, xét đến cùng, quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới. Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài đã nói ở trên cản trở sự đổi mới đúng đắn là nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Đó không phải những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội. b. Nguyên nhân chủ yếu. trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết Một là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị , tư tưởng và tổ chức. Đó là đuồng lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất. Hai là, Chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi vừa trắng trợn, thực hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên chop bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ. Cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới là tất yếu nhưng sụp đổ thì không là tất yếu. Vấn đề ở chỗ: cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới thế nào, nhằm mục đích gì, theo đường lối nào. 9 B. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC. I. Bản chất của CNTB – CNTB không phải là tương lai của loài người a. Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập kỷ qua, do biết “tự điều chỉnh và thích ứng” đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đã vượt qua một số cuộc khủng hoảng và vẫn còn khả năng phát triển. Nhưng đó không phải là chế độ xã hội tương lai của nhân loại bởi bản chất bóc lột, phản dân chủ, vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản không thay đổi. Chính phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa gây ra những ung nhọt không thể chữa khỏi. Trong cuốn sách Ngoài vòng kiểm soát ( xuất bản năm 1993), Bredinxky đã cay đắng thừa nhận 20 khuyết tật của xã hội Mỹ vào thời điểm đó và dự báo Mỹ sẽ mất vai trò siêu cường vào thế kỷ XXI. Trong 20 khuyết tật ấy, có những khuyết tật đã trở thành phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa, như: chăm sóc y tế không đầy đủ, giáo dục trung học chất lượng kém, vấn đề phân biệt chủng tộc, nghèo đói ngày càng sâu sắc, tội ác bạo lực tràn lan, cảm giác trống rỗng về tinh thần, v.v. làm cho xã hội lâm vào khủng hoảng và vô phương cứu chữa. Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, dù là chủ nghĩa tư bản hiện đại, trên thế giới ngày nay vẫn có đến 1,2 tỷ người phải tiếp tục chịu nghèo đói, tật bệnh, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu nhập dưới 1 USD/ngày; 2,5 tỷ người nghèo có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập của 250 tỷ phú, triệu phú lớn nhất thế giới gộp lại; 1/3 lực lượng lao động toàn thế giới, tức là khoảng 1 tỷ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau; tại hơn 100 nước đang hoặc kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người giảm đi so với thập niên trước, hàng ngày có đến 30.000 trẻ em chết bệnh mà lẽ ra có thể được cứu sống, và số người lớn mù chữ lên đến hơn 800 triệu người. Chủ nghĩa tư bản với những mâu thuẫn bên trong không thể khắc phục. Xã hội tư bản không thể thay đổi bản chất của mình chỉ bằng lối xưng danh mới: “phì hệ tư tưởng hóa”, “xã hội hậu công nghiệp”, “xã hội tin hóa”, “xã hội kinh tế tri thức hóa”, 10 [...]... Những thành tựu rực rỡ của CNXH ở Việt Nam và Trung Quốc a Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự sụp đỗ chung của chủ nghĩa xã hội Kẻ thù đã và đang ra sức khai thác sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ để rêu rao về “cái chết của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mac – Lênin nói chung” Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình của chủ nghĩa xã hội trong... lên “chủ nghĩa xã hội” và đường lối này đã khẳng định lại vào năm 2006 sau khi Tổng thống tái đắc cử và được nhân dân ủng hộ Sự xuất hiện của “Chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI” còn đang trong quá trình tiến hành của nó, nhưng nó cũng chứng minh cho sức sống và khả năng phát triển bước đầu của nó, chủ nghĩa xã hội không chỉ là lý tưởng mà thực tế nó đang dần trở thành hiện thực Điều này cho thấy... xuất hiện trong lòng xã hội tư bản Chủ nghĩa tư bản hiện đại sẽ còn tiếp tục phát triển thông qua chính những cuộc khủng hoảng, những cuộc cải cách để thích ứng, và quá trình phát triển đó cũng chính là quá trình quá độ sang một xã hội mới Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện những yếu tố của xã hội mới, những yếu tố của nền văn minh hậu công nghiệp, kinh tế trí thức nảy sinh và phát triển; ... nhiệm vụ cơ bản của chặng đường đầu của thời kỳ quá độ và bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta đang tiến lên phía trước, bởi chủ nghĩa xã hội đổi mới của Việt Nam là biểu hiện sinh động sự thống nhất biện chứng giữa thuộc tính khoa học và thuộc tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí... trình xây dựng ở một số nước, CNXH nhất định sẽ thay thế CNTB trong một tương lai không xa Mặc dù biết sự thay thế ấy diễn ra không hề suôn sẻ, nhanh chóng nhưng dù thế nào thì loài người cũng phải xây dựng CNXH trở thành hệ thống trên toàn thế giới vì tương lai của loài người, vì sự công bằng giữa các dân tộc Việt Nam cũng không ngoại lệ, nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục đi lên CNXH dù con đường phía trước... hội của sở hữu ngày càng gia tăng; sự điều tiết của nhà nước đối với thị trường ngày càng hữu hiệu; tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên; những vấn đề phúc lợi xã hội và môi trường… ngày càng được giải quyết tốt hơn Với những đặc điểm trên đây cũng có thể xem đó là những xã hội quá độ, vì nó chứa đựng trong nó cả các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và xã hội tương lai II Những thành tựu rực rỡ của. .. chủ nghĩa xã hội của chúng ta là không gì có thể ngăn cản nổi, bởi vì đó là quy luật tiến hóa khách quan của lịch sử, lại đang được Đảng ta nhận thức và vận dụng sáng tạo Quán triệt bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy tính độc lập, sáng tạo, đồng thời kế thừa tinh hoa trí tuệ dân tộc, những kinh nghiệm và thành tựu khoa học, văn hóa của thế giới, nhất... việt của nó sẽ thay đổi thế giới Tóm lại, từ diễn biến cách mạng tháng Mười Nga có thể khẳng định rằng: chủ nghĩa xã hội trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại, sự thức tỉnh của các dân tộc nhất định sẽ có những bước phát triển mới đúng theo quy luật khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội là tương lai của xã hội loài người 13 d Triển vọng. .. chỉ đứng 11 vững mà còn tiếp tục được đổi mới và phát triển Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đã tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới tương đối thành công nhất Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mac – Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, đã tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới Tuy Trung Quốc và Việt Nam có những sự khác biệt nhất định trên... lớn cả về kinh tế lẫn chính trị; trong suốt 20 năm liền Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới và hiện nay là nền kinh tế đứng thứ tư trên thế giới; trở thành quốc gia có sức ảnh hưởng lớn cả về kinh tế lẫn chính trị trên thế giới Thực tế đã chứng minh một cách hùng hồn rằng, cải cách, mở cửa là sự lựa chọn then chốt của vận mệnh Trung Quốc đương đại, là con đường tất yếu phát triển . Mác-Lênin về CNXH hiện thực và triển vọng. Chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH hiện thực và triển vọng nói riêng là một nội dung khá rộng, sâu sắc và khoa. nói đầu 3 A. Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH hiện thực 4 I. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực 4 a. Sự xuất hiện của CNXH khoa học 4 b. CNXH khoa học trở thành hiện thực 5 II. Các. viên của nhóm chỉ trình bài những vấn đề cơ bản của nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng 3 A. NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN

Ngày đăng: 16/11/2014, 21:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan