sử dụng sơ đồ tư duy nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng cho học sinh khi dạy tiết 21 bài tập tin học lớp 11

28 1.3K 1
sử dụng sơ đồ tư duy nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng cho học sinh khi dạy tiết 21  bài tập tin học lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A- ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới phương pháp dạy học có sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực là một vấn đề rất cần thiết đối với mỗi giáo viên, mỗi môn học. Dạy học tiết bài tập trong hầu hết các môn học luôn là tiết học khiến cả giáo viên và học sinh cảm thấy khô khan. Thông thường giáo viên chỉ đưa ra một số bài tập để học sinh tự suy nghĩ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm và học sinh hoàn thiện bài làm rồi giáo viên sửa bài cho học sinh ghi chép lại, hoặc giáo viên làm mẫu và học sinh làm các bài tập tương tự. Điều này làm cho nhiều học sinh chỉ nhớ máy móc cách làm, nhớ bài làm đó mà chưa nhìn rõ được phần kiến thức vận dụng vào bài. Đối với một số học sinh khá, giỏi thì có thể tham gia vào bài học và hiểu được, nhưng với đa số học sinh trong lớp thì rõ ràng là chưa nắm được vấn đề, nhiều em thực sự không có hứng thú trong giờ học và ngồi cho qua tiết học. Với môn Tin học 11, việc để học sinh nắm được yêu cầu của tiết bài tập lại càng khó khăn hơn vì: - Là môn học khó và liên quan đến kiến thức của nhiều môn học khác, nhất là môn Toán. - Là bộ môn học không thuộc khối học nào hoặc không thi tốt nghiệp nên học sinh có thể có tư tưởng không cần hiểu bẩn chất của vấn đề và không cần ghi nhớ nội dung, chỉ cần học cho qua, học đối phó. - Cách thiết kế giáo án chưa hệ thống được nội dung kiến thức liên quan với nhau. - Thời gian để giải một bài toán và thực hiện trên máy là tương đối nhiều nên số lượng bài tập có thể giải quyết được trong một tiết học ít. Vì vậy, các tiết bài tạp thường không c ho kết quả như mong đợi của giáo viên; Kết quả mỗi lần kiểm tra baifa cũ thì học sinh thường được điểm thấp, điểm yếu, kém, hoặc kiểm tra thường xuyên thì vi phạm qui chế như: sử dụng tài liệu, quay cóp bài của bạn, quay cóp bài trong sách vở mà “gần” với yêu cầu 1 của kiểm tra. Trong nhiều trường hợp tiết thao giảng của giáo viên gặp phải tiết bài tập thì thường có tâm lí ít hứng thú, thiếu hình ảnh, nội dung minh họa, Mảng một chiều là phần học khá quan trọng trong chương trình Tin học 11. Nó chiếm khá nhiều thời lượng cả về lí thuyết và thực hành. Các bài tập có sử dụng cấu trúc dữ liệu kiểu mảng nói chung và mảng một chiều nói riêng là khá nhiều, kể cả trong các bài tập trong quá trình học, trong các bài kiểm tra, trong các đề thi học sinh giỏi các cấp học, và cả trong các bài toán thực tiễn. Sau hai tiết học bài 19 – kiểu mảng là tiết bài tập và hai bài tập và thực hành trong 4 tiết nữa. Như vậy, để có thể hiểu rõ và nắm được các mục tiêu về dữ liệu kiểu mảng, và có thể thực hiện tốt nội dung của hai bài tập và thực hành sau đó cũng như các bài tập cơ bản có sử dụng dữ liệu kiểu mảng một chiều thì tiết bài tập có thể coi là bước đệm cho các yêu cầu nội dung sau đó. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “sử dụng sơ đồ tư duy nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng cho học sinh khi dạy tiết 21 – bài tập, Tin học lớp 11” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2012 – 2013 với mục đích chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp và xin được ý kiến góp ý để hoàn thiện hơn phương pháp giảng dạy bộ môn nói chung và bản thân nói riêng. Đặc biệt, với giải pháp dạy học này sẽ tạo được tâm lí hứng thú, tự tin tham gia vào tiết học của học sinh, giúp học sinh nắm vững, ghi nhớ các kiến thức đã học về mảng một chiều và kết quả học tập Tin học của học sinh sẽ được nâng lên đáng kể. 2 B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Cơ sở lí luận Đổi mới chương trình, sách giáo khoa đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạo ra được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới và phát triển nền kinh tế tri thức. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong nghị quyết TW4 khóa VII (1/1993), nghị quyết TW2 khóa VIII (1/1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4/1999). Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Luật giáo dục 2005, điều 28 đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm cảu từng môn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu qảu theo đúng nghĩa của nó “sắp xếp” ý nghĩ. Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi rộng. 2. Cơ sở thực tiễn 3 Mỗi tiết học bài tập thường không có nội dung cụ thể, chi tiết trong phân phối chương trình nên việc thiết kế giáo án cho mỗi tiết bài tập thường khó khăn và ít được giáo viên thực sự đầu tư. Có thể là những củng cố nội dung lí thuyết của một vài tiết học trước đó, có thể là một vài dạng bài tập yêu cầu học sinh làm và giáo viên hướng dẫn, sửa lỗi để hoàn thiện bài làm và chuẩn kiến thức. Như vậy, nhiều học sinh đã không hứng thú với môn học, lại thêm các bài tập phải làm, phải suy nghĩ sẽ khiến học sinh ít ghi nhớ được các kiến thức của tiết bài tập; đồng thời tiết học sẽ ít lô – gic. Từ các cơ sở trên, khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã đặt ra các giả thuyết sau: - Đề tài có tạo được hứng thú cho học sinh khi học tiết bài tập về mảng một chiều không? - Đề tài có giúp học sinh hiểu rõ, nắm vững các kiến thức cơ bản của dữ liệu kiểu mảng một chiều không? - Đề tài có nâng cao được kết quả học tập môn Tin học 11 không? - Đề tài có rèn luyện, nâng cao kĩ năng sử dụng, vận dung dữ liệu kiểu mảng một chiều trong các bài tập cho học sinh không? - Đề tài có sử dụng hiệu quả được phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực không? 3. Mục tiêu của đề tài Từ các giả thuyết nêu trên, mục tiêu phải đạt của đề tài là: - Tạo được hứng thú cho học sinh khi học tiết bài tập về mảng một chiều. - Giúp học sinh hiểu rõ, nắm vững các kiến thức cơ bản của dữ liệu kiểu mảng một chiều. - Nâng cao được kết quả học tập môn Tin học lớp 11. - Rèn luyện, nâng cao kĩ năng sử dụng, vận dụng dữ liệu kiểu mảng một chiều trong các bài tập cho học sinh. - Sử dụng hiệu quả phương pháp,kĩ thuật dạy học tích cực. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 4 Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi đã: - Tìm hiểu về thực trạng dạy và học các tiết bài tập môn Tin học ở trường Trung học phổ thông nói chung và ở trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3 nói riêng. - Tìm hiểu về phương pháp, kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tin học. - Tìm hiểu thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học. - Tổ chức thực hiện đề tài vào thực tế dạy học tại trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3. - Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá về hiệu quả của đề tài khi áp dụng. 5. Đối tượng nghiên cứu: Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 6 lớp của trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3, cụ thể: - Lớp thực nghiệm: 11E3 (năm học 2011 – 2012) ; 11G6, 11G1 (năm học 2012 – 2013). - Lớp đối chứng: 11E5 (năm học 2011 – 2012) ; 11G7, 11G5 (năm học 2012 – 2013). Các lớp được chon tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng nhau về kết quả điểm trúng tuyển vào lớp 10, khả năng tư duy, ý thức học tập của học sinh, II. THỰC TRẠNG 1. Thực trạng chung. Tin học là môn học tương đối khó với đa số học sinh Triệu Sơn 3. Đó là môn học có nhiều bài tập; nhiều bài tập và thực hành. Học sinh trường Triệu Sơn 3 có đầu vào không cao nên đa số các em có khả năng tư duy hạn chế. Vì vậy, các bài tập trong chương trình Tin học 11 thường rất khó khăn, áp lực với đa số các em, dẫn đến các tiết thực hành sau đó đa phần các em không biết làm 5 như thế nào, và có thể chỉ xem bạn làm, hoặc nhìn giáo viên hướng dẫn mà thực sự không có hứng thú làm bài tập. Trong chương trình đó, mảng một chiều là phần học khó và khá quan trọng trong chương trình Tin học 11, bài 19 – kiểu mảng, sau khi được giảm tải phần mảng hai chiều chỉ con mảng một chiều giảng dạy trong 2 tiết mới chi nêu được cho học sinh các kiến thức cần đạt của bài và khoảng 1 đến 2 bài tập vận dụng. Tiết bài tập sau đó là tiết hệ thống lại kiến thức, khắc sâu để học sinh ghi nhớ và biết vận dụng trong các bài tập và thực hành 3, bài tập và thực hành 4. Và chuẩn bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng nhất định để có thể hoàn thành tốt bài kiểm tra 15’ lần 2. Thực tế qua các năm giảng dạy của bản thân cho thấy, đa số học sinh không có kết quả cao cho các lần kiểm tra miệng, kiểm tra 15’, kiểm tra 1 tiết sau đó, và đặc biệt là tâm lí học tiết bài tập với đa số học sinh thường là đối phó, không hứng thú, chỉ một số học sinh khá trong lớp tham gia làm bài tập dù là bài khó hay dễ. Việc vận dụng dữ liệu kiểu mảng một chiều vào bài tập của đa số học sinh rất hạn chế, ngay cả những bài tập đơn giản. 2. Thực trạng đối với giáo viên. Việc đầu tư cho các tiết bài tập còn hạn chế, phần lớn là thiết kế một số bài tập theo một số dạng cơ bản rồi yêu cầu học sinh làm bài, giáo viên chuẩn hóa lại bài làm và học sinh ghi chép lại. Hoặc giáo viên có thể liệt kê các nội dung kiến thức liên quan (dạng kênh chữ theo dòng) rồi nêu lại, đồng thời đưa ra các bài tập cơ bản và yêu cầu học sinh làm bài. Cách làm này chưa thống kê lô – gic lại các nội dung mà học sinh cần nhớ và sử dụng. Dẫn đến các tiết bài tập thường không đạt được như mục tiêu của tiết học, chưa tạo được hứng thú cho đa số học sinh. 3. Thực trạng đối với học sinh Qua thực tiễn giảng dạy và tìm hiếuh cho thấy: Học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3 nói chung, học sinh lớp 11 nói riêng phần lớn các em chăm ngoan, nỗ lực thi đua học tập và rèn luyện. Tuy nhiên chỉ là các môn học chính khối của các em. Vì thế, Tin học là môn học chưa được các em quan tâm, 6 đầu tư ahy nỗ lực nhất là với môn Tin học 11. Trong quá trình học tập Tin học 11, học sinh thường có tâm lí ngại học, chưa tích cực tham gia vào bài, chưa chủ động hứng thú trong việc tìm hiểu các vấn đề, các bài tập mà giáo viên đưa ra, nhất là các tiết bài tập, nhiều học sinh có tâm lí học đối phó, học cho xong. Từ thực trạng trên cho thấy: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tin, trong đó việc sử dụng sơ đồ tư duy cho tiết 21 – bài tập, Tin học 11 sẽ tạo được hứng thú cho học sinh, chắn chắn kết quả học tập Tin học 11 của học sinh sẽ được nâng lên. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Thiết kế các sơ đồ tư duy. Tôi thiết kế 02 sơ đồ: * Sơ đồ 1: Tôi thiết kế 02 kích thước khác nhau, dùng để điền thông tin để trả lời cho bài tập 1 (phần III.2) - Kích thước khổ A0 dùng cho học sinh lên bảng thực hiện. - Kích thước khổ A4 dùng cho học sinh tự thực hiện dưới lớp 7 MẢNG MỘT CHIỀU Hình 1. Các nội dung về mảng một chiều (1) (2) (3) (4) (5) Sơ đồ 2: Để giáo viên chuẩn kiến thức sau khi học sinh đã thực hiện sơ đồ 1.Sơ đồ này tôi sẽ dùng để treo bảng, cho học sinh nhận biết và làm bài tập theo từng nội dung trong suốt tiết học, cũng là phần củng cố cho tiết học. Hình 2. Sơ đồ tư duy mảng một chiều write('n= '); readln(n); for i:=1 to n do begin write(' A[',i,']= '); readln(A[i]); end; (3) Hình 2. Sơ đồ tư duy mảng một chiều Xuất <Tên biến mảng>[<chỉ số>] VD. A[i] MẢNG MỘT CHIỀU -Hữu hạn -Cùng kiểu -Mỗi phần tử có 1 chỉ số Var <Tên biến mảng>: array[<kiểu chỉ số>] of <kiểu phần tử>; VD: Var a: array[1 50] of word; Khái niệm Khai báo Tham chiếu đến phần tử trên mảng Nhập giá trị cho mảng; Xuất ra màn hình Các dạng bài tập cơ bản nhất -Tính tổng thỏa mãn điều kiện nào đó; -Đếm số lượng các phần tử thỏa mãn điều kiện nào đó; -Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. -Sắp xếp, tìm kiếm trên mảng; Trực tiếp (cấu trúc) Gián tiếp (tạo mảng) Type <Tên kiểu mảng>: array[<kiểu chỉ số>] of <kiểu phần tử>; Var <Tên biến mảng>: <Tên kiểu mảng>; (1) (4) (2) (5) Nhập For i:=1 to n do write(A[i]:5) ; Hình 2. Sơ đồ tư duy mảng một chiều 8 2. Thiết kế câu hỏi và bài tập cho nội dung dạy học. Bài tập 1. Nêu các nội dung kiến thức về mảng một chiều mà em đã học? Học sinh nêu được ra, sau đó tôi treo bảng khổ A0, học sinh lên bảng điền vào, các học sinh khác điền vào phiếu học tập. Sau đó, tôi đưa ra sơ đồ 2 để chuẩn kiến thức cho học sinh. Trong từng nội dung (1), (2), (3), (4) trên sơ đồ 2, tôi gọi học sinh trả lời nhanh, ra câu hỏi tương ứng (trên máy chiếu) dạng trắc nghiệm để học sinh nhận biết. Lưu ý: phần này tôi gọi những học sinh có học lực trung bình, yếu để trả lời, và có thể cho điểm học sinh (Xem bảng phụ lục 1 – dự kiến danh sách học sinh trả lời cho các nội dung (1), (2), (3), (4)). Nội dung (5) trên sơ đồ 2: là các dạng bài tập cơ bản nhất. Tôi lần lượt đưa ra các bài tập 2, bài tập 3 như sau: Bài tập 2. Nhập từ bàn phím dãy gồm N (N<=1000) số nguyên. Tính và đưa ra màn hình tổng các phần tử là số chẵn trên dãy. Bài tập 3. Nhập từ bàn phím dãy gồm N (N<=1000) số nguyên và 1 số nguyên k. Viết chương trình cho biết số k có xuất hiện trên dãy hay không, nếu có thì thông báo ra màn hình vị trí xuất hiện, nếu không thì thông báo ra màn hình “khong xuat hien”. Lưu ý: Với bài tập 2, bài tập 3, tôi yêu cầu học sinh nêu các bước làm? Sau đó: - Với bài tập 2, tôi chia nhỏ từng phần, gọi từng học sinh xung phong lên làm (viết trên máy) và chạy thử, sửa lỗi. Sau đó giáo viên chuẩn hóa cho học sinh. - Với bài tập 3, tôi gọi 1 học sinh có học lực trung bình khá trong lớp lên viết và chạy chương trình, gọi tiếp học sinh có học lực tốt hơn sửa lỗi (nếu có). Cứ như thế, cho đến khi bài toán được chuẩn hóa (Xem bảng phụ lục 1 – dự kiến danh sách học sinh làm bài tập 2, bài tập 3 – nội dung (5) trên sơ đồ 2). 3. Thiết kế đề và đáp án đánh giá cho nội dung dạy học Là đề kiểm tra 15’, do nhóm chuyên môn ra đề. Nội dung cụ thể trong phần các biện pháp thực hiện. 4. Tiến hành dạy học thực nghiệm tiết 21- bài tập, Tin học 11 bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy ở các lớp thực nghiệm IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 9 1. Thiết kế sơ đồ tư duy 1.1. Để thực hiện, sau khi kết thúc bài 19 – kiểu mảng (trước tiết bài tập), giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị cho tiết học tiếp theo, thông qua 1 số câu hỏi gợi ý: - Bài kiểu mảng có mấy nội dung chính? Là những nội dung nào? - Em thử phác họa dạng sơ đồ cho các nội dung b ài 19 được không? 1.2. Xây dựng sơ đồ tư duy. B1. Chọn kiến thức cơ bản: * Khái niệm Là dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu, mỗi phần tử có 1 chỉ số. * Khai báo. - Trực tiếp: Var <Tên biến mảng>: array[<kiểu chỉ số>] of <kiểu phần tử>; - Gián tiếp: Type <Tên kiểu mảng> = array[<kiểu chỉ số>] of <kiểu phần tử>; Var <Tên biến mảng>: <Tên kiểu mảng>; * Tham chiếu đến phần tử thứ i trên mảng A: A[i]; * Nhập giá trị cho N phần tử cảu mảng: Write(‘N= ’); readln(N); For i:=1 to n do begin Write(‘A[’,i,’] = ’); Readln(A[i]); End; * Xuất giá trị của N phần tử trên mảng ra màn hình: For i:=1 to N do write(A[i]:5); * Các dạng bài tập cơ bản trên mảng: - Tính tổng thỏa mãn điều kiện nào đó; - Đếm số lượng các phần tử thỏa mãn điều kiện nào đó; - Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất; - Sắp xếp, tìm kiếm trên mảng; B2. Thiết kế sơ đồ tư duy như sơ đồ 2. 2. Thiết kế câu hỏi và bài tập 2.1. Bài tập 1. Các dạng câu hỏi nhận biết các nội dung (1), (2), (3), (4) trên sơ đồ 2. 10 [...]... 21 – bài tập, Tin học lớp 11 đã được kiểm chứng Việc sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy học là rất tốt và nó thực sự hiệu quả tạo hứng thú và nâng cao chất lượng cho học sinh khi dạy các tiết bài tập, ôn tập 19 C- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I Kết luận Với việc sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy tiết 21 – bài tập, Tin học 11 đã thu được những kết quả khả quan: tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên, tỉ lệ học sinh yếu giảm... và các lớp đối chứng sau tác động là khá cao Đó không phải là ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động Kết quả cảu 2 năm học cho thấy ảnh hưởng cẩu việc sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết 21 – bài tập, Tin học 11 của nhóm các lớp thực nghiệm tại truong Trung học phổ thông Triệu Sơn 3 là lớn Như vậy, đề tài sử dụng sơ đồ tư duy nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng cho học sinh khi dạy tiết 21 – bài tập, ... nghiệm a) Về lí luận - Tạo được hứng thú cho học sinh khi học tiết bài tập nói chung, tiết 21 – bài tập, Tin học 11 nói riêng - Nâng cao được kết quả học tập môn Tin học lớp 11 cho học sinh - Giúp học sinh hiểu rõ, nắm vững các kiến thức cơ bản của dữ liệu kiểu mảng một chiều - Rèn luyện, nâng cao kĩ năng sử dụng, vận dụng dữ liệu kiểu mảng một chiều trong các bài tập cho học sinh - Sử dụng hiệu quả phương... kĩ thuật dạy học tích cực - Có thể áp dụng dạy học cho nhiều tiết bài tập, ôn tập, nhiều lớp khác nhau để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh b) Về thực tiễn - Tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú và chủ động khai tahcs kiến thức - 100% học sinh trong lớp đã tham gia vào tiết học - Học sinh đã nắm rõ những kiến thức về mảng một chiều, có kĩ năng khai báo, truy cập, tính toán và cài đặt... tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học - Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết, vận dụng có hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong từng bài dạy, từng tiết dạy - Đối với các cấp lãnh đạo: Cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, để có thể ứng dụng tốt nhất... có học sinh kém; Tạo được hứng thú cho học sinh, giúp học sinh chủ động trong quá trình học tập Tuy nhiên, trong thời gian có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế mà bản thân chưa nhận ra Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng cho nhiều tiết học, môn học khác II Đề xuất Để tạo hứng thú. .. Pascal II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1 Chuẩn bị của giáo viên Máy chiếu, máy vi tính để giới thiệu ví dụ và minh họa Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên 2 Chuẩn bị của học sinh Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Đặt câu hỏi, vấn đáp Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy để nhắc lại kiến thức đã học IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài tập 1 Các nội dung về mảng một chiều đã học (20’)... (N . cho học sinh khi dạy tiết 21 – bài tập, Tin học lớp 11 đã được kiểm chứng. Việc sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy học là rất tốt và nó thực sự hiệu quả tạo hứng thú và nâng cao chất lượng cho học. dạn chọn đề tài sử dụng sơ đồ tư duy nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng cho học sinh khi dạy tiết 21 – bài tập, Tin học lớp 11 làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2012 – 2013 với. Tin, trong đó việc sử dụng sơ đồ tư duy cho tiết 21 – bài tập, Tin học 11 sẽ tạo được hứng thú cho học sinh, chắn chắn kết quả học tập Tin học 11 của học sinh sẽ được nâng lên. III. CÁC GIẢI

Ngày đăng: 13/11/2014, 23:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. MỤC TIÊU

    • 1. Về kiến thức

    • 2. Về kỹ năng

    • III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

    • IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan