mô tả một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả nong van hai lá ở các bệnh nhân có điểm wilkins lớn hơn 9

61 443 0
mô tả một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả nong van hai lá ở các bệnh nhân có điểm wilkins lớn hơn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong số các bệnh van tim do thấp, hẹp van hai lá (HHL) là bệnh van tim thường gặp nhất. Theo thống kê tại Viện Tim mạch Việt Nam trong số các bệnh nhân điều trị nội trú tại viện tỷ lệ bệnh nhân có HHL (đơn thuần hay phối hợp) chiếm gần 40% số bệnh nhân (BN) nằm viện [7,15]. HHL là bệnh nặng, đặc biệt là HHL khít. Bệnh có nhiều diễn biến đột ngột và biến chứng, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Đa số bệnh nhân HHL trong độ tuổi lao động, vì vậy việc phát hiện sớm và có những biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm, kéo dài tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống và có thể trả lại cho gia đình và xã hội nguồn lực lao động đáng kể. Điều trị nội khoa bệnh nhân HHL khít chỉ mang tính chất tạm thời và/hoặc đối phó khi cú cỏc biến chứng đã xảy ra. [16, 17, 19, 22, 24, 27, 35, 39, 47, 64]. Để điều trị triệt để, HHL cần được giải quyết bằng cách can thiệp cơ học làm mở rộng lỗ van. Tuy nhiên phẫu thuật (kể cả mổ tim kín) vẫn là một can thiệp mang tính chất khá xâm lấn và ẩn chứa những nguy cơ nhất định liên quan đến cuộc mổ. Mặt khác, mổ tim đòi hỏi thời gian nằm viện nhất định, sự đau đớn trong và sau cuộc mổ, để lại sẹo và chắc chắn ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân [5, 32, 34, 36, 54, 56, 68]. Nong van hai lá (NVHL) bằng bóng qua da từ lỗ chọc nhỏ ở tĩnh mạch đùi phải được Kanji Inoue - một phẫu thuật viện tim mạch người Nhật Bản đề xuất năm 1984 với những kết quả ban đầu rất khả quan đã mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị bệnh HHL khít. Kết quả của phương pháp này đã được kiểm nghiệm bằng nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới [20, 21, 26, 42, 45, 53, 55, 59, 62, 69] cho thấy khả năng thành công cao, an toàn và hiệu quả. Về lâm sàng, tiờn lượng sống còn và cải thiện mặt huyết động có thể so sánh được với mổ tách van tim mở [23,71], tương tự thậm chí còn ưu việt hơn so 1 với mổ tách van tim kín [23,63,76]. Mặt khác NVHL còn ưu việt hơn so với phẫu thuật là: Rất ít xâm lấn, ít đau, thời gian nằm viện ngắn, không phải gây mê, không để lại sẹo ngực và đặc biệt ít ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Hơn nữa, NVHL đã chứng minh được lợi ích vượt trội ở những bệnh nhân ở tình trạng đặc biệt như phụ nữ có thai, phù phổi cấp, suy tim quá nặng, trẻ em và các trường hợp có bệnh phối hợp có khả năng kéo theo nhiều nguy cơ khi phẫu thuật… Vì những ưu thế đó, NVHL đã trở thành phương pháp được lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh nhân HHL khớt trờn toàn thế giới. Tại nước ta, đứng đầu là Viện Tim mạch Việt Nam, kỹ thuật nong van hai lá bằng bóng Inoue đã được triển khai và bước đầu thu được những kết quả khả quan, đáng khích lệ qua một số nghiên cứu theo dõi sớm và trung hạn [2,3,9]. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân được lựa chọn điều trị là các bệnh nhân có tổn thương van khá phù hợp để thực hiện kỹ thuật này (chủ yếu đánh giá qua thang điểm Wilkins). Thực tế số lượng bệnh nhân có tổn thương van tim với hình thái tổn thương van nặng trên siêu âm (Wilkins ≥ 9 điểm) chiếm một tỷ lệ không nhỏ ở các bệnh nhân HHL khít. NVHL đã chứng minh được sự ưu việt của mình ở các bệnh có tổn thương van thuận lợi. Kết quả NVHL ở các bệnh nhân có hình thái tổn thương van nặng sẽ ra sao? Cú nên tiến hành kỹ thuật này không? Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả nong van ở các bệnh nhân này? vv… là những vấn đề cần được nghiên cứu và làm rõ. Từ các lý do trên chứng tôi tiến hành đề tài này nhằm các mục tiêu sau: Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá kết quả sớm của kỹ thuật nong van hai lá bằng bóng Inoue điều trị bệnh hẹp van hai lá khít ở bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9 tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 . 2. Mô tả một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả nong van hai lá ở các bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH BỆNH HẸP VAN HAI LÁ TRấN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. Bệnh hẹp van hai lá (HHL) đã được đề cập từ những năm đầu thế kỷ thứ 16 và được Morgagni lần đầu tiên trình bày một trường hợp lâm sàng năm 1769 [30,70]. Bệnh vẫn khá phổ biến ở các nước nghèo hoặc đang phát triển . Nguyên nhân gây bệnh HHL đa số do thấp tim, bệnh xảy ra do nhiễm liên cầu bờta tan huyết nhóm A. Việt Nam là một nước đang phát triển với điều kiện kinh tế và mức sống còn thấp. Tỷ lệ mắc thấp tim còn cao nên HHL là khá phổ biến. Hoàng Trọng Kim và cộng sự khảo sát trên 5000 học sinh từ 6 tuổi đến 12 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc thấp tim và /hoặc có di chứng bệnh van tim do thấp ở phía nam là 2,23% [6]. Tổng kết của giáo sư Phạm Gia Khải tại Viện Tim mạch Việt Nam (1990 - 2000) khoảng 56,6% tổng số bệnh nhân nằm viện là bệnh van tim do thấp [7]. Việc phòng thấp tim là điều rất quan trọng nhưng khi bệnh đã xảy ra thì việc phát hiện sớm và có những biện pháp can thiệp tốt hoàn toàn có thể trả người bệnh lại cuộc sống bình thường. 1.2. BỆNH HẸP VAN HAI LÁ. 1.2.1.Cấu tạo van hai lá. Van hai lá nối liền nhĩ trái và thất trỏi giỳp mỏu di chuyển theo một hướng từ nhĩ xuống thất, bao gồm 2 lá van: lá van lớn (hay lá van trước) và lá van nhỏ (lá van sau). Vào thời kỳ tâm trương diện tích mở van trung bình từ 4-6 cm 2 . Được coi là hẹp van hai lá khi diện tích mở van ≤ 2 cm 2 (1,18 cm 2 /m 2 diện tích da cơ thể). Hẹp hai lá khít khi diện tích mở van ≤ 1,5 cm 2 , rất khít khi diện tích mở van ≤ 1 cm 2 (0,6 cm 2 / m 2 diện tích da cơ thể). [18]. 3 1.2.2. Nguyên nhân gây HHL. 1.2.2.1. Thấp tim Là nguyên nhân chủ yếu (>97%). Trên 40% số trường hợp HHL có tổn thương các van tim khác đi kèm, trong đó tổn thương van động mạch chủ là nhiều nhất [7,8]. Trong giai đoạn cấp tính thường có thể HoHL, sau đó HHL sẽ tiến triển dần dần từ 2 năm, còn triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện sau nhiều năm nữa. Sự dày lên của lá van và sự thâm nhiễm xơ tiến triển làm dính hai mép van và co rút dây chằng gây hẹp van. van càng bị hạn chế hoạt động khi có sự vụi hoỏ mộp van, thân van, vòng van, dây chằng… Sự thay đổi này cũng làm van có hình phễu và lỗ van có hình miệng cá (nhờ vậy, người ta có thể bơm bóng làm tách rộng hai mép van đã bị dính liền). 1.2.2.2. Các nguyên nhân hiếm gặp khác. • Bệnh tim bẩm sinh: - Van hai lá hình dù bẩm sinh. • Các bệnh hệ thống, miễn dịch: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa khớp, carcinoid. 1.2.3. Sinh lý bệnh của HHL. Diện tích lỗ van hai lá bình thường khoảng 4-6 cm 2 . Khi diện tích này giảm xuống dưới 2 cm 2 sẽ gây cản trở dòng chảy từ nhĩ trái xuống thất trái trong thời kỳ tâm trương và chờnh ỏp giữa nhĩ trái và thất trái tăng lên. Áp lực nhĩ trái tăng lâu ngày gây ra ứ trệ tuần hoàn phổi và tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP). Áp lực ĐMP tăng lâu ngày làm tăng sức cản động mạch nhằm bảo vệ phổi. Khi áp lực ĐMP tăng cố định thì NVHL không còn nhiều ý nghĩa. 4 1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán HHL. 1.2.4.1. Triệu chứng lâm sàng. a. Cơ năng: Đa số bệnh nhân trong một thời gian dài không có triệu chứng lâm sàng. Khi có biểu hiện có thể gặp các triệu chứng sau: * Khó thở: Triệu chứng hay gặp nhất, đặc trưng là khó thở khi gắng sức sau đó là cơn khó thở kịch phát về đêm và khó thở khi nằm. - Cơn hen tim và phù phổi cấp: Khá thường gặp là một biểu hiện đặc biệt của bệnh: biểu hiện suy tim trái mà bản chất là suy tim phải. * Các triệu chứng khác có thể gặp và liên quan tới nhĩ trỏi gión to: - Ho ra máu: do tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch phổi. - Khàn tiếng do động mạch phổi giãn to đè vào dây thần kinh quặt ngược hoặc nuốt nghẹn do nhĩ trái to đè vào thực quản. - Tắc mạch đại tuần hoàn (mạch não, mạch thận, mạch mạc treo, mạch chi…) do huyết khối buồng nhĩ trái - đặc biệt ở bệnh nhân có rung nhĩ. - Rung nhĩ (cơn kịch phát hoặc dai dẳng) gây biểu hiện hồi hộp, trống ngực, choáng hoặc ngất (rung nhĩ nhanh). Rung nhĩ góp phần hình thành huyết khối gây ra các biến chứng tắc mạch. - Triệu chứng suy thất phải do tăng áp lực động mạch phổi lâu ngày: gan to, phù chi dưới…(cú thể gặp đau ngực gần giống đau thắt ngực do tăng nhu cầu oxy thất phải). - Mệt mỏi do cung lượng tim giảm. b. Thực thể. - Chậm phát triển thể chất gõy "lựn hai lá" khi HHL xảy ra từ nhỏ. - Dấu hiệu của suy tim phải: phù chi dưới hoặc toàn thân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi… - Dấu hiệu kém tưới máu ngoại vi: da tái, đầu chi xanh tím. 5 - Sờ thấy rung miu tâm trương ở mỏm. - Nghe tim: là biện pháp rất quan trọng để chẩn đoán HHL, nghe tim có thể thấy: • Tiếng clắc mở van 2 lá: Nghe rõ ở mỏm tim. • Tiếng rung tâm trương ở mỏm tim: âm sắc trầm thấp, giảm dần, nghe rõ nhất ở mỏm. • Tiếng T 1 đanh: T 1 đanh khi van còn mềm. Khi van vụi hoỏ nhiều hoặc giảm sự di động của lá van, T 1 giảm. 1.2.4.2. Cận lâm sàng và các thăm dò chẩn đoán. a. Điện tim: Rất nhiều bệnh nhân không còn nhịp xoang. Ở bệnh nhân còn nhịp xoang, có thể thấy hình ảnh "P hai lá" do dày nhĩ trái. Khi hẹp nặng biến chứng tăng áp ĐMP, có dấu hiệu dày thất phải. b. X quang ngực. Khi áp lực ĐMP tăng sẽ có hình cung ĐMP nổi và hình ảnh điển hình gồm 4 cung ở bên trái theo thứ tự từ trên xuống: cung ĐMC, cung ĐMP, cung tiểu nhĩ trái và cung thất trái. Nếu nhĩ trái to và lộ ra sẽ có hình ảnh 5 cung ở bờ tim trái. Hình ảnh bờ tim phải 2 cung do giãn nhĩ trỏi cú 3 giai đoạn: giai đoạn đầu là hình ảnh song song với cung nhĩ trái vẫn ở bên trong cung nhĩ phải, giai đoạn tiếp theo là 2 cung này cắt nhau, cuối cùng nhĩ to lên, bờ nhĩ trái vượt ra ngoài và song song với cung nhĩ phải. c. Siêu âm tim Là biện pháp thăm dò quan trọng, chính xác và cần thiết để chẩn đoán xác định, chẩn đoán mức độ hẹp, hình thái tổn thương của van, của tổ chức dưới van và các tổn thương phối hợp giúp chỉ định điều trị. Siêu âm tim cũn giỳp kiểm tra kết quả sau điều trị nong van hai lá hay phẫu thuật. 6 o M-Mode: lá van dày, di động kém, biên độ mở van giảm, hai lá van di động song song, dốc tâm trương EF giảm (EF < 15 mm/s là HHL khít). o Siêu âm 2D: hình ảnh hai lá van hạn chế di động, lá van hình vòm hoặc giống như đầu gậy chơi hockey, vụi hoỏ lỏ van và tổ chức dưới van. Siêu âm 2D còn cho phép đo trực tiếp diện tích lỗ van hai lá, đánh giá chức năng thất trái và các tổn thương van khác có thể kèm theo. o Siêu âm Doppler. Siêu âm Doppler có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đánh giá mức độ hẹp van. - Vận tốc đỉnh của dòng chảy qua van hai lá > 1 m/s gợi ý có HHL. - Chờnh áp qua van hai lá cho phép ước lượng mức độ nặng của hẹp van. • HHL nhẹ: chờnh ỏp trung bình qua van < 5 mmHg. • HHL vừa: chờnh áp trung bình qua van từ 5 - 12 mm Hg. • HHL khít: chờnh áp trung bình qua van > 12 mmHg. - Ước tính áp lực ĐMP thông qua do phổ của hở van ba lá kèm theo hoặc hở van ĐMP kèm theo (thường gặp trong HHL). - Đánh giá tổn thương khác kèm theo (HoHL, HoC, huyết khối tiểu nhĩ hoặc nhĩ trỏi…) điều này rất quan trọng giúp cho quyết định can thiệp đúng đắn hơn. • Siêu âm tim dùng để đánh giá diện tích lỗ van hai lá khá chính xác và dễ dàng. Thường đo bằng hai cách. - Đo trực tiếp lỗ van trên siêu âm 2D 7 - Đo qua thời gian bán giảm áp lực( PHT): hẹp hai lá làm thời gian giảm áp lực của dòng chảy qua van hai lá kéo dài ra. Sóng E của phổ hai lá được dùng để tính diện tích lỗ van theo PHT. • Diện tích lỗ van hai lá = 220/PHT. o Siêu âm tim qua thực quản. Với hình ảnh rõ nét hơn, siêu âm qua thực quản đánh giá chính xác hơn độ hẹp van, hình thái tổn thương van và tổ chức dưới van, phát hiện huyết khối nhĩ trái hoặc tiểu nhĩ trỏi giỳp lựa chọn phương thức điều trị can thiệp van hai lá. 1.2.5. Điều trị bệnh nhân HHL hiện nay. Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Hoa Kỳ và Trường môn tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC 1998 cải tiến năm 2006) [64]. Lựa chọn thái độ điều trị cho bệnh nhân HHL nên dựa trên đánh giá tình hình cụ thể của HHL, mức độ hẹp van, hình thái van và các thương tổn đi kốm…, trong đó đặc biệt quan tâm đến triệu chứng của bệnh nhân bị HHL và vấn đề cần được quan tâm nhất là làm rộng diện tớch lỗ van bị hẹp khi có chỉ định. Như vậy đối với bệnh nhân HHL khít dù là triệu chứng nhẹ (NYHAI,II) hay nặng hơn, chỉ định can thiệp van hai lá là rất cần thiết. Quan điểm này cho thấy vai trò của phương pháp NVHL trong điều trị HHL. 1.2.5.1. Điều trị nội khoa. o Bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng thường không cần điều trị, chỉ cần điều trị, kháng sinh dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. o Nếu bệnh nhân có khó thở nhẹ khi gắng sức có thể cho thuốc lợi tiểu để làm giảm áp lực nhĩ trái phối hợp với thuốc chẹn bê-ta giao cảm . 8 Sơ đồ 1.1. Thái độ đối với HHL có triệu chứng nhẹ ( NYHA I - II ) [64]. HHL nhẹ ( MVA > 1,5 cm 2 ) HHL nhiều ( MVA < 1,5 cm 2 ) Hình thái tốt cho NVHL PAP > 60 mmHg MVG > 15 mmHg Siêu âm g ng s cắ ứ Không Theo dõi hằng năm Nong van hai lá Không Có Có 9 HHL ( NYHA I - II ) hhjj ơ Sơ đồ 1.2. Thái độ điều trị HHL với bệnh nhân có triệu chứng nặng (NYHA III - IV) [64]. HHL (NYHA III - IV) HHL nhẹ ( MVA > 1,5 cm 2 ) Siêu âm gắng sức PAP > 60 mmHg MVG > 15 mmHg Không Tìm nguyên nhân khác Hình thái tốt cho NVHL Nguy cơ cao nếu mổ Không Mổ sửa hoặc thay van Nong van hai lá Có HHL nhiều ( MVA < 1,5 cm 2 ) Có Không Có 10 [...]... - Hở van hai lá nặng (> 2/4) - Các biến chứng khác xuất hiện sớm (shock phản vệ, tắc mạch phổi, nhiễm trùng ) Nhận xét: n % 33 3.3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ NVHL Ở NHểM Cể WILKINS ≥ 9 ĐIỂM Bảng 3.10 Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết qủa NVHL Wilkins ≥ 9 OR p Yếu tố Wilkins < 9 OR P Tuổi ≤ 45 Giới (nam) Nhịp xoang Tiền sử thấp và bệnh van tim do thấp Tiền sử mổ tách van. .. suy tim ở 2 nhóm nghiên cứu 3.2.6 Kết quả NVHL ở BN có thai và có điểm Wilkins ≥ 9 điểm Bảng 3.8 Kết quả NVHL ở BN có thai và có điểm Wilkins ≥ 9 Thông số NYHA MaxVG(mmHg) MVG(mmHg) MVA(2D) (cm2) MVA(PHT) (cm2) ALĐMP tâm thu Trước nong van Sau nong van P (mmHg) (doppler) Nhận xét:… 3.2.7 Các nguyên nhân thất bại và các biến chứng hay gặp ở nhóm bệnh nhân có Wilkins ≥ 9 điểm Bảng 3 .9 Các nguyên nhân thất... thể tốt Với điểm siêu âm > 11 điểm thì không nên NVHL 1.3.3 Các yếu tố dự đoán NVHL thành công Các nghiên cứu đa biến trờn cỏc trung tâm can thiệp lớn trên thế giới đã chỉ ra nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả NVHL là: điểm siêu âm (hay điểm Wilkins) , tuổi cao, calci hoá van nhiều trên hình chiếu Xquang, tiền sử mổ tách van trước đó, cú kốm hở van hai lá trước nong 15 - Điểm Wilkins: Hầu hết các. .. (PHT)(cm2 Nhận xét: Wilkins ≥ 9 Wilkins < 9 P 3.2.3 Những thay đổi sớm về các thông số lâm sàng, cận lõm sàng và huyết động cơ bản của bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9 điểm Bảng 3.5 Biến đổi các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng và huyết động cơ bản của bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9 điểm sau nong van Thông số NYHA Tiếng rung tâm trương trung bình Nhịp tim trung bình Trước nong van Sau nong van p 29 Đường kính nhĩ... Phụ nữ có thai (n)(%) Tiền sử bị TBMMN (n)(%) Bệnh lý khác kèm theo (n)(%) Siêu âm qua thực quản (n)(%) Huyết khối tiểu nhĩ trái (n)(%) Nhận xét: a Tuổi của bệnh nhân Wilkins ≥ 9 Wilkins < 9 n= n= p 27 Biểu đồ cột Phân bố tuổi ở nhóm bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9 Nhận xét: Biểu đồ cột Phân bố tuổi ở nhóm bệnh nhân có điểm Wilkins < 9 Nhận xét: b Giới Biểu đồ cột Phân bố giới ở 2 nhóm bệnh nhân Nhận... nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu số liệu sẵn có tại BV có so sánh, tiến hành từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Tim mạch Việt Nam - Chúng tôi chia làm 2 nhóm bệnh án để nghiên cứu: Nhóm A: Gồm tất cả các bệnh án của bệnh nhân HHL có điểm siêu âm Wilkins ≥ 9 đến 11 điểm Nhóm B: Gồm tất cả các bệnh án của bệnh nhân HHL có điểm siêu âm Wilkins < 9 điểm, có cùng... siêu âm qua thực quản - Hở van hai lá trước nong phối hợp: HoHL từ vừa đến nhiều trước nong van là một yếu tố độc lập dự báo kết quả NVHL xấu Diện tích lỗ van sau nong ở bệnh nhân có HoHL cũng hạn chế nhiều Tất cả các trường hợp HoHL > 2/4 đều chống chỉ định cho NVHL 1.3.4 Biến chứng của NVHL Trong NVHL, các biến chứng có thể gặp: o Tử vong nói chung (< 1%) do nhiều nguyên nhân liên quan đến thủ thuật... lệ thành công và kết qủa hạn chế hơn ở nhóm bệnh nhân cao tuổi Về mặt huyết động, ở bệnh nhân > 65 tuổi chỉ đạt khoảng 50% Có thể ở nhóm này van bị vụi hoỏ nhiều hơn, tỷ lệ rung nhĩ cao hơn và thường điểm Wilkins cũng cao hơn - Rung nhĩ: Tách riêng nhóm rung nhĩ mà có điểm siêu âm tương tự nhóm nhịp xoang thì kết quả thu được không kém hơn Có lẽ vấn đề cần lưu ý nhất khi NVHL cho bệnh nhân rung nhĩ là... tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nong van 2.3.6 Sai số và khắc phục: - Tránh mắc sai số chọn (Selection bias): ít xảy ra do nghiên cứu chọn toàn bộ số hồ sơ bệnh án hiện có, chỉ loại trừ những bệnh án không đầy đủ thông tin Vì vậy sẽ tránh được sai số chọn trong nghiên cứu này - Tránh sai số thu thập thông tin: khai thác kỹ các thông tin liên quan đến chẩn đoán, các chỉ số đo lường tình trạng bệnh. .. HoHL tăng lên ≥ 2 độ sau nong van (nhóm B) để tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng tới biến chứng HoHL 3.3.5 Điểm Wilkins và biến chứng HoHL ≥ 3/4 Biểu đồ cột Điểm Wilkins và tỷ lệ HoHL ≥ 3/4 sau nong van Nhận xét:… 36 CHƯƠNG 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA BỆNH NHÂN Chúng tôi chia bệnh nhân làm 2 nhóm nghiên cứu Các thông số chung của 2 nhóm này được thể hiện ở các bảng (danh mục kèm theo) . 2010 đến tháng 5 năm 2011 . 2. Mô tả một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả nong van hai lá ở các bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH BỆNH HẸP VAN HAI. âm (Wilkins ≥ 9 điểm) chiếm một tỷ lệ không nhỏ ở các bệnh nhân HHL khít. NVHL đã chứng minh được sự ưu việt của mình ở các bệnh có tổn thương van thuận lợi. Kết quả NVHL ở các bệnh nhân có hình. này nhằm các mục tiêu sau: Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá kết quả sớm của kỹ thuật nong van hai lá bằng bóng Inoue điều trị bệnh hẹp van hai lá khít ở bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9 tại Viện

Ngày đăng: 13/11/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

  • BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU?

    • ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan