Tài liệu lịch sử 12 (phần LSVN 1919 đến 1954)

42 1.9K 1
Tài liệu lịch sử 12 (phần LSVN 1919 đến 1954)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 1 TUYỂN TẬP CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ - Khối 12 THPT Phn Lch s Vit Nam (1919 - 1954)    I/ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ðOẠN 1919 - 1930 : Caâu 1. Tóm tắt những ñiều kiện về kinh tế, xã hội và tư tưởng dẫn ñến sự hình thành và phát triển của phong trào yêu nước ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Khái quát các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào ñấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỷ XIX ñến ñầu năm 1930. Kết cục của các phong trào theo những khuynh hướng chính trị trên nói lên ñiều gì ? Hướng dẫn làm bài 1. Tóm tắt những ñiều kiện về kinh tế, xã hội, tư tưởng dẫn ñến sự hình thành và phát triển của phong trào yêu nước ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất : + Về kinh tế: thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc ñịa lần thứ hai , làm cho tình hình kinh tế Việt Nam có biến ñổi, nhưng chủ yếu vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt và phụ thuộc kinh tế Pháp. + Về xã hội: sự phân hoá giai cấp sâu sắc nhất là sự phát triển của giai cấp công nhân và sự ra ñời của các giai cấp tư sản và tiểu tư sản. + Về tư tưởng: • Hệ tư tưởng tư sản ảnh hưởng vào Việt Nam từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau chiến tranh vẫn tiếp tục ñược sử dụng làm vũ khí chống Pháp. • Tư tưởng chính trị vô sản: Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, mở ra thời ñại mới trong lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hiện thực và ñược truyền bá rộng rãi khắp nơi, dẫn ñến sự ra ñời nhiều ñảng cộng sản Quốc tế Cộng sản ñược thành lập (3/1919). Chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc ñược truyền bá vào Việt Nam, tạo một vũ khí tư tưởng mới. 2. Nêu khái quát các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào ñấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỷ XIX ñến ñầu năm 1930 : - Cuối thế kỷ XIX: theo khuynh hướng chính trị phong kiến, biểu hiện qua phong trào Cần Vương với những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Ba ðình, Bãi Sậy, Hương Khê) và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. - ðầu thế kỷ XX (Trước Thế chiến thứ nhất): xuất hiện khuynh hướng chính trị tư sản với những hoạt ñộng tiêu biểu của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh… - Sau Thế chiến thứ nhất - ñầu năm 1930: trong ñiều kiện lịch sử mới, có hai khuynh hướng: + Khuynh hướng chính trị tư sản: biểu hiện qua các phong trào dân chủ tư sản 1919 - 1925, sự ra ñời và hoạt ñộng của Việt Nam quốc dân ñảng (1927 - 1930). Nỗ lực cao nhất và cuối cùng là cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) bị thất bại, kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam Quốc dân ñảng. + Khuynh hướng chính trị vô sản, biểu hiện qua những hoạt ñộng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, phong trào công nhân, sự xuất hiện các tổ chức tiền cộng sản dẫn ñến sự ra ñời của ðảng Cộng sản Việt Nam ñầu năm 1930. 3. Kết cục của các phong trào theo những khuynh hướng chính trị trên nói lên : Con ñường giải phóng dân tộc theo các khuynh hướng chính trị phong kiến hoặc tư sản là không thành công. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con ñường nào khác con ñường cách mạng vô sản”. Caâu 2. Cho biết chương trình khai thác thuộc ñịa của thực dân Pháp tại Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chương trình khai thác lần này có những ñiểm gì mới ? Hướng dẫn làm bài 1. Chương trình khai thác thuộc ñịa của thực dân Pháp tại Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất : a. Nguyên nhân và mục ñích : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ñế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. ðể bù ñắp những thiệt hại to lớn trong chiến tranh, trên cơ sở ñó khôi phục lại ñịa vị kinh tế của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. ðế quốc Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành “Chương trình khai thác lần hai” ở ðông Dương…  Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 2 b. Chính sách khai thác thuộc ñịa lần hai của Pháp : Ở ðông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc ñịa lần hai, từ 1929 - 1933. So với cuộc khai thác lần thứ nhất thì ñây là cuộc khai thác triệt ñể với quy mô và mức ñộ lớn hơn, cụ thể là : - Kinh tế: Pháp ñầu tư mạnh với tốc ñộ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, trong những năm 1924 - 1929, số vốn ñầu tư khoảng 4 tỉ phrăng. Nông nghiệp: ñầu tư nhiều nhất, chủ yếu mở rộng diện tích ñồn ñiền cao su, nhiều công ty cao su ñược thành lập (ðất ñỏ, Misơlanh…) Công nghiệp: mở mang các ngành dệt, muối, xay xát , ñặc biệt là khai thác mỏ (than…) Thương nghiệp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội ñịa ñược ñẩy mạnh. Giao thông vận tải: Phát triển, ñô thị mở rộng. Ngân hàng ðông Dương: Nắm quyền chỉ huy kinh tế ðông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi. Tăng thu thuế: ngân sách ðông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912. c. Chính sách chính trị , văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp : - Chính trị : Pháp tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc ñịa. Bộ máy ñàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt ñộng ráo riết. Ngoài ra còn cải cách chính trị - hành chính: ñưa thêm người Việt vào làm các công sở . - Văn hoá giáo dục : Hệ thống giáo dục Pháp - Việt ñược mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt ñề huề”. Các trào lưu tư tưởng, khoa học - kĩ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, ñan xen, ñấu tranh với nhau. d. Kết quả : - Về kinh tế : Thực dân Pháp ñã du nhập vào Việt Nam thông qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xen kẽ với quan hệ sản xuất phong kiến. Kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng vẫn bị kìm hảm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp. - Về xã hội : Có sự phân hoá sâu sắc bên cạnh giai cấp cũ (ñịa chủ, phong kiến, nông dân) xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân) với những lợi ích khác nhau… 2. Chương trình khai thác lần thứ hai có ñiểm khác với lần thứ nhất ở những ñiểm sau : - Kinh tế : Lần 1 Lần 2 - Cơ cấu ñầu tư : vốn tư bản nhà nước. - Cơ cấu ñầu tư : vốn tư bản tư nhân. - Cường ñộ : trong 6 năm (1924 - 1929), số vốn gấp 4 lần so với 30 năm trước chiến tranh. - Quy mô lớn hơn rất nhiều. - Lĩnh vực ñầu tư : khai khoáng. - Nông nghiệp : chiếm ruộng lập ñồn ñiền (trồng cao su, cà phê, chè… - Chính trị : tiến hành cải cách ñể hỗ trợ khai thác, lập viện dân biểu, phòng thương mại canh nông “cải lương hương chính”  tạo sự ổn ñịnh chính trị ñể thu hút ñầu tư vào ðông Dương. Caâu 3. Phân tích thái ñộ và khả năng cách mạng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế thứ nhất. Vấn ñề này ñã ñược ñề ra trong Cương lĩnh chính trị ñầu tiên của ðảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930 như thế nào ? Hướng dẫn làm bài 1. ðặc ñiểm, khả năng cách mạng của các giai cấp : - Giai cấp ñịa chủ : + Là chỗ dựa chủ yếu của thực dân Pháp, ñược Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp ñoạt ruộng ñất, tăng cường bóc lột về kinh tế và ñàn áp về chính trị ñối với nhân dân… + Tuy nhiên họ là người Việt Nam, nên cũng có một bộ phận nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có ñiều kiện… - Giai cấp nông dân : + Bị ñế quốc, phong kiến chiếm ñoạt ruộng ñất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với ñế quốc phong kiến tay sai gay gắt.  Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 3 + Do hạn chế về ñặc ñiểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành lực lượng lãnh ñạo cách mạng, so họ là một lực lượng hăng hái, ñông ñảo nhất của cách mạng. - Giai cấp tư sản : Ra ñời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và là “con ñẻ” của chế ñộ thuộc ñịa. Do quyền lợi kinh tế và thái ñộ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận: + Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với ñế quốc nên câu kết chặt chẽ với ñế quốc. + Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh ñộc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp. - Giai cấp tiểu tư sản thành thị : + Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. + Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân ñất nước, hăng hái ñấu tranh vì ñộc lập tự do của dân tộc. - Giai cấp công nhân : + Ra ñời trong ñợt khai thác thuộc ñịa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong ñợt khai thác thuộc ñịa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, ñến năm 1929 có hơn 22 vạn) + Ngoài những ñặc ñiểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như ñại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có ñiều kiện lao ñộng và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt ñể…, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những ñặc ñiểm riêng :    Bị ba tầng áp bức bóc lột của ñế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.    Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.    Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.    Có ñiều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và trào lưu cách mạng thế giới, ñặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga.  Do hoàn cảnh ra ñời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội ñộc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh ñạo cách mạng.  Tóm lại : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến ñổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong ñó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản ñộng tay sai. Cuộc ñấu tranh chống ñế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức. 2. Thái ñộ chính trị, khả năng cách mạng ñược cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị ñầu tiên của ðảng Cộng sản Việt Nam : Giai cấp ñịa chủ phong kiến phản ñộng và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải ñánh ñổ. Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông… ñể kéo họ về phe vô sản. ðối với phú nông, trung, tiểu ñịa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập. Dựng lên chính phủ công nông binh; tổ chức quân ñội công nông. ðảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh ñạo cách mạng. ðảng phải có trách nhiệm thu phục ñược ñại ña số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh ñạo ñược quần chúng.  Từ những phân tích thái ñộ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, ðảng ñã ñoàn kết họ lại, tổ chức họ ñấu tranh chống ñế quốc phong kiến, phản ñộng. Caâu 4. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc ñã lựa chọn con ñường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng nào ? Nêu những ñiều kiện chủ quan và khách quan tác ñộng ñến sự lựa chọn ấy. Hướng dẫn làm bài - Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc ñã lựa chọn con ñường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản (khác với con ñường cũ : giải phóng dân tộc theo các khuynh hướng phong kiến hoặc dân tộc dân chủ). - Những ñiều kiện khách quan và chủ quan : + Tác ñộng của thời ñại mới : thời ñại ñế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản. Các mâu thuẩn trong lòng chủ nghĩa ñế quốc phát triển gay gắt Cách mạng tháng Mười Nga thành công Quốc tế Cộng sản ñược thành lập Thời ñại ñó giúp cho Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu lí luận và thực tiễn ñể lựa chọn một con ñường cứu nước ñúng ñắn. + Sự nghiệp ñấu tranh giành ñộc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục và anh hùng. Các con ñường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân tộc dân chủ ñều không thành công. ðất  Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 4 nước lâm vào “tình hình ñen tối tưởng như không có ñường ra” ñặt ra yêu cầu tìm ra một con ñường mới… + Do trí tuệ và nhãn quan của Nguyễn Ái Quốc : thấy ñược hạn chế trong các con ñường cứu nước của cha ông, thấy các cuộc cách mạng theo khuynh hướng dân tộc dân chủ “chưa ñến nơi”, phân biệt rõ bạn và thù của cách mạng Việt Nam trên phạm vi quốc tế, phát hiện trong luận cương của Lênin “con ñường giải phóng cho chúng ta”… Caâu 5. Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản ñã diễn ra như thế nào ? Hướng dẫn làm bài  Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia ñình nhà nho nghèo, yêu nước, trên quê hương giàu truyền thống cách mạng… Lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lại ñược chứng kiến các cuộc ñấu tranh của các bậc tiền bối bị thất bại. Tất cả ñã hun ñúc trong lòng Nguyễn Ái Quốc lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm ra ñi tìm cứu nước, cứu dân. - Qua nhiều năm bôn ba ở hải ngoại ñể tìm ñường cứu nước, cứu dân. ðầu tiên, Người ñến nước Pháp rồi ñi các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. ðến năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Người từ Luân ðôn (Anh) về Pari (Pháp) ñể nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga. - Ngày 18/06/1919 các nước ñế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai ñể chia nhau thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 ñiểm ñòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Tuy không ñược chấp nhận nhưng những yêu sách này ñược báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi. Nhờ ñó nhân dân Pháp thấy ñược bộ mặt thật của thực dân Pháp ở ðông Dương, hiểu ñược nỗi bất hạnh và niềm khát vọng của nhân dân Việt Nam. Qua thực tiễn này Nguyễn Ái Quốc khẳng ñịnh rằng, muốn giải phóng dân tộc thì không thể bị ñộng hoặc trông chờ vào sự giúp ñỡ bên ngoài mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình.  Như vậy, từ năm 1911 ñến ñầu 1920, là thời kì Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ yêu nước.  Trở thành một chiến sĩ Cộng sản : Quá trình chuyển biến từ chiến sĩ yêu nước trở thành chiến sĩ Cộng sản ñược ñánh dầu bằng thời kì Nguyễn Ái Quốc ñến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con ñường cứu nước ñúng ñắn, ñó là con ñường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ñưa cách mạng Việt Nam ñi theo con ñường này. ðiều ñó ñược thể hiện : + Tháng 07/1920, Người ñọc Sơ thảo luận cương về vấn ñề dân tộc và thuộc ñịa của Lênin. Từ ñó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát ñứng về Quốc tế thứ ba, khẳng ñịnh muốn cứu nước và giải phóng dân tộc là phải ñi theo con ñường cách mạng vô sản. + Tháng 12/1920, tại ðại hội của ðảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc ñã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra ðảng Cộng sản Pháp. Sau ñó Người ñã tham gia ðảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam ñầu tiên ñánh dấu bước ngoặt trong hoạt ñộng Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước ñến chủ nghĩa Mác – Lênin và ñi theo cách mạng vô sản. Sự kiện ñó cũng ñánh dấu bước mở ñường giải quyết cuộc khủng hoảng về ñường lối giải phóng dân tộc. + Từ năm 1921 ñến 1923, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt ñộng ở Pháp. Người cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc ñịa ở Pari ñể ñoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo “Người cùng khổ” (Le Paria). Người còn viết nhiều bài báo cho các báo “Nhân ñạo”, “ðời sống công nhân”,…và ñặc biệt là cuốn “Bản án chế ñộ thực dân Pháp”. Các sách báo nói trên ñược bí mật chuyển về Việt Nam ñã góp phần thúc ñẩy phong trào dân tộc trong nước phát triển mạnh mẽ hơn. + Từ năm 1923 ñến 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt ñộng ở Liên Xô. Tại ñây, Người dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10/1923) và ñược bầu vào Ban Chấp hành Hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo “Sự thật” của ðảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí “Thư tín Quốc tế” của Quốc tế Cộng sản. Tại ðại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924), Nguyễn Ái Quốc ñã trình bày lập trường quan ñiểm của mình về chiến lược cách mạng các nước thuộc ñịa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước ñế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc ñịa. + Từ năm 1924 ñến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt ñộng ở Quảng Châu (Trung Quốc) ñể trực tiếp ñào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng 6/1925, tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc nhóm họp những thanh niên yêu nước Việt Nam trong tổ chức Tâm tâm xã rồi ñi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ñể truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước.  Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 5  Như vậy, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con ñường cứu nước ñúng ñắn, ñến chỗ hướng nhân dân ta thực hiện con ñường cách mạng vô sản theo quan ñiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. ðó chính là thời kì Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ Cộng sản. Caâu 6. Hãy chọn lọc và trình bày 3 ñóng góp to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong 50 năm ñầu của thế kỷ XX. Lý giải sự lựa chọn ñó ? Hướng dẫn làm bài 1. Tìm ra con ñường cứu nước năm 1920. * Trình bày sự kiện : - Năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra ñi tìm ñường cứu nước. Người ñã ñến khắp các châu lục ñể học tập và tìm hiểu qua thực tiển các nước. - Tháng 7/1920 tại thủ ñô Pari, Nguyễn Ái Quốc ñã tiếp cận ñược tư tưởng cách mạng của Lê-nin qua Sơ thảo Luận cương “Về vấn ñề dân tộc và thuộc ñịa”.Tháng 12/1920 tại ðại hội lần thứ XVIII của ðảng Xã hội Pháp Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III thành lập ðảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam ñầu tiên. * Lý giải : Việc phát hiện ra con ñường cứu nước mới “Muốn giải phóng dân tộc không có con ñường nào khác hơn là con ñường cách mạng vô sản” là ñóng góp to lớn ñầu tiên trong cuộc ñời cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: • Con ñường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc tìm ra ñã kết thúc thời kỳ khủng hoảng về ñường lối lãnh ñạo của cách mạng nước ta và mở ra thời kỳ cách mạng Việt Nam gắn liền với mọi hoạt ñộng của phong trào cách mạng thế giới. • Vượt qua những hạn chế của các nhà yêu nước cùng thời, từ một người yêu nước Nguyễn Ái Quốc ñã vươn lên trở thành người Cộng sản. Từ ñây ngoài nhiệm vụ của một người Việt Nam yêu nước ñấu tranh cho dân tộc mình; Nguyễn Ái Quốc còn có nhiệm vụ của người Cộng sản quốc tế ñấu tranh cho các dân tộc khác. 2. Thành lập ðảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. * Trình bày sự kiện: - Cuối năm 1929 xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam, ñó là một bước tiến ñồng thời cũng là một nguy cơ của phong trào yêu nước trước sự khủng bố trắng của thực dân Pháp. - Nhận thức ñược vấn ñề, ngày 6/1/1930, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Quảng Châu triệu tập Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một ðảng duy nhất mang tên ðảng Cộng sản Việt Nam. - Tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc ñã soạn thảo Cương lĩnh chính trị ñầu tiên của ðảng Cộng sản Việt Nam, tất cả những nội dung trong cương lĩnh trở thành ñường lối cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm nay. * Lý giải : • Sự ra ñời của ðảng Cộng Sản Việt Nam là kết quả tất yếu do hoạt ñộng của Nguyễn Ái Quốc sau khi tìm ra con ñường cứu nước năm 1920. Hoạt ñộng ñó ñã kết hợp ñược 3 nhân tố: chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời ñại mới. • Sự kiện thành lập ðảng là bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ ñây cách mạng Việt Nam ñược sự lãnh ñạo duy nhất của ðảng Cộng Sản Việt Nam. • ðảng Cộng Sản Việt Nam ñược thành lập là thêm một ñóng góp nữa lớn hơn của Nguyễn Ái Quốc. Nó tạo ra ñược nhân tố mang tính quyết ñịnh mọi thắng lợi trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. 3. Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. * Trình bày sự kiện : - Trong bối cảnh cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít ðức ỏ châu Âu ñã bị ñánh bại, phát xít Nhật ở ðông Dương chuẩn bị ñầu hàng. Ngày 14/8/1945 Hội nghị toàn quốc của ðảng Cộng Sản Việt Nam quyết ñịnh Tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945 ðại hội Quốc dân ở Tân Trào thống nhất chủ trương tổng khởi nghĩa và ñưa ra những quyết ñịnh quan trọng. - Cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra từ ngày 14/8 ñến ngày 28/8. Nhiều ñịa phương quan trọng như thủ ñô Hà Nội, Huế, Sài Gòn ñã nhanh chóng khởi nghĩa giành chính quyền góp phần quyết ñịnh cho sự thắng lợi chung của cả nước. - Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba ðình (Hà Nội) Hồ Chí Minh ñọc bản Tuyên ngôn ñộc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. * Lý giải :  Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 6 • ðây là bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, ñã phá tan xích xiềng nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật ñổ chế ñộ phong kiến ngự trị hàng chục thế kỷ ở nước ta, lập nên nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa do nhân dân lao ñộng làm chủ. • Việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ñã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Kỷ nguyên Việt Nam : ðộc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. • Có thể nói việc tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Nguyễn Ái Quốc ñã hoàn thành mục tiêu cứu nước mà Người ñã tự ñặt ra cho mình vào năm 1911 và cũng là ñóng góp lớn nhất của Người trong 50 năm ñầu thế kỷ XX, cũng như trong lịch sử dân tộc. Caâu 7. Chứng minh phong trào dân tộc dân chủ công khai ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1926 phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức ñấu tranh phong phú, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Hướng dẫn làm bài - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức ñấu tranh phong phú, sôi nổi do giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp tiểu tư sản trí thức lãnh ñạo. - Với mục tiêu chủ yếu là ñòi quyền lợi về kinh tế, muốn vươn lên vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc ñã phát ñộng phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919), chống ñộc quyền cảng Sài Gòn và ñộc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ của tư bản Pháp (1923), sử dụng báo chí ñể bênh vực quyền lợi của mình. Trong phong trào một số tư sản và ñịa chủ lớn ở miền Nam ñã thành lập ra ðảng Lập hiến ñể tập hợp lực lượng, ñề ra một số khẩu hiệu ñòi tự do dân chủ nhằm lôi kéo quần chúng làm áp lực với Pháp. Các cuộc ñấu tranh do tư sản dân tộc phát ñộng ñã thu hút các tầng lớp nhân dân ở thành thị tham gia. - Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức cũng tiến hành ñấu tranh mạnh mẽ bằng nhiều hình thức ñấu tranh phong phú như lập ra các tổ chức chính trị như Tâm Tâm xã, Việt Nam Nghĩa ðoàn, Hội Phục Việt, ðảng Thanh Niên ñể tập hợp lực lượng, lãnh ñạo ñấu tranh. Mặt khác, họ còn sử dụng sách báo ñể tuyên truyền vận ñộng yêu nước như xuất bản các tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê; lập ra các nhà xuất bản tiến bộ như Cường học thư xã, Nam ðồng thư xã; gây tiếng vang ñể cổ vũ thúc ñẩy phong trào yêu nước như tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái (6/1924). - Hai cuộc ñấu tranh tiêu biểu nhất, thu hút ñông ñảo các tầng lớp nhân dân (tiểu tư sản, tư sản dân tộc, ñịa chủ, công nhân, nông dân) tham gia, ñó là cuộc ñấu tranh ñòi thả Phan Bội châu (1925) và phong trào ñể tang Phan Châu Trinh (1926) diễn ra trong cả nước. - Phong trào dân tộc dân chủ công khai có ý nghĩa lịch sử lớn: thức tỉnh tinh thần dân tộc, ý thức dân chủ cho nhân dân Việt Nam; tạo ra ñiều kiện thuận lợi ñể truyền bá các tư tưởng cách mạng như chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản vào các tầng lớp nhân yêu nước.  Tuy vậy, phong trào còn có mặt hạn chế như phong trào dân tộc dân chủ do giai cấp tư sản lãnh ñạo còn bộc lộ tính chất cải lương, sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp khi ñược thõa mãn quyền lợi. Phong trào ñấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản còn bồng bột, xốc nổi, chưa có sự lãnh ñạo thống nhất…. Caâu 8. Trên cơ sở so sánh phong trào ñấu tranh của công nhân Việt Nam qua các giai ñoạn 1919 - 1925 và 1926 - 1929, hãy rút ra nhận xét về phong trào ? Hướng dẫn làm bài Thời gian Phong trào ñấu tranh Nhận xét Giai ñoạn 1919 - 1925 - Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập công hội do Tôn ðức Thắng ñứng ñầu. - Năm 1922, công nhân viên chức Bắc kỳ ñòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. - Năm 1924, công nhân các nhà máy dệt, xay gạo ở Nam ðịnh, Hà Nội, Hải Dương ñấu tranh. - Tháng 8/1925, công nhân thợ máy xưởng Ba Son bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang ñàn áp phong trào ñấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. + Nhìn chung phong trào công nhân trong thời kỳ này còn mang nặng tính tự phát, lẻ tẻ, quy mô nhỏ, chưa có sự phối hợp với nhau. + Mục tiêu ñấu tranh còn nặng về kinh tế, chưa có tổ chức và lãnh ñạo, chứng tỏ trình ñộ giác ngộ còn thấp. Tuy vậy, phong trào công nhân cũng ñã giữ một vị trí quan trọng trong phong trào yêu nước. + Riêng cuộc bãi công của công nhân Ba Son không chỉ thề hiện mục tiêu kinh tế mà còn thể hiện tinh thần quốc tế vô sản với anh em Trung Quốc. + ðánh dấu bước tiến mới của phong trào  Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 7 công nhân Việt Nam, chuyển từ ñấu tranh tự phát sang tự giác. Giai ñoạn 1926 - 1929 - Trong 2 năm 1926 - 1927, ñã liên tiếp bùng nổ nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức, học sinh. Tiêu biểu là bãi công của 1.000 công nhân nhà máy sợi Nam ðịnh, 500 công nhân ñồn ñiền cao su Cam Tiêm, công nhân ñồn ñiền cà phê Rayna, ñồn ñiền cao su Phú Riềng. - Trong 2 năm 1928 - 1929, có 40 cuộc ñấu tranh nổ ra từ Bắc tới Nam, lớn nhất là các cuộc bãi công ở nhà máy xi măng, nhà máy sợi Hải phòng, Nam ðịnh, nhà máy diêm cưa Bến Thủy và nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy sửa chữa ô tô Avia Hà Nội, mỏ than Hòn Gai, nhà máy Ba Son, ñồn ñiền Phú Riềng. + Các cuộc ñấu tranh của công nhân mang tính chất chính trị, bước ñầu liên kết nhiều ngành, nhiều ñịa phương. + Trình ñộ của giai cấp công nhân ñã nâng lên rõ rệt. Giai cấp công nhân ñã trở thành một lực lượng chính trị ñộc lập. + Các cuộc ñầu tranh có sự lãnh ñạo & phối hợp khá chặt chẽ. + Khẩu hiệu ñấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng nâng dần lên: từ ñấu tranh ñòi quyền lợi kinh tế chuyển sang ñấu tranh ñòi quyền lợi chính trị. Caâu 9. Chứng tỏ rằng phong trào công nhân nước ta ñã phát triển lên một bước cao hơn từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) có những ñiểm gì mới so với các phong trào trước ñó ? Hướng dẫn làm bài a. Giai ñoạn 1919 - 1925 : Các cuộc ñấu tranh tuy lẻ tẻ và tự phát nhưng ý thức giai cấp ñang phát triển. • 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội, do Tôn ðức Thắng ñứng ñầu. • 1922, công nhân viên chức các sở công thương Bắc Kì ñòi nghỉ chủ nhật có trả lương. • 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam ðịnh, Hà Nội, Hải Dương. • 1925, nổi bật nhất là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son. b. Giai ñoạn 1925 - 1929 : • Từ năm 1926 ñến năm 1927 : Liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức và học sinh học nghề. Lớn nhất là cuộc bãi công của công nhân sợi Nam ðịnh, ñồn ñiền Cam Tiêm, Phú Riềng… • Từ năm 1928 ñến năm 1929 : Phong trào ñã có tính thống nhất trong toàn quốc, có 30 cuộc bãi công nổ ra từ Bắc chí Nam: Nhà máy xi măng, nhà máy sợi Hải Phòng, nhà máy sợi Nam ðịnh Các phong trào thời kì này ñã liên kết ñược nhiều ngành, nhiều ñịa phương, trình ñộ giác ngộ của công nhân ñã ñược nâng cao.  Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị ñộc lập. c. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8/1925) có mục ñích ngăn cản tàu chiến của Pháp ñưa lính sang ñàn áp cách mạng ở Trung Quốc. Cuộc bãi công thắng lợi ñã ñánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân nước ta. Giai cấp công nhân từ ñây ñã ñấu tranh có tổ chức và có mục ñích chính trị rõ ràng. Caâu 10. Từ sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, của Tân Việt Cách mạng ñảng và sự thất bại của Việt Nam Quốc dân ñảng, hãy cho biết nguyên nhân chung dẫn ñến quá trình ñó là gì ? Hướng dẫn làm bài Từ nửa sau những năm 20 của thế kỷ XX ở Việt Nam diễn ra một thực tế lịch sử: + Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan ñiểm của Nguyễn Ái Quốc về ñường lối cách mạng trên lập trường vô sản ở Việt Nam do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiến hành. Nhưng chính sự phát triển ñó lại vượt quá tầm lãnh ñạo của Hội. ðể ñáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc này, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ñã chuyển hóa thành hai tổ chức Cộng sản: ðông Dương Cộng sản ñảng (6/1929) và An Nam Cộng sản ñảng (7/1929). + Cũng chịu ảnh hưởng ngày càng sâu sắc của con ñường cách mạng vô sản, nên Tân Việt cách mạng ñảng cũng có sự phân hóa: Một bộ phận tiên tiến của Tân Việt cách mạng ñảng ñã gia nhập vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên; một bộ phận còn lại sau này tiến ñến thành lập ðông Dương cộng sản liên ñoàn. + Tổ chức Việt Nam Quốc dân ñảng theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản. ðường lối cách mạng không ñáp ứng yêu cầu của dân tộc, do vậy Việt Nam quốc dân ñảng không xây dựng ñược cơ sở của mình trong các giai cấp cơ bản, không ñược quần chúng ủng hộ. ðó là nguyên nhân dẫn ñến sự thất bại của khởi  Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 8 nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân ñảng khởi xướng và lãnh ñạo. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã của Việt Nam Quốc dân ñảng.  Từ thực tế ñó, có thể rút ra nguyên nhân chung dẫn ñến sự chuyển hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sự phân hóa của Tân Việt và sự thất bại rồi tan rã của Việt Nam quốc dân ñảng là: Quá trình truyền bá của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, cũng là quá trình tuyên truyền những quan ñiểm của Nguyễn Ái Quốc về con ñường giải phóng dân tộc trên lập trường vô sản ở Việt Nam. Con ñường cách mạng trên lập trường vô sản ñáp ứng ñược yêu cầu cơ bản của dân tộc và của nhân dân Việt Nam. Vì vậy, con ñường cách mạng vô sản, các tổ chức cách mạng trên lập trường vô sản ñược quần chúng nhân dân hậu thuẫn ngày càng chiếm ưu thế và ñã giữ vai trò chủ ñạo trong phong trào cách mạng Việt Nam. Caâu 11. Lập bảng thống kê 3 tổ chức yêu nước cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng ñảng, Việt Nam Quốc dân ñảng trong những năm 20 của thế kỉ XX theo các nội dung sau: - Thời gian hoạt ñộng - Lãnh ñạo - Mục tiêu - Lực lượng - Xu hướng phát triển Hãy nêu nhận xét của anh (chị) về 3 tổ chức nói trên. Hướng dẫn làm bài Nội dung so sánh Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Tân Việt Cách mạng ðảng Việt Nam Quốc dân ñảng Thời gian 6/1925 ñến 7/1929 7/1927 ñến cuối 1929 12/1927 ñến ñầu 1930 Lãnh ñạo Nguyễn Ái Quốc Tầng lớp trí thức như ðặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt Nguyễn Thái Học, Phó ðức Chính, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu. Lực lượng Công nhân, trí thức, thanh niên yêu nước. Nhiều tầng lớp gồm tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, Phức tạp như tiểu tư sản, tư sản, ñịa chủ, công chức, binh lính, Nhiệm vụ và chủ trương - Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. ðào tạo cán bộ Cách mạng vô sản. - Tổ chức Cách mạng theo chủ nghĩa xã hội khoa học: Tiến hành Cách mạng dân tộc, dân chủ, tiếp ñó là Cách mạng xã hội chủ nghĩa. - ðánh ñuổi thực dân Pháp, nhưng ko rõ ràng. - Làm Cách mạng quốc gia, rồi Cách mạng thế giới (ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên) - ðánh ñuổi ñế quốc, xoá bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền. - Xây dựng nước Việt Nam phát triển theo con ñường tư bản chủ nghĩa. Xu hướng phát triển Làm cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cách mạng vô sản Phân hoá theo hai hướng : Cách mạng vô sản và cải lương ði theo con ñường tư bản chủ nghĩa nhưng bế tắt. * Nhận xét : Ba tổ chức Cách mạng trên ñều là những tổ chức yêu nước ñược ra ñời vào những năm 20 của thế kỷ XX. Là sản phẩm tất yếu của những ñiều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ, phản ánh nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Song 3 tổ chức lại ñại diện cho 3 tầng lớp khác nhau, phản ánh xu hướng phát triển khác nhau Trong ñó, Việt Nam Cách mạng thanh niên là tiền thân của chính ñảng vô sản, có ñường lối ñúng ñăn, do Nguyễn Ái Quốc thành lập và ñào tạo, thành phần trong sạch, thu hút ñông ñảo quần chúng nhân dân. Tân Việt Cách mạng ñảng của tiểu tư sản trí thức, vì không kiên ñịnh nên bị phân hoá sang xu hướng Cách mạng vô sản. Việt Nam Quốc dân ñảng của tư sản dân tộc, không có ñường lối rõ ràng, thành phần phức tạp nên hoàn toàn tan rã với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Giai cấp tư sản dân tộc không thể là giai cấp lãnh ñạo Cách mạng Việt Nam.  Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 9 Caâu 12. Hãy giải thích : vì sao phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 lại bị thất bại nhanh chóng ? Hướng dẫn làm bài - Các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản tiêu biểu là hoạt ñộng của Việt Nam Quốc dân ñảng, ñã phát triển mạnh từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ñều lần lượt ñi ñến thất bại do : • Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam non kém về kinh tế, què quặt về chính trị. • Khuynh hướng chính chính trị theo con ñường dân chủ tư sản dân tộc Việt Nam không ñáp ứng ñược yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta. • Tổ chức non kém, không ñủ sức ñể chống ñỡ trước mọi thủ ñoạn khủng bố của kẻ thù ñể tồn tại và phát triển. - Sự thất bại của phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư san bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa và cơ sở kinh tế và giai cấp xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 như một ngọn ñèn tàn trong phong trào ñấu tranh của tư sản dân tộc. Trước khi tắt, nó bùng cháy một lần cuối ñề rồi không bao giờ cháy nữa.  ðây là một sự kiện ñánh dấu sự chấm dứt các phong trào yêu nước ñi theo khuynh hướng dân chủ tư sản ñể nhường chỗ cho phong trào yêu nước theo con ñường Cách mạng vô sản ở Việt Nam. Caâu 13. Tại sao năm 1929, ở nước ta lại diễn ra cuộc ñấu tranh xung quanh vấn ñề thành lập ðảng Cộng sản Việt Nam ? Cho biết kết quả của cuộc ñấu tranh. Hướng dẫn làm bài 1. Nguyên nhân diễn ra cuộc ñấu tranh xung quanh vấn ñề thành lập ðảng Cộng sản Việt Nam : a. Năm 1929, phong trào ñấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác phát triển mạnh mẽ, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng. - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ñã không còn ñủ khả năng ñể tiếp tục lãnh ñạo cách mạng…  Yêu cầu lịch sử ñặt ra phải thành lập một chính ñảng nhưng nhận thức ñó diễn ra không ñồng ñều trong các hội viên của tổ chức này… b. Bắc Kỳ là nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất nước, có số lượng hội viên của tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên ñông…Vì thế họ sớm nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một chính ñảng vô sản.Tháng 3/1929, số hội viên tiên tiến ở Bắc kỳ ñã họp tại Hà Nội và lập ra chi bộ Cộng sản ñầu tiên…, tiến hành vận ñộng ñể thành lập một ñảng cộng sản. • Phong trào cách mạng ở Trung Kỳ, Nam Kỳ phát triển không mạnh bằng ở Bắc Kỳ, do ñó những người ñứng ñầu tổ chức Thanh niên chưa nhìn thấy yêu cầu cấp thiết phải thành lập chính ñảng vô sản… • Tại ðại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (5/1929) ở Hương Cảng (Trung Quốc) diễn ra cuộc ñấu tranh gay gắt xung quanh vấn ñề thành lập ðảng. ðại biểu Bắc Kỳ ñưa ra yêu cầu thành lập ñảng cộng sản nhưng không ñược chấp nhận, họ bỏ ñại hội ra về. 2. Kết quả của cuộc ñấu tranh : - Tháng 6/1929, ñại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết ñịnh thành lập ðông Dương Cộng sản ñảng… - Khoảng tháng 8/1929, Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì cũng ñã nhận thức ñược yêu cầu phải thành lập ñảng Cộng sản nên quyết ñịnh thành lập An Nam Cộng sản ðảng. - Tháng 9/1929, những người giác ngộ cộng sản trong tổ chức Tân Việt tuyên bố thành lập ðông Dương Cộng sản Liên ñoàn. - Sự ra ñời của ba tổ chức cộng sản chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin ñã thấm sâu vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. ðiều kiện cho sự thành lập ðảng ñã chín muồi… - Các tổ chức hoạt ñộng riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau gây bất lợi cho phong trào. ðầu 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức thành ðảng Cộng sản Việt Nam… Caâu 14. Sự kiện lịch sử nào là mốc ñánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác ? Vì sao ? Hướng dẫn làm bài  Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 10 - ðảng Cộng sản Việt Nam ra ñời ñầu năm 1930 là mốc ñánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "ðảng ra ñời chứng tỏ giai cấp vô sản ta ñã trưởng thành và ñủ sức lãnh ñạo cách mạng". - Vì từ khi ðảng ra ñời, phong trào công nhân Việt Nam có ñầy ñủ các ñiều kiện của một phong trào tự giác: + Có một tổ chức lãnh ñạo thống nhất; + Có một ñường lối cách mạng ñúng ñắn; + Giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình. Caâu 15. Tại sao nói : ðảng Cộng sản Việt Nam ra ñời là sản phẩm lịch sử cuộc ñấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên ñầu thế kỉ XX ? Hướng dẫn làm bài Trong ba thập niên ñầu thế kỉ XX. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc ñịa lần hai ở Việt Nam, cùng với quá trình khai thác của Pháp làm xuất hiện những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam trong ñó mẫu thuẩn cơ bản nhất là mâu thuẫn thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân Việt Nam với bọn ñịa chủ phong kiến tay sai. ðể giải quyết các mâu thuẫn ñó, nhân dân ta ñã ñứng lên chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Cuộc ñấu tranh diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt trong ba thập niên ñầu thế kỉ XX ñó là :  Thứ nhất, phong trào yêu nước theo khynh hướng dân chủ tư sản, do giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản khởi xướng và lãnh ñạo, lôi kéo ñông ñảo tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc… Tuy nhiên, các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm 1919 - 1925 diễn ra sôi nổi, anh dũng nhưng cuối cùng cũng bị thất bại, do bị khủng hoảng về ñường lối cách mạng. Chính từ trong phong trào này ñặt ra yêu cầu cấp thiết cho cách mạng Việt Nam muốn ñấu tranh giành thắng lợi phải có chính ñảng của giai cấp vô sản với ñường lối cách mạng ñúng ñắn sáng tạo…  Thứ hai, phong trào ñấu tranh giai cấp, ñó chính là những cuộc ñấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1929. Trong những năm 1919 - 1925, phong trào ñấu tranh của công nhân Việt Nam chủ yếu ñòi các quyền lợi về kinh tế nên còn mang tính tự phát. Sang những năm 1926 - 1929, do chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá sâu rộng vào Việt Nam nên phong trào ñã chuyển sang ñấu tranh tự giác. Khi phong trào ñấu tranh của công nhân ngày càng phát triển, nó ñặt ra yêu cầu phải có chính ñảng của giai cấp vô sản lãnh ñạo ñể ñưa phong trào tiến lên. Vì vậy, phong trào công nhân chính là cơ sở xã hội và ñiều kiện cơ bản ñể dẫn ñến sự thành lập ðảng Cộng sản Việt Nam…  Như vậy, phong trào ñấu tranh yêu nước của nhân dân ta trong ba thập niên ñầu thế kỉ XX, ñó là phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản và phong trào công nhân. Hai phong trào này là cơ sở xã hội và ñiều kiện quyết ñịnh ñể dẫn ñến sự thành lập ðảng Cộng sản Việt Nam… Caâu 16. Trình bày và phân tích một số ñiểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh ñầu tiên của ðảng ñể khẳng ñịnh ñó là ñường lối giải phóng dân tộc ñúng ñắn và sáng tạo. Hướng dẫn làm bài Những ñiểm chủ yếu của Cương lĩnh chính trị ñầu tiên: + Thấu suốt sự phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là con ñường kết hợp và giương cao ngọn cờ ñộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội… + Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là ñánh ñổ bọn ñế quốc Pháp, phong kiến tay sai và giai cấp tư sản phản cách mạng… nổi bật lên là nhiệm vụ chống ñế quốc, phong kiến, giành ñộc lập cho toàn thể dân tộc. + Lực lượng cách mạng là công nông, ñồng thời “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… ñể kéo họ ñi về phe vô sản giai cấp. Còn ñối với phú nông, trung, tiểu ñịa chủ và tư sản Việt Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”. + Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới… + Vai trò lãnh ñạo của ðảng ñối với cách mạng… Caâu 17. Anh (chị) hãy nêu và phân tích những ñiểm chính trong con ñường cứu nước do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ñã lựa chọn cho nhân dân Việt Nam. Hướng dẫn làm bài [...]... chi n ch ng Pháp (1946 - 1954) - Ch ng minh r ng : “Cu c kháng chi n ch ng th c dân Pháp và s can can thi p c a M (1946 - 1954) c a ta là m t cu c kháng chi n toàn di n.” Hư ng d n làm bài 1 N i dung cơ b n c a ñư ng l i kháng chi n ch ng Pháp : L i kêu g i toàn qu c kháng chi n c a Ch t ch H Chí Minh (19 /12/ 1946), Ch th Toàn dân kháng chi n c a Ban Thư ng v Trung ương ð ng (12/ 12/1946) và tác ph m Kháng... Chương ngày 1/9/1930 và cu c bi u tình tu n hành c a 6 v n nông dân huy n Hưng Nguyên ngày 12/ 9/1930 - Tính cách m ng tri t ñ : + Phong trào ñã nh m vào hai k thù cơ b n c a nhân dân ta là b n ñ qu c và phong ki n tay sai Trang 12 http://suhoctre.hisforum.net Châu Ti n L c - Trư ng THPT Th ð c Tài li u môn L ch s 12 (Nâng cao) + T i m t s nơi thu c hai t nh Ngh An và Hà Tĩnh, trư c s c m nh ñ u tranh... L c - Trư ng THPT Th ð c Tài li u môn L ch s 12 (Nâng cao) - V i âm mưu xâm chi m lâu dài ñ t nư c ta, sau khi tăng quân ñ n ðông Dương, Pháp chi m H i Phòng, gây xung ñ t Hà N i,…Ngày 18 /12/ 1946, chúng g i t i h u thư ñòi ta ph i gi i tán l c lư ng t v chi n ñ u và giao quy n ki m soát th ñô cho chúng N u yêu c u ñó không ch p nh n thì Pháp s t n công ta vào sáng ngày 20 /12/ 1946 - Tình th kh n c p... http://suhoctre.hisforum.net Châu Ti n L c - Trư ng THPT Th ð c Tài li u môn L ch s 12 (Nâng cao) - Tháng 9/1939 chi n tranh th gi i th hai bùng n Phát xít ð c l n lư t xâm chi m các nư c Châu Âu Pháp th t b i (6/1940), Liên Xô tham gia chi n tranh (6/1941) Vi n ðông, Nh t ti n hành xâm chi m các nư c, gây ra cu c chi n tranh châu Á - Thái Bình Dương (12/ 1941) - ðông Dương, th c dân Pháp thi hành chính sách... bu c ð ng và Chính ph ta ph i có nh ng quy t ñ nh k p th i trư c v n nư c lâm nguy Ngày 18 và 19 /12/ 1946, H i ngh Ban thư ng v Trung ương ð ng quy t ñ nh toàn qu c kháng chi n Ngay trong ñêm 19 /12/ 1946, Ch t ch H Chí Minh thay m t Trung ương ð ng và Chính ph ra l i kêu g i toàn qu c kháng chi n - Ngày 22 /12/ 1946, Ban Thư ng v Trung ương ð ng ra ch th “Toàn dân kháng chi n” B n ch th nêu lên ñư ng l... 1954 Hư ng d n làm bài a Cu c chi n ñ u trong các ñô th nh ng ngày ñ u Toàn qu c kháng chi n: Trang 34 http://suhoctre.hisforum.net Châu Ti n L c - Trư ng THPT Th ð c Tài li u môn L ch s 12 (Nâng cao) + T i Hà N i, kho ng 20 gi ngày 19 /12/ 1946, cu c chi n b t ñ u Nhân dân Hà N i ñã dũng c m chi n ñ u v i tinh th n “Quy t t cho T Qu c quy t sinh” 60 ngày ñêm v i g n 200 tr n, gi t và làm b thương hàng... ph i tr i qua quá trình th c ti n ñ u tranh cách m ng, các như c ñi m trên m i d n d n ñư c kh c ph c Trang 11 http://suhoctre.hisforum.net Châu Ti n L c - Trư ng THPT Th ð c II/ PH N L CH S Tài li u môn L ch s 12 (Nâng cao) VI T NAM GIAI ðO N 1930 - 1945 : Caâu 19 Hãy ch ng minh : Xô vi t Ngh - Tĩnh ñã ra ñ i t trong phong trào cách m ng c a qu n chúng Sau khi ñư c thành l p, chính quy n Xô vi t Ngh... và Vi t gian chia cho dân cày nghèo, gi m tô, gi m t c, chia l i ru ng công, ti n t i th c hi n “ngư i cày có ru ng” … Trang 16 http://suhoctre.hisforum.net Châu Ti n L c - Trư ng THPT Th ð c Tài li u môn L ch s 12 (Nâng cao) + H i ngh ch trương thành l p Vi t nam ñ c l p ñ ng minh (Vi t Minh) bao g m các t ch c qu n chúng l y tên là h i c u qu c nh m t p h p m i l c lư ng cách m ng… + So v i H i ngh... không th c hi n ñư c - Th c dân Pháp ñã ñàn áp - Cu c binh bi n th t b i kh i nghĩa tàn kh c, cơ s do l c lư ng c a Pháp Trang 17 http://suhoctre.hisforum.net Châu Ti n L c - Trư ng THPT Th ð c Tài li u môn L ch s 12 (Nâng cao) và sau ñó phát tri n thành C u ð ng b t n th t n ng Nhưng m nh ð i Cung b b t, b qu c quân, ho t ñ ng vùng lá c ñ sao vàng ñã l n ñ u tra t n dã man và b x t B c Sơn và Võ Nhai... quy n ñ ng th i ñ ra nhi u ch trương, bi n pháp ñúng ñ n và sáng t o ñ ñ ng ñ a v làm ch ñ t nư c ñón ti p quân ð ng Trang 18 http://suhoctre.hisforum.net Châu Ti n L c - Trư ng THPT Th ð c Tài li u môn L ch s 12 (Nâng cao) minh vào gi i giáp quân Nh t Nh ñó, cu c T ng kh i nghĩa tháng Tám 1945 ñã giành ñư c th ng l i nhanh chóng (15 ngày) v i thành qu tr n v n Caâu 32 Sau ñây là b ng kê m t s s ki . Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 1 TUYỂN TẬP CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ - Khối 12 THPT Phn Lch s Vit Nam (1919. phục.  Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 12 II/ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ðOẠN 1930 - 1945 : Caâu 19. Hãy. Hướng dẫn làm bài 1. Tình hình lịch sử  Châu Tiến Lộc - Trường THPT Thủ ðức Tài liệu môn Lịch sử 12 (Nâng cao) http://suhoctre.hisforum.net Trang 16 - Tháng 9/1939 chiến tranh thế

Ngày đăng: 14/11/2014, 23:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan