tiểu luận đề tài triển vọng của chủ nghĩa xã hội hiện thực

29 9.1K 54
tiểu luận đề tài triển vọng của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Đối với VIỆT NAM: 17 Đối với TRUNG QUỐC: 21 Ý nghĩa: 26 Kết luận: 28 Sự ra đời của chủ nghĩa Mác, CNXH đã từ những lý thuyết không tưởng trở thành một lý luận khoa học. Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của CNXH hiện thực: từ một nước đến nhiều nước và trở thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh trên phạm vi quốc tế ở thế kỷ XX với nhiều thành tựu vĩ đại, in đậm dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Thế nhưng, vào những thập niên cuối thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. CNXH đã tạm thời lâm vào thoái trào. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tiến hành cải cách, đổi mới và tiếp tục phát triển. Thực tế lịch sử đó đã đặt ra một vấn đề lớn về tương lai của chủ nghĩa xã hội. Lời giải đáp khoa học chân chính cho câu hỏi này chỉ có thể có đươc trên cơ sở nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và vận dụng 1 sáng tạo những nguyên lý đó vào việc phân tích bối cảnh cụ thể của thời đại ngảy nay. A. NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HIỆN THỰC I. Khái niệm: Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học nghiên cứu sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Song quá trình khách quan, có tính chất lịch sử tự nhiên này chỉ có thể thực hiện bằng việc phát huy nhân tố chủ quan, thông qua sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do Đảng cộng sản lãnh đạo. Vì vậy, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra: Chủ nghĩa xã hội khoa hoc “là sự biểu hiện lập trường của giai cấp vô sản” trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, là “sự khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản”. Vậy chủ nghĩa xã hội hiện thực là quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà tiêu biểu là từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại dưới sự lãnh đạo đảng Bônsêvích đứng đầu là Lênin và quá trình xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông Âu. II. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực: Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, là để nói về chủ nghĩa xã hội đươc xây dựng trong thực tế ở Liên Xô và Đông Âu. Ngày 7/11/1917 đảng BônSêVich Nga, đứng đầu là Lênin đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa phá tan dinh lũy cuối cùng của chính phủ lâm thời tư sản, báo hiệu sự toàn thắng của khởi nghĩa vũ trang giành “Toàn bộ chính quyền về tay Xô Viết”. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước Xô Viết do Lênin đứng đầu đã ra đời trong “mười ngày rung chuyển thế giới”. 2 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Cách mạng Tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội tiên phong của họ là đảng Bônsêvích lãnh đạo. Cách mạng Tháng Mười dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của nhưng người lao đông, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một xã hội không có tình trạng người bóc lột người. Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng mười Nga, lịch sử đã mở ra con đường mới cho sự giải phóng các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Nó đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử - thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thê giới. Và từ đây mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới được hình thành. III. Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực: Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mở đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 cho đến nay có thể chia thành 4 giai đoạn chính sau đây: Giai đoạn 1: Từ năm 1917 đến kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, năm 1945 Đây là giai đoạn đột phá thắng lợi của cách mạng vô sản ở nước Nga, một nước tư bản phát triển trung bình, khai sinh ra một chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, xóa bỏ được tình trạng người bóc lột người, mở ra khả năng tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước, đánh bại sự bao vây, can thiệp chủ nghĩa đế quốc, mở đường cho 3 phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, đồng thời cứu xã hội loài người ra khỏi thảm họa của chủ nghĩa phátxít. Giai đoạn 2: Từ sau năm 1945 đến đầu những năm 1970 Đây là giai đoạn mở rộng và phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước ra nhiều nước dẫn tới sự hình thành hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em giai đoạn này còn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc giành được những thắng lợi to lớn, quan trọng. Hàng trăm nước đã giành được độc lập dân tộc. Hệ thống thuộc địa cũ của chủ nghĩa tư bản sụp đổ. Tác động và ảnh hưởng tích cực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tại các nước tư bản chủ nghĩa, của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh chung của toàn thể loài người vì các mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, ở cuối giai đoạn này cũng đã bắt đầu xuất hiện những bất đồng giữa các nước xã hội chủ nghĩa, giữa các đảng cộng sản và công nhân trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Giai đoạn 3: Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980 Đây là giai đoạn nhiều nước xã hội chủ nghĩa rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng do chậm nhận ra những khuyết tật của mô hình xây dựng chủ nghĩa những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần, bị tụt lại phía sau trong cuộc đọ sức về kinh tế với chủ nghĩa tư bản. Sai lầm trong khủng hoảng càng làm cho những khó khăn và khủng hoảng bên trong các nước xã hội chủ nghĩa càng trở nên gay gắt hơn. 4 Lợi dụng tình hình này các thế lực thù địch ngoài nước và bọn phản bội trong nước đa phối hợp tấn công làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Giai đoạn 4: Giai đoạn hiện nay. Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào. Cùng với sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, nhiều Đảng Cộng Sản và công nhân bị tan rã, ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội bị giảm sút nghiêm trọng. Chủ nghĩa xã hội hiện đang đứng trước những thử thách và khó khăn chưa từng thấy. Chủ nghĩa tư bản hiện đang lợi dụng tình hình đó để ra sức tiến công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác-Lênin bằng nhiều thủ đoạn thâm độc hằng xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, nhằm xác lập sự thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co phức tạp. Sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội thế giới hiện nay chỉ là tạm thời. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại và đang tiến hành cải cách đổi mới để phát triển. Cuộc đấu tranh vì những lý tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa vẫn đang tiếp tục diễn ra trên thế giới, nhất là ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây ở Đông Âu. Nhân dân lao động cùng những người cộng sản trung kiên đã có thêm những kinh nghiệm thực tế để đấu tranh trở lại con đường xã hội chủ nghĩa. Nhiều đảng cộng sản đang tự tổ chức lại và phục hồi những ảnh hưởng tích cực của mình trong xã hội. Cần có thời gian và những sự đổi mới cần thiết để chủ nghĩa xã hội có thể vượt qua thoái trào và bước vào một giai đoạn phát triển mới. Sức sống và xu hướng phát triển của chủ nghĩa xã hội không mất đi. Chủ nghĩa xã hội là sự định hướng của sự phát triển lịch sử, vẫn là sự lựa chọn tích cực nhất phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử trong thời đại hiện nay. 5 IV. Những cống hiến, thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực: CNXH đã bắt đầu trở thành một loại chế độ xã hội mới phát huy tác dụng đối với lịch sử xã hội loài người. Phong trào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa đã không ngừng được phát huy, nó đã thúc đẩy quá trình công nghiêp hóa, hiện đại hóa các nước này. Sự phát triển mạnh mẽ của các nước XHCN cũng tạo thành một áp lực rất lớn đối với CNTB, buộc các nước TBCN cũng phải cải thiện những điều kiện sinh hoạt của người lao động và giai cấp công nhân trên nhiều phương diện ở một mức độ nhất định. Với sự xác lập và phát triển của CNXH thì tổ chức các Đảng Cộng Sản - đội quân tiên phong của giai cấp công nhân trên thế giới cũng đã có những sự phát triển lớn mạnh. Nó từng bước làm thay đổi tương quan lực lượng so sánh trên vũ đài chính trị thế giới, tạo cơ sở làm suy yếu nền chính trị tư sản, nó cỗ vũ và cũng cố niềm tin cho nhân dân thế giới vào sự nghiệp tiến bộ, nó đem lại cho sự phát triển của thê giới đương đại những nội dung mới và từ đó mà tăng cường sức sống mới. Sự tồn tại và ảnh hưởng trên các phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự của các nước XHCN đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới mà ở một nhất định nó đã hạn chế được sự bành trướng trên pham vi thế giớ của CNTB và chủ nghĩa bá quyền của các nước đế quốc. Lực lượng XHCN đã tham gia vào hoạt động chính trị quốc tế, xuất phát từ lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân thế giới. Đứng vững trên lập trường bảo vệ hòa bình thế giới và sự tiến bộ của của nhân loại, nó đã phát huy những tác dụng tích cực, từng bước một làm thất bại và sụp đổ mưu đồ cùng dã tâm của CNTB hòng nô dịch nhân dân thế giới. Lực lượng XHCN cùng với nhân dân thế giới đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống CN phát-xít, đây là một bằng chứng đầy sức thuyết phục về sức mạnh và tính ưu việt của CNXH. Bất cứ một sự tranh chấp và can thiệp nào vào sự an toàn của thế giới nếu không có sự tham gia của các nước XHCN thì nhất định sẽ không thể đạt được sự giải quyết công bằng và thỏa mãn đầy đủ. Sự lớn mạnh của CNXH đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mĩ Latinh, đã kích và làm tan 6 rã hệ thống chủ nghĩa thực dân đế quốc, làm co lại phạm vi thế lực của CNTB. Sau thế chiến II, hơn 100 nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã giành được độc lập dân tộc, tự tìm con đường phát triển của chính mình. Các nước XCHN luôn đứng bên cạnh và bảo vệ các nước đang phát triển, trở thành một lực lượng chính trị lớn mạnh mới không thể xem thường trong thế giới hiện nay. Trong thế giới hiện nay CNXH đang dẫn dắt nhân dân thế giới đi theo hướng tiến bộ. Lý tưởng và niềm tin chẳng những đã được thấm sâu trong quảng đại quần chúng nhân dân các nước XHCN mà còn ngày càng có xu hướng thu phục niềm tin lý tưởng của nhân dân trên thế giới. Chừng nào mà CNTB còn tồn tại thì chừng đó còn cần đến vũ khí tư tưởng lý luận cũng như cần đến phong trào XHCN. Nhờ sự nhất quán lập trường của CNXH là thực hiện sự thúc đẩy hòa bình và phát triển nên nó trở thành ngọn cờ của thời đại, luôn có ảnh hưởng tới quá trình phát triển của lịch sử thế giới, và mãi về sau này nó vẫn là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân thế giới tiến lên phía trước. Sau hơn 70 năm đổi mới và xây dựng Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ và đạt những thành tựu to lớn sau đây: - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười 1917 ở Nga và ở các nước khác đã làm thay đổi căn bản quá trình phát triển của thế giới: Nó đã chấm dứt sự thống trị của các chế độ, các giai cấp áp bức, bóc lột và mở ra một kỷ nguyên mới về chất trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại - giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở thành lực lượng trung tâm trong một chế độ xã hội mà nhân dân lao động làm chủ. Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Triều Tiên và Lào là những minh chứng sống động về quá trình tự đổi mới, hướng tới củng cố, xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Không ai có thể phủ nhận được rằng, Liên Xô và phong trào cộng sản quốc tế đã có công lao vĩ đại góp phần cứu loài người thoát khỏi thảm họa phát-xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sự ra đời, phát triển của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sau Chiến tranh thế giới II không chỉ mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH và cách mạng giải phóng dân tộc; mà còn tạo sự thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho lực lượng 7 cách mạng, tiến bộ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ và hòa bình (Năm 1919 chỉ một nước XHCN với 16% diện tích và 7,8% dân số thế giới; sau gần 70 năm đã có 15 nước XHCN, chiếm 26% lãnh thổ và 1/3 dân số thế giới; và với sự ủng hộ, giúp đỡ toàn diện của các nước XHCN, từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II phong trào giải phóng dân tộc đã giành được những thắng lợi nhất định - hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc với 72% diện tích và 70% dân số thế giới hầu như hoàn toàn tan rã và đã có hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ra đời). CNXH hiện thực cũng là lực lượng đấu tranh tích cực để bảo vệ, củng cố nền hòa bình thế giới; ngăn chặn và làm thất bại nhiều âm mưu xâm lược và gây chiến tranh hủy diệt của chủ nghĩa đế quốc. - Trước thắng lợi của cách mạng XHCN, tất cả các nước XHCN đều là những nước nông nghiệp lạc hậu; nhưng chỉ cần sau 20 năm Liên Xô và các nước Đông Âu đều trở thành những nước công nghiệp hóa và có tốc độ phát triển kinh tế cao. Bảy mươi năm sau Cách mạng Tháng Mười thu nhập quốc dân của Liên Xô tăng 150 lần và từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị tàn phá trong chiến tranh Liên Xô chỉ cần 20 năm để trở thành một nước siêu cường công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ nhì thế giới trong suốt hơn 40 năm. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tỷ trọng của Liên Xô trong nền sản xuất thế giới không ngừng tăng lên nhanh chóng - chiếm 20% sản xuất công nghiệp thế giới vào năm 1985. Trong suốt 70 năm sau Cách mạng tháng Mười, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô luôn gấp đôi Mỹ. Ở nước ta,thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986), sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể: dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng khá nhanh; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Đến năm 1995, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngay cả khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ của các nước XHCN vào những năm 1980 có 8 lâm vào khủng hoảng và thành tựu kinh tế của nó có bị lu mờ; nhưng những thay đổi trong cải cách kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam cũng là rất nổi bật tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây cao nhất thế giới (trung bình trên 8%); giá trị tổng sản phẩm quốc dân tăng nhanh đã đưa Trung Quốc vào vị trí siêu cường kinh tế thứ 4 thế giới. - CNXH hiện thực sau Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải phóng hàng trăm triệu người thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc; xóa bỏ giai cấp bóc lột và khắc phục mọi sự khác biệt về giai cấp; tạo ra các cơ bản của một xã hội nhân đạo, công bằng và bình đẳng. Trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục, các nước XHCN đã thanh toán nạn mù chữ cho toàn thể dân cư chỉ trong vòng 20 năm sau cách mạng, trong khi đó để xóa mù chữ CNTB đã mất 180 năm đối với nam giới và 280 năm đối với nữ giới. Liên Xô năm 1917 từ một đất nước có 3/4 dân số mù chữ, thì đến năm 1987 trở thành đất nước có trình độ học vấn cao nhất thế giới (78% dân cư có trình độ trung học và đại học, chiếm 1/4 số lượng các nhà khoa học và 1/5 phát minh khoa học trên thế giới). Hệ thống y tế và bảo vệ sức khỏe nhân dân được phát triển rộng rãi Tuy nhiên CNXH hiện thực còn một số hạn chế: Về kinh tế: Vẫn còn nhiều sai sót, điển hình là chuyển từ “chính sách kinh tế mới” sang “kế hoạch hóa tập trung cao độ”. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Sự chậm đổi mới cơ chế kinh tế cho phù hợp với thị trường. Việc không có cạnh tranh và sản xuất theo kế hoạch làm cho người lao động mất động lực quyền lợi kinh tế dẫn đến sự sa sút kỷ luật và lòng hăng hái và nảy sinh bàng quang vô trách nhiệm. Về chính trị: Vẫn tồn tại những sai lầm trong bộ máy lãnh đạo. Mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân, xây dựng năng lực cầm quyền của một chính đảng cách mạng sau khi giành được chính quyền chưa thực hiện đầy đủ, khiến đảng không phát huy được vai trò của người lãnh đạo, người tổ chức nhân dân; vừa không phát huy dân chủ trong đảng và trong xã hội , dẫn đến tình 9 trạng quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng, xa rời thực tiễn. Tình trạng giáo điều hóa chủ nghĩa Mác - Lênin, sao chép máy móc mô hình XôViết, bệnh chủ quan, duy ý chí diễn ra một cách phổ biến ở các đảng cộng sản cầm quyền, tại các nước xã hội chủ nghĩa đã làm cho chủ nghĩa xã hội không bộc lộ và phát huy được đầy đủ bản chất ưu việt của nó. Sự can thiêp một cách mạnh mẽ và liên tục của chủ nghĩa đế quốc. V. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội XôViết: Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời và tồn tại hơn 70 năm, đã qua những thử thách khó khăn cực kỳ to lớn, ngay lúc mới ra đời nằm trong vòng vây thù địch của chủ nghĩa đế quốc và sự phản loạn từ bên trong, dù bị bao vây kinh tế hay chiến tranh thế giới đều không thể đánh đổ được Liênxô, không thể đánh đổ được chủ nghĩa xã hội. Không những thế trong khó khăn thử thách đã làm cho chủ nghĩa xã hội không ngừng lớn mạnh, từ một nước đã trở thành hệ thống thế giới. Liên Xô từ một nước kinh tế, văn hoá lạc hậu phát triển thành một “siêu cường quốc”, đối trọng với Mỹ - cường quốc tư bản chủ nghĩa số một thế giới. Nhưng tại sao trong một thời gian ngắn lại xảy ra những thay đổi to lớn đến thế? Nguyên nhân của nó ở đâu? Cần có lời giải xác đáng. Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội XôViết Như đã phân tích ở trên, chủ nghĩa xã hội XôViết ra đời trong điều kiện lịch sử đặc biệt, mô hình tổ chức xã hội để thích ứng với hoàn cảnh lịch sử đó khó tránh khỏi những khuyết tật. Khi điều kiện lịch sử thay đổi mô hình đó không kịp thời thay đổi bổ sung để thích ứng thì những khuyết tật ấy bộc lộ ra và dẫn tới khủng hoảng toàn hệ thống. Nếu như mô hình tổ chức xã hội dựa trên kế hoạch hoá tập trung đã phát huy được sức mạnh cho cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại thì trong điều kiện hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội mô hình này tỏ ra không phù hợp. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm mất đi tính chủ động sáng tạo của người lao động, chậm trễ trong việc tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Trong khi đó các nước tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường lại tiếp nhận thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào 10 [...]... thực hiện thắng lợi trên thực tế chế độ xã hội mới: xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với tư cách là hai hình thái kinh tế xã hội khác nhau, kế tiếp nhau, xã hội trước tất yếu bị xã hội sau thay thế, xã hội sau vừa phủ nhận xã hội trước vừa kế thừa và phát triển những thành tựu mà xã hội trước tạo ra Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể tạo ra một xã hội. .. yếu tố của chủ nghĩa tư bản và xã hội tương lai II Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội chỉ mang tính chất tạm thời: Kẻ thù đã và đang ra sức khai thác sự kiện Liên Xô và Đông Âu để rêu rao về “cái chết của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung” Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình của chủ nghĩa xã hội trong quá trình đi tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa. .. Việt Nam Vấn đề là ở chỗ cải cách, cải tổ, đổi mới như thế nào, cần phải giữ vững nguyên tắc nào mà thôi B ĐÁNH GIÁ VỀ TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người là do bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi và các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng chủ nghĩa tư bản Ngoài ra, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu... liệt của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với các dân tộc Mỹ Latinh, thể hiện bước tiến mới của chủ nghĩa xã hội trên thể giới Đó là một thực tế lịch sử chứng minh cho cuộc sống và khả năng phát triển của chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản cộng sản chủ nghĩa  Các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng tiến hành cải cách đổi mới và ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn Các nước xã hội. .. đầu đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội hiện thực là bộ phận tiên phong trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế; trực tiếp thực hiện sứ mệnh cải tạo xã hội tư bản, sáng tạo ra lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội Bên cạnh đó, chủ nghĩa xã hội hiện thực còn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần, vật chất cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô... thức lý luận của Ðảng ta về chủ nghĩa xã hội Ở đây, cần thấy rằng, cái mới trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đạt được là ở chỗ, quan niệm về chủ nghĩa xã hội đã từ những nhận thức chung, có phần còn trừu tượng và có khuynh hướng lý tưởng hóa hiện thực, thoát ly thực tiễn đến chỗ hình dung chủ nghĩa xã hội ngày càng cụ thể, thiết thực, đặc biệt là đặt đúng vai trò quyết định của lực... của chủ nghĩa xã hội được xác định tại Ðại hội VI là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh, đến Ðại hội VIII được bổ sung: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, và Ðại hội IX hoàn chỉnh thêm: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” 18 Vậy: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng là một xã hội nhằm đi tới ''Dân giàu, nước mạnh, xã hội công... từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại Các mâu thuẫn của thời đại vẫn tồn tại, chỉ thay đổi hình thức biểu hiện và đặt ra yêu cầu mới cần giải quyết III Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực:  Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia trong thế giới đương đại Trong tình hình xã. .. đế quốc bên ngoài thì chủ nghĩa xã hội theo mô hình XôViết dễ dàng sụp đổ Vậy chủ nghĩa xã hội sụp đổ có phải là tất yếu lịch sử? Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội, mô hình XôViết trì trệ và khủng hoảng thì cải cách, cải tổ, đổi mới là tất yếu mới có thể đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng Nhưng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội không thể là tất yếu vì thực tế ở những nước xã hội chủ nghĩa khác qua cải cách... nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ và khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa Trong tình hình cực kỳ khó khăn phức tạp như vậy, công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã thể hiện mạnh mẽ sức sống của chủ nghĩa xã hội hiện thực và thu được những thành tựu ngày càng to lớn Thắng lợi của đường lối đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa . dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông Âu. II. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực: Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ. sự hình thành hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em giai đoạn. phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực:  Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia trong thế giới đương đại. Trong tình hình xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng: 16/11/2014, 21:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

    • Đối với VIỆT NAM:

    • Đối với TRUNG QUỐC:

    • Ý nghĩa:

    • Kết luận:

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan