ÔN tập và KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT lớp 5 THEO TUẦN ( tuần 1 đến tuần 18)

47 6K 15
ÔN tập và KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT lớp 5 THEO TUẦN ( tuần 1 đến tuần 18)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là bộ đề rất hữu ích giúp giáo viên và phụ huynh kiểm tra kiến thức của học sinh về môn Tiếng Việt lớp 5 và ôn luyện thi vào lớp 6. Đề có nội dung ôn tập kiến thức đọc hiểu, luyện từ và câu, chính tả theo chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 5 và kết hợp kiến thức nâng cao cho học sinh khá giỏi.

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 5 THEO TUẦN TUẦN 1 I Đọc thầm bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời câu hỏi Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngay ra thì trông thấy màu trời vàng hơn thường khi Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại Nắng nhạt ngả màu vàng hoe Trong vườn , lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống , như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng Từng chiếc lá mít vàng ối Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại nở năm cánh vàng tươi Buồng chuối đốm quả chín vàng Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như phấn trắng Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã Ai cũng vậy, cứ buông bát đĩa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay ( Tô Hoài, theo TV5 tập 1, NXBGD, 2006 ) 1 Bài văn tả cảnh làng mạc ngày mùa vào thời điểm nào trong năm ? A Mùa đông B Mùa thu C Mùa hè D Mùa xuân 2 Trong bài văn, tác giả đã ưu tiên chọn tả đặc điểm nào của cảnh làng mạc ngày mùa ? A Màu sắc B Âm thanh C Mùi vị 3 Nối từ ngữ ở cột A với lời giải thích ở cột B sao cho đúng A B (lúa) vàng xuộm Màu vàng của quả chín, gợi cảm giác ngọt (nắng) vàng hoe vàng và sáng (quả xoan) vàng lịm màu vàng đậm của lúa khi đã chín già (tàu đu đủ, lá sắn) vàng tươi màu vàng của vật được phơi già nắng gợi cảm giác dễ gãy (bụi mía) vàng xọng màu vàng nhạt, hơi ánh lên (rơm và thóc) vàng giòn màu vàng gợi cảm giác mọng nước 4 Viết tiếp những từ ngữ miêu tả thời tiết và con người trong ngày mùa -Đặc điểm thời tiết: - Nhịp sống, lao động của con người: 5 Vì sao tác giả viết được bài văn tả cảnh làng mạc ngày mùa hay như vậy? a Vì cảnh làng mạc ngày mùa đẹp b Vì tác giả biết cách quan sát,chọn lọc chi tiết, biết dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm c Vì tác giả gắn bó, yêu tha thiết làng quê của mình II Luyện từ và câu: 1 Trong câu: Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại Chủ ngữ là: a Màu lúa b Màu lúa chín c Màu lúa chín dưới đồng 2 Xác định TN, CN, VN của câu sau: Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói 3 Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy miêu tả chuyển động? a Lắc lư, đầm ấm, lác đác b Vẫy vẫy, lơ lửng, thơm thơm c Lắc lư, vẫy vẫy, lơ lửng 4 Từ nào viết sai chính tả? a trở dậy b trăn trở c chở hàng d tre trở 5 Tìm các từ đồng nghĩa với từ “đỏ” 6 Gạch chân từ không thuộc nhóm từ ngữ đồng nghĩa trong từng dãy sau a chăm chỉ, siêng, chăm, siêng năng, chăm sóc, hay lam hay làm b đoàn kết, chung sức, hợp lực, gắn bó, ngoan ngoãn, muôn người như một c anh dũng, gan dạ, anh hào, dũng cảm, dũng mãnh 7 Xếp các từ sau thành ba nhóm từ đồng nghĩa: bao la, vắng vẻ, mênh mông, lạnh ngắt, hiu quạnh, bát ngát, vắng teo, lạnh lẽo, thênh thang, cóng, vắng ngắt, lạnh buốt, thùng thình 8 Tìm những từ láy tả: - Tiếng mưa rơi: - Tiếng chim: - Tiếng gió thổi: - Tiếng súng: - Tiếng sáo: TUẦN 2 A Đọc thầm bài Chiều tối (tiếng Việt lớp 5 tập 1, trang 22) và trả lời các câu hỏi sau: 1 Cảnh chiều tối được miêu tả trong bài đọc là ở đâu ? 2 3 4 5 6 a Trong rừng b Trên cánh đồng c Trong vườn cây Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của nắng lúc chiều tối ở vườn cây ? a Nắng nhạt nhảy nhót qua kẽ lá b Nắng rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần c Nắng gay gắt, nắng như đổ lửa Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của câu : “Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối” ? a Trong những bụi cây có ít chỗ tối b Trong bụi cây có chỗ tối, có chỗ còn mờ sáng, nhìn không rõ c Trong những bụi cây đã có những mảng tối rõ rệt Trong bài văn, hương vườn được nhân hóa bằng cách nào ? a Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả hương vườn b Dùng những động từ chỉ hoạt động của người để kể, tả hương vườn c Dùng những đại từ chỉ người để chỉ hương vườn Viết vào chỗ trống tác dụng của cách nói nhân hóa ấy ( câu 4) Ý chính của bài đọc là gì ? a Tả cảnh nắng nhạt trong vườn cây lúc chiều tối b Vẻ đẹp của cảnh vật trong vườn cây lúc chiều tối c Tả âm thanh, hoạt động của các con vật khi chiều tối B Luyện từ và câu 1 Trong bài để miêu tả bóng tối, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? a Chỉ sử dụng biện pháp so sánh b Chỉ sử dụng biện pháp nhân hóa c Sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa 2 Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ nhập nhoạng a Còn sáng rõ b Không sáng hẳn, không tối hẳn c, Đã tối hẳn nhưng thỉnh thoảng có lóe sáng 3 Dòng nào dưới đây gồm những từ đồng nghĩa với từ im ắng ? a Im lặng, bình yên, im lìm, vắng vẻ b Im im, im lặng, im lìm, tĩnh mịch c Vắng lặng, lẳng lặng, yên ổn, yên bình 4 Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy mô tả trạng thái động của cảnh vật ? a Lốm đốm, thấp thoáng, nhập nhoạng, chấp chới b Thấp thoáng, im ắng, chấp chới, rậm rạp, lốm đốm, nhập nhoạng c Thấp thoáng, tung tăng, chấp chới, nhập nhoạng, rón rén 5 Từ láy nào gợi tả dáng điệu, động tác ? a Im ắng, rón rén b Rón rén, tung tăng 6 Từ nào dưới đây có chữ viết sai chính tả ? a thăm dò b dò hỏi c giò dẫm c Tung tăng, im ắng d giò lụa C Củng cố hai bài tập đọc trong tuần 1 Bài văn “Nghìn năm văn hiến” cho thấy ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn lưu lại dấu tích gì đặc sắc nhất nền văn hiến lâu đời của nước ta ? a) 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442đến khoa thi năm 1779 b) Giếng Thiên Quang và những hàng muỗm già cổ kính c) Tên các triều đại mở khoa thi tiến sĩ 2 Bài văn “Nghìn năm văn hiến” giúp ta hiểu điều gì về truyền thống văn hiến của dân tộc ta ? a Liên tục từ các triều Lý đến triều Nguyễn, nước ta đều tổ chức khoa thi và chọn lựa được nhiều người tài b Nhà Lê có nhiều tiến sĩ và trạng nguyên nhất c Nước ta có một nền văn hiến lâu đời 3 Nối màu sắc với những sự vật, hình ảnh được liên tưởng trong bài thơ Sắc màu em yêu A Màu xanh B Màu đỏ C Màu tím D Màu vàng 4 a) b) c) (1) Lá cờ Tổ quốc (2) Khăn quàng đội viên (3) Máu con tim (4) Đồng bằng, rừng núi (5) Bầu trời cao vời vợi (6) Lúa đồng chín rộ (7) Nét mực chữ em (8) Nắng trời rực rỡ (9) Hoa cà, hoa sim (10) Hoa cúc mùa thu Bạn nhỏ muốn thổ lộ điều gì trong bài thơ “Sắc màu em yêu” ? Bạn yêu nhiều màu sắc khác nhau Bạn nhân thấy Tổ quốc ta có nhiều màu sắc khác nhau Bạn yêu cảnh vật và con người của quê hương đất nước TUẦN 2 D Đọc thầm bài Rừng trưa (tiếng Việt lớp 5 tập 1, trang 21) và trả lời các câu hỏi sau: 1 Bài văn tả cảnh gì ? a Cảnh những cây tram ở Nam Bộ b Cảnh rừng khô trong ánh mặt trời sáng sớm 2 3 4 5 6 a Cảnh rừng tràm vào buổi trưa nắng nóng b Tả hoa rừng và các loại côn trùng Tập hợp nào dưới đây nêu đúng các chi tiết, các sự vật trong cảnh rừng trưa được tác giả chọn tả? a Những thân cây tràm, những cây nến, các trảng rộng, mặt trời, tiếng kêu của côn trùng b Những thân cây tràm, vỏ cây, lá cây, hương tràm, hương hoa rừng, hoa rừng, các trạng rộng, tiếng chim, vòm trời c Thân cây tràm, hương tràm, hương rừng, các trảng rộng, tiếng chim, mặt trời Tập hợp nào dưới đây chỉ gồm những từ cho thấy tác giả miêu tả cảnh rừng vào buổi trưa ? a Ánh mặt trời vàng óng / vươn lên trời / dưới mặt trời đầu lá rủ phất phơ b Ánh mặt trời, cao xanh thẳm không cùng / vội tàn nhanh trong nắng / sắc lá còn xanh c Ánh mặt trời vàng óng / trời cao xanh thẳm không cùng / vội tàn nhanh trong nắng / mùi hương ngòn ngọt nhức đầu Thân, vỏ, lá rừng tràm trong buổi nắng trưa được tác giả miêu tả qua cảm nhận của những giác quan nào ? Từ ngữ nào cho biết điều đó ? a Miêu tả qua thị giác, thính giác b Miêu tả qua thị giác, khứu giác c Miêu tả qua thị giác, thính giác, khứu giác Các từ ngữ cho thấy tác giả miêu tả qua các giác quan đó : Thị giác : Thính giác : Khứu giác : Em hiểu thế nào là “mùi hương ngòn ngọt nhức đầu ?” a Mùi hương thoảng nhẹ theo gió, rất dễ chịu b Mùi hương đậm đặc của những loại hoa như có vị ngọt làm cho con người như bị say c Mùi hương thoảng nhẹ nhưng rất khó chịu Ý nghĩa của bài đọc là gì ? a Miêu tả cảnh rừng trưa b Ngợi ca vẻ đẹp mạnh mẽ, huyền bí của rừng vào buổi trưa nắng nóng E 1 2 3 4 c Miêu tả sức cuốn hút diệu kì của thiên nhiên Luyện từ và câu Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ ghép đồng nghĩa với từ xanh ? a Xanh xanh, xanh ngắt, xanh biếc, xanh tươi b Xanh rờn, xanh xao, xanh lè, xanh biếc c Xanh lè, xanh biếc, xanh tươi, xanh um Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ khổng lồ ? a Có độ cao hơn mức bình thường b Có kích thước lớn hơn mức bình thường c Có kích thước gấp nhiều lần so với mức bình thường Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? a Phất phơ, vù vù, sặc sỡ, mệt mỏi b Sẵn sàng, lơ mơ, vù vù, ngòn ngọt, sặc sỡ c Lơ mơ, ngòn ngọt, sặc sỡ, vù vù, phất phơ Dòng nào dưới đây nêu đúng các màu sắc được miêu tả trong “bức tranh” rừng trưa ? a Vàng óng, trắng, xanh b Vàng óng, màu lá c, Vàng óng, xanh, trắng, màu lá, các màu sặc sỡ 5 Tìm từ không cùng nghĩa với những từ còn lại trong các dãy từ sau : a Tổ quốc, sơn hà, chính phủ, giang sơn, đất nước b Nhân dân, bạn bè, đồng bào, quốc dân, dân tộc c Tổ tiên, cội nguồn, thân thích, nguồn gốc, nguồn cội 6 Chọn thành ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho phù hợp : a Nhân dân ta có truyền thống b Người Việt Nam dù đi đâu luôn nhớ về c Chúng ta biết ơn các bác nông dân ngoài đồng ruộng ( một nắng hai sương, lá lành đùm lá rách, quê cha đất tổ ) 7 Các từ sau đây có nghĩa chung nào ? Chia chúng thành hai nhóm thích hợp và cho biết các từ trong mỗi nhóm có nghĩa chung gì ? Lạnh buốt, lạnh lùng, lạnh cóng, rét, giá rét, lạnh nhạt, buốt, giá ,lạnh tanh a) Nhóm 1 gồm các từ : Các từ trong nhóm chỉ : b) Nhóm 2 gồm các từ : Các từ trong nhóm chỉ : 8 Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ “anh hùng”, đặt câu với từ tìm được : a 4 từ đồng nghĩa với từ anh hùng : b Đặt câu : - - - - TUẦN 3 A Đọc thầm bài Mưa rào (tiếng Việt lớp 5 tập 1, trang 31) và trả lời các câu hỏi sau 1 Ý của đoạn 1 là gì ? a Tả cảnh vật, mây trời khi cơn mưa rào sắp đến b Tả gió, mây lúc mưa rào c, Tả cơn mưa rào ở bên kia sông 2 Tập hợp nào dưới đây chỉ gồm các từ láy tả tiếng mưa ? a Lẹt đẹt, lách tách, rào rào, man mác, bùng bùng, cuồn cuộn, ồ ồ b Lách tách, râm ran, lẹt đẹt, ồ ồ, ục ục, ì ầm c Rào rào, lẹt đẹt, lách tách, bùng bùng, sầm sập, đồm độp, ồ ồ 3 Tập hợp nào dưới đây chỉ gồm các từ ngữ miêu tả chuyển động của mưa ? a Lăn xuống, ù xuống, tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, ngật ngưỡng b Nước chảy đỏ ngòm, cuồn cuộn, xối nước, ướt lướt thướt, cuồn cuộn, ù xuống c Lăn xuống, ù xuống, tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, sầm sập, giọt ngã, giọt bay, cuồn cuộn 4 Sau trận mưa rào, cảnh vật có gì đẹp ? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 5 Tác giả miêu tả trận mưa rào theo trình tự nào ? a Tả theo trình tự lúc sắp mưa, lúc bắt đầu mưa và sau trận mưa b Tả theo trình tự : lúc sắp mưa, lúc bắt đầu mưa, sau trận mưa Ở mỗi thời điểm lại tả từng phần của cảnh mưa c Tả từng phần của cảnh vật trong trận mưa B Luyện từ và câu 1 Tập hợp các từ nào dưới đây chỉ gồm các từ láy,từ ghép gợi tả hình ảnh,màu sắc của cảnh vật ? a Đặc xịt, lổm ngổm, xám xịt, run rẩy, lướt thướt, ngật ngưỡng, trắng xóa, đỏ ngòm, trong vắt, chói lọi, lấp lánh b Xám xịt, lổm ngổm, sầm sập, lướt thướt, ngật ngưỡng, đỏ ngàu, ngai ngái c Râm ran, chói lọi, lấp lánh, rào rào, trắng xóa, đặt xịt, lổm ngổm 2 Viết vào chỗ trống những từ láy, từ ghép đồng nghĩa với từ trắng xóa Từ ghép : Từ láy : 3 Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ nhuốm trong câu“Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước.” a Mới bắt đầu có đặc điểm trạng thái nào đó b Làm cho có đặc điểm, màu sắc nào đó c Nhúng vào một chất lỏng nào đó 4 Trong câu : “Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm” từ nào gợi tả hình ảnh chuyển động của nước trong trận mưa rào ? a chảy b cuồn cuộn c đỏ ngòm 5 Dòng nào dưới đây gồm các từ láy miêu tả âm thanh của mưa rào ? a Rào rào, sầm sập, ồ b Rào rào, râm ran, ồ c Run rẩy, sầm sập, ồ ồ ồ ồ C Ôn tập: Đoạn kịch “Lòng dân” 1 Đoạn kịch “Lòng dân” có bao nhiêu nhân vật ? 2 3 4 5 a) Bốn nhân vật b) Năm nhân vật c) Sáu nhân vật Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thấy thú vị và cảm động nhất ? a Dì Năm đưa áo cho anh cán bộ thay và bảo anh ngồi xuống ăn cơm b Dì Năm nhận anh cán bộ là chồng và nói không thấy người lạ nào cả c Dì Năm xin được nói nhưng không phải để khai ra chú cán bộ mà nói những lời chấp nhận cái chết, trăng trối lại với hai cha con Chi tiết nào trong đoạn kịch thể hiện rõ nhất cách ứng xử thông minh của dì Năm ? a Hỏi chú cán bộ chỗ giấy tờ để đánh lừa địch b Cố tình kéo dài thời gian để tìm cách gỡ bí c Đọc to tên tuổi của chồng và bố chồng trong giấy tờ để chú cán bộ biết mà nói cho khớp Theo em, đoạn kịch nói lên điều gì ? a Cán bộ cách mạng rất bình tĩnh, dũng cảm che mắt kẻ địch b Bọn địch khờ khạo, không nghĩ ra cách bắt mẹ con dì Năm khai ra sự thật c Nhân dân sẵn sàng hi sinh để bảo vệ cán bộ Lòng dân là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Tìm các từ đồng nghĩa với các từ địa phương Nam Bộ sau đây trong đoạn kịch “Lòng dân” Má : Tía : Tui : Quẹo : Vô : Ra lịnh : Ráng : Coi : 6 Theo em, việc dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ trong đoạn kịch có tác dụng gì ? a Giúp các nhân vật dễ đối đáp với nhau hơn b Giúp các nhân vật hiểu nhau hơn c Giúp người đọc cảm nhận màu sắc địa phương Nam Bộ của câu chuyện 7 Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên ta điều gì ? “ Có chí thì nên” a Đã có ý muốn, ước mơ thì nên làm b Đã có ý chí, nghị lực và cố gắng, kiên trì nhất định thành công c Sống phải có ý chí và nghị lực “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” a Muốn biết vàng thật hay giả thì hơ vào lửa b Muốn thử thách sức lực thì phải trải qua gian nan vất vả c Qua thử thách gian lao, con người càng trưởng thành hơn “Uống nước nhớ nguồn” a Biết ơn những người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình b Phải bảo vệ nguồn nước cho sạch để đảm bảo vệ sinh c Thế hệ sau luôn nhớ đến thế hệ trước TUẦN 4 D Đọc thầm bài những con sếu bằng giấy (tiếng Việt lớp 5 tập 1, trang 36) và trả lời các câu hỏi sau 1 Xa – xa – cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? a Ngày 16 – 7 – 1945 c Năm 1951 b Khi Xa – xa – cô mới hai tuổi d Mười năm sau em lâm bệnh nặng 2 Cô bé hy vọng kéo dài mạng sống của mình bằng cách nào? a Ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết b Bày tỏ tình đoàn kết với các bạn nhỏ trên toàn thế giới c Quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại 3 Em sẽ lựa chọn câu nào để nói với Xa-xa-cô Xa-xa-ki – bạn nhỏ được nói đến trong bài “Những con sếu bằng giấy” ? a Chúng tôi luôn thương xót bạn b Bạn hãy yên nghỉ nhé c, Bạn hãy yên nghỉ nhé ! Chúng tôi quyết đấu tranh cho một thế giới hòa bình, không có ai bị sát hại bởi chiến tranh hạt nhân 4 Bài văn “Những con sếu bằng giấy” muốn nói với ta điều gì ? a) Bom nguyên tử thật nguy hiểm cho loài người b) Hãy bằng mọi nỗ lực ngăn chặn chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình c) Không có phép màu nào có thể cứu sống được các nạn nhân nhiễm phóng xạ bom nguyên tử B Luyện từ và câu: 1 Trong những từ sau, từ nào trái nghĩa với từ hòa bình? a thương yêu b đoàn kết c giữ gìn 2 Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hoà bình? d chiến tranh a Trạng thái bình thản c Trạng thái hiền hòa, yên ả d Cả ba ý trên b Trạng thái không có chiến tranh 3, Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ ngữ trái nghĩa với từ chóng ( nhanh ) ? a Chậm, trễ, chậm trễ, chầm chậm, từ từ, nhanh chóng b Chậm như rùa, chầm chậm, chậm rì, chậm chạp c Thoăn thoắt, chậm chạp, chậm trễ, chầm chậm 4, Tìm từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ sau : a) Của ít, lòng nhiều b) Dở khóc, dở cười c) Yêu nên tốt, ghét nên xấu 5, Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ, tục ngữ sau : Sáng nắng, mưa Vào sinh, ra Lấy oán trả 6, Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ vội vã ? a Vội vàng, nhanh nhẹn, nhanh trí b Nhanh nhảu, hấp tấp, vất vả c Hối hả, vội vàng, hấp tấp 7, Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ khổng lồ ? a Bé nhỏ, xinh xắn, xinh đẹp, nho nhỏ, nhỏ xíu b Nhỏ bé, bé nhỏ, nhỏ xíu, be bé, nho nhỏ, tí hon c Tí hon, to lớn, nhỏ bé, tí xíu, tí ti 8, Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với im lặng ? a Ồn ã, ồn ào, ầm ĩ b Lặng lẽ, ầm ầm, ồn ào 9, Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? c Lộn xộn, ầm ĩ, ồn ã a Hoàng hôn, nhá nhem, vội vã, róc rách, say sưa b Mệt mỏi, nặng nề, say sưa, nhá nhem, róc rách c Nhá nhem, vội vã, róc rách, nặng nề, say sưa 10 Xếp các từ trái nghĩa sau vào nhóm thích hợp : Rộng / hẹp ; ra / vào ; cao / thấp ; bắt đầu / kết thúc ; tiếp tục / dừng ; lên / xuống làm / nghỉ ; nam / bắc ; dài / ngắn a) Chỉ kích thước : b) Chỉ phương hướng : c) Chỉ hoạt động : b) Vì sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây Bởi vậy, tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mảnh đất tận cùng này của Tổ quốc ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 10.Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình một người mà em gần gũi TUẦN 14 1 Trong truyện Chuỗi ngọc lam, vì sao Pi-e lại nói rằng cô bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ? a) Vì cô bé trên thực tế đã trả rất nhiều tiền b) Vì cô bé mua chuỗi ngọc với tất cả số tiền mà mình có với tình cảm yêu thương dành cho chị gái c) Vì chuỗi ngọc lam không có giá trị mấy 2 Các nhân vật trong truyện Chuỗi ngọc lam đều là những người nhân hậu biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau Em hãy điền vào các chi tiết chứng tỏ điều đó a) Người bán chuỗi ngọc lam : b) Cô bé Gioan : c) Chị gái cô bé : 3 Hãy kể những nét quý giá của hạt gạo, hạt vàng được nói đến trong bài thơ Hạt gạo làng ta ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 4 Dựa vào khổ thơ đầu bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về những tinh túy của hạt gạo ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… 5 Tìm các từ chứa những tiếng trong bảng sau : Truyện Trào Trai Trinh Đao Rao Chuyện Chào Chai Chinh Đau Rau ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 6 Đọc đoạn văn sau, tìm danh từ chung và danh từ riêng có trong đoạn văn Qua Quảng Bá đến Nghi Tàm, nơi nhô ra như một bán đảo, ấy là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh Cứ men theo bờ hồ, ta bắt gặp bao nhiêu đình chùa, đền tháp như chùa Thiên Niên, đền Mục Thận, chùa Bà Đanh, Thần linh, huyền thoại, thật, ảo đan xen khiến cho Hồ Tây có một lịch sử lung linh như mặt nước lúc nào cũng mơ màng sương khói DANH TỪ CHUNG DANH TỪ RIÊNG 7 Nối cột A với nội dung phù hợp ở cột B : A a) Danh từ b) Động từ c) d) e) 8 B (1) Dùng để xưng hô hoặc để thay thế (2) Nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau Tính từ (3) Miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái Đại từ (4) Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật Quan hệ từ (5) Chỉ sự vật ( người, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị ) Xếp các từ trong hai câu đầu của đoạn văn ở bài 7 vào bảng phân loại bên dưới Danh từ Động từ Quan hệ từ 9 Từ suy nghĩ trong hai câu sau thuộc từ loại nào ? Tại sao ? a) Phải suy nghĩ kĩ càng trước khi hành động b) Những suy nghĩ của bạn thật đúng đắn 10.Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: [ ] Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé Cô bé thốt lên: - Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu! Pi-e ngạc nhiên: - Ai sai cháu đi mua? - Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất - Cháu có bao nhiêu tiền? Cô bé mở khăn tay ra, đổ len bàn một nắm xu: - Cháu đã đập con lợn đất đấy! Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giáy ghi giá tiền, anh vừa hỏi: - Cháu tên gì? - Cháu là gioan Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ: - Đừng đánh rơi nhé! Cô bé mỉm cười rạng rõ, chạy vụt đi Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý [ ] (Chuỗi ngọc lam - Phun-tơn O-xlow) 1,Viết lại các câu khiến có trong đoạn trích ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 2 Nhân vật nào không xuất hiện trực tiếp trong đoạn trích trên nhưng lại rất quan trọng? Tình cảm của cô bé Gioan với nhân vật đó như thế nào? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… 3 Em hãy viết một đoạn văn bày tỏ cảm nghĩ của mình trước hình ảnh chú Pi-e nhìn thấy cô bé Gioan "mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi" ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………… TUẦN 15 1 Điền tiếp vào chỗ trống những chi tiết cho thấy người dân ở Chư Lênh đón cô giáo trang trọng và chân tình trong truyện Buôn Chư Lênh đón cô giáo : a) Người đi đón cô giáo b) Cô giáo được dân làng mời đi trên c) Già làng Rok mời cô giáo 2 Tình cảm của người dân ở Chư Lênh đối với cô giáo, với “cái chữ” nói lên điều gì ? a) Các dân tộc Tây Nguyên mong muốn được sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước ta b) Các dân tộc Tây Nguyên kính trọng nghề sư phạm c) Các dân tộc Tây Nguyên yêu quý thầy cô giáo, muốn học “cái chữ”, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước ta 3 Những hình ảnh nhân hóa nào được sử dụng trong bài thơ Về ngôi nhà đang xây ? a) Ngôi nhà tựa vào nền trời, thở ra mùi vôi vữa nồng hăng b) Ngôi nhà giống bài thơ vừa làm xong c) Bầy chim rót vào cửa vài nốt nhạc d) Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường 4 Với hình ảnh ngôi nhà đang xây, tác giả muốn nói lên điều gì về đất nước ta ngày nay ? a) Đất nước ta có nhiều ngôi nhà đang xây b) Đất nước ta đang được xây dựng ngày một to đẹp và hiện đại hơn c) Đất nước ta vẫn còn đang xây dựng 5 Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống Trong làng có một nhà bị ( cháy, tráy ) Cả làng ( đổ, đỗ ) ra, kẻ .( thùng, chùng ) , người ( trậu, chậu ), ai nấy ra sức dập đám ( tráy, cháy ) Riêng có một người ở nhà bên cạnh ( vẫn, vẩn ) ( trùm, chùm ) chăn, bình chân như vại, ( nghỉ, nghĩ ) : “ ( tráy, cháy ) nhà hàng xóm mình ( trẳng, chẳng ) việc gì phải bận tâm ” Nào ngờ, .( lửa, lữa ) ( mổi, mỗi ) lúc một to, gió thổi mạnh làm tàn ( lữa, lửa ) bay tứ tung, bén sang mái nhà ông ta Lúc bấy giờ người kia mới ( chồm, tròm ) dậy, cuống cuồng tìm cách dập ( lửa, lữa ) Nhưng không kịp ( nửa, nữa ) rồi Nhà cửa , của cải của ông ta đã bị ngọn ( lửa, lữa ) thiêu sạch ( Theo truyện ngụ ngôn ) 6 Ghép từ ở cột A với nghĩa phù hợp ở cột B : A a) Phúc đức B (1) Lợi ích công cộng được hưởng không phải trả tiền hoặc chỉ trả một phần b) Phúc lợi (2) Điều tốt lành để lại cho con cháu do ăn ở tốt c) Phúc hậu (3) Phúc đức của tổ tiên để lại d) Phúc lộc (4) Hay làm những điều tốt lành cho người khác, có lòng nhân hậu 7 Các từ sau, từ nào có tiếng “phúc” không có nghĩa là điều may mắn tốt lành Phúc ấm, phúc thần, phúc trạch, phúc khảo, phúc tra, hạnh phúc, phúc thần 8 Điền từ thích hợp có tiếng “phúc” vào chỗ trống trong các câu sau đây : Bà em có khuôn mặt hiền từ, a) Chúc hai bác năm mới .tràn đầy 9 Chọn và điền các từ ngữ miêu tả hình dáng, tính tình phù hợp vào chỗ trống trong đoạn văn tả bé gái sau đây ( mũm mĩm, bụ bẫm, trắng hồng, chúm chím, phúng phính, đen tròn ) Bé Cúc Phương có thân hình rất dễ thương Bé thích mặc váy Làn da bé , nõn nà để lộ những mạch máu nhỏ li ti trên khuôn mặt Nhìn bé, ai cũng muốn ôm bé vào lòng và hôn lên hai má như còn thơm mùi sữa mẹ Đầu bé Cúc Phương hơi thon nhỏ như trái dừa xiêm, tóc đen và xoăn tròn Đôi mắt to như hai hạt nhãn Mũi bé hơi cao, cái miệng sao mà dễ thương Đôi môi lúc nào cũng đỏ như thoa son Bàn tay, bàn chân của bé những ngón nhỏ xinh Lúc bế bé Phương, em rất thích nắm bàn tay của bé rồi vỗ vỗ vào má của mình ( Theo Nguyễn Văn Nhân ) 10 Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để có đoạn văn tả hành động, tính tình của một em bé : ( lao, chới với, bước loạng choạng, lon xon, bi bô luôn miệng, sà vào lòng mẹ, bập bẹ, rối rít, đen đét ) Trông cháu thật là xinh Tóc tơ đen nhánh, khuôn mặt tròn và hồng hào Đôi mắt đen láy Cái mũi xinh và cái miệng nho nhỏ có đôi môi đỏ chót Mỗi khi cười, cháu lại phô ra sáu chiếc răng trắng nõn thật ngộ Đôi chân bụ bẫm đang tập đi nhanh Có lúc vội về phía trước, cháu , hai tay Khi mẹ đưa tay ra đón, cháu ., cười khanh khách Thanh Trà lúc nào cũng vui và nhưng chỉ mới được mấy tiếng “ông, bà, bố mẹ, măm ” Ai bảo cháu chào, cháu chìa bàn tay đưa lên ngang tai Bảo cháu hoan hô, cháu vỗ tay Bảo cháu vẫy thì cháu giơ cánh tay, dùng bàn tay nhỏ xíu vẫy theo Khi muốn đi chơi, cháu chỉ vào chiếc mũ của cháu treo trên tường và hét “I i i ” Được bế đi chơi, cháu thích lắm, nhảy cẫng lên sung sướng, mắt sáng lên và vỗ tay 11.Cho đoạn thơ sau : (1) Chiều đi học về (2) Chúng em qua ngôi nhà xây dở (3) Giàn giáo tựa cái lồng che chở (4) Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây (5) Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay: (6) Tạm biệt (7) Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc (8) Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng (9) Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong (10)Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch … a Tìm từ đồng nghĩa với từ tựa trong câu thơ số 3 ? ……………………………………………………………………………………… b Tìm từ đồng nghĩa với từ tựa trong câu thơ số 7 ? c Khoanh tròn đáp án đúng Tựa trong hai câu thơ trên là từ a Đồng nghĩa b Đồng âm c Nhiều nghĩa d Tìm câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh ? Câu số: ……………………………………………………………………………………… TUẦN 16 1 Những điều nào sau đây thể hiện lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông ? a) Không ngại khổ, chăm sóc và chữa bệnh cho cháu bé suốt tháng trời, chẳng những không lấy công mà còn cho gạo, củi b) Ân hận vì không đến khám kịp thời để người bệnh chết vì uống thuốc của người khác c) Không ra phủ chúa làm quan mà ở nhà chữa bệnh cho mọi người d) Thích làm tơ tỏ rõ chí khí của mình 2 Em hiểu thế nào về hai câu thơ của Hải Thượng Lãn Ông : Công danh trước mắt trôi như nước / Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương ? a) Công danh dễ bị mất, phải tìm giữ lấy b) Mọi công danh rồi sẽ qua đi, chỉ có nhân nghĩa mới đáng trọng, bao giờ cũng phải giữ lấy c) Làm người phải phấn đấu có công danh và nhân nghĩa 3 a) b) c) 4 a) b) c) d) e) f) g) 5 Câu chuyện Thầy cúng đi bệnh viện muốn nói với ta điều gì ? Không nên sợ mổ và uống thuốc Không nên bỏ trốn khỏi bệnh viện Không nên mê tín dị đoan, ốm đau phải đến nhờ thầy thuốc Khoanh tròn chữ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau : Ra rả, màu ra, rạo rực, ráo riết, rà soát Da tăng, dằng dặc, ca dao, dao động, dáng đi Gia đình, gia phong, tác giả, để giành, tranh giành Chiếm đóng, nghiêm chỉnh, tiềm kiếm, kiêm nhiệm, kiểm tra Chìm đắm, mũm mĩm, chìm nghỉm, tim chích, lim dim Kiếm hiệp, bưu thiếp, đuổi kiệp, gián điệp, diệp lục Bịp bợm, kịp thời, díp mắt, cái nhíp, kỉm tra Điền v hoặc d hay gi vào chỗ trống trong đoạn văn sau : Học quả là khó khăn an khổ Bố muốn con đến trường ới lòng hăng say à phấn khởi Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối vẫn đến trường sau một ngày lao động ất ả Cả đến những người lính ừa ở thao trường ề là ngồi ào bàn đọc đọc iết iết Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà ẫn thích đi học ( Theo A-mi-xi ) 6 a) b) c) d) 7 Tìm hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về : Nhân hậu : Trung thực : Dũng cảm : Cần cù : Đặt câu với mỗi thành ngữ, tục ngữ tìm được ở bài tập 6 ……………………………………………………………………………………… ………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………… 8 Hãy điền 4 từ đồng âm và 4 từ trái nghĩa với từ nhân hậu : A ( từ đồng nghĩa ) Nhân hậu 9 Đặt câu với các từ tìm được ở bài tập 8 B ( từ trái nghĩa ) ……………………………………………………………………………………… ………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………… 10 Viết một bài văn tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý TUẦN 17 1 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những việc đặc biệt ông Phàn Phù Lìn làm được cho dân làng a) Tìm nguồn nước và đào mương đưa nước về cho cả thôn trồng lúa b) Thay đổi tập quán canh tác: trồng lúa nước, giống cao sản c) Trồng rừng để bảo vệ nguồn nước d) Bán lúa và thảo quả được rất nhiều tiền 2 Câu chuyện Ngu công xã Trịnh Tường giúp em hiểu điều gì ? a) Ông Phàn Phù Lìn đã làm được nhiều việc tốt cho mọi người b) Có quyết tâm và nghị lực thì có thể cùng mọi người vừa nâng cao chất lượng cuộc sống vừa bảo vệ môi trường c) Cuộc sống của bà con làng Phìn Ngan đã có nhiều thay đổi, ngày càng giàu có hơn 3 Tìm và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp so sánh và đối trong bài ca dao thứ nhất ( Tiếng Việt 5, tập một, trang 168 ) 4 Dựa vào các bài ca dao đã học, hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu để diễn tả : người nông dân lao động vất vả nhưng rất lạc quan, yêu đời 5 Chép vần của từng tiếng trong bài ca dao thứ nhất ( Tiếng Việt 5, tập một, trang 168 ) và cho biết những tiếng nào bắt vần với nhau ( Em tự làm vào vở theo mẫu sau ) Tiếng 6 a) b) c) 7 Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Cày a y Nếu căn cứ vào số lượng tiếng và quan hệ giữa các tiếng trong từ , từ có các kiểu cấu tạo nào ? Từ đơn, từ phức và từ ghép Từ đơn, từ phức và từ láy Từ đơn, từ ghép và từ láy Nối cột A với cột B sao cho phù hợp : A (a) Từ đơn (b) Từ phức (c) Từ láy (d) Từ ghép B (1) Gồm 2 hay nhiều tiếng (2) Gồm 2 hay nhiều tiếng có nghĩa ghép lại với nhau (3) Chỉ gồm 1 tiếng (4) Chỉ một loại nhỏ trong phạm vi nghĩa của tiếng chỉ chung (5) Gồm 2 hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần giống nhau ( hoặc cả âm đầu và vần ) (6) Các tiếng có âm đầu giống nhau (e) Từ ghép phân loại (f) Từ ghép tổng hợp (g) Từ láy âm (7) Chỉ chung, tổng hợp hơn nghĩa của từng tiếng (h) Từ láy vần (8) Các tiếng có âm đầu và vần giống nhau (i) Từ láy tiếng (9) Các tiếng có vần giống nhau 8 Xếp các từ sau đây vào nhóm tương ứng : thật thà, ngộ nghĩnh, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, khó khăn, bạn đọc a) Từ ghép tổng hợp : b) Từ ghép phân loại : c) Từ láy âm : 9 Tìm các tư láy và từ ghép trong các đoạn văn sau : Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người ( Nguyễn Duy ) Trong đoạn văn trên có : a) Các từ láy : b) Các từ ghép : 10 Tình trạng tai nạn giao thông vẫn xảy ra nghiêm trọng Đó là vấn đề được cả xã hội quan tâm Liên đội trường em tổ chức “Đội An toàn giao thông” Em hãy viết đơn xin gia nhập đội đó TUẦN 18 Hãy đọc truyện sau và hoàn thành các bài tập Đôi tai của tâm hồn Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi "Cháu hát hay quá!' Một giọng nói vang lên: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ" Cô bé ngẩn người Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe Ông vỗ tay nói lớn: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!" Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không "Cụ già ấy đã qua đời rồi Cụ ấy điếc đã hai mươi năm nay." – Một người trong công viên nói với cô Cô gái sững người Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe? ( Hoàng Phương ) 1 a) b) c) 2 a) b) c) 3 a) b) c) 4 a) b) Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ? Vì cô hát không hay Vì cô bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca Vì cô không có quần áo đẹp Cụ già động viên cô bé luyện hát như thế nào ? Khuyên bảo cô bé không nên nản chí, cố luyện tập để hát hay hơn Nghe cô hát qua nhiều bài khác nhau Thường xuyên nghe cô hát và khen ngợi, động viên cảm ơn cô Vì sao cô bé trở thành ca sĩ nổi tiếng ? Được cụ già động viên, cô đã kiên trì luyện tập thành tài Cô hát ở mọi lúc mọi nơi Cô muốn hát thật hay để cụ già thưởng thức Chi tiết bất ngờ, gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì ? Cô bé đã trở thành ca sĩ nổi tiếng Khi cô bé tìm gặp thì cụ đã qua đời c) Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại là một người không có khả năng nghe 5 Nhan đề câu chuyện Đôi tai của tâm hồn hay ở chỗ nào ? Em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 câu để lí giải điều đó 6 Ghép mỗi tiếng trong cặp với tiếng khác để tạo thành từ giáo giàn Chiều xong Chống dáo dàn Triều song Trống 7 Hãy xếp các từ in đậm trong câu sau đây vào cột phù hợp Chước Trước Một / cụ già / ngày ngày / vẫn / chăm chú / lắng nghe / và / khen / cô / hát / lại / là / một / người / không / có / khả năng / nghe ? Danh từ Đại từ Động từ Tính từ Quan hệ từ 8 Hãy xếp các từ sau đây vào cột phù hợp Cô bé / lại / hát / , cụ già / vẫn / chăm chú / lắng nghe Từ đơn Từ ghép Từ láy 9 Tìm 2 câu trong bài cho mỗi loại : tường thuật, nghi vấn, cảm thán ……………………………………………………………………………………… ………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………… 10 Hãy viết đoạn văn tả cảnh đẹp mùa xuân ở quê em KIỂM TRA ĐỌC HIỂU A Đọc thầm đoạn văn sau : Đêm tháng 6 Đêm tháng sáu thật ngắn Đêm che đặc cả bầu trời, không nhìn thấy sao đâu cả Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng sáu Đây , mùi hương trẻ trung, mùi mật ngọt của kiều mạch tỏa ra từ những bông hoa đầu tiên , mùi cỏ khô thơm lừng và tươi mát, tươi mát biết chừng nào ! Và hương thơm nhẹ nhàng êm ái của rau thơm, ngay đến hoa cũng tỏa hương riêng của mình Tất cả những hương đó lúc quyện lẫn nhau trong không trung , lúc từng làn từng làn tỏa ra lần lượt Vào những đêm như vậy, rễ cây cũng bốc một mùi đặc biệt, một thứ mùi bền chắc, mạnh mẽ, cường tráng của đất có thể do đó mà giữa hết thảy các mùi thơm, hương thơm của đất bao giờ cũng nổi lên mãnh liệt hơn cả Và dường như đất thở Và giờ này, chỉ có tiếng ầm ầm liên tục, đều đặn đầy khí lực của các máy kéo là ngự trị trên tất cả mọi vật sống, ngoài ra không còn âm thanh nào khác Và nếu như con người, dù chỉ một lần thôi, nghe thấy hơi thở của một đêm như đêm nay, thì đêm đó sẽ lưu lại trong tâm khảm anh ta mãi mãi Nhưng nếu con người từ thuở ấu thơ đã hít thở làn hương thân thuộc, yêu thích ấy, thì cho dù anh ta có ở đâu, đường đời có đưa anh ta tới chốn nào cũng không bao giờ anh ta quên nó được Tuyệt diệu làm sao một đêm tối mùa hạ trước cơn mưa G Tơ-rô-ê-pon-xki ( Hoàng Hải dịch ) B Dựa theo nội dung bài học , chọn ý trả lời đúng 1 Bài văn tả cảnh gì? Ở đâu? a Tả cảnh một đêm mùa hạ trước cơn mưa ở vùng đồng quê b Tả cây cối trong đêm mùa hạ trước cơn mưa ở một thành phố c Tả hơi thở và hương thơm của đất vào một đêm tháng sáu ở miền núi 2 Ý chính của đoạn 2 là gì? a Tả các loại hoa và cây trong đêm b Tả đất và các loại cây cỏ ở mảnh đất ấy c Tả hương thơm của đất và các loại cỏ cây , hoa lá , tả âm thanh của máy kéo trong đêm 3 Em hiểu câu văn : “ Và dường như đất thở ” như thế nào ? a Tác giả nghe thấy , nhìn thấy đất thở như con người b Hương thơm sự chuyển mình của đất trời , vạn vật làm cho tác giả có cảm giác đất rất thân thuộc , đầy sức sống như con người c Đất cũng tận hưởng khí trời , hương thơm của vạn vật như con người 4 Trong câu nào dưới đây , từ thở được dùng với nghĩa gốc ? a Thở sâu rất tốt cho sức khỏe b Và dường như đất thở c Trong từng , lúc này chỉ nghe tiếng thở dài của chị Gió 5 Từ “ liên tục ” trong cụm từ “ chỉ có tiếng ầm ầm liên tục , đều đặn đầy khí lực của các máy kéo là ngự trị trên tất cả mọi vật sống ” thuộc từ loại nào ? a Danh từ b Động từ c Tính từ 6 Từ “ nó ” trong câu : “ Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng sáu ” được dùng để thay thế từ ngữ nào? a Đất b Đất bốc hương c Ngàn đời 7 Đại từ nó trong câu trên ( câu 6 ) có tác dụng gì ? a Không lặp lại từ được thay thế b Ngắn gọn hơn c Cho thấy đối tượng có nhiều tên gọi 8 Trường hợp nào sau đây là từ đồng âm và trường hợp nào là từ nhiều nghĩa ? a tờ báo/ con báo / báo hại ( từ ……………………… ) b cánh cửa/ cất cánh / phe cánh ( từ……………………… ) c bổ củi / thuốc bổ ( từ……………………… ) 9 Gạch dưới quan hệ từ trong câu sau và cho biết tác dụng của nó Khi chim én bay về thì mùa xuân tới ………………………………………………………………………………………… ……… 10 Trong câu : “ Và giờ này , chỉ có tiếng máy kéo ẩm ầm liên tục , đều đặn đầy khí lực là ngự trị trên tất cả mọi vật sống ” bộ phận nào là chủ ngữ ? a Tiếng máy kéo ầm ầm b Tiếng máy kéo ầm ầm liên tục c Tiếng máy kéo ... ta cấy lấy công Tôi cấy cịn trơng (1 ) nhiều bề Trơng (2 ) trời, trông (3 ) đất, trông (4 ) mây Trông (5 ) mưa, trông (6 ) nắng, trông (7 ) ngày, trông (8 ) đêm Trông (9 ) cho chân cứng đá mềm Trời yên... Thế hệ sau nhớ đến hệ trước TUẦN D Đọc thầm sếu giấy (tiếng Việt lớp tập 1, trang 36) trả lời câu hỏi sau Xa – xa – bị nhiễm phóng xạ ngun tử nào? a Ngày 16 – – 19 45 c Năm 1 9 51 b Khi Xa – xa... thứ ( Tiếng Việt 5, tập một, trang 16 8 ) Dựa vào ca dao học, viết đoạn văn khoảng câu để diễn tả : người nông dân lao động vất vả lạc quan, yêu đời Chép vần tiếng ca dao thứ ( Tiếng Việt 5, tập

Ngày đăng: 15/11/2014, 19:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan