bước đầu tìm hiểu nhân vật keiko sakami trong tác phẩm “đẹp và buồn” của kawabata

44 1.2K 8
bước đầu tìm hiểu nhân vật keiko sakami trong tác phẩm “đẹp và buồn” của kawabata

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bước đầu tìm hiểu nhân vật keiko sakami trong tác phẩm “đẹp và buồn” của kawabata

Lời cảm ơn Để hoàn thành tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Bích Thúy đã giúp đỡ để em hoàn thành tiểu luận. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận với một nền văn học mới hoàn toàn với mình, nếu không có sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của cô, chắc chắn em sẽ không thể hoàn thành tiểu luận. Trong khi nghiên cứu một tác phẩm còn mới, với khả năng trình độ hạn chế, rất mong cô giúp đỡ và góp ý để niên luận hoàn thiện hơn. Em cũng chân thành cảm ơn Khoa Ngữ văn đã có những hỗ trợ kịp thời để em có thể hoàn thành tiểu luận của mình (về việc định hướng đề tài, các thắc mắc…) Em cũng chân thành cảm ơn Thư viện trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã có những sự hỗ trợ về tài liệu tham khảo cho em. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 – 2009 Văn Trịnh Quỳnh An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Mục lục Lời cảm ơn 1 Mục lục 2 Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata 3 Phần 1: Mở đầu 3 Phần 2: Nội dung 6 1. KAWABATA – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 6 2. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “ĐẸP VÀ BUỒN” 14 3. NHÂN VẬT KEIKO SAKAMI TRONG TÁC PHẨM “ĐẸP VÀ BUỒN” CỦA KAWABATA 17 Kết luận 41 TƯ LIỆU THAM KHẢO 44 GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 2 SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Phần 1: Mở đầu GS. TS. Lê Ngọc Trà đã từng nói: Văn học là nỗi buồn về cái đẹp. Từ xưa đến nay, những tác phẩm khiến người ta cảm thấy hay nhất, trăn trở nhất, ấy cũng là những tác phẩm buồn. Và điều đó không phải là ngẫu nhiên, bởi con người, trung tâm của cuộc sống, thường luôn mang trong mình những cảm xúc, những dằn vặt, những xót xa, điều đó, khiến con người đẹp hơn, cao thượng hơn và nhân văn hơn. Kawabata là nhà văn sinh từ cái đẹp Nhật Bản. Sâu sắc hơn ai hết, ông hiểu ra được những vẻ đẹp, những cốt cách được ẩn giấu trong lớp áo kimono dày, những câu thơ Haiku kiệm chữ, cái cốt cách đẹp đẽ nhưng cũng chan chứa bi cảm. Nỗi buồn cũng sinh ra từ đó. Chính vì thế mà văn học Nhật Bản có hẳn cả một phạm trù mỹ học Nhật Bản mang tên mono no aware để nói về cái đẹp của nỗi buồn. Và trong các sáng tác của mình, Kawabata đã thể hiện những niềm bi cảm và chia sẻ khác nhau đối với những số phận, những kiếp người. “Đẹp và buồn” là tiểu thuyết nằm trong số đó. Câu chuyện là môt áng văn đẹp và day dứt đối với mỗi người khi đọc nó, về vẻ đẹp của tình yêu, nghệ thuật, cũng những nỗi đau chan chứa nhân văn. Trong truyện ta không thể ghét, thương trọn vẹn với bất kỳ một nhân vật nào, vì tất cả họ đều sống trong ta, thật như những nét chạm khắc. Và ta được sống trong một thế giới của cảm nhận, thế giới của những rung động vi diệu về cái đẹp và nỗi buồn. Ta cũng được sống trong một nền văn hóa Nhật Bản với những cảnh đẹp tuyệt vời và những con người đầy chất Nhật. Tiểu thuyết không nhiều nhân vật, mỗi nhân vật lại có những nét đặc biệt riêng, lại ẩn chứa trong đó những thông điệp riêng về cái đẹp và nỗi buồn, về những nỗi xót xa trong tình yêu, cuộc sống, và đời người. Có một Otoko chung thủy, sâu nặng với mối tình, cũng có một Fumiko âm thầm chịu đựng bằng tất cả tình thương dành cho chồng. Có một Oki sâu sắc, từng trải về cái đẹp, về cuộc sống, cũng có một Taichiro tài năng và say đắm trong tình yêu. Và tất nhiên, không thể quên được Keiko GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 3 SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Sakami, người con gái đặc biệt trong tác phẩm, một người con gái với những cảm xúc, những nét tính cách tưởng chừng như trái ngược nhau, vừa là một con người nung nấu ý định trả thù, nhưng cũng là trái tim ngây dại tha thiết yêu thương. Keiko Sakami đã là một sự quyến rũ, một sự dụng công của tác giả, chính vì thế, tìm hiểu nhân vật này, là góp phần làm sáng tỏ vẻ đẹp và nỗi trong truyện. Tìm hiểu về Keiko Sakami cho ta có một cái nhìn toàn diện hơn về nhân vật này. Dường như trong toàn bộ các tác phẩm của Kawabata, chỉ có mỗi Keiko Sakami là một nhân vật đồng tính luyến ái nữ. Chính vì thế, tìm hiểu về nàng cũng khác với tìm hiểu về Komako hay Yoko, hay những người con gái khác trong các tác phẩm của nhà văn này. Chính vì thế, khám phá thế giới của Keiko Sakami, ta dường như bóc tách được những lớp của đời sống tâm hồn cô, khiến ta cảm thấy nhân vật này có những điều đáng ghét, nhưng lại không thể không thương. Có một cái nhìn toàn diện về nhân vật này, cũng không hẳn là một điều dễ dàng. Trong niên luận này, người viết tập trung tìm hiểu về vẻ đẹp ngoại hình và tài năng, tình yêu và tính cách của Keiko Sakami thông qua đó hiểu được bản chất tình yêu của nàng, một tình yêu đầy đam mê và mâu thuẫn. Ai đó đã nói rằng, văn học Nhật Bản là văn học dựa trên sự cảm nhận, chính vì thế, tìm hiểu về Keiko Sakami cũng là một trong những cảm nhận của người viết, có thể khác với ý kiến của nhiều người khi tìm hiểu về nhân vật này, nhưng đã là văn học của cảm nhận thì ta chỉ có thể lấy vốn sống và sự từng trải trong cuộc đời ra để cảm nhận, và không thể nói rằng ai đúng ai sai, tất cả chỉ là tương đối. Viết niên luận này, người viết đã cố gắng trình bày một cách tương đối khoa học những cảm nhận của mình dựa trên văn bản ngôn từ “Đẹp và buồn” để từ đó thấy rõ được con người Keiko Sakami. Người viết đã cố gắng sử dụng những phương pháp khoa học cơ bản khi nghiên cứu vấn đề này, nhằm mục đích làm sáng tỏ những nét đặc trưng về nhân vật Keiko Sakami, như: phương pháp so sánh, phương pháp tổng – phân – hợp, phương pháp liệt kê Trong quá trình viết niên luận, người viết đã cố gắng bám sát một cách tối đa với văn bản ngôn từ, để tránh trường hợp hiểu lầm ý tác giả. GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 4 SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Trong niên luận này, người viết xây dựng bài viết của mình thành ba phần, tương đối độc lập rõ ràng, có độ dài khác nhau, tùy theo mức độ quan trọng của phần đó. Ba phần bao gồm: 1. Kawabata – cuộc đời và sự nghiệp văn chương: trong đó người viết trình bày bối cảnh và lịch sử văn học Nhật Bản thời Kawabata, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông. Đây cũng là cơ sở để tìm hiểu thâm nhập với tác phẩm của Kawabata 2. Giới thiệu tác phẩm “Đẹp và buồn”: người viết đã tóm tắt tác phẩm để có thể đưa ra một cái nhìn khái quát toàn bộ về tác phẩm. 3. Tìm hiểu về nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn”: Đây cũng là phần chính, quan trọng nhất trong niên luận. Ở đây người viết chia phần này làm ba phần nhỏ: Vẻ đẹp ngoại hình và tài năng, tình yêu, tính cách nhằm có cái nhìn rõ ràng về nhân vật. Trong niên luận, chắc hẳn vẫn còn những hạt sạn do người viết chưa đủ khả năng tìm hiểu khai thác hết tác phẩm, cũng như khả năng và vốn sống của người viết còn nhiều hạn chế, rất mong được sự giúp đỡ và góp ý từ quý thầy cô và những người quan tâm tới văn học Nhật Bản. GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 5 SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Phần 2: Nội dung 1. KAWABATA – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 1.1. Bối cảnh lịch sử và văn học Nhật Bản Nước Nhật đã có chuyển biến lớn vào năm 1866, vua Minh Trị lên ngôi khởi xướng “đổi mới” đất nước với tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt lên phương Tây” (seiyo o marabi, seiyo ni oitsuki, seiyo o oiniku). Từ đó nước Nhật mở ra trang sử mới. Hình ảnh nước Nhật như một vận động viên trẻ hăm hở chạy đua với lòng mong muốn chiến thắng. Chỉ trong vài ba mươi năm, tính đến lúc Kawabata ra đời (1899), nước Nhật đã thay đổi căn bản. Một nước Nhật công nghiệp đang vươn tới. Nhiều bước nhảy vọt trong kinh tế khiến cả thế giới kinh ngạc, nhiều dân tộc châu Á phải khâm phục. Rabindranath Tagore nhà thơ lớn Ấn Độ sau khi đến thăm Nhật vào năm 1916 đã nhận xét: “Châu Á thức dậy khỏi giấc ngủ hàng thế kỉ, Nhật Bản nhờ những mối quan hệ và va chạm với phương Tây đã chiếm một vị trí danh dự trên thế giới. Bằng cách đó, người Nhật đã chứng tỏ rằng họ sống bằng hơi thở thời đại chứ không phải bằng những thần thoại hão huyền của quá khứ”. Sự đổi mới về kinh tế tác động mạnh mẽ đến nền văn học nghệ thuật của Nhật Bản. Bộ mặt xã hội Nhật đã thay da đổi thịt, văn học nghệ thuật cũng thay màu đổi sắc. Nếu trước đây văn học chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho, Phật của Trung Quốc thì đến thời kì mở cửa lại tiếp thu nhiều luồng tư tưởng tự do dân chủ của phương Tây: Anh Mĩ, Pháp…đặc biệt tư tưởng dân quyền của Jăng Jắc Rusô (Jean Jacques Rousseas,1712-1778) nhà tư tưởng Pháp và những nhà lí luận hiến pháp của Đức đã có ảnh hưởng đến tri thức và văn nghệ sĩ Nhật Bản. Tư tưởng tự do dân chủ như luồng gió mới thổi vào mặt trận văn học chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên ngày càng phát triển trong sáng tác văn học. GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 6 SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Năm 1912, Minh Trị thiên hoàng băng hà, vua Taishô lên ngôi (1012-1926). Lúc này, Kawabata đang ở tuổi niên thiếu. Tuổi niên thiếu của ông đã nhuốm màu u buồn. Ông lớn lên đã chứng kiến được hai thảm họa lớn của nước Nhật. Đó là Đại chiến lần thứ nhất (1914-1918) do tham vọng bành trướng mà Nhật mang quân sang Trung Hoa, Thái Bình Dương rồi đến Xibêri.1923 một trận động đất khủng khiếp xảy ra ở vùng Kantô (giữa Tôkiô và Yôkôhama). Tình hình trên tạo ra những cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ đòi cơm áo của nhân dân Nhật, văn học Nhật cũng chuyển mình phát triển theo khuynh hướng dân tộc đại chúng, nhiều văn phái lần lượt ra đời: Shira kaba (Bạch hoa), Shinshicho (tân tự trào) . Nền văn học Nhật trên đà đó mà bước vào thời kì đương đại, nhiều khuynh hướng văn học bắt đầu nảy nở và trở nên phức tạp, với các tên tuổi: Đaijai Oxamu, Misima Yakio, Abêkôbô, Ôê Kenjabure… Văn học Nhật Bản sau thời Minh Trị cho đến lúc Kawabata qua đời như một con sông lớn. Kawabata đã tắm mình trong đó. Con sông lớn có nhiều dòng chảy, nhưng Kawabata biết tìm cho mình một dòng chảy trong lành để tắm tâm hồn mình – tâm hồn của “một lữ khách u buồn” đi tìm cái Đẹp đã mất. 1.2. Cuộc đời Yasunari Kawabata (14/6/1899 – 16/4/1972) là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba, sau Rabindranath Tagore (Ấn Độ năm 1913) và Shmuel Yosef Agnon (Israel năm 1966) vinh dự nhận Giải thưởng Nobel về văn học. Kawabata sinh ra tại một thành phố nhỏ ở Osaka - thành phố công nghiệp lớn của Nhật Bản.Yasunari Kawabata sinh ra trong một gia đình học thức. Gia đình ông tuy sống ở gần một đô thị đông đúc trù phú nhưng đời sống không có gì khá giả. Cha ông là bác sĩ nhưng yêu thích văn hóa nghệ thuật, mẹ nội trợ trong gia đình. Khi Kawabata lên ba tuổi cha chết, một năm sau mẹ cũng mắc bệnh rồi qua đời Kawabata theo chị gái đến sống với ông bà. Nhưng không bao lâu sau thì người chị ốm nặng và GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 7 SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata qua đời, sau đó người bà từng chăm sóc cậu cũng rời xa cậu. Tám tuổi ông đã mang nặng nỗi đau thương buồn tủi. Kawabata đuợc ông gửi tới một trường dành cho trẻ em nghèo ở gần thành phố Osaka. Học sinh ở trường này được miễn học phí cho nên Kawabata có điều kiện đi học. Trong các môn học thì Kawabata thích nhất môn hội họa và mơ ước sau này trở thành họa sĩ. Đến năm mười ba tuổi bắt đầu say mê văn chương. Kawabata sưu tầm và chép thơ haikư của Basho. Tìm đọc truyện Genji của Murasaki Sikibu và các tác phẩm văn học cổ điển khác. Năm Kawabata mười lăm tuổi thì cậu bắt đầu viết văn. Do liên tiếp gặp những buồn đau, Kawabata dường như già đi trước tuổi: cậu mang nặng nỗi buồn đau, thích trầm tư mặc tuởng, có những uẩn khúc trong lòng ít nói với ai. Ở truờng trung học cậu ít giao du với bạn bè chỉ cặm cụi vào đống sách vở muợn được ở thư viện Năm 1920 Kawabata trúng tuyển vào trường Đại học Quốc gia Tokyo. Ban đầu thì Kawabata học Khoa Anh văn nhưng vì thấy không có hứng thú nên đã xin chuyển qua Khoa Văn học Nhật Bản. Học năm thứ hai Kawabata cùng bạn bè thành lập tạp chí Trào lưu mới. Từ đó Kawabata say mê văn chuơng và quên đi mộng làm hoạ sĩ. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và trận động đất tháng 9/1923 làm cho cuộc sống của Kawabata càng khó khăn. Kawabata phải viết báo làm việc vặt để sinh sống và cố gắng hoàn thành luận án tốt nghiệp. Sau tốt nghiệp đại học (1924) Kawabata trở thành một trong những nhà sáng lập tạp chí văn học Văn nghệ thời đại (Bungei Jidai), đại biểu cho trào lưu Tân cảm giác (Shinkankakuha) theo định hướng văn học và văn hóa tiên phong Châu Âu, phủ nhận chủ nghĩa tự nhiên, cổ xúy cho những thử nghiệm phong cách và đặt cảm xúc và cảm giác vào trung tâm chuyện kể. GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 8 SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Năm 1925, tiểu thuyết “Vũ nữ ở Itzu” ra đời. Đây là thành công văn chương đầu tiên của Kawabata, kể về mối tình lãng mạn của một chàng sinh viên với nàng vũ nữ trẻ biểu tượng của cái đẹp trinh bạch, vô tội. Năm 1935 ông bắt đầu viết Xứ tuyết (hoàn thành năm 1947) kể về mối tình vô vọng của một cô geisha với một chàng trai thành phố. Qua tác phẩm này và tiểu thuyết xuất sắc Ngàn cánh hạc (1951), Kawabata thể hiện nghệ thuật bậc thầy trong miêu tả tâm lí phụ nữ. Bằng văn phong đặc biệt xúc cảm với những miêu tả trữ tình về cuộc sống thiên nhiên và số phận con người u ẩn nỗi buồn tinh tế, nhà văn gợi nên sự thoáng chốc và ngắn ngủi của cuộc đời. Năm 1948 đến 1965 Kawabata giữ chức vụ chủ tịch Hội Văn bút Nhật Bản, sau năm 1959 ông là phó chủ tịch Hội Văn bút Quốc tế. Năm 1953 Kawabata trở thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản. Năm 1959 ông được tặng Huân chương mang tên Goethe tại Frankfurt. Năm 1968 Kawabata là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel Văn học. Khi trao giải thưởng cho ông, đại diện Hội đồng Giải thưởng Nobel đã nhấn mạnh: “vì nghệ thuật viết văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao, thể hiện được bản chất và tư duy Nhật Bản” Bốn năm sau, năm 1972, nhà văn tự sát bằng hơi độc tại nhà riêng. Đó là một điều rất khó hiểu vì Kawabata luôn phản đối việc tự sát. Phải chăng như Kawabata đã từng viết : “Tốt nhất là hãy từ bỏ cõi trần này khi mọi người yêu mến và kính trọng ta?” 1.3. Sự nghiệp văn chương Trong diễn văn đọc tại lễ trao giải Nobel Văn học 1968, Tiến sĩ Anders Usterling xác nhận: "Yasunari Kawabata là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người. Với tư cách nhà văn, ông đã truyền đạt một nhận thức văn hóa có thẩm mỹ và đạo đức cao, bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo, do đó đóng góp vào cầu nối tinh thần Đông - Tây theo cách của ông” GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 9 SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata E. G. Seidenstickơ - nhà văn Mỹ, ngừơi từng dịch nhiều tác phẩm của Kawabata cho rằng nên xếp Kawabata vào dòng văn chương của những bậc thầy haikư ở thế kỷ XVII. Thơ haikư cổ điển đã hòa lẫn cái động và bất động với nhau một cách độc đáo. Cũng theo cách ấy kawabata thường cho các giác quan pha lẫn với nhau không chút ngần ngại. N. Phêđôrencô nhận xét: “Tất cả những phát hiện nghệ thuật có đựơc trong tác phẩm của ông như những yếu tố mang tính cá nhân độc đáo, bất ngờ đều xuất phát từ những ngọn nguồn xa xưa của văn học Nhật, từ cội nguồn văn hòa dân tộc”, “Kawabata – con mắt nhìn thấu cái Đẹp” . Aônô Xuêkiti trong cuốn các nhà văn Nhật Bản hiện đại 1953 nhận xét: “Mỗi lần đọc tác phẩm của Kawabata tôi cảm thấy cái âm thanh xung quanh tựa hồ như lắng đi, không khí bỗng trở nên trong trẻo còn tôi thì hòa tan vào trong đó” Kawabata cũng tự nhận mình là “người sinh từ cái Đẹp Nhật Bản” Tất cả những lời nhận xét đánh giá trên đã nói lên được vị trí của các tác phẩm Kawabata đối với nền văn học Nhật Bản và văn học thế giới. Con người của cái đẹp, yêu cái đẹp và tôn thờ cái đẹp ấy, đã có những tác phẩm thực sự đẹp và mang một nỗi bi cảm sâu sắc. Tác phẩm của Kawabata mở ra thế giới rộng lớn khôn cùng của cái đẹp và nỗi buồn Nhật Bản. Kawabata tạo nên những tác phẩm bất tử có vai trò thúc đẩy sự phát triển của nền văn học Nhật Bản nói riêng và của thế giới nói chung. Những tác phẩm của ông là chiếc cầu nối văn hoá văn học Nhật Bản với thế giới và ngược lại. Tác phẩm của Kawabata rất đa dạng về thể loại, bao gồm cả tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, tự truyện… Kawabata là một trong những nhà văn Nhật Bản được dịch nhiều nhất ở Việt Nam; có những tác phẩm của ông có đến vài bản dịch. Thơ ca và truyện ngắn của Kawabata được ấn hành ngay từ lúc ông còn là học sinh trung học. Tình yêu thơ ca thấm đượm trong từng trang văn của ông, đặc biệt với loại truyện rất ngắn mà ông gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay, loại truyện mà ông luôn thích viết trong suốt cuộc đời mình, như ông giải thích: "Tuổi trẻ trong đời nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca; còn tôi, thay vì thơ ca, tôi viết những tác phẩm GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Thúy Trang 10 SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An [...]... An Trang 16 Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata 3 NHÂN VẬT KEIKO SAKAMI TRONG TÁC PHẨM “ĐẸP VÀ BUỒN” CỦA KAWABATA Keiko Sakami là nhân vật để lại khá nhiều ám ảnh trong “Đẹp và buồn” Nói ám ảnh bởi vì, ta không biết nên yêu hay nên ghét nàng Bởi vì, vẻ đẹp của nàng vẫn tinh khôi, trong trắng, tình yêu của nàng chân thành mãnh liệt, cách sống của nàng phóng... Đẹp và buồn (美しさと哀しみと Utsukushisa to Kanashimi to, 1964) - Cánh tay, truyện ngắn (1965) - Đất Phù Tang, cái đẹp và tôi, diễn từ nhận giải Nobel (Utsukushii Nihon no watakushi, 1968) - Tóc dài (Kani wa Nagaku, 1970) GVHD: TS Nguyễn Thị Bích Thúy SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Trang 13 Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata 2 GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “ĐẸP VÀ BUỒN” “Đẹp và. .. phần nhờ tác phẩm Cô gái mười sáu kể lại mối tình bất hạnh với Otoko Tác phẩm là niềm thống khổ cho vợ ông Ngồi đánh máy bản thảo, Fumiko đã sảy thai trong một cơn xúc động mãnh GVHD: TS Nguyễn Thị Bích Thúy SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Trang 14 Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata liệt Tác phẩm mang theo hồn ma hai đứa con của nhà văn, một với tình nhân, một.. .Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata nhỏ gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay Hồn thơ những ngày trẻ tuổi của tôi sống sót trong những câu chuyện ấy " Vào Đại học Tokyo, Kawabata nghiên cứu cả văn học Anh lẫn văn học Nhật ông say mê thơ văn cổ điển dân tộc như Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu, Sách gối đầu của Sein Shonagon lẫn các tác giả... Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata kiểu như Yughen – vẻ đẹp của những điều bỏ lửng, vẻ đẹp u huyền, thường khó đoán biết và cảm nhận, đó cũng chính là một trong những điều làm cho Keiko cô đơn trong tình yêu Hơn thế nữa, Keiko, dù không chịu sự ghẻ lạnh của người mình yêu, Keiko được cô giáo yêu thương thật nhiều, nhưng đó không phải tấm chân tình mà Keiko. .. loạn, thì ở “Đẹp và buồn”, Keiko GVHD: TS Nguyễn Thị Bích Thúy SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Trang 20 Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Sakami đã được Kawabata ưu ái dung hòa hai vẻ đẹp ấy lại với nhau, nàng là một bản thể vừa thánh thiện lại vừa trần tục rất đỗi kinh ngạc Ngay cả trong lúc ốm đau, dường như mất hết sức sống, thì cái vẻ xinh đẹp của con người... cũng như sự hấp dẫn của ngoại hình nàng Và chính vì thế mà nàng đã có những cảm nhận thật tinh tế đối với những cảnh GVHD: TS Nguyễn Thị Bích Thúy SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Trang 22 Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata vật xung quanh Cảnh vật trong tranh nàng kỳ dị đến đáng sợ, nhưng cũng tinh tế và quyến rũ đến khôn cùng Con người ấy, từ trong ra ngoài, là... đưa Kawabata vào số những nhà văn hàng đầu nước Nhật Sau Đệ nhị thế chiến, ông tiếp tục thành công với những tiểu thuyết như “Ngàn cánh hạc” ( 千 羽 鶴 , một chuyện tình bất hạnh trong khung cảnh trà đạo), GVHD: TS Nguyễn Thị Bích Thúy SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Trang 11 Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata “Tiếng rền của núi” (山の音), Người đẹp say ngủ (眠れる美女) và. .. Trang 27 Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Bên cạnh đó, tình yêu của Keiko Sakami cũng giàu đức hy sinh Keiko đã từng phát biểu quan niệm ấy trước Oki rằng: - Em không mơ hồ về chuyện này đâu Em ao ước gặp được người đàn ông làm cho em hoàn toàn quên bản thân em, dù chỉ năm mười ngày em cũng chấp nhận - Em đòi hỏi quá nhiều ở tình yêu Ngay trong hôn nhân, ... hưởng vào lòng người thưởng ngoạn tùy theo mức độ tâm thức, tạo nên những rung cảm khác nhau, do đó cái nhìn cũng khác nhau GVHD: TS Nguyễn Thị Bích Thúy SVTH: Văn Trịnh Quỳnh An Trang 21 Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Trừu tượng không phải là trét màu sắc bậy bạ lên một tác phẩm để tác phẩm có màu sắc, hương vị, mà là cả một cảm nhận tinh tế và đầy . Quỳnh An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Phần 1: Mở đầu GS An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata Mục lục Lời cảm ơn 1 Mục lục 2 Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata. Trịnh Quỳnh An Bước đầu tìm hiểu nhân vật Keiko Sakami trong tác phẩm “Đẹp và buồn” của Kawabata 3. NHÂN VẬT KEIKO SAKAMI TRONG TÁC PHẨM “ĐẸP VÀ BUỒN” CỦA KAWABATA Keiko Sakami là nhân vật để lại

Ngày đăng: 13/11/2014, 21:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. KAWABATA – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG

    • 1.1. Bối cảnh lịch sử và văn học Nhật Bản

    • 1.2. Cuộc đời

    • 1.3. Sự nghiệp văn chương

    • 2. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “ĐẸP VÀ BUỒN”

    • 3. NHÂN VẬT KEIKO SAKAMI TRONG TÁC PHẨM “ĐẸP VÀ BUỒN” CỦA KAWABATA

      • 3.1. Vẻ đẹp ngoại hình và tài năng

        • 3.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình

        • 3.1.2. Vẻ đẹp tài năng

        • 3.2. Tình yêu

          • 3.2.1. Một tình yêu đẹp

          • 3.2.2. Một tình yêu tràn đầy cô đơn và bi cảm

          • 3.3. Tính cách

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan