hồi sức sau phẫu thuật tim hở

32 1.4K 5
hồi sức sau phẫu thuật tim hở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỒI SỨC SAU PHẪU THUẬT TIM HỞ TÀI LIỆU SƯU TẬP PHỤ LỤC 2 CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI NHẬN BỆNH NHÂN 1. Thu thập được các thông tin cần thiết ∗Họ tên. ∗Tuổi. ∗Cân nặng. ∗Chẩn đoán. ∗Tiền sử. ∗Các bệnh kèm theo trước đó. ∗Các thuốc đã và đang được dùng trong đợt điều trị này. ∗Tiền dử dị ứng thuốc. ∗Tiền sử phẫu thuật tim mạch trước đó. 2. Chuẩn bị thuốc Thuốc an thần giảm đau ∗Fentanyl ống 500 àg/10 ml: truyền 0.1 – 0.2 ml/kg/giờ = 5 –10 àg/kg/giờ. ∗Midazolam 3mg/kg trong 50 ml glucose 5%, truyền 1 ml/giờ =1 àg/kg/giờ. Thuốc giãn cơ Nếu bệnh nhân có tim bẩm sinh phức tạp hoặccú tăng áp lực động mạch phổi nặng. ∗Vecuronium (Nocuron): Cân nặng x 60 x 24 = số àg cần pha vừa đủ trong 24 ml glucose5%; truyền 1 ml/giờ = 1 àg/kg/phỳt. 3. Cài đặt máy thở ∗Mode thở: Thở PC. ∗Fi02=1.0. ∗PEEP = 4-5 cms H20. ∗Peak = < 25 cm H20. ∗Ti = 0.5-0.6. ∗Tần số thở: sơ sinh=30-40; nhũ nhi =20-30; trẻ trên 1 tuổi =18-28. ∗I: E =1:2. 4. Chuẩn bị nhân viên đón bệnh nhân 3 ∗1 bác sỹ có kinh nghiệm, 2 điều dưỡng. TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN TẠI PHÒNG HỒI SỨC 1. Các thông tin cần thiết Các thông tin cần thiết phải được bàn giao giữa phẫu thuật viờn,bỏc sỹ gây mê, chạy máy và bác sỹ hồi sức: Phẫu thuật ∗Loại tổn thương. ∗Cách thức phẫu thuật: sửa toàn bộ, tạm thời, hay tạo shunt. ∗Giải phẫu còn lại sau phẫu thuật. ∗Thời gian chạy tim phổi nhân tạo. ∗Thời gian cặp động mạch chủ. Quỏ trình gây mê ∗Vấn đề trong mổ: phẫu thuật, gây mê, bypass. ∗Thông số về hô hấp. ∗Đường thở : dễ?, kích thước nội khí quản, độ sâu, dũ khớ khụng? ∗Các thông số cài đặt máy thở. ∗Tần số tim, nhịp. ∗Các đường catheter xâm nhập. ∗CVP. ∗Vấn đề vận chuyển – chảy máu. ∗Các thuốc vận mạch. ∗Các dấu hiệu sống mới nhất: tần số tim, huyết áp, nhiệt độ, thể tích nước tiểu. ∗Các xét nghiệm mới nhất: Hematocrit, kali, khớ mỏu động mạch, nhiệt độ. 2. Quy trình tiếp nhận theo bảng kiểm a. Quy trình tiếp bệnh nhân của bác sỹ Hô hấp ∗Kiểm tra di động của lồng ngực. ∗Kiểm tra khí vào hai phổi: đều?, ran? ∗Kích thước, độ sâu của NKQ, băng dính cố định có an toàn khụng, cú dũ khớ khụng? ∗Gõ phổi hai bên: gõ vang, đục, hay bình thường. Tim mạch ∗Tần số tim. ∗Huyết áp – dạng sóng xâm nhập. ∗Mối tương quan giữa huyết áp xâm nhập và không xâm nhập. ∗Nếu bệnh nhân có hẹp eo: đánh giá chênh lệch giữa HA chi trên và chi dưới. ∗Nghe các tiếng tim, tiếng thổi. ∗Đánh giá cung lượng tim. 4 ∗Refill time. ∗Nhiệt độ của đầu xa chi. ∗Tưới máu ngoại biện (màu sắc da). ∗Trương lực mạch. ∗Huyết áp. ∗Lưu lượng nước tiểu. ∗CVP, áp lực nhĩ trái. ∗Nhịp tim trên ECG. ∗Pace không? ∗Các thông số cài đăt pacemaker nếu có pace. ∗Vị trí các đường xâm nhập mạch máu. Da ∗Độ căng của da, xanh tím? Thần kinh trung ương ∗Mức độ ý thức. ∗Đồng tử. ∗Vận động, cảm giác, phản xạ gân xương, phản xạ tủy. Bụng ∗Chướng bụng? ∗Kích thước gan, lách. b. Quy trỡnh đón nhận bệnh nhân của điều dưỡng ∗Nối pluse oxymeter với bệnh nhân. ∗Xử trí đường truyền và catheter xâm nhập. ∗Kiểm tra các đường xâm nhập, vị trí, sự thông và cố định lại nếu cần. ∗Nhận bàn giao và kiểm tra lại các thuốc đang duy trì, tính toán lại liều lượng, tốc độ. ∗Mắc điện tim và các đường theo dõi áp lực vào máy. ∗Kiểm tra dẫn lưu và các ống khác. ∗Kiểm tra sonde dẫn lưu ngực, nối vào máy hút liên tục. ∗Kiểm tra vị trí sonde dạ dày, hút sạch, nối vào túi dẫn lưu. ∗Kiểm tra vị trí sonde tiểu, bắt đầu tính nước tiểu theo giờ. ∗Đo huyết áp không xâm nhập. ∗Ghi chép các chỉ số. ∗Làm các xét nghiệm máu theo chỉ định và chụp X quang. c. Cỏc xét nghiệm ban đầu cần được đánh giá Các xét nghiệm cần được làm trong 10 phút đầu ngay sau khi bệnh nhân được chuyển tới ICU. ∗Công thức máu. ∗Điện giải đồ. ∗Khớ máu động mạch. ∗Chức năng thận. 5 ∗Đánh giá mức độ nhiễm trùng: CRP. ∗Đụng máu: PT, APTT, fibrinogen, INR. ∗Chức năng gan: SGOT, SGPT, bilirubin, glucose. ∗Chụp X quang phổi: Trên phim XQ cần đánh giá: • Vị trí ống NKQ, các dẫn lưu ngực. • Vị trí của các catheter trong tim: tĩnh mạch trung tâm, nhĩ trái, … • Vị trí sonde dạ dày. • Diện tim. • Độ giãn nở phổi hai bên, nhu mô phổi, xung huyết phổi, xẹp phổi. • Mạch máu phổi. • Tràn khí hoặc tràn máu màng phổi, tràn dịch màng tim. THEO DÕI SAU MỔ Theo dõi liên tục sau mổ là chìa khóa để đảm bảo việc chăm sóc, điều trị tối ưu cho bệnh nhân sau mổ. Bao gồm theo dõi không xâm nhập và xâm nhập: 1. Theo dõi không xâm nhập Điện tim ∗Theo dõi ở chuyển đạo II và V5. ∗Chuyển đạo II cho phép đánh giá: điện thế, trục tim, có hay không sóng P, các tình trạng loạn nhịp nếu có. ∗Chuyển đạo V5: cho phép đánh giá thiếu máu cơ tim thành bên, hay vách của cơ tim bằng biểu hiện ST thay đổi. ∗Nếu có nghi ngờ loạn nhịp: ECG 12 chuyển đạo cần được làm để đánh giá tình trạng loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền, thiếu máu cơ tim. Huyết áp ∗Huyết áp ngoại biên cần được đánh giá xem độ chính xác của đường HA xâm nhập. Pulse oximeter ∗Dùng để đánh giá liên tục bão hòa oxy động mạch, tưới máu chi. ∗Giảm bão hòa oxy có thể gợi ý tình trạng giảm cung lượng tim, tồn tại shunt trong tim hoặc tăng các shunt trong phổi, tình trạng tăng áp lực động mạch phổi. Lưu lượng nước tiểu ∗Số lượng nước tiểu theo dõi mỗi giờ giúp đánh giá chức năng thận và cung lượng tim. Nhiệt độ ∗Theo dõi liên tục nhiệt độ trung tâm (hậu môn, miệng, thực quản), nhiệt độ ngoại biên giúp đánh giá tình trạng tăng hay hạ nhiệt độ và tình trạng cung lượng tim. ∗Nếu chênh lệch giữa nhiệt độ ngoại biên và trung tâm lớn hơn 2 0 C biểu hiện cung lượng tim bị giảm nặng. 6 CO 2 qua da hay ETCO 2 ∗pCO 2 tương quan với tăng khoảng chết hô hấp. 2. Theo dõi xâm nhập ∗Theo dõi huyết áp xâm nhập. ∗CVP. ∗Áp lực động mạch phổi. ∗Áp lực nhĩ trái. ∗Dẫn lưu ngực, màng phổi. NGUYấN TẮC CƠ BẢN KIỂM SOÁT SAU MỔ 1. Kiểm soát hô hấp và xử lý các biến chứng Thở máy ∗Bệnh nhân được yêu cầu thở máy một khoảng thời gian sau mổ, tối thiểu 8 giờ sau mổ. ∗Các thông số cài đặt ban đầu (ở phần chuẩn bị đón bệnh nhân). ∗Đảm bảo di động lồng ngực tốt theo nhịp máy thở và cân đối. ∗Nghe thông khí 2 phổi đều. ∗Duy trì SpO 2 ≥ 92 %. ∗Kiểm tra khớ mỏu 3 giờ /lần và điều chỉnh mỏy cỏc thông số máy thở theo kết quả khớ mỏu. Mục đích duy trì pH trong giới hạn bình thường, PCO 2 30 – 40 mmHg, PaO 2 95 – 100 mmHg, SaO 2 > 95%. ∗X-quang tim phổi thẳng 1 lần/ ngày cho tới khi bệnh nhân được rút NKQ. Các vấn đề cần được duy trì và xử lý trong quá trình thở máy ∗Tất cả các trẻ cần được duy trì an thần giảm đau (Fentanyl, Midazolam). ∗Giãn cơ khi cần thiết (Nocuron). ∗Giảm FiO 2 từ từ đến khi < 40 % nếu SpO 2 ≥ 92%. ∗Duy trì hệ thống làm ẩm của máy thở tốt, nhiệt độ khí hít vào giữ < 40 0 C. Cai máy thở và rút NKQ Tiờu chuẩn cai máy thở và rút NKQ ∗Bệnh nhân tỉnh táo. ∗Huyết động ổn định với tốc độ chảy máu trung thất (< 1ml/kg/giờ) và tưới máu ngoại biên tốt. ∗Nhiệt độ bình thường. ∗PaO 2 > 80 mmHg với FiO 2 ≤ 40 %. ∗PaCO 2 < 50 mmHg. ∗pH 7.35 – 7.45. ∗Dung tích sống > 10-15 ml/kg. ∗Các thuốc vận mạch ở liều tối thiểu. ∗X-quang không có tràn dịch, tràn khí, xẹp phổi. 7 Cách thức ∗Dừng an thần, giãn cơ trước 12h. ∗Chuyển máy thở sang chế độ SIMV khi bệnh nhân tỉnh có nhịp tự thở, cài đặt trigger (flow strigger 0.1 – 0.5 l/phỳt), chú ý quan sát bệnh nhân để chọn được strigger lý tưởng. ∗Cài đặt PS (pressure support) 8-15 cmH 2 O để có Vte bằng với Vte khi còn ở mode thở A/C hoặc để đạt Vte = 8-10 ml/kg. Sau đó điều chỉnh mỗi 2 giờ nếu bệnh nhân ổn định thì giảm 2-3 cmH 2 O PS hỗ trợ cho đến khi PS còn 6-8 cmH 2 O thì có thể bỏ máy. ∗Giảm tần số thở 2 nhịp cho mỗi 2 giờ cho đến khi nhịp thở SIMV còn 4 mà bệnh nhân vẫn ổn định thì bỏ máy. ∗Trẻ lớn có thể chuyển dần từ SIMV sang thở CPAP trước khi rút ống, không áp dụng với trẻ nhũ nhi. Kiểm soát sau rút NKQ ∗Cho bệnh nhân thở oxy ẩm qua mask. ∗Kiểm tra lại khớ mỏu sau rút NKQ 30 phút. ∗Vỗ dung để kích thích ho và bài tiết đờm rãi. ∗Nếu trẻ có biểu hiện tắc nghẽn đường thở do phù nề thanh môn sau rút sẽ xử trí. ∗Khí dung Epinephrine 0.05 ml/kg pha với 2 ml Nacl 9‰ mỗi 2 giờ. ∗Nếu bệnh nhân được đặt NKQ kéo dài thì sử dụng Dexamethasone 0.25 – 0.5 mg/kg tình mạch mỗi 4- 6 giờ cho 2 liều trước khi rút NKQ. ∗Khí dung combivent; liều ? Suy hô hấp cấp sau mổ Lâm sàng ∗Xanh tím. ∗Tăng hoặc hạ huyết áp. ∗Nhịp tim chậm hoặc nhanh. ∗Nếu bờnh nhõn tỉnh thì biểu hiện: kích thích, thở nhanh, rút lõm. ∗Lồng ngực, cánh mũi phập phồng. ∗Vã mồ hôi, chi lạnh. Nguyên nhân đối với bệnh nhân thở máy ∗Do ống NKQ. ∗Tuột ống NKQ. ∗Ống NKQ qua sõu, gõy thông khí 1 bên phổi. ∗Ống bị tắc do chất xuất tiết. ∗Ống NKQ bị gập, xoắn ống. ∗Do đau, kích thích. ∗Do máy thở hỏng. ∗Do các vấn đề về nhu mô phổi, màng phổi. ∗Tràn khí, tràn máu màng phổi. 8 ∗Xẹp thùy phổi. ∗Phù phổi. ∗Hít phải dịch dạ dày do trào ngược. ∗Viêm phổi. ∗Liệt cơ hoành. ∗Do các vấn đề về tim mạch. ∗Tăng áp lực động mạch phổi cấp tính. ∗Tình trạng giảm cung lượng tim nặng. ∗Do bụng chướng. Xử trí ngay lập tức ∗Tháo bệnh nhân khỏi máy thở và búp búng với oxy 100%. ∗Kiểm tra nghe thông khí phổi, đảm bảo chắc chắn NKQ không bị tuột. ∗Bơm qua NKQ 1 ml nước muối sinh lý sau đó hút. ∗Nếu nghi ngờ NKQ tắc hoặc tuột NKQ, nên tiến hành rút bỏ ống và búp bóng qua mask. Sau 5 phút thông khí thì tiến hành đặt lại NKQ. ∗Chụp lại X-quang phổi ngay để khẳng định vị trí NKQ và tỡm cỏc nguyên nhân khác. Đặt ngay dẫn lưu ngực nếu có tràn khí màng phổi. Tràn khí màng phổi Lâm sàng Bệnh nhân đang thở mỏy cú biểu hiện. ∗Kích thích hoặc nhịp thở nhanh. ∗Tím. ∗Thiếu oxy máu, hoặc tăng CO 2 . ∗Ảnh hưởng tới huyết động ( hạ huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc chậm). ∗Giảm hoặc mất thông khí một bên phổi. ∗Lồng ngực mất cân đối. ∗NKQ bị lệch về bên nghi ngờ. Xử trí ∗Nếu huyết động ổn định thì chụp ngay lại X-quang phổi và đánh giá ngay xem có thật sự tràn khớ khụng. Nếu có thì tiến hành chọc hỳt khớ hoặc đặt dẫn lưu khi cần thiết. ∗Nếu huyết động không ổn định với hạ huyết áp và mất thông khí một bên phổi mặc dù búp búng thỡ cỏc bước sau cần được tiến hành ngay lập tức ∗Chọc hút màng phổi bên nghi ngờ bằng syrine ∗Nếu thấy cú khớ tự do, bở syrine và để kim mở tự do ∗Đặt dẫn lưu màng phổi ∗Nếu không cải thiên sau vài phỳt thỡ tiến hành chọc hỳt khớ màng phổi bên đối diện, nếu có khớ thỡ đặt dẫn lưu khi cần thiết ∗Chụp lại X-quang tại giường ngay lập tức Xẹp phổi Nguyên nhân ∗Ống NKQ bị lệch sang một bên. 9 ∗Tắc đường thở do cục máu hoặc nút đờm. ∗Áp lực đường thở tối đa không đủ. ∗Bó lồng ngực, hoặc giảm thông khí. ∗Liệt cơ hoành 1 bên ( nếu bệnh nhân đó rỳt NKQ). Phòng chống ∗Hệ thống làm ấm, ẩm tốt không khí thở vào. ∗Sử dụng PEEP trong suốt quá trình thở máy. ∗Hút NKQ thường xuyên 4- 6 giờ/lần. ∗Lý liệu pháp lồng ngực (vỗ dung). ∗Kiểm soát đau. Điều trị ∗Cấy nhuộm gram dịch tiết phế quản tìm nguyên nhân nhiễm khuẩn. ∗Kháng sinh lựa chọn thích hợp nếu bệnh nhân có sốt hoặc tăng bạch cầu đa nhân trong máu. ∗Nếu xẹp một thùy phổi hay cả phổi xuất hiện thì tiến hành bơm rửa khí quản tích cực và vỗ dung. Nếu nghi ngờ NKQ bị tắc thỡ nờn thay ống NKQ mới. Nội soi ống mềm có thể được sử dụng để hút đường thở và tìm kiếm chỗ tắc. ∗Nếu bệnh nhân không đặt NKQ, xẹp phổi có thể chỉ định đặt lại NKQ trong thời gian ngắn, hút khí quản tích cực, vỗ dung, thông khí áp lực dương bằng búp búng hoặc thở máy PEEP hoặc CPAP nếu cần thiết. Liệt cơ hoành ∗Tổn thương cơ hoành có thể gây ra liệt cơ hoành 1 bên, từ đó tạo ra giảm thông khí phổi hoặc xẹp phổi, kéo dài thời gian thở máy. ∗Chẩn đoán bằng siêu âm hoặc chiếu cơ hoành trên màn huỳnh quang. Xử trí ∗Nếu bệnh nhân không thể cai được máy thở thì cần chỉ định phẫu thuật gấp nếp bên cơ hoành bị liệt. Tràn Dưỡng chấp Chẩn đoán ∗Sự xuất hiện dịch màu trắng như sữa hoặc tràn dịch trong trong khoang màng phổi hoặc màng tim. ∗Xét nghiệm: nhuộm Sudan dương tính với chất béo, tăng triglyceride > 110mg/dl (1.1 mmol/l), lymphocyte chiếm chủ yếu trong dịch màng phổi (> 80%). Điều trị ∗Duy trì điều trị với dẫn lưu màng phổi và nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần hoặc chế độ ăn ít chất béo với triglyceride chuỗi trung bình ∗Chỉ định octreotide chi trường hợp tràn dưỡng chấp kéo dài > 2 tuần và dịch dẫn lưu > 10 ml/kg/ngày. Octreotide tiêm dưới da (Norvatis, Basle, Switzerland) với liều ban đầu 10 àg/kg/ngày chia làm 3 lần.^ tăng dần liều 5 - 10 àg/kg/ngày mỗi 72 - 96 giờ, tối đa 40 àg/kg/ngày. Giảm octreotide nếu 3 ngày liên tiếp lượng dịch dẫn lưu <10 mL/ngày. Liều được giảm 10 àg/kg/ngày, hang ngày và dừng nhanh trong 3- 4 ngày 10 [...]... Hct= 35-40% Giảm cung lượng tim Hay xảy ra ở thời điểm 9 – 12 giờ sau chạy tim phổi nhân tạo Nguyên nhân ∗ Tổn thương tim còn tồn tại sau phẫu thuật ∗ Thiếu máu cơ tim thứ phát do ngừng tuần hoàn, hạ nhiệt độ, kẹp chủ, hoặc giai đoạn tưới máu lại ∗ Bảo vệ cơ tim trong mổ không tốt ∗ Đáp ứng viêm, được kích thích bởi bypass ∗ Thay đổi sức cản hệ thống, phổi ∗ Loạn nhịp ∗ Ép tim ∗ Do rạch thất Chẩn đoán... nhĩ trái hoặc CVP • Tăng huyết áp • Giảm nhịp tim • Cải thiện tưới máu ngoại biện Tăng cường co bóp cơ tim và giảm hậu gánh thất trái ∗ Khi huyết áp động mạch hệ thống còn thấp, hoặc các dấu hiệucủa giảm cung lượng tim còn tồn tại sau khi hồi phụ đủ thể tích tuần hoàn thì phải chú ý đến tăng cường co bóp cơ tim hoặc/và hậu gánh ∗ Nếu cung lượng tim còn thấp sau khi bù dịch để nâng áp lực nhĩ trái lên... Cú các yếu nguy cơ suy thất phải sau mổ ∗ Thất phải nhỏ ∗ Phì đại thất phải ∗ Giãn thất phải ∗ Bảo vệ cơ tim trong mổ không tốt ∗ Rạch thất phải ∗ Gián đoạn nhánh động mạch vành phải ∗ Tồn tại hẹp phổi sau mổ, hở phổi, hở ba lá sau mổ Điều trị suy thất phải ∗ Duy trì CVP 15 mmHg hoặc hơn để đảm bảo đủ áp lực đổ đầy nhĩ trái ∗ Lựa chọn sử dụng các thuốc tăng co bóp cơ tim đồng thời cũng gây giãn mạch... chậm ( < 80 bpm ở trẻ bú mẹ, < 60 bpm ở trẻ nhỏ), vô tâm thu, hoặc mất mạch còn điện tim cần ngay lập tức thực hiện các bước sau đây: • Đảm bảo đường thở và thông khí bằng tay với oxy 100% • Ép tim 80-100 lần/ phút nếu tần số tim không cải thiện sau khi bóp bóng • Pace nhĩ hoặc thất nếu có sẵn các điện cực màng ngoài tim 17 • Epinephrine 0.01 mg/kg tĩnh mạch (0.1 ml/kg, dung dịch 1/10 000) hoặc 0.1 mg/kg(... trẻ nhỏ ∗ Trong qua trình hồi sức tim phổi cần chú ý các nguyên nhân sau để phát hiện và xử lý kịp thời: • Tắc đường thở hoặc tuột NKQ gây ra giảm oxy máu • Tràn khí màng phổi áp lực • Ép tim • Hạ nhiệt độ nặng, nhiễm toan, hoặc giảm thể tích tuần hoàn • Phản ứng thuốc ∗ Khi nhịp trở lại bình thường, các thuốc có thể được sử dụng để cải thiện huyết áp và duy trì cung lượng tim: Epinephrine, Dopamin,... sau phẫu thuật Tăng hoặc hạ thõn nhiệt nặng nên tránh Nước, điện giải và dinh dưỡng ∗ Trong suốt 24 giờ đầu sau mổ, sự kiểm soát dịch để đạt tối ưu tiờn gánh và cung lượng tim dựa vào chỉ số CVP và/ hoặc áp lực nhĩ trỏi, các dấu hiệu lâm sàng ( nhịp tim, huyết áp, tưới máu ngoại biện, thể tích nước tiểu) ∗ Dung dịch keo được sử dụng để duy trì thể tích trong lòng mạch ∗ Khi hematocrite < 35 % nếu tim. .. do phẫu thuật gây ra) • Tần số thất chậm hơn tần số nhĩ, đều và 30-40 bpm ∗ Xử trí: • Atropine hoặc Isoproterenol được chỉ định ở trẻ có triệu chứng cho tới khi có thể cài đặt được pace • Đặt máy tạo nhịp DDD,nếu không có điện cực nhĩ thì VVI • Kéo dài trên 2 tuần đặt tạo nhịp vĩnh viễn Ngừng tim ∗ Hầu hết các ngừng tim thứ phát do cung lượng tim giảm hoặc suy hô hấp gây ra giảm oxy tế bào ∗ Nhịp tim. .. sóng động mạch liên quan đến thở máy ( khi thở vào đường biểu thị cao hơn) ∗ Nếu không có áp lực nhĩ trái, có thể dựa vào CVP CVP thấp ( bình thường 6-8 mmHg sau mổ tim) ∗ Các yếu tố kết hợp có thể gợi ý thêm giảm thể tích tuân hoàn ∗ Cân bằng dịch vào ra, đặc biệt chú ý thể tích nước tiểu và tốc độ chảy máu qua dẫn lưu ngực: thể tích nước tiểu nhiều, tốc độ chảy máu mạnh ∗ Sau truyền dịch nếu CVP trở... 200mcg/kg (tối đa 12mg) +o Sau 2 liều không thấy hiệu quả thì cân nhắc khi dùng amiodazone 5 mg/kg TM 20-60 phút hoặc procainamide 15 mg/kg TM 10-15 phút, hoặc digoxin TM +Hoặc đặt máy tạo nhịp nhĩ hơn 20-30% nhịp tim ( không quá 300) Nhịp nhanh bộ nối lạc chỗ (JET) Là loại loạn nhịp hay gặp nhất sau mổ tim ở trẻ < 2 tuổi,do tăng tính tự động của bó His ∗ Chẩn đoán: • Nhịp tim nhanh với QRS hẹp, hình... quả ABG hoặc thời gian ngừng tuần hoàn Ép tim ∗ Nếu CVP hoặc áp lực nhĩ trái tăng và giảm áp lực mạch ( giảm áp lực tâm thu, và tăng áp lực tâm trương) khi bệnh nhân có chảy máu là một dấu hiệu gợi ý sớm ép tim ∗ X-quang biểu hiện trung thất rộng khi bệnh nhân có chảy máu trung thất thì cần đánh giá ép tim ∗ Các dấu hiệu gợi ý ép tim: • Hạ huyết áp hoặc ngừng tim trên bệnh nhân đang có chảy máu trung . PHÒNG HỒI SỨC 1. Các thông tin cần thiết Các thông tin cần thiết phải được bàn giao giữa phẫu thuật viờn,bỏc sỹ gây mê, chạy máy và bác sỹ hồi sức: Phẫu thuật ∗Loại tổn thương. ∗Cách thức phẫu thuật: . shunt. ∗Giải phẫu còn lại sau phẫu thuật. ∗Thời gian chạy tim phổi nhân tạo. ∗Thời gian cặp động mạch chủ. Quỏ trình gây mê ∗Vấn đề trong mổ: phẫu thuật, gây mê, bypass. ∗Thông số về hô hấp. ∗Đường thở. mmol/l). ∗Hct= 35-40%. Giảm cung lượng tim Hay xảy ra ở thời điểm 9 – 12 giờ sau chạy tim phổi nhân tạo. Nguyên nhân ∗Tổn thương tim còn tồn tại sau phẫu thuật. ∗Thiếu máu cơ tim thứ phát do ngừng tuần hoàn,

Ngày đăng: 13/11/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan