quản lý nhà nước về hàng hóa kinh doanh có điều kiện

31 559 0
quản lý nhà nước về hàng hóa kinh doanh có điều kiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quản lý nhà nước về hàng hóa kinh doanh có điều kiện

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Nhóm 3: Lưu Châu Kim Thảo XNK14A Phan Nguyễn Thúy An XNK14A Võ Hoàng Nhân XNK14A Lê Thị Tuyết Ngân XNK14A Lương Thị Hoàng Uyên XNK14A Nguyễn Thị Bích Trâm XNK14A Nguyễn Thị Hoàng Ngọc XNK14A Đỗ Ngọc Duy XNK14B Phạm Tấn Thanh XNK14B Đinh Thị Hồng Thân XNK14B Hoàng Phi Long XNK14B QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNG HÓA KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN MỤC LỤC Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu I. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM 1.Hàng hóa cấm 1 2.Hàng hóa hạn chế kinh doanh 2 3.Hàng hóa kinh doanh có điều kiện 3 4. Hàng hóa tự do 3 II. TÌM HIỂU VỀ HÀNG HÓA KINH DOANH CÓ ĐIÊU KIỆN 1.Phân loại 3 2.Cơ sở hình thành (nguyên nhân) của hàng hóa có điều kiện 5 3.Chính sách Nhà nước đối với hàng hóa có điều kiện 5 4. Tình hình thực tế của các loại hàng hóa trên thị trường 7 5. Biện pháp khắc phục, hướng giải quyết 7 6. Một số loại hàng hóa có điều kiện tiêu biểu trên thị trường 8 6.1. Xăng dầu 8 6.2. Vàng 14 6.3. Dược phẩm 19 6.4. Vật liệu xây dựng 24 Kết luận LỜI MỞ ĐẦU Vai trò của Nhà nước đối với kinh tế không chỉ xuất phát từ yêu cầu phổ biến của quá trình phát triển kinh tế thị trường, mà còn xuất phát từ tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện các mục tiêu đó, điều quan trọng nhất là Nhà nước tạo lập khung khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả. Trên thị trường hiện nay, đã xuất hiện rất nhiều hình thức kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân,… với các mặt hàng với nhiều mẩu mã đa dạng và phong phú. Trong đó, có nhiều mặt hàng trở nên thông dụng và được nhiều người biết đến như một ngành mũi nhọn, có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của ta như xăng dầu, gas, kim loại quý như vàng, bạc, kim cương,…Vậy thực chất là để kinh doanh được các mặt hàng này không phải là chuyện đơn giản, do những tác động của nó đến đời sống của toàn xã hội, nên nhà nước ta sẽ đề ra những điều kiện cần và đủ để đảm bảo các ngành hàng này được diễn ra một cách tích cực đem lại hiệu quả cho nền kinh tế. Quản lý của Nhà nước đối với hàng hóa có điều kiện là một trong những vần đề kinh tế quan trọng hiện nay, có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp cũng như người dân. 1. Lý do chọn đề tài: Nhóm em chọn đề tài: “Quản lí Nhà nước về hàng hóa kinh doanh có điều kiện”, với mục đích là làm rõ được tầm quan trọng của việc quản lí hàng hóa của Nhà Nước, cụ thể là hàng hóa kinh doanh có điều kiện. 2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu: Mục tiêu: Cung cấp cái nhìn tổng quát về vai trò sự quản lý của nhà nước đối với hàng hóa có điều kiện trên thị trường, cũng như các kiến thức cơ bản về các loại hàng hóa có điều kiện trọng yếu hiện nay như xăng dầy, vàng, dược phầm… Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp số liệu từ các nguồn kết nhau, kết hơp đưa ra dẫn chứng, thuyết minh cụ thể bằng một số mặt hàng như: xăng dầu, vàng, dược phẩm và vật liệu xây dựng. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về chính sách, tình hình thực tế và các biện pháp quản lý của Nhà nước đối với hàng hóa có điều kiện, cũng như một số mặt hàng cụ thể. 4. Phạm vi nghiên cứu: Phần lớn đề tài được thực hiện qua việc tìm hiểu các thông tin số liệu trên báo đài, Internet, các tài liệu có liên quan. I.TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM Có thể phân loại hàng hóa trên thị trường thành 4 nhóm sau: hàng hóa cấm, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện và hàng hóa tự do kinh doanh 1.Hàng hóa cấm Khái niệm: Những loại hàng hoá, dịch vụ mà trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng có thể gây nguy hại nghiêm trọng tới an ninh, quốc phòng, chính trị, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hoá dân tộc, môi trường và sức khoẻ nhân dân thì không được kinh doanh. DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM KINH DOANH (Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ) TT Tên hàng hóa 1 Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyện dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng 2 Các chất ma túy 3 Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế) 4 Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách 5 Các loại pháo 6 Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm các chương trình trò chơi điện tử) 7 Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 8 Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng 9 Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng của con người 10 Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam 4 11 Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái 12 Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái 13 Khoáng sản đặc biệt, độc hại 14 Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm cho môi trường 15 Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam 16 Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam 17 Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép 18 Sản phẩm, vật liệu có chứa amilăng thuộc nhóm amfibole. 2.Hàng hóa hạn chế kinh doanh DANH MỤC HÀNG HÓA HẠN CHẾ KINH DOANH (Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ) TT Tên hàng hóa, dịch vụ 1 Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ 2 Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ 3 Vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amôn (NH4NO3) hàm lượng cao từ 98,5% trở lên 4 Hóa chất bảng 2 và bảng 3 (theo Công ước quốc tế) 5 Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) 6 Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác 7 Rượu các loại 5 3.Hàng hóa kinh doanh có điều kiện Khái niệm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định các điều kiện hay yêu cầu mà Doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức sau: - Giấy phép kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp ( giấy phép kinh doanh có thể mang nhiều tên gọi khác nhau như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động ) - Các điều kiện quy định về tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là Điều kiện kinh doanh không cần giấy phép); 4.Hàng hóa tự do Những hàng hóa nằm ngoài ba mục được nêu trên thì doanh nghiệp được phép tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. II.TÌM HIỂU VỀ HÀNG HÓA KINH DOANH CÓ ĐIÊU KIỆN 1.Phân loại: Hàng hóa kinh doanh có điều kiện được phân thành 2 loại: 1. Hàng hóa cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. 2. Hàng hóa không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Với các mặt hàng cụ thể được ghi trong Danh mục bên dưới: DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN (Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ) TT Tên hàng hóa, dịch vụ Mục 1 Hàng hóa kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh 1 Xăng, dầu các loại 2 Khí đốt các loại (Bao gồm cả hoạt động chiết nạp) 3 Các thuốc dùng cho người 4 Thực phẩm thuộc Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao 5 Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo 6 vệ thực vật 6 Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 7 Phim, băng, đĩa hình (bao gồm cả hoạt động in, sao chép) 8 Nguyên liệu thuốc lá Mục 2 Hàng hóa kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh 1 Các loại hóa chất độc khác không thuộc hóa chất bảng (theo Công ước quốc tế) 2 Thực phẩm ngoài Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm 3 Các loại trang thiết bị y tế 4 Ngư cụ (bao gồm cả nguyên liệu để chế tạo ngư cụ) và trang thiết bị khai thác thủy sản 5 Thức ăn nuôi thủy sản 6 Giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh 7 Thức ăn chăn nuôi 8 Giống cây trồng chính, giống cây trồng quý hiếm cần bảo tồn 9 Phân bón 10 Vật liệu xây dựng 11 Than mỏ 12 Vật tư, thiết bị viễn thông (trừ thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến) 13 Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến 14 Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động 15 Vàng 7 Đối với hàng hóa thuộc mục I, thương nhân chỉ được tiến hành hoạt động kinh doanh khi đã đăng ký kinh doanh và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Đối với hàng hóa, dịch vụ thương mại thuộc mục II, thương nhân được hoạt động kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh và có đủ các điều kiện quy định, không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh 2.Cơ sở hình thành (nguyên nhân) của hàng hóa có điều kiện: Đặc điểm tự nhiên của hàng hóa: nguy hiểm, dễ cháy nổ, độc hại, nhạy cảm… Đặc điểm kinh tế của hàng hóa: Liên quan mật thiết đến nền kinh tế. Cần có các yêu cầu về: trình độ, kiến thức về hàng hóa đó, cơ sở kinh doanh đạt chuẩn an toàn, … … Các vấn đề khác như: Quản lí mức độ và chất lượng. Giữ gìn văn hóa, môi trường, an sinh xã hội Đảm bảo sự kiểm soát nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Đảm bảo an toàn chính trị. Duy trì vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 3.Chính sách Nhà nước đối với hàng hóa có điều kiện: 3.1. Điều kiện kinh doanh hàng hóa có điều kiện: 3.1.1. Hoạt động kinh doanh hàng hóa có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Hàng hóa kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật. b) Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại c) Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa kinh doanh có điều kiện. d) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện địch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật. 8 e) Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chúng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh. 3.1.2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh mặt hàng xăng, dầu, khí đốt phù hợp với quy định tại khoản 1. 3.1.3. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương nhân phải thường xuyên bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa kinh doanh có điều kiện. 3.1.4. Căn cứ quy định tại khoản 1, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. 3.2. Kiểm tra điều kiện kinh doanh: 3.2.1. Nội dung kiểm tra điều kiện kinh doanh: Thương nhân kinh doanh hàng hóa kinh doanh có điều kiện phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện kinh doanh và việc thực hiện điều kiện kinh doanh trong quá trình kinh doanh. 3.2.2. Hình thức kiểm tra điều kiện kinh doanh: a) Kiểm tra định kỳ: kiểm tra theo từng thời gian nhất định việc tuân thủ các điều kiện kình doanh đối với hàng hóa thương nhân đã đăng ký kinh doanh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định, công bố thời gian thực hiện việc kiểm tra định kỳ; b) Kiểm tra không định kỳ: kiểm tra khi thương nhân có dấu hiệu không tuân thủ các điều kiện quy định. 3.2.3 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh của thương nhân theo các quy định. 3.3. Xử lý vi phạm: 3.3.1. Thương nhân và tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại tại Việt Nam có một trong các hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật: a) Kinh doanh hàng hóa kinh doanh có điều kiện mà không đáp ứng các điều kiện kinh doanh hoặc trong quá trình hoạt động kinh doanh không thực hiện đúng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. b) Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. c) Tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. 9 d) Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chửng nhận đủ điều kiện kinh doanh. e) Tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị tước hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. g) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này và pháp luật có liên quan. 3.3.2. Cán bộ, công chức có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với các quy định của Nghi định này và pháp luật có liên quan, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 4. Tình hình chung của các loại hàng hóa trên thị trường: Nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn và nhỏ, đa dạng về kích thước cũng đã đáp ứng đủ các điều kiện ràng buộc, hiện đang kinh doanh ngày càng có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu khách quan của xã hội. Như vậy các doanh nghiệp trong nước đang ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển của bản thân các doanh nghiệp, vương lên ở vị thế mới, có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặt khác, có một số lượng các hành vi kinh doanh các mặt hàng có điều kiện vẫn chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, hiện đang len lõi vào trong đời sống của người dân. Chính vì nguyên nhân này, nhà nước ta cũng đang có những phương án mới, có sức thuyết phục hơn đưa ra những chủ trương, chính sách với những biện pháp xử lí có sức răng đe, làm cho việc kinh doanh ngày càng đi đúng theo nguyên tắc chung của nền kinh tế thị trường. 5. Biện pháp khắc phục, hướng giải quyết: Theo Bộ Thương mại, tám mặt hàng gồm lương thực, phân bón, ximăng, thép xây dựng, xăng dầu, đường, giấy và thuốc chữa bệnh là những mặt hàng đòi hỏi phải có qui chế quản lý riêng. Tuy nhiên, Bộ Thương mại cho biết hiện nay ngoài xăng dầu, tất cả mặt hàng còn lại đều không nằm trong danh mục kinh doanh có điều kiện khiến việc nắm bắt các thông tin chính xác về số lượng, chất lượng hết sức hạn chế. Bộ Thương mại cũng kiến nghị Chính phủ giao các bộ quản lý ngành chủ trì phối hợp với bộ này xây dựng và ban hành qui chế kinh doanh gắn với tổ chức hệ thống phân phối các mặt hàng trọng yếu, tập trung trước tiên vào ba mặt hàng là thép xây dựng, ximăng và phân bón. Điều này, theo phân tích của Bộ Thương mại, là hết sức quan trọng vì theo dự báo của tổ điều hành thị trường trong nước, giá các mặt hàng này trên thị trường thế giới vẫn đứng ở mức cao, trong khi tỉ lệ nhập khẩu để đáp ứng thị trường trong nước vẫn rất đáng kể (40-70%). Đồng thời, chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức tuyên truyền sâu rộng các quy định pháp luật đến tầng lớp nhân dân và các tổ chức, cá nhân hành nghề kinh doanh có điều kiện. Thông qua các buổi sinh hoạt, người dân được tuyên truyền cụ thể, sâu rộng các quy định về pháp luật, đối với một số ngành nghề kinh 10 [...].. .doanh có điều kiện, hướng dẫn cho các hộ kinh doanh làm thủ tục để được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện và cam kết thực hiện các quy định đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh 6 Một số loại hàng hóa có điều kiện tiêu biểu trên thị trường: 6.1 XĂNG DẦU: 6.1.1.Chính sách của nhà nước về kinh doanh xăng dầu : • Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu,... loại được phép kinh doanh Phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 7 - Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 và có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 31, 32 - Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng Các sản phẩm vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh phải tuân... định của nhà nước về kinh doanh vật liệu xây dựng: Theo Điều 9.2a Nghị định số 02-CP ngày 5-1-1995, tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng phải có điều kiện địa điểm phù hợp Cụ thể: a Các điều kiện chung - Phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng nhà, đất nơi đặt địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng - Địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng phải: + Phù hợp với các yêu cầu về quy... cập trong quản lý hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng hiện nay (hoạt động mua bán vàng miếng được thực hiện khá tự do tại hầu hết 12.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng, gây khó khăn cho công tác quản lý và tăng nguy cơ „vàng hóa ), Dự thảo Nghị định bổ sung quy định coi hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Đồng... kinh doanh xăng dầu; 2 Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu; 12 3 Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành • Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu Cửa hàng bán lẻ xăng dầu có đủ các điều kiện. .. doanh Dược phẩm Dược phẩm là hàng hóa nằm trong danh mục Hàng hóa kinh doanh có điều kiện Theo đó, việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu loại hàng hóa này phải chịu sự quản lý chặt chẽ từ phía Nhà nước mà cụ thể là của Bộ Y tế Trước tình trạng thuốc giả, thuốc nhái, thuốc kém chất lượng xuất hiện tràn lan ở Việt Nam, Cục Quản lý Dược đã đề ra những biện pháp siết chặt quản lý chất thượng thuốc ngay từ... định hiện hành • Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý) : 1 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu 2 Có kho, bể dung tích tối thiểu năm ngàn mét khối (5.000 m 3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc... điều kiện điểm đấu nối của hệ thống giao thông với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu Các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với các vi phạm này 6.2 VÀNG: 6.2.1.Chính sách nhà nước đối với việc kinh doanh vàng: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức trình Chính phủ Nghị định về quản lý hoạt động kinh. .. bổ sung quy định về điều kiện chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng Cụ thể, để được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: + Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật + Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên + Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng... Thương yêu cầu Cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đặc biệt là chất lượng xăng dầu, điều kiện kinh doanh xăng dầu, quy định về đại lý kinh doanh xăng dầu 15 Trong đó, vi phạm nhiều nhất là về điều kiện kinh doanh (103 vụ), sau đó đến vi phạm về chất lượng (37 vụ), vi phạm về đo lường (19 . nền kinh tế phát triển. 3.Chính sách Nhà nước đối với hàng hóa có điều kiện: 3.1. Điều kiện kinh doanh hàng hóa có điều kiện: 3.1.1. Hoạt động kinh doanh hàng hóa có điều kiện phải đáp ứng các điều. CÁC LOẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM 1 .Hàng hóa cấm 1 2 .Hàng hóa hạn chế kinh doanh 2 3 .Hàng hóa kinh doanh có điều kiện 3 4. Hàng hóa tự do 3 II. TÌM HIỂU VỀ HÀNG HÓA KINH DOANH CÓ ĐIÊU KIỆN 1.Phân loại. VIỆT NAM Có thể phân loại hàng hóa trên thị trường thành 4 nhóm sau: hàng hóa cấm, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện và hàng hóa tự do kinh doanh 1 .Hàng hóa cấm Khái

Ngày đăng: 14/11/2014, 13:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan