So sánh quy định về quyền tác giả trong công ước berne, Hiệp định Trips, pháp luật Việt Nam

7 5.4K 103
So sánh quy định về quyền tác giả trong công ước berne, Hiệp định Trips, pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG CÔNG ƯỚC BERNE, HIỆP ĐỊNH TRIPS VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM. 1. Giống nhau: Trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, do những nỗ lực của Việt Nam trong việc sửa đổi những quy định của pháp luật cho phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế nên những quy định của pháp luật Việt Nam tương đối giống những quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thứ nhất, về thời điểm phát sinh quyền tác giả. Trong các Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên cũng như trong pháp luật Việt Nam đều quy định thời điểm phát sinh quyền tác giả sau khi tác phẩm được hoàn thành. Theo đó một tác phẩm được bảo hộ khi nó được thể hiện ra bên ngoài thông qua 1 hình thức vật chất nhất định mà không quan tâm đến nội dung, chất lượng của tác phẩm đó ra sao, đã được công bố hay chưa. Thứ hai, có những quy định chi tiết về điều kiện bảo hộ đối với một tác phẩm,tác giả. Theo đó tác phẩm được bảo hộ không phải thông qua bất cứ thủ tục hành chính nào, tác phẩm được bảo hộ đồng thời với thời điểm phát sinh quyền tác giả. Việc tác giả đăng ký quyền tác giả của mình với các tổ chứ về sở hữu trí tuệ chỉ nhằm đảm bảo việc hơn những quyền của mình liên quan đến tác phẩm mà không phải là căn cứ duy nhất xác định tác giả của một tác phẩm. Thứ ba, quy định về thời hạn bảo hộ. Nhằm đảm bảo quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cũng như đảm bảo sự công bằng hài hòa với các lợi ích xã hội, các quy định trong các điều ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả cũng như trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đều quy định thời hạn bảo hộ khác nhau đối với từng loại tác phẩm.Theo đó, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối một tác phẩm văn học trong công ước Berne và điều 27 Luật SHTT 2009 đều quy định là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau thời điểm tác giả qua đời. Quy định này nhằm đảm bảo phần nào lợi ích kinh tế của những người thừa kế của tác giả. Đồng thời một số quyền nhân thân (hay quyền tinh thần theo quy định của Công ước Berne) thì được bảo hộ mãi mãi và không ai có quyền xâm phậm tới những quyền này. Thứ tư, quy định chi tiết về các loại tác phẩm được bảo hộ, các tác phẩm không được bảo hộ. Trong các Điều ước quốc tế Việt Nam tham gia liên quan đến vấn đề này và pháp luật dân sự Việt Nam đều sử dụng phương pháp liệt kê những tác phẩm được bảo hộ. Nhìn chung quy định của pháp luật dân sự Việt Nam khá tương thích so với các quy định của Điều ước quốc tế Việt Nam tham gia về các tác phẩm được bảo hộ. Bên cạnh đó, việc bảo hộ quyền tác giả chỉ đặt ra giới hạn những tác phẩm nhất định, theo đó chỉ những tác phẩm được quy định trong văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả mới nhận được sự bảo hộ từ chính quyền. Đồng thời không phải mọi tác phẩm đều được bảo hộ, có những tác phẩm cũng là những sản phẩm trí tuệ, hàm chứa trong đó sự sáng tạo nhưng không được bảo hộ do những lí do nhất định. Thứ năm, quy định cụ thể về nội dung bảo hộ hay nội dung của quyền tác giả chủ sở hữu. Nhằm đảm bảo quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm các điều ước quốc tế cũng như pháp luật dân sự Việt Nam quy định một cách cụ thể, đầy đủ nội dung quyền tác giả trong các văn bản pháp luật. Quy định nhằm tạo điều kiện để tác giả, chủ sở hữu thông qua đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Thứ sáu, quy định về thực thi quyền tác giả. Việc quy định các quyền của tác giả đối với tác phẩm sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có cơ chế thực thi nhằm bảo vệ quyền lợi tác giả trước sự xâm phạm của các chủ thể khác. Theo đó tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm đều có quyền khởi kiện người vi phạm tác phẩm của mình trước tòa án quốc gia thành viên. 2. Sự khác nhau: Tiêu chí Bảo hộ quyền tác giả trong Công ước Berne Bảo hộ quyền tác giả trong Hiệp định TRIPS Bảo hộ quyền tác giả trong luật Việt Nam Phạm vi Một trong những nguyên tắc quan trọng trong công ước Berne cũng như nhiều điều ước quốc tế khác đó là nguyên tắc đối xử quốc gia. Do đó bảo hộ quyền tác giả không chỉ giới hạn trong các nước thành viên, các tổ chức, cá nhân quốc gia thành viên là chủ sở hữu, tác giả của tác phẩm còn được bảo hộ bằng pháp luật của các quốc gia thành viên Điều ước trên phạm vi lãnh thổ của chính quốc gia đó. Điều 3 : Mỗi Thành viên phải chấp nhận cho các công dân của các Thành viên khác sự đối xử không kém thiện chí hơn so với sự đối xử của Thành viên đó đối với công dân của mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ[3], trong đó có lưu ý tới các ngoại lệ đã được quy định tương ứng trong Công ước Paris (1967), Công ước Berne (1971), Công ước Rome và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp. Đối với những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình, nghĩa vụ này chỉ áp dụng với các quyền được quy định theo Hiệp định này. Bất kỳ Thành viên nào sử dụng các quy định tại Điều 6 Công ước Berne và khoản 1(b) Điều 16 Công ước Rome cũng phải thông báo như đã nêu trong các điều khoản nói trên cho Hội đồng TRIPS. Các Thành viên chỉ có thể sử dụng các ngoại lệ nêu tại khoản 1 liên quan đến các thủ tục xét xử và hành chính, kể cả việc chỉ định địa chỉ dịch vụ hoặc bổ nhiệm đại diện trong phạm vi quyền hạn của một Thành viên, nếu những ngoại lệ đó là cần thiết để bảo đảm thi hành đúng các luật và quy định không trái với các quy định của Hiệp định Pháp luật dân sự Việt Nam, đặt biệt là Luật SHTT chủ yếu bảo vệ quyền lợi của các tổ chức cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. này và nếu cách tiến hành các hoạt động đó không là một sự hạn chế trá hình hoạt động thương mại. Đối tượng Công ước Berne liệt kê các tác phẩm được bảo hộ mang tính chất “mở” cho các thể loại tác phẩm mới trong tương lai bên cạnh các thể loại tác phẩm hiện có. “mọi sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, không phân biệt phương thức và hình thức thể hiện” Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác nhau, các điều ước quốc tế này có thể bổ sung cho nhau về loại đối tượng được bảo hộ. Về đối tượng được bảo hộ, theo ghi nhận tại Điều 9, Hiệp định TRIPs bảo hộ tất cả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được vật chất hóa đã được liệt kê tại Điều 2 của Công ước Berne ví dụ như: như sách các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc , có thể bảo hộ một số tác phẩm là công văn của Nhà nước về hành pháp, tư pháp, không bảo hộ đối với các tác phẩm mang tính chất thời sự thuần túy, mang tính thông tin, báo chí và theo Điều 9.2của Hiệp định Trips, các ý tưởng, thủ tục và phương thức điều hành hoặc khái niệm toán học khôngđược bảo hộ quyền tác giả. Ngoài ra, Hiệp định TRIPS đã có Luật SHTT Việt Nam lại quy định “đóng” đối với những tác phẩm được nhà nước thông qua việc liệt kê cứng nhắc các thể loại tác phẩm. Đối tượng được bảo hộ được quy định, liệt kê chính thức tại một văn bản là luật SHTT 2009. Khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) quy định: “Chương trình máy tính (CTMT) là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. CTMT được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”, đồng thời khoản 2 điều 59 Luật SHTT quy định loại trừ cấp bằng độc quyền sáng chế (patent) sự bổ sung tác phẩm được bảo hộ cho Công Ước Berne đối với phần mềm máy tính dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy đều phải được bảo hộ theo như tác phẩm văn học theo Công ước Berne ( Điều 10). cho CTMT, như vậy pháp luật Việt Nam quy định chỉ bảo hộ quyền tác giả đối với CTMT. Quyền của tác giả Trong Công ước Berne các quyền tác giả được quy định thành các quyền tinh thần và quyền kinh tế độc lập với nhau. Đồng thời không có quy định nào là quyền tinh thần, quyền nào là quyền kinh tế. Điều 6bis vá Điều 14ter quy định về quyền tinh thần, các quyền còn lại được hiểu là quyền kinh tế. Công ước Berne quy định về quyền tiếp theo đối với tác phẩm mỹ thuật và bản thảo viết tay( Điều 14ter). Về các quyền được bảo hộ, Hiệp định bảo hộ tất cả các quyền của tác giả trừ các quyền được cấp theo hoặc phát sinh trên cơ sở quy định tại Điều 6 bis của Công ước Berne. Theo Điều 6bis, đó là các quyền tinh thần phát sinh trên cơ sở quyền đứng tên tác giả độc lập với quyền kinh tế của tác giả như: quyền phản đối bất kì sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc nhưng vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự, tiếng tăm của tác giả sau khi quyền này được chuyển nhượng. Ngoài ra còn có các quyền phát sinh sau khi tác giả chết theo quy định tại khoản 2 Điều 6 bis. Pháp luật Việt Nam lại phân chia quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Đồng thời trong cả luật sân sự 2005 và luật SHTT VN đều quy định cụ thể về quyền nhân thân và quyền tác giả gồm những quyền gì. Pháp luật dân sự Việt Nam không quy định về quyền tiếp theo. Điều kiện bảo hộ Điều 3 CƯ Berne: Tác phẩm của các tác giả là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên hiệp hoặc cư trú ở các quốc gia thành viên cho dù những các tác phẩm của họ đã công bố hay chưa; Tác phẩm của các tác giả không phải là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên hiệp mà công bố lần đầu tiên ở một trong những nước thành viên của Liên hiệp, hay đồng Thừa nhận tuân thủ các điều kiện này theo Công ước Berne về điều kiện bảo hộ cho tác phẩm của các tác giả. Pháp luật Việt Nam cũng quy định việc bảo hộ quyền tác giả không cần thiêt phải thực hiện bất kỳ thủ tục hành chính nào. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 8 Luật SHTT 2009 quy định không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng có hại cho quốc phòng an ninh. Như vậy khác với các quy định thời công bố ở một nước trong và một nước ngoài Liên hiệp. Các tác phẩm được bảo hộ trong Tư pháp Việt Nam khi được ấn định trên một hình thái vật chất nhất định mà không cần trải qua bất kỳ sự kiểm tra hay cho phép nào về mặt nội dung và hình thức. Việc bảo hộ là độc lập đối với chất lượng hoặc giá trị kèm theo tác phẩm. Nói một cách khác việc bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm không phụ thuộc vào nội dung tác phẩm đó. trong tư pháp quốc tế Việt Nan, một tác phẩm có được bảo hộ hay không còn phụ thuộc vào nội dung tác phẩm có trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng hay không. Thực thi quyền tác giả Trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, các tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm có thể thực hiện quyền của mình tại nhiều quốc gia thành viên của điều ước. Đồng thời cùng với việc đăng ký quyền tác giả, việc yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền lợi của tác giả có thể được tiến hành ở các cơ quan nhà nước của nhiều quốc gia thành viên của Điều ước. Về các quyền của tác giả đối với tác phẩm. Theo quy định của Công ước tác giả được bảo hộ sẽ có quyền đối với việc dịch, sao chép tác phẩm trừ một số trường hợp ngoại lệ đặc biệt các tác phẩm có thể được phép sao chép, miễn sao không làm phương hại đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả. Tác phẩm cũng có thể được sử dụng tự do có mục đích một cách hợp pháp và phù hợp với thông lệ đúng đắn như việc sử dụng tác phẩm để trích dẫn, minh họa phục vụ cho việc giảng dạy. Các quy định này được ghi nhận cụ thể từ Điều 9 đến Điều 14 công ước Berne, tại Điều 14 của hiệp định Trips có cụ thể đối với việc bảo hộ những ngừơi biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát hành truyền hình với các bài biểu diễn, bản ghi âm và chương trình phát sóng. Hiệp định TRIPS quy Tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm thực thi quyền tác giả của mình thông qua cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. định người biểu diễn có quyền ngăn cản việc thu, tái bản, phát trên phương tiện vô tuyến chương trình biểu diễn của mình mà không xin phép. Người sản xuất chương trình thu thanh có quyền cho phép hoặc cấm tái bản trực tiếp hoặc gián tiếp chương trình thu thanh của mình. Các tổ chức phát thanh truyền hình có quyền cấm thu, tái bản và phát lại trên phương tiện vô tuyến chương trình truyền hình của mình mà không xin phép. Thời hạn bảo hộ Điều 7 CƯ Berne Tuân thủ các quy định của Công ước Berne.Điều 12 Hiệp định TRIPS quy định: Bảo hộ suốt đời và 50 năm sau khi tác giả qua đời trừ đối với tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thời hạn bảo hộ ít nhất là 25 năm kể từ ngày tác phẩm được thực hiện,còn lại các tác phẩm khác không được tính thời hạn bảo hộ thì sẽ được bảo hộ ít nhất 50 năm kể từ ngày phổ cập tác phẩm đến công chúng hoặc tính từ ngày tác phẩm được thực hiện. Thời hạn bảo hộ đối với người biểu diễn và người sản xuất chương trình thu thanh là ít nhất 50 năm, đối với các tổ chức phát thanh truyền hình là 20 năm tính từ ngày cuối của năm diễn ra chương trình biểu diễn hoặc chương trình được thu thanh, truyền hình. Điều 27 Luật SHTT Việt Nam 3. Kết luận: ( kiểu như tóm lại á) Công ước Berne đã tạo ra một khung pháp lý, tạo cơ sở cho Việt Nam hoàn thiện hệ thống luật về bảo hộ quyền tác giả (Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật dân sự) phù hợp với các điều ước quốc tế, tạo ra môi trường pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế một cách toàn diện. Việc gia nhập Công ước Berne mở ra cho các tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm, các nhà đầu tư tài chính và dịch vụ trong lĩnh vực này của Việt Nam có thể thuận tiện trong việc chuyển giao quyền tác giả của các các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có lợi thế. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPS có những quy định liên quan đến phạm vi các loại quyền SHTT rộng hơn, bao quát hơn.TRIPS đặt ra những yêu cầu bảo hộ ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia đang phát triển hay kém phát triển thì những yêu cầu bảo hộ SHTT này vẫn còn cao, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Ngoài ra, các nước Thành viên hoàn toàn có quyền thiết lập những quy định ở mức cao hơn miễn không trái với quy định của TRIPS. Đây cũng chính là điểm mà các nước phát triển đã lợi dụng để dùng sức ép đối với các nước đang phát triển để ký những Hiệp định song phương theo đó việc bảo hộ giành cho nhau luôn ở mức cao hơn quy định tối thiểu của TRIPS. Pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Luật SHTT có nhiều quy định chi tiết hơn so với các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả mà chúng ta tham gia. Tuy nhiên, do chúng ta là một quốc gia phát triển nên vẫn có những quy định chưa phù hợp với quy định trong cá điều ước quốc tế, cũng như còn nhiều thiếu sót. Thêm vào là ý thức người dân Việt Nam trong việc tôn trọng quyền tác giả còn rất kém. Do đó bên cạnh việc tiến hành sửa đổi bổ sung những quy định của pháp luật cho phù hợp với điều ước quốc tế, chúng ta cần phải có chiến dịch tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân nhằm đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế trên thực tế. . theo Công ước Berne ( Điều 10). cho CTMT, như vậy pháp luật Việt Nam quy định chỉ bảo hộ quy n tác giả đối với CTMT. Quy n của tác giả Trong Công ước Berne các quy n tác giả được quy định. SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ QUY N TÁC GIẢ TRONG CÔNG ƯỚC BERNE, HIỆP ĐỊNH TRIPS VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM. 1. Giống nhau: Trong lĩnh vực bảo hộ quy n tác giả, do những nỗ lực của Việt Nam trong việc. tác phẩm đều có quy n khởi kiện người vi phạm tác phẩm của mình trước tòa án quốc gia thành viên. 2. Sự khác nhau: Tiêu chí Bảo hộ quy n tác giả trong Công ước Berne Bảo hộ quy n tác giả trong

Ngày đăng: 15/11/2014, 03:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan